QUYẾT ĐỊNH CỦA ỦY BAN NHÂN BÂN TỈNH
V/v : Ban hành tạm thời quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo 04 tỉnh; "Qui ước thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội", "4 nội dung chuẩn mực Gia đình văn hóa", "4 nội dung thực hiện Nếp sống văn minh nơi công cộng", "Qui ước xây dựng Khu dân cư - Ấp văn hóa", "5 tiêu chuẩn xét công nhận ấp văn hóa"
__________________________
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TÂY NINH
- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.
- Căn cứ vào Chỉ thị số 14/1998/CT-TTg ngày 23/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện Nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội.
- Căn cứ vào Chỉ thị 22/1998/CT-TTg ngày 15/5/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai qui chế thực hiện dân chủ ở cơ sở.
- Căn cứ vào Chỉ thị số 23/1998/CT-TTg ngày 20/5/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đẩy mạnh cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư.
- Theo đề nghị của Ban chỉ đạo toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ỏ khu dân cư và thực hiện dân chủ cơ sở, gọi tắt là Ban chỉ đạo (04).
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1 : Nay ban hành kèm theo quyết định này những nội dung sau đây :
1- Qui chế hoạt động của Ban chỉ đạo 04 tỉnh.
2- Qui ước thực hiện Nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.
3- 4 nội dung chuẩn mực xây dựng gia đình văn hóa.
4- 4 nội dung xây dựng Nếp sống văn minh nơi công sở.
5- Qui ước xây dựng Khu dân cư - Ấp văn hóa.
6- 5 tiêu chuẩn xét công nhận Khu dân cư - Ấp văn hóa.
Điểu 2 : Ban chỉ đạo toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư và triển khai thực hiện dân chủ cơ sở (04), có trách nhiệm phối hợp với các ngành liên quan và UBND huyện, thị xã triển khai thực hiện các nội dung tại Điều 1 đến tận cơ quan, đơn vị, cơ sở và khu dân cư...
- Thường xuyên theo dõi kiểm tra việc thực hiện các nội dung trên, báo cáo về UBND tỉnh tiến độ thực hiện hàng tháng, cuối năm có tổng kết rút kinh nghiệm.
- Trong quá trình thực hiện các nội dung tại Điều 1, phát hiện những nội dung quy định chưa phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, cần đề xuất sửa đổi, thay thế cho phù hợp.
Điểu 3: Chánh Văn phòng HĐND và UBND tỉnh, Ban chỉ đạo 04, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể, Chủ tịch UBND huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành quyết định này kể từ ngày ký.
|
T/M. UBND.TỈNH TÂY NINH
KT CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
(Đã ký)
TRẦN VIỆT BIÊN
|
PHÂN CÔNG CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG NVQS TỈNH THEO DÕI GIÚP ĐỠ CÁC ĐỊA PHƯƠNG TRONG CÔNG TÁC TUYỂN CHỌN VÀ GỌI CÔNG DÂN NHẬP NGŨ NĂM 1999
(Ban hành kèm theo Quyết định số 255/1998/QĐ-CT ngày 23/12/1998 của Chủ tịch UBND tỉnh)
___________________________
* Huyện Hòa Thành :
- Bà : Võ Thị Phong - Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh.
- Ông : Phạm Văn Thi- Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh.
* Huyện Châu Thành :
- Ông : Võ Hoàng Khải - Bí thư Tỉnh đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
* Huyện Trảng Bàng :
- Ông : Mai Công sở - Đại tá, Phó Giám đốc Công an tỉnh.
- Ông : Nguyễn Ngọc Dũng - Giám đốc sở Giáo dục - ĐT tỉnh.
* Huyện Gò Dầu :
- Ồng : Nguyễn Văn Nữa - Giám đốc sở Văn hóa thông tin tỉnh.
* Huyện Tân Biên :
- Bà : Võ Thị Huệ - Giám đốc sở LĐ-TBXH tỉnh.
* Huyện Tân Châu :
- Bà : Nguyễn Thị Thu - Giám đốc Sở Y tế tỉnh.
- Ông : Nguyễn Văn Bênh - Phó Chủ tịch T.T UBMTTQ tỉnh.
* Huyện Dương Minh Châu :
- Ông : Trần Văn Trắng - Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam tỉnh.
* Huyện Bến cầu :
- Ồng : Phạm Văn Tám - Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh.
* Thị xã Tây Ninh :
- Ông : Nguyễn Văn Châu - Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh.
Thời gian các thành viên Hội đồng NVQS tỉnh xuống giúp đỡ các địa phương kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1999 đến khi giao quân xong.
Bộ Chỉ-huy quân sự tỉnh (Thường trực Hội đồng NVQS tỉnh) theo dõi tổng hợp về tình hình tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 1999 báo cáo Tỉnh ủy, UBND tỉnh theo quy định.
|
CHỦ TỊCH UBND TỈNH TÂY NINH
KIÊM CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG NVQS TỈNH
(Đã ký)
HỒ THANH TUYÊN
|
QUY ƯỚC
THỰC HIỆN NẾP SỐNG VĂN MINH TRONG
VIỆC CƯỚI, VIỆC TANG VÀ LỄ HỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 160/1998/QĐ-UB ngày 30/12/1998 của UBND tỉnh)
__________________________
Trong những năm qua, phong trào xây dựng nếp sống văn minh - gia đình văn hóa và cuộc vận dộng toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư được các ngành, các cấp quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện, bước đầu đã thu được nhiều kết quả đáng kể.
