• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 11/10/2002
  • Ngày hết hiệu lực: 20/06/2008
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Số: 62/2002/QĐ-BNN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Tây Ninh, ngày 11 tháng 7 năm 2002

QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Về việc ban hành quy định vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.

 

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 73/CP ngày 01/11/1995 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệmvụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Pháp lệnh Thú y ngày 15 tháng 2 năm 1993, Nghị đinh số 93/CP ngày 27/11/1993 của Chính phủvề hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Thú y,

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thú y,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.Ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy định vùng, cơ sở an toàn dịch bệnhđộng vật.

Điều 2.Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 3 tháng, kể từ ngày ký.

Điều 3.Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Thú y, Giám đốc các Sở Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn, Thủ trưởng các đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hànhQuyết định này./.

 

QUY ĐỊNH VÙNG, CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT

(Ban hành theo Quyết định số 62/2002/QĐ-BNN 11/7/2002của

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

Chương I

NHŨNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.Phạm vi, đối tượng áp dụng:

1.Vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh (sau đây viết tắt làcơ sở an toàn dịch bệnh) để cung cấp động vật, sản phẩm động vật cho tiêu dùngtrong nước hoặc xuất khẩu gồm:

a)Vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh một loài động vật đối vôi mộtbệnh hoặc nhiều bệnh.

b)Vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh nhiều loài động vật đối với mộtbệnh hoặc nhiều bệnh.

2.Động vật, sản phẩm động vật trong Quy định này theo Điều 2 khoản 1, 2 của Pháplệnh Thú y, trừ động vật dưới nước.

3.Tổ chức, cá nhân có các hoạt động liên quan đến chăn nuôi gia súc, gia cầm; sảnxuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y; mua bán, giết mổ động vật; chếbiến, kính doanh sản phẩm động vật trong vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàndịch bệnh phải thực hiện theo Quy định này.

Điều 2.Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. "Vùng an toàn địch bệnh" là vùng lãnh thổ được xác địnhở đó không xảy ra ca bệnh nàotrong thời gian quy định cho từng bệnh và hoạt động về thú y đảm bảo kiểm soátđược dịch bệnh, giết mổ, kinh doanh, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật.

Vùngan toàn dịch bệnh gồm vùng an toàn và vùng đệm. Vùng đệm là vùng tiếp giáp với vùngan toàn.

2. "Cơ sở an toàn dịch bệnh" là trong phạm vi cơ sở chănnuôi không xảy ra ca bệnh nào trong thời gian quy định cho từng bệnh và hoạtđộng chăn nuôi, thú y đảm bảo kiểm soát được dịch bệnh, xuất, nhập động vật,sản phẩm động vật.

3. "dịch" là một bệnh truyền nhiễm hoặc ký sinh trùng thuộc danh mục doBộ Nông nghiệp Và Phát triển nôngthôn quy định xảy ra ở một xã hoặc một cơ sở có hoạt động liên quan đến chănnuôi, giết mổ động vật, chế biến sản phẩm động vật

4. "Giám sát dịch bệnh" là việc theo dõi, kiểm tra,đánh giá tính chất, nguyên nhân xuất hiện, phương thức lây lan bệnh trong suốtquá trình chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ động vật, chế biến kinh doanh sản phẩmđộng vật và đề ra các biện pháp phòng bệnh, khống chế bệnh hoặc thanh toán đốivới từng bệnh cụ thể.

Điều 3.Phân công trách nhiệm:

1.Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình y ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngviệc xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh ở địa phương, đầu tư cho các hoạtđộng về thú y và các hoạt động khác trong vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàndịch bệnh.

2.Cục Thú y chịu trách nhiệm hướng dẫn xây dựng, thẩm định vùng an toàn dịchbệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh, chỉ đạo các Chi cục Thú y trong việc xây dựng vàquản lý các hoạt động đối với vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh.

3.Chi cục Thú y tỉnh, thành phế trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm giúp ủyban nhân dân cấp huyện và cơ sở chăn nuôi trong việc xây dựng, quản lý vùng antoàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh và thực hiện các nội dung chuyên môn kỹthuật thuộc thẩm quyền.

