• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 09/12/2000
QUỐC HỘI
Số: 40/2000/QH10
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Tây Ninh, ngày 9 tháng 12 năm 2000
No tile

NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI

Về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

 

QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Căn cứ vào Điều 84 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam năm 1992;

Căn cứ vào Luật Giáo dục;

Sau khi xem xét Tờ trình của Chính phủ về chủ trương đổi mới chương trìnhgiáo dục phổ thông, báo cáo thẩm tra của Uỷ ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên,thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội và ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội,

 

QUYẾT NGH:

Tánthành đề nghị của Chính phủ về chủ trương đổi mới chương trình giáo dục phổthông; đồng thời nhấn mạnh một số vấn đề sau:

I.MỤC TIÊU CỦA VIỆC ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNHGIÁO DỤC PHỔ THÔNG

Mụctiêu của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là xây dựng nội dung chươngtrình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượnggiáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phụcvụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyềnthống Việt Nam; tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triểntrong khu vực và thế giới.

Việcđổi mới chương trình giáo dục phổ thông phải quán triệt mục tiêu, yêu cầu vềnội dung, phương pháp giáo dục của các bậc học, cấp học quy định trong LuậtGiáo dục; khắc phục những mặt còn hạn chế của chương trình, sách giáo khoa hiệnhành; tăng cường tính thực tiễn, kỹ năng thực hành, năng lực tự học; coi trọngkiến thức khoa học xã hội và nhân văn; bổ sung những thành tựu khoa học và côngnghệ hiện đại phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh.

Bảođảm sự thống nhất, kế thừa và phát triển của chương trình giáo dục; tăng cườngtính liên thông giữa giáo dục phổ thông với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đạihọc; thực hiện phân luồng trong hệ thống giáo dục quốc dân để tạo sự cân đối vềcơ cấu nguồn nhân lực; bảo đảm sự thống nhất về chuẩn kiến thức và kỹ năng, cóphương án vận dụng chương trình, sách giáo khoa phù hợp với hoàn cảnh và điềukiện của các địa bàn khác nhau.

Đổimới nội dung chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy và học phải đượcthực hiện đồng bộ với việc nâng cấp và đổi mới trang thiết bị dạy học, tổ chứcđánh giá, thi cử, chuẩn hóa trường sở, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và công tácquản lý giáo dục.

II.TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁODỤC PHỔ THÔNG

Việcxây dựng chương trình, biên soạn sách giáo khoa, triển khai thí điểm, tổng kếtrút kinh nghiệm phải chu đáo, khẩn trương để đạt được các mục tiêu nêu trên;lần lượt triển khai đại trà việc áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới bắtđầu ở lớp 1 và lớp 6 từ năm học2002 - 2003, bắt đầu ởlớp 10 từ năm học2004 - 2005; đến năm học 2006 - 2007 tất cả các lớp cuối cấp đều thực hiện chươngtrình và sách giáo khoa mới.

III.TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁODỤC PHỔ THÔNG

1.Giao Chính phủ chỉ đạo việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông;hàng năm báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về kết quả và tiến độ thực hiện.

BộGiáo dục và Đào tạo có trách nhiệm huy động, tập hợp các nhà khoa học, các nhàsư phạm, các cán bộ quản lý giáo dục am hiểu, có kinh nghiệm về giáo dục phổthông và các giáo viên giỏi tham gia biên soạn, thí điểm, thẩm định chươngtrình, sách giáo khoa mới và hướng dẫn áp dụng đối với các địa bàn khác nhau;xây dựng đề án giảng dạy, học tập ngoại ngữ, tin học ở nhà trường phổ thông; đổi mớichương trình đào tạo ở các trường, các khoa sư phạm; tổ chức bồi dưỡng để giáoviên có đủ khả năng giảng dạy theo chương trình, sách giáo khoa mới; chỉ đạođịa phương xây dựng, phát triển các trường trung học phổ thông kỹ thuật bảo đảmđể học sinh vừa có trình độ trung học phổ thông, vừa có kiến thức, kỹ năng nghềnghiệp, thực hiện phân luồng sau trung học cơ sở.

BộTài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ và cácBộ, ngành có liên quan cùng với Bộ Giáo dục và Đào tạo bảo đảm các điều kiện về tài chính, cơ sở vậtchất, biên chế, xây dựng chính sách đối với giáo viên để thực hiện có hiệu quảviệc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

Uỷban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo việcthực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông ở địa phương; xây dựng đội ngũgiáo viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn đào tạo theo quy địnhcủa Luật Giáo dục; tiến hành nâng cấp và xây dựng trường, lớp, trang thiết bịtheo hướng chuẩn hóa.

Uỷban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chứcthành viên của Mặt trận giám sát việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dụcphổ thông.

2.Giao Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Uỷ ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếuniên và nhi đồng của Quốc hội giám sát việc triển khai thực hiện đổi mới chươngtrình giáo dục phổ thông; Hội đồng Dân tộc, các Uỷ ban khác của Quốc hội, Đoànđại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và đại biểu Hộiđồng nhân dân giám sát việc triển khai thực hiện đổi mới chương trình giáo dụcphổ thông trong phạm vi trách nhiệm của mình.

Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam Khóa X, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2000./.

Chủ tịch

(Đã ký)

 

Nông Đức Mạnh

 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.