Thành công của các cuộc vận động nói trên đã góp phần làm cho cuộc sống có những bước phát triển mới, ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn xã hội, tạo môi trường văn hóa lành mạnh trên địa bàn tỉnh nhà.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng những tác động tiêu cực của mặt trái cơ chế thị trường và một phần do sự buông lỏng quản lý Nhà nước ở một số lĩnh vực, các hủ tục và mê tín dị đoan đang phục hồi, nhất là trong việc cưới, việc tang, lễ hội ; làm tổn hại đến tình cảm, đạo đức thuần phong mỹ tục tốt dẹp của dân tộc. Thực hiện Chỉ thị 27/CT-TW của Bộ Chính trị, Chỉ thị 14/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thông tư 04/1998/TT-BVHTT của Bộ Văn hóathông tin về việc xây dựng Nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành "Qui ước thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội". Qui ước này được xây dựng dựa trên truyền thống văn hóa của dân tộc, những tập quán, nếp sống trong vùng và địa phương ; đồng thời hình thành, bổ sung những nhân tố, hình thức tiến bộ, phù hợp với cuộc sống hiện nay.
CHƯƠNG I
VIỆC CƯỚI
Điều 1: Việc cưới phải thực hiện đúng những quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Hôn nhân tự nguyện tiến bộ : Một vợ, một chồng, nam nữ bình đẳng, cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ. Đồng thời việc cưới phải tổ chức lành mạnh, văn minh, tiết kiệm, phù hợp với truyền thống dân tộc, thể hiện vẻ đẹp văn hóa của cộng đồng.
- Đăng ký kết hôn : Đôi nam nữ trở thành vợ chồng phải đăng ký kết hôn tại UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai người theo luật định.
- Trao giấy chứng nhận kết hôn : Sau khi đôi nam nữ thực hiện được những quy định về đăng ký kết hôn ; UBND xã, phường, thị trấn xét thấy hợp pháp thì chấp nhận và định ngày, giờ tổ chức lễ trao giấy chứng nhận kết hôn cho họ. Đây là lễ thức bắt buộc, thể hiện sự thừa nhận của Nhà nước và pháp luật, đối với việc đôi nam nữ thành vợ thành chồng.
Giấy chứng nhận kết hôn được đại diện UBND xã, phường, thị trấn trao cho đôi nam nữ, việc trao giấy chứng nhận kết hôn được tiến hành tại trụ sở UBND xã, phường, thị trấn (hoặc phòng họp, hội trường, Nhà Văn hóa ở địa phương).
Điều 2: - Các nghi thức truyền thống chỉ nên thực hiện 2 lễ : (lễ hỏi, lễ cưới); giảm bớt các thủ tục không cần thiết, không phù hợp với nếp sống văn hóa.
- Lễ cưới chỉ được tổ chức sau khi đã được chính quyền địa phương trao giấy chứng nhận kết hôn.
- Khuyến khích đôi vợ chồng mới cưới đến dâng hoa hoặc trổng cây lưu niệm tại Nhà truyền thống, Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, Khu di tích lịch sử, nghĩa trang liệt sĩ.
Điểu 3: - Lễ cưới nên tổ chức gọn nhẹ, vui tươi và tiết kiệm, không phô trương lãng phí.
- Tiệc vui họp mặt gia đình, bạn bè thân hữu trong ngày cưới là truyền thống của dân tộc, cần phải đẹp về phong tục, thể hiện tình cảm chân thành, tạo không khí vui tươi. Có thể tổ chức bằng hình thức tiệc trà hoặc bữa cơm thân mật trong phạm vi thân tộc và bạn bè thân thích, phù hợp với điểu kiện và hoàn cảnh kinh tế gia đình.
- Không tổ chức ăn uống phô trương lãng phí, làm mất ý nghĩa ngày vui hạnh phúc của đôi vợ chồng mới.
- Không được lợi dụng lễ cưới để nhằm mục đích thương mại. Quà mừng và hình thức mừng cưới cần lịch sự, thể hiện tình cảm chân thành của người đến mừng.
- Khuyến khích dùng hình thức "Thiệp báo tin vui".
- Trang phục trong ngày cưới cần phải đẹp, lịph sự, phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc ; khuyến khích cô dâu mặc áo dài dân tộc.
- Ca nhạc trong lễ cưới phải thể hiện tính chất vui tươi, lành mạnh và không được kéo dài quá 23 giờ dêm ; không gây ồn ào làm ảnh hưởng đến những hộ xung quanh.
- Chống các hình thức cờ bạc, say rượu gây mất trật tự trong lễ cưới.
- Việc tổ chức tiệc vui, chụp ảnh, quay phim, sử dụng phương tiện đi lại cần thiết thực, phù hợp với hoàn cảnh kinh tế gia đình ; không làm ảnh hưởng đến trật tự công cộng.
Điều 4: Ở những xã, phường, thị trấn nên cố gắng tổ chức phòng cưới, tạo điều kiện cho những đôi nam nữ gặp khó khăn về kinh tế hoặc muốn tổ chức cưới theo nghi thức mới. Phòng cưới trang trí đẹp, trang trọng ; lễ cưới có đại diện chính quyền địa phương, cơ quan đoàn thể, gia đình, bạn hữu chứng kiến, chúc mừng đôi tân hôn.
CHƯƠNG II
VIỆC TANG
Điểu 5: Việc tang là nghi thức bày tỏ lòng thương tiếc chân thành của người đang sống với người đã chết, vì vậy cần tổ chức chu đáo, trang nghiêm, khoa học. Các xã, phường, thị trấn nên có những điều kiện cần thiết cho việc tang như : Nhà rạp, xe tang, ban nhạc lễ, đội mai táng...
Điều 6: Khi có người qua đời, thân nhân phải báo tử và đăng ký khai tử theo đúng quy định ; thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh trong việc chôn cất người chết theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp chết về dịch bệnh và các bệnh truyền nhiễm, thì việc tẫn liệm phải theo hướng dẫn của cơ quan y tế và không được để quá 24 giờ.
- Người chết do nguyên nhân thông thường, sau khi tắt thở từ 8 đến 10 giờ, phải dược nhập quan ; và không để quá 48 giờ kể từ khi chết. Trường hợp đặc biệt, muốn kéo dài thời gian nhập quan, thì phải được giữ ở phòng lạnh của bệnh viện.