Chương II

ĐIỀU KIỆN THÚ Y ĐỐI VỚI VÙNG, CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH

Điều 4.Điều kiện vệ sinh thú y đối với vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnhđể xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật gồm:

1.Không có dịch bệnh Lở mồm long móng, Dịch tả lợn trong khoảng thời gian từ ngàycó con vật ốm, chết, giết hủy cuối cùng đến ngày được công nhận là vùng an toàndịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn.

2.Có xảy ra bệnh khác thuộc danh mụcphải công bố dịch của BộNông nghiệp vàPhát triển nông thôn nhưng không phát thành dịch và động vật mắc bệnh được tiêuhủy, xử lý kịp thời theo quy định.

3.Thực hiện đầy đủ các yêu cầu về thú y trong bản Quy định này đối với việc tiêmphòng, kiểm dịch, kiểm tra vệ sinh thú y giết mổ, chế biến, kinh doanh độngvật, sản phẩm động vật, thức ăn chăn nuôi, khai báo dịch bệnh.

4.Đảm bảo đủ điều kiện vệ sinh thú y ở các cơ sở có hoạt động liên quan đến thú y quy định ở Điều 1, khoản3 của Quy định này theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và hướng dẫn cụ thể của Cục Thúy.

Điều 5.Điều kiện vệ sinh thú y đối với vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnhđể cung cấp động vật, sản phẩm động vật cho tiêu dùng trong nước gồm:

1.Đảm bảo đủ các đều kiện theo quy định tại Điều 4 khoản 2, 3, 4 của Quy địnhnày;

2.Không xảy ra dịch bệnh đang đề nghị công nhận là vùng an toàn đối với dịch bệnhđó trong thời gian được quy định tùy theo từng vùng, tính chất từng bệnh, từngloài động vật tính đến ngày được công nhận đối với vùng .an toàn dịch bệnh, cơsở an toàn dịch bệnh.

Điều 6.Quy định về việc khai báo dịch bệnh: Cơ sở chăn nuôi, giết mổ động vật khi thấy động vật mắc bệnh hoặc chếtphải báo ngay cho cơ quan thú y sở tại hoặc chính quyền địa phương và không đượcbán, giết mổ, lưu thông trên thị trường.

Thúy xã, trạm thú y huyện nhận được khai báo phải kiểm tra xác minh ngay trong trường

hợpnghi mắc bệnh lở mồm long móng, Dịch tả lợn hoặc bệnh được đăng ký antoàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh thì phải báo cáo ngay cho Chi cục Thú ytỉnh, thành phố, đồng thời lấy mẫu gửi chẩn đoán, xét nghiệm .

Điều 7.Quy định về việc tiêm phòng: Chế độ tiêm phòng đối với từng bệnh, từng loài giasúc và loại vắc xin trong vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh đểxuất khẩu động vật, sản phẩm động vật phải tiêm phòng theo Quy định số1243-NN-TY/QĐ ngày 24/7/1996 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 8 Quy định về việc kiểm dịch độngvật:

1.Trong trường hợp cần ngăn chặn dịch bệnh lây lan, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn trình ủy ban nhân dân tỉnh cho phép thành lập các chất kiểm dịch động vậttrên các đường giao thông chính trong vùng đệm.

2.Kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, đặc biệt đốivới động vật, sản phẩm động vật nhập vào vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàndịch bệnh.

3.Phải có cơ sở cách ly kiểm dịch. Thời gian theo dời cách ly kiểm dịch tùy theotừng bệnh.

4.Chỉ cấp giấy chứng nhận kiểm dịch cho động vật, sản phẩm động vật được lấy từvùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh.

Điều 9.Quy định về kiểm tra vệ sinh thú y và giết mổ động vật:

1.Thức ăn chăn nuôi phải đảm bảo chất lượng, đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y.