Điểu 7: Tùy theo yêu cầu của gia đình, địa phương và chức nghiệp của người từ trần, có thể thành lập Ban tang lễ để điều hành các công việc lễ tang.
- Đối với gia đình khó khăn, gia đình diện chính sách, có công với cách mạng - chính quyền địa phương, cơ quan đoàn thể và các tổ chức từ thiện cần có sự giúp đỡ thiết thực.
- Đối với người chết không có gia đình, không có người thân, Hội chữ thập đỏ và chính quyền địa phương cùng các đoàn thể lo chôn cất chu đáo.
Điều 8: Việc phúng viếng người chết không nên có quá nhiều vòng hoa, bức trướng gây lãng phí. Khuyến khích cộng đồng, xóm giềng, khu dân cư cùng tương trợ, giúp gia đình có việc tang bằng vật chất lẫn tinh thần.
Điều 9: Trong những ngày tang lễ, khuyến khích việc sử dụng những băng nhạc đã thu sẵn các bản nhạc tang trong lúc phúng viếng, cũng như khi đưa linh cửu đến nơi an nghỉ cuối cùng ; không dùng nhạc hành khúc, nhạc hội trong lễ tang. Đồng bào có đạo hoặc dân tộc ít người được dùng nhạc tang của tôn giáo hoặc nhạc tang của dân tộc.
Không được cử nhạc trước 5 giờ sáng và sau 23 giờ đêm.
Các đội kèn, đội nhạc chỉ được sử dụng những bản nhạc phù hợp với việc tang, được cơ quan văn hóa có thẩm quyền tại địa phương cho phép. Việc cử nhạc trên đường đến nghĩa trang, nghĩa địa không làm ảnh hưởng đến trật an toàn giao thông.
Điểu 10: Vận động nhân dân bỏ dần các hủ tục lạc hậu, không còn phù hợp như : Đội mũ rơm, chống gậy ; đốt vàng mã cho người đã chết và tục rải giấy tiền vàng bạc trên đường đưa linh cửu đến nghĩa trang, nghĩa địa. Không tổ chức ăn nhậu nơi gia đình có tang chỉ mời cơm thân nhân ở xa và những người phụ giúp tang lễ.
- Việc tổ chức các lễ tuần tiết (21 ngày, 49 ngày, 100 ngày, xuống tang) nên gọn trong phạm vi gia đình thân quyến.
- Không được lợi dụng việc tang, để hành nghề mê tín dị đoan dưới mọi hình thức.
Điểu 11: Các xã, phường, thị trấn (những nơi có điều kiện) cần xây dựng nghĩa trang theo quy hoạch của địa phương ; không chôn cất người chết trong đất thổ cư, khu dân cư.
- Việc bốc mộ phải theo đúng quy định của Bộ Y tế và đảm bảo vệ sinh môi trường.
CHƯƠNG III
LỄ HỘI
Điều 12: Lễ hội là một loại hình sinh hoạt văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam, đã trở thành nhu cầu chính đáng của nhân dân Nhà nước khuyến khích tổ chức lễ hội nhằm duy trì và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ; ghi nhận công lao của . bậc tiền bối, bồi dưỡng lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội và tình cảm cộng đồng. Vì vậy cần tổ chức trang nghiêm, tiết kiệm, thiết thực. Việc tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí phải bảo đảm tính lành mạnh thiết thực ; giữ gìn tốt trật tự trị an.
- Lễ hội các dân tộc thiểu số tổ chức đúng theo những nghi thức, tập tục truyền thống, vừa giữ được bản sắc văn hóa riêng, vừa tạo không khí vui tươi đầm ấm đại đoàn kết dân tộc.
- Những đơn vị tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc được nhận các phần thưởng cao quí của Đảng và Nhà nước (huân, huy chương...) ; hoặc lễ hội mừng công cần được tổ chức trang trọng, nên gắn với những ngày kỷ niệm lịch sử trong năm, với tinh thần tiết kiệm, có ý nghĩa thiết thực
- Những lễ hội thuộc ngành nghề truyền thống, hoặc trong phạm vi gia đình thân tộc thì do nhu cầu và khả năng của nơi tổ chức nhưng phải bảo đảm vui tươi, lành mạnh, tiết kiệm ; không làm ảnh hưởng đến trật tự xã hội.
Điều 13: Các lễ hội tôn giáo thực hiện theo Nghị định 69/HĐBT ngày 21/3/1991 “Qui định về hoạt động tôn giáo và qui chế lễ hội” của Bộ Văn hóa Thông tin.
Điều 14: Việc tổ chức các lễ hội phải thực hiện đúng qui chế lễ hội do Bộ Văn hóa thông tin ban hành. Cụ thể như sau:
- Tổ chức lễ hội địa phương phải được phép của cơ quan có thẩm quyền.
- Lễ hội không kéo dài quá 3 ngày và không được bán vé thu tiền của khách vào dự lễ hội tại các di tích lịch sử văn hóa (trừ những nơi được Bộ Văn hóa thông tin cho phép). Mọi hình thức huy động sự đóng góp của nhân dân vào việc tổ chức lễ hội phải được sự cho phép của chính quyền địa phương, sử dụng đúng mục đích và phải được công khai hóa trước nhân dân. Tránh tổ chức tiệc tùng linh đình trong lễ hội
- Cần bảo đảm chất lượng lễ hội: Phần lễ trang nghiêm ; văn tế, sớ tất niên nên sử dụng chữ quốc ngữ. Phần hội, khuyến khích tổ chức những trò chơi lành mạnh, phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc.
- Cờ. hội chỉ được treo trong thời gian tổ chức lễ hội, tại địa điểm hành lễ.
- Các hoạt động dịch vụ kinh doanh, ăn uống, nghỉ trọ, các hoạt động vui chơi giải trí phải đảm bảo an toàn, trật tự và vệ sinh môi trường theo đúng quy định, bảo đảm nếp sống văn minh nơi công cộng.
- Không tổ chức các hoạt động mang tính chất mê tín dị đoan, như: bói toán, xin xâm, đoán quẻ, lên đồng, mua bán hoặc đốt vàng mã...; không bán hoặc lưu hành các ấn phẩm có nội dung xấu tại khu vực lễ hội.
Điều 15 : Đối với những người tham dự lễ hội hoặc tham quan, hành lễ ở các khu di tích :
- Thực hiện nếp sống văn minh nơi công cộng, ứng xử có văn hóa trong giao tiếp ; có ý thức giữ gìn vệ sinh, bảo vệ cảnh quan môi trường nơi lễ hội, không khắc chữ hoặc hình lên tường và cây cối trong khu vực lễ hội, di tích.
- Khi làm lễ trong lễ hội phải dảm bảo trật tự, trị an. Đổ lễ gọn nhẹ, tiết kiệm, chủ yếu ở sự thành tâm, mỗi bàn thờ chỉ nên thắp một nén hương. Không mang hàng mã vào khu vực lễ hội. Nên đặt đồ lễ, thắp hương... đúng nơi quy định.
CHƯƠNG IV
BÀI TRỪ HỦ TỤC MÊ TÍN, DỊ ĐOAN
Điểu 16 : Thờ cúng tổ tiên, đi nhà thờ, thắp hương ở các đền chùa... là tín ngưỡng của mọi người được Nhà nước tôn trọng. Xem bói, xem số, gọi hồn, lên đồng, xóc thẻ, sấm truyền, yểm bùa, chữa bệnh bằng phù phép... là mê tín dị đoan, Nhà nước nghiêm cấm. Mỗi công dân tích cực tham gia việc bài trừ các hành vi mê tín dị đoan, gây tác hại xấu đến xã hội.
Điều 17 : Hoạt động thờ cúng, sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo... không được tiến hành tại nơi làm việc, học tập, những nơi sinh hoạt công cộng không nhằm mục đích thờ cúng, tín ngưỡng.
- Không được lợi dụng các khu di tích lịch sử văn hóa, những nơi công cộng và trong việc cưới, việc tang, lễ hội để hành nghề mê tín dị đoan.
CHƯƠNG V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điểu 18 : Những tổ chức, cá nhân thực hiện tốt quy ước này được biểu dương khen thưởng trong phong trào thi đua của địa phương, đơn vị. Những vi phạm hoặc làm trái với quy ước, tùy trường hợp và mức độ.sẽ được nhắc nhở, phê bình, giáo dục, hoặc bị xử lý theo quy định của Pháp luật hiện hành.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TÂY NINH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
(Đã ký)
TRẦN VIỆT BIÊN
|
QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG BAN CHỈ ĐẠO
Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới khu dân cư và tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở"
(Ban hành, kèm theo Quyết định số: 160/1998/QĐ-UB ngày 30 tháng 12 năm 1998 của UBND tỉnh)
____________________________
I- NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điểu 1 : Chức năng, nhiệm vụ của Ban chỉ đạo :
Ban chỉ đạo cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư và triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tỉnh Tây Ninh", gọi tắt là "BCĐ 04“, có chức năng làm tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND và có nhiệm vụ tổ chức, chỉ đạo việc phối hợp thực hiện cuộc vận động trên địa bàn toàn tỉnh.
Điểu 2 : Nguyên tắc làm việc của Ban chỉ đạo :
a) Ban chỉ đạo làm việc theo nguyên tắc thống nhất hành động vừa phát huy tính chủ động của mỗi thành viên, vừa bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa các thành viên ; giữa bộ phận thường trực và cơ quan, tổ chức có đại diện là thành viên của Ban chỉ đạo.
b) Các thành viên Ban chỉ đạo vừa tham gia công tác Ban chỉ đạo, vừa là đại diện cơ quan, tổ chức đã cử mình tham gia Ban chỉ đạo, có trách nhiệm tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, nội dung có liên quan và chỉ đạo đôn đốc cấp dưới (thuộc ngành) thực hiện và báo cáo tiến độ kết quả hoạt động cho Ban chỉ đạo 04 của tỉnh.
c) Mỗi thành viên Ban chỉ đạo phải đảm bảo tham gia sinh hoạt, họp đúng định kỳ, trường hợp vắng mặt phải báo cáo và cử cấp phó hoặc người được ủy quyển của cơ quan đơn vị mình đi họp thay.
Điều 3 : Phương thức hoạt động của Ban chỉ đạo :
a) Ban chỉ đạo hoạt động theo chương trình, kế hoạch, để án dài hạn, ngắn hạn hoặc về nội dung đột xuất cụ thể do Thường trực Ban chỉ đạo hoặc các thành viên Ban chỉ đạo đề xuất được Ban chỉ đạo thông qua.
b) Hoạt động của Ban chỉ đạo được triển khai theo phương thức vừa bao quát toàn diện các hoạt động phối hợp công tác vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở" và theo chương trình kế hoạch phân công thành viên theo dõi địa bàn về lĩnh vực này.
c) Các thành viên trong Ban chỉ đạo phải công khai các mục tiêu nguyên nhân chính các chương trình của ngành mình, có liên quan đến các chương trình mục tiêu công tác xã hội nằm trong kế hoạch để ra của Ban chỉ dạo 04 để Ban chỉ đạo biết và có sự giám sát của nhân dân, nhằm bảo đảm cho việc thực hiện dạt được hiệu quả thiết thực, đồng thời phải có phối hợp giữa các thành viên trong Ban chỉ đạo để xây dựng kế hoạch công tác, thực hiện các mục tiêu, chương trình của ngành mình vào nội dung của cuộc vận động.