2.Việc giết mổ gia súc để kinh doanh phải thực hiện tại các cơ sở giết mổ đượcphép của các cơ quan có thẩm quyền. Gia súc giết mổ phải được cơ quan thú ykiểm soát giết mổ.

3.Việc giết mổ gia cầm để kinh doanh phải được cơ quan thú y kiểm soát chặt chẽ.

Điều 10.Quy định về chẩn đoán, xét nghiệm:

1.Khi có động vật ốm, chết nghi ngờ mắc dịch bệnh nguy hiểm phải được cơ quan thúy tiến hành chẩn đoán, xét nghiệm và có phiếu kết quả chẩn đoán kèm theo báocáo dịch bệnh.

2.Tiến hành khảo sát, đánh giá về huyết thanh học theo Quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn.

Điều 11.Quy định về xử lý động vật mắc bệnh truyền nhiễm:

1.Thực hiện việc giết hủy động vật mắc bệnh lở mồm long móng ngay khi phát hiện đượcbệnh.

2.Thực hiện việc giết mổ bắt buộc động vật mắc bệnh Dịch tả lợn.

8.Thực hiện việc giết hủy, giết mổ bắt buộc đối vôi động vật mắc các bệnh kháctheo hướng dẫn, giám sát của cơ quan thú y phù hợp cho từng bệnh theo quy địnhcủa pháp luật về thú y.

Chương III

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ VÀ CÔNG NHẬN VÙNG, CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH

Điều 12.Địa phương, cơ sở chăn nuôi đăng ký xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở antoàn dịch bệnh phải lập hồ sơ đăng ký gồm:

1.Đơn đăng ký vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh (theo mẫu quy địnhcủa Cục Thú y);

2.Tờ trình về điều kiện vùng an toàndịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh dự kiến được xây dựng có các nội dung sau:

a)Lập báo cáo mô tả vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh về địa điểm,địa lý tự nhiên, đặc điểm sản xuất chăn nuôi;

b)Hoạt động thú y trong vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh;

Mỗivùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh có một tờ trình riêng.

Điều 13.Nơi đăng ký vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh và thời hạn tiếnhành:

1. Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ sởchăn nuôi đăng ký xây dựng vùng an toàn dịch bệnh gửi hồ sơ đăng ký xây dựngang an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh nói ở Điều 12 về Chi cục thú ytỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương;

2.Trong phạm vi 30 ngày kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ, Chi cục Thú y công ủy bannhân dân cấp huyện, cơ sở chăn nuôi tiến hành lập dự án xây dựng vùng an toàndịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh.

Điều 14.Địa phương, cơ sở chăn nuôi đăng ký công nhận vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở antoàn dịch bệnh phải làm thủ tục sau:

1.Lập hồ sơ đăng ký gồm:

a)Đơn đề nghị thẩm định;

b)Tờ trình về điều kiện vùng an toàndịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh đã được xây dựng.

2.Nộp hồ sơ đăng ký về Cục Thú y.

Trongphạm vi 30 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Thú y thẩm định điều kiệnvùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh và trả lời kết quả. Khi đủ điềukiện thì các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh,cơ sở an toàn dịch bệnh cho địa phương theo quy định tại Điều 17 Quy định này.

Trongtrường hợp thẩm định là chưa đủ điều kiện là vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở antoàn dịch bệnh thì địa phương, cơ sở có thể đề nghị thẩm định lại sau khi đãsửa chữa, khắc phục những nội dung chưa đạt yêu cầu trong lần thẩm định trước .

Điều 15.Thành lập đoàn thẩm định vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh:

1.Cục Thú y có trách nhiệm quyết định thành lập đoàn thẩm định.

2.Thành phần đoàn thẩm định do Cục trưởng Cục Thú y quyết định gồm các cán bộthuộc các đơn vị chuyên môn kỹ thuật thú y có liên quan đến nội dung thẩm định.

Điều 16.Nhiệm vụ của đoàn thẩm định:

1.Kiểm tra các điều kiện của vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh đềnghị được công nhận.