Điều 4 : Kết luận của Ban chỉ đạo :
a) Các kết luận của Ban chỉ đạo được thông qua tại phiên họp toàn thể Ban chỉ đạo. Trong trường hợp Ban chỉ đạo không họp, kết luận của Ban chỉ đạo có thể được Trưởng ban ban hành sau khi xin ý kiến bằng văn bản các thành viên của Ban chỉ đạo.
b) Kết luận của Ban chỉ đạo về các biện pháp phối hợp thực hiện cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở", hướng dẫn các cấp, các ngành phối hợp động viên nhân dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới, triển khai đến tận gia đình trong khu dân cư, giúp đỡ nhân dân phát huy dân chủ và lực nội sinh, chăm lo các công việc ở khu dân cư, xây dựng ấp (khóm, khu phố) phấn đấu đạt dược danh hiệu “ấp văn hóa".
II- TỔ CHỨC CỦA BAN CHỈ ĐẠO
Điều 5 : Cơ cấu tổ chức :
a) Trưởng ban : Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
b) Các Phó Trưởng ban : Chủ tịch MTTQ, Giám đốc Sở VHTT và Trưởng ban TCCQ tỉnh và tùy theo các nhiệm vụ trọng tâm trong từng thời gian mà bổ sung thành viên vào bộ phận thường trực.
c) Tổ chuyên viên có 5 đến 7 người được cơ cấu từ các ngành là thành viên của Ban chỉ đạo ; và mỗi ngành có một thư ký khi thực hiện chương trình cao điểm của ngành mình.
d) Các thành viên Ban chỉ đạo gồm lãnh đạo các ngành : Thanh tra, Giáo dục - Đào tạo, Công an, BCH quân sự, Sở Tài chính, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Liên đoàn Lao động, Ủy ban dân số kế hoạch hóa gia đình, Sở Tư pháp, Sở Khoa học công nghệ và Môi trường, sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên Cộng sản Hổ Chí Minh, Hội Nông dân tỉnh,Hội đổng liên minh hợp tác xã, Hội Phụ nữ tỉnh, Hội Chữ thập đỏ, Sở Y tế, Sở Lao dộng thương binh và Xã hội.
Hội nghị toàn thể các thành viên của Ban chỉ đạo được tiến hành thường kỳ hoặc dột xuất do Trưởng ban hoặc Phó ban thường trực triệu tập để giải quyết các công việc của Ban chỉ đạo.
Điểu 6 : Nhiệm vụ Trưởng ban và các Phó Trưởng ban chỉ đạo và bộ phận thường trực :
1- Trưởng ban : Phụ trách chung, chủ trì các hội nghị toàn thể Ban chỉ đạo giải quyết việc phân bổ kinh phí thực hiện những chương trình cao điểm của các ngành. Điều hành sự phối hợp hoạt động của các ngành trong Ban chỉ đạo.
2- Các Phó Trưởng ban cùng Trưởng ban là bộ phận thường trực. Khi cần thiết sẽ bổ sung các thành viên mà ngành đó có chương trình cao điểm.
Bộ phận thường trực có nhiệm vụ và quyển hạn sau đây :
a) Điều hòa, phối hợp hoạt động của các thành viên Ban chỉ đạo, chỉ đạo hoạt động của bộ phận thường trực Ban chỉ đạo.
b) Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên của Ban chỉ đạo và đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.
c) Thay mặt Ban chỉ đạo ban hành kế hoạch phối hợp hàng quý, hàng năm và các kết luận khác của Ban chỉ đạo.
d) Lập kế hoạch tài chính, kinh phí hàng năm cho hoạt động của Ban chỉ đạo, quyết định việc huy động và phân bổ sử dụng kinh phí từ các nguồn khác để hỗ trợ cho cuộc vận dộng.
đ) Định kỳ báo cáo cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh về tình hình thực hiện công tác phối hợp "cuộc vận động 04" của các ngành, các cấp trong tỉnh trong công tác vận động toàn dân xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư Quyết định và đề nghị khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong cuộc vận động.
Điều 7 : Nhiệm vụ của các thành viên Ban chỉ đạo :
a) Tham gia hoạt dộng theo sự phân công của Ban chỉ đạo hoặc của Trưởng ban chỉ đạo.
-b) Tham dự các phiên họp của Ban chỉ đạo, trong trường hợp không thể tham dự phiên họp thì các thành viên Ban chỉ đạo thông báo cho bộ phận Thường trực Ban chỉ đạo và gởi ý kiến của mình về vấn đề được thảo luận tại phiên họp để bộ phận Thường trực tổng hợp, báo cáo Trưởng ban chỉ đạo.
c) Đề xuất với Ban chỉ dạo, với các thành viên của Ban chỉ đạo về các biện pháp liên ngành, nhằm bảo đảm hiệu quả công tác phối hợp cuộc vận động.
d) Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc chỉ dạo việc thực hiện kế hoạch của Ban chỉ đạo đối với ngành mình phụ trách và thường xuyên thông tin cho bộ phận Thường trực Ban chỉ đạo vể tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.
đ) Khi thực hiện nhiệm vụ của Ban chỉ đạo phân công, các thành viên Ban chỉ đạo cần phát huy vai trò lãnh đạo ở cơ quan, đơn vị mình để tổ chức, thực hiện có hiệu quả các chương trình kế hoạch được giao.
Điều 8 : Tổ chuyên viên của Ban chỉ đạo :
Tổ chuyên viên có các nhiệm vụ, quyển hạn sau đây :
- Phối hợp chặt chẽ với bộ phận Thường trực của Ban chỉ đạo và các cơ quan, tổ chức hữu quan dể tham mưu, để xuất nội dung, biện pháp đẩy mạnh cuộc vận động "04", theo kế hoạch của Ban chỉ đạo.
- Xây dựng kế hoạch phối hợp công tác "04" hàng quý, hàng năm và các chương trình cao điểm của các ngành.
- Để xuất ý kiến để Ban chỉ đạo quyết định các nội dung "04" trọng tâm để xuất và các biện pháp phù hợp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong từng kỳ.
- Dự thảo các báo cáo, kế hoạch, công văn hành chánh trình Ban chỉ đạo phê duyệt...
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban chỉ đạo phân công.
III- HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO :
Điều 9 : Chuẩn bị nội dung phiên họp của Ban chỉ đạo :
- Trưởng ban Ban chỉ đạo, chỉ đạo cơ quan Thường trực và tổ chuyên viên chuẩn bị nội dung phiên họp của Ban chỉ đạo.
Điểu 10 : Chương trình làm việc của Ban chỉ đạo :
Thường trực Ban chỉ đạo họp 3 tháng hai lần để theo dõi, tổng hợp tình hình, giúp Trưởng ban Ban chỉ đạo điểu hành công việc và I chuẩn bị chương trình, nội dung lảm việc cho cuộc họp Ban chỉ đạo.
- Toàn thể Ban chỉ đạo 3 tháng họp một lần để kiểm điểm đánh giá tình hình và kết quả các mặt hoạt động, thống nhất giải quyết những vấn đề phát sinh và bàn nhiệm vụ công tác tới.
- Đề ra kế hoạch phối hợp quý, 6 tháng, năm để các cấp, các ngành phối hợp thực hiện, thông qua chương trình quý, 6 tháng, năm của Ban chỉ đạo.
- Cho ý kiến về chương trình hoạt động của các thành viên Ban chỉ đạo. Kiến nghị với các ngành, đoàn thể liên quan vể việc thực hiện các công việc, để tăng cường phối hợp cuộc vận động 04 theo đối tượng lĩnh vực được phân công.
- Cho ý kiến về phương hướng huy động, sử dụng kinh phí ngoài kinh phí của ngân sách.
Điểu 11 : Cuộc họp giữa Trưởng ban và các Phó Trưởng ban chỉ đạo :
- Theo đề nghị của Trưởng ban, Phó Trưởng ban, hộ phận thường trực tổ chức cuộc họp giữa Trưởng ban, các Phó Trưởng ban để giải quyết những vấn đề có liên quan đến sự phối hợp chung của Ban chỉ đạo.
Điều 12 : Gửi văn bản xin ý kiến các thành viên Ban chỉ đạo:
- Trưởng Ban chỉ đạo... quyết định gửi văn bản liên quan đến việc giải quyết công việc của Ban chỉ đạo để xin ý kiến các thành viên Ban chỉ đạo khi không triệu tập phiên họp toàn thể của Ban chỉ đạo.
- Bộ phận thường trực và tổ chuyên viên tập hợp ý kiến của các thành viên, báo cáo Trưởng ban chỉ đạo.
Điểu 13 : Ban hành sao gởi những nội dung kết luận của Ban chỉ đạo :
- Những kết luận của Ban chỉ đạo do Trưởng ban hoặc Phó Trưởng ban (khi được ủy quyền) ký ban hành, sau khi đã có sự nhất trí của Ban chỉ đạo.
- Những kết luận của Ban chỉ đạo được bộ phận Thường trực gởi đến các thành viên của Ban chỉ đạo, các Thủ trưởng cơ quan, sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan, UBND các huyện, thị xã, các xã, phường, thị trấn để chỉ đạo tổ chức thực hiện...
IV- ĐIỂU KHOẢN CUỐI CÙNG.
Điểu 14 : Trụ sở, con dấu :
Văn phòng của Thường trực Ban chỉ dạo đặt tại : Mặt trận Tổ quốc tỉnh, dược sử dụng con dấu của UBMTTQ tỉnh.
Điểu 15 : Điều chỉnh, thay đổi quy chế được sửa đổi, bổ sung theo đề nghị của các thành viên khi được thông qua tại phiên họp toàn thể Ban chỉ đạo.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TÂY NINH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
(Đã ký)
TRẦN VIỆT BIÊN
|
4 NỘI DUNG
XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN MINH NƠI CÔNG SỞ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 160/1998/QĐ-UB ngày 30/12/1998 của UBND tỉnh)
_________________________
I- Xây dựng và thực hiện đúng nội quy làm việc, hội họp, học tập :
1. Hoàn thành các nhiệm vụ được giao với hiệu quả chất lượng cao.
2. Chấp hành nghiêm túc đường lối, chủ trương, chính sách, luật pháp của Đảng và Nhà nước.
3. Xây dựng cơ quan sạch, đẹp, gọn gàng, ngăn nắp có thẩm mỹ và vệ sinh môi trường.
4. Tích cực xây dựng phong trào văn, thể, mỹ và hoạt động công tác xã hội.
5. Cán bộ, công nhân viên cơ quan phải gương mẫu thực hiện gia đình văn hóa ở địa phương và nơi mình cư trú.
II- Không ngừng nâng cao trình độ năng lực và phẩm chất; đấu tranh chống tiêu cực tham nhũng, xây dựng khối đoàn kết nội bộ, bảo vệ an toàn cơ quan :
1. Thực hiện tiêu chuẩn hóa trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của CB.CNV trong cơ quan đơn vị.
2. Đoàn kết nội bộ tốt, thực hiện quy chế dân chủ, tích cực tham gia công tác đoàn thể, xã hội.