2.Đánh giá về tình hình dịch bệnh, vận chuyển gia súc trong vùng và xuất, nhậpvới các địa phương, nước khác.

3.Xác định khả năng của các cơ quan có trách nhiệm đối với vùng an toàn dịchbệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh.

4.Lập báo cáo thẩm định và kiến nghị ở một trong các mức sau đây:

a)Mức A: đạt đầy đủ tiêu chuẩn về nội dung kiểm tra đối với vùng an toàn dịchbệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh, đề nghị công nhận vùng an toàn dịch bệnh, cơ sởan toàn dịch bệnh.

b)Mức B: đạt tiêu chuẩn chưa đầy đủ, cần hoàn thành những nội dung theo yêu cầucủa đoàn thẩm định để đề nghị thẩm định lại.

c)Mức C: không đạt tiêu chuẩn, cần tiếp tục các hoạt động xây dựng ang an toàndịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh.

Điều 17.Thẩm quyền cấp giấy công nhận vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh:

CụcThú y cấp giấy công nhận huyện, quận, cơ sở chăn nuôi là vùng an toàn dịchbệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh theo đề nghị của Chi cục Thú y tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương.

Điều 18.Quản lý vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh:

1.Giấy công nhận vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh có giá trị 2 nămkể từ ngày cấp và được thông báo cho các tỉnh, thành phố trong phạm vi cả nước.Trước khi hết thời hạn 3 tháng đơn vị phải có đơn xin thẩm định lại gửi về CụcThú y. Nếu trong thời gian được cấp giấy công nhận vùng an toàn dịch bệnh, cơsở an toàn dịch bệnh không đảm bảo các yêu cầu theo quy định thì cơ quan cóthẩm quyền thu hồi giấy

2.Cục Thú y tổ chức thẩm định lại vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnhtrong phạm vi 2 tháng kể từ ngày nhận đơn xin thẩm định, với các nội dung sau:

a)Điều kiện vệ sinh thú y cơ sở chăn nuôi.

b)Kiểm tra huyết thanh học các bệnh đăng ký an toàn và các bệnh truyền lây sangngười.

c)Kiểm tra công tác tiêm phòng, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ.

Điều 19.Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về thú y đối với vùng an toàn dịchbệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh:

1.Cục Thú y chịu trách nhiệm:

a)Hướng dẫn, chỉ đạo các Chi cục Thú y trong việc xây dựng vùng an toàn dịchbệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh.

b)Thẩm định vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh.

c)Ra quyết định công nhận vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh.

d)Giám sát, kiểm tra, thanh tra các vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịchbệnh.

2.Chi cục Thú y tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm:

a)Phối hợp với các cơ quan hữu quan ở địa phương, cơ sở chăn nuôi xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, cơ sởan toàn dịch bệnh.

b)Đề nghị Cục Thú y công nhận vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh.

c)Giám sát, kiểm tra, thanh tra các hoạt động thú y trong vùng an toàn dịch bệnh.

3.Các đơn vị được Cục Thú y cử thẩm định, chẩn đoán, xét nghiệm đối với các vùngan toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh phải chịu trách nhiệm trước phápluật về những kết luận của mình.

Điều 20.Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chăn nuôi thú ytrong vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh.

1Các cơ sở chăn nuôi, chế biến thức ăn chăn nuôi, giết mổ động vật, kinh doanhsản phẩm động vật trong vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh phảituân theo mọi quy định của pháp

luậtvề thú y đối với vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh.

2.Tổ chức, cá nhân ởcác vùng khác cócác hoạt động liên quan đến vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnhphải chấp hành các quy định áp dụng đối với vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở antoàn dịch bệnh.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 21.Trách nhiệm thi hành:

Cựctrưởng Cục Thú y trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có tráchnhiệm hướng dẫn thi hành Quy định này.

Trongquá trình thực hiện Quy định này nếu có vướng mắc phản ánh về Bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn (Cục Thú y) xem xét giải quyết./.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Bùi Bá Bổng

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.