3. Thực hiện tiết kiệm, kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí.
4. Không có cán bộ, công chức trong đơn vị vi phạm nguyên tắc, chế độ, luật pháp Nhà nước và vi phạm quy chế dân chủ.
5. Làm tốt công tác phòng cháy chữa cháy.
III- Giao tiếp văn minh lịch sự trong tiếp xúc làm việc và ứng xử:
1. Trang phục gọn gàng, sạch đẹp, đúng quy định chung và phù hợp với truyền thống dân tộc Việt Nam.
2. Hòa nhã, vui vẻ, khiêm tốn, lịch sự khi tiếp xúc và làm việc.
3. Không uống rượu bia trong giờ làm việc.
4. Không phát ngôn bừa bãi thiếu trách nhiệm ; thẳng thắn đấu tranh với những hành vi sai trái.
5. Gương mẫu thực hiện những quy ước ở nơi công cộng (chợ, bến xe, rạp hát, công viên, nơi vui chơi, hội họp...)
IV- Trong trường học phải phát huy và bảo tồn truyền thống "Kính thầy - Yêu bạn - Mến trẻ", "Tiên học lễ - Hậu học văn" :
1. Hoàn thành nhiệm vụ : dạy tốt, học tốt, chấp hành kỷ luật, xây dựng khối đoàn kết tốt.
2. Không có học sinh hư hỏng, lầm lỗi, vi phạm kỷ luật : dùng chất kích thích, lưu giữ và sử dụng các loại văn hóa phẩm đồi trụy.
3. Rèn luyện tốt đạo đức : Học đường và ở gia đình, cộng đồng, xã hội.
4. Chấp hành luật giao thông và các quy định ở nơi công cộng.
5. Có môi trường : Xanh, sạch, đẹp và phong trào văn, thể, mỹ; chú trọng việc giáo dục công dân, giáo dục truyền thống và lòng tự hào dân tộc trong nhà trường.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TÂY NINH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
(Đã ký)
TRẦN VIỆT BIÊN
|
QUI ƯỚC
XÂY DỰNG KHU DÂN CƯ-ẤP VĂN HÓA
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 160/1998/QĐ-UB ngày 30/12/1998 của UBND tỉnh)
_________________________
Nhằm chung lo xây dựng cuộc sống khu dân cư ngày càng giàu đẹp, có đời sống vật chất, văn hóa tinh thần phong phú, có nếp sống văn minh, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Mỗi gia đình, mọi công dân trong ấp thống nhất thực hiện các điểu qui ước sau đây :
PHẦN I
XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN MINH - NÂNG CAO ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
Điểu 1 : Mỗi cá nhân có lòng yêu nước xã hội chủ nghĩa, có ý thức cộng đồng và tôn trọng pháp luật, có đạo đức phẩm chất tốt, biểu hiện qua lối sống, nếp sống trong gia dinh khu dân cư và ngoài xã hội.
Điều 2 : Xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc - xây dựng mối quan hệ láng giềng tốt đẹp, đoàn kết giúp đỡ nhau. Thực hiện kế hoạch hóa gia đình, sinh con đúng trong độ tuổi và không sinh con thứ ba.
Điểu 3 : Thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Tham gia tích cực việc thực hiện nếp sống văn minh ở nơi công cộng... Góp phần xây dựng và tham gia các hoạt động văn hóa thể thao, các lễ hội trên tinh thần vui tươi, lành mạnh, tiết kiệm và an toàn.
PHẦN II
GIÚP NHAU ĐỂ PHÁT TRIỂN ĐỜI SỐNG KINH TẾ - XÂY DỰNGVÀ GÌN GIỮ KHỐI ĐOÀN KÊT XÓM ẤP, KHU PHỐ
Điều 4 : Bảo đảm mọi người trong độ tuổi đều biết chữ, trẻ em trong độ tuổi đi học phải được đến trường, học sinh nghèo được giúp đõ, học sinh giỏi được bảo trợ, quyết tâm không để tái mù chữ.
Điểu 5 : Mỗi gia đình nên có tủ thuốc và thực hiện tốt chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu. 100% trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng mở rộng, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em.
Điểu 6 : Vận động gúp nhau xóa đói giảm nghèo, làm giàu chân chính ; bằng cách quan tâm hỗ trợ vốn, phương tiện, cây trồng, con giống... để sản xuất. Khi có thiên tai hoặc nạn dịch phá hoại mùa màng, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân ; thì mọi nhà, mọi người phải có trách nhiệm phòng chống và tiếp sức theo sự điểu động của cơ quan có thẩm quyển tại địa phương.
Điếu 7 : Tùy từng thời điểm cần thiết, bà con trong ấp sẽ cùng nhau bàn bạc, thống nhất việc đóng góp công sức hoặc tiền của để xây dựng các công trình phúc lợi công cộng...
Điều 8 : Tích cực trồng cây xanh và bảo vệ rừng, tham gia xây dựng và bảo vệ tốt các công trình phục vụ sản xuất và đời sống tại địa phương.
Xây dựng tình đoàn kết xóm làng tốt đẹp. Hòa giải các mâu thuẫn, bất đồng trong xóm ấp, khu phố, thông qua tổ dân cư tự quản.
Điểu 9 : Quan tâm giúp đỡ và chăm sóc thương binh, người già yếu cô đơn, người tàn tật; các gia đình hoạn nạn, khó khăn với tinh thần nhường cơm xẻ áo "Một miếng khi đói bằng một gói khi no"
PHẦN III
XÂY DỰNG GIAO THÔNG THUẬN TIỆN - MÔI TRƯỜNG TRONG SẠCH
Điểu 10 : Xây dựng, bảo vệ tốt các tuyến giao thông trong xóm ấp, góp cống, góp sức làm đường, cầu, cống, chấp hành lộ giới theo quy định. Không dặt các vật cản trên lòng, lề đường, ven sông ; thực hiện an toàn giao thông đường bộ, đường thủy nội địa.
Điểu 11 : Mỗi nhà nên làm hàng rào cây xanh, trước nhà có cột cờ và treo cờ theo quy định vào các ngày lễ, tết. Mỗi nhà có các công trình vệ sinh : nước sạch, nhà tắm, hố xí hợp vệ sinh.
Điểu 12: Giữ vệ sinh chung, bảo vệ nguồn nước sạch. Trên sông rạch, ao, mưong không làm nhà vệ sinh, chuồng nuôi gia súc; không đổ rác, không ném xác súc vật, chất thải một cách bừa bãi. Nuôi gia súc, gia cầm phải có chuồng, trại. Không chôn cất người chết trong đất thổ cư.
PHẦN IV
GIỮ VỮNG AN NINH TRẬT TỰ - AN TOÀN XÃ HỘI
Điều 13 : Mọi nhà, mọi người phải sống và làm việc theo pháp luật, xử sự chân tình, đoàn kết thương yêu nhau.
Điểu 14 : Thực hiện việc đăng ký tạm trú, tạm vắng đúng quy định. Khi xảy ra cháy, nổ, trộm cướp... phải phát hiệu lệnh báo động (kẻng, trống) và mọi người, mọi nhà phải nhanh chóng tiếp cứu, giúp sức.
Điểu 15 : Tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống các tệ nạn xã hội như : mại dâm, ma túy, cờ bạc, say rượu, mê tín dị đoan... không xem, lưu giữ và phổ biến phim ảnh, sách, báo, văn hóa phẩm độc hại, nếu phát hiện thì mạnh dạn tố giác với chính quyển và cơ quan chức năng giải quyết.
Điều 16 : Tích cực tham gia các đội: Thanh niên xung kích ; Đội dân phòng ; Dân quân tự vệ... để tuần tra canh gác, giữ gìn an ninh trật tự.
PHẦN V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 17 : Trên cơ sở quy ước này, UBND các xã, phường, thị trấn tùy theo tình hình thực tế ở dịa phương, hướng dẫn xây dựng quy ước cụ thể đưa ra nhân dân trong khu phố, ấp bàn bạc thống nhất, trình UBND huyện, thị xã phê duyệt và tổ chức thực hiện ỏ dịa phương mình.
Điểu 18 : Các cá nhân, tập thể thực hiện tốt, có đóng góp tích cực trong công tác xây dựng khu dân cư - ấp văn hóa sẽ dược khen thưởng.
- Đối với cá nhân vi phạm, tùy theo tính chất mức độ có các biện pháp xử lý thích hợp.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TÂY NINH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
(Đã ký)
TRẦN VIỆT BIÊN
|
5 TIÊU CHUẨN
Công nhận danh hiệu "Ấp văn hóa" (Khu phố văn hóa)
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 160/1998/QĐ-UB ngày 30/12/1998 của UBND tỉnh)
________________________
I- TIÊU CHUẨN CƠ BẢN :
1. Ban vận động xây dựng cuộc sống mới ở Khu dân cư - Ấp văn hóa dược thành lập ; có chương trình kế hoạch hoạt động thường xuyên, thực hiện việc khảo sát nắm số liệu sát thực, cụ thể ; vẽ sơ đồ chú thích diễn giải.
2. Mỗi ấp (khu phố) phải có bản quy ước, được toàn dân bàn bạc, thống nhất và dược UBND huyện, thị xã phê duyệt.
3. Tổ chức phát động nhân dân đăng ký thực hiện từ hộ, tổ, ấp (khu phố).
II- VỀ VĂN HÓA XÃ HỘI :
1. Có từ 80% hộ trở lên trong khu dân cư, được công nhận gia đình văn hóa.
2. Thực hiện tốt các quy định của Nhà nước, về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Trên địa bàn dân cư không còn các tệ nạn : mê tín dị đoan, mại dâm, ma túy, cờ bạc, văn hóa phẩm đồi trụy, phản động.
3. Xây dựng cơ sở vật chất cần thiết cho hoạt động văn hóa thể thao : có tổ thông tin, đội hoặc nhóm văn nghệ quần chúng, có tụ điểm sinh hoạt văn hóa, thể thao.
4. Trẻ em đến tuổi phải được đến trường (90% đối với thị trấn, thị xã và 80% đối với nông thôn). Thực hiện phổ cập tiểu học giáo dục 100%. Trẻ em phải được chăm sóc ; giáo dục tốt, giảm trẻ em suy dinh dưỡng, 100% trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng mở rộng.
5. Thực hiện kế hoạch hóa gia đình, không sinh con thứ ba.
6. Bảo vệ môi trường, sức khỏe nhân dân trong ấp, không được chôn người chết trong đất thổ cư. Mỗi nhà phải có các công trinh vệ sinh : nước sạch, nhà tắm, hố xí hợp vệ sinh.
III. VỀ ĐỜI SỐNG KINH TẾ
1. Xây dựng đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, tạo thêm công ăn việc làm để mọi người có cuộc sống ổn định.
2. Không còn hộ đói, giảm hộ nghèo, tăng số hộ khá và hộ giàu.
3. Các gia đình thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng được quan tâm chăm sóc ; có cuộc sống ổn định, bằng hoặc trên mức sống trung bình ở nơi cư trú ; không còn nhà rách nát trong khu dân cư.
4. Đường trong thôn ấp phong quang, sạch sẽ, đi lại thuận tiện; 95% số hộ dân có điện đối với thị trấn, thị xã và 75% đối với nông thôn; quản lý và sử dụng điện an toàn.
IV- VỀ AN NINH TRẬT TỰ:
1. Bảo đảm an ninh, trật tự trong khu dân cư theo qui ước đã phê duyệt ; củng cố nâng cao chất lượng tổ dân cư tự quản trong nhân dân.
Xây dựng tổ tuần tra canh gác hoạt động thường xuyên có chất lượng.
2. Thực hiện công khai trước nhân dân các khoản đóng góp, chi tiêu vào việc công ích của nhân dân trong ấp.
3. Thực hiện nghiêm các chính sách và pháp luật của Nhà nước, quản lý tốt hộ khẩu, tạm vắng, tạm trú. Giáo dục, cảm hóa người lầm lỗi, tố giác và vận động tội phạm ra đầu thú.
V- XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH - VỮNG MẠNH :
1. Xây dựng được quy chế làm việc, phát huy tốt vai trò của các tổ chức Đảng, Chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể trong khu dân cư.
2. Cán bộ, đảng viên, đoàn viên, công chức, thực hiện vai trò nòng cốt, gương mẫu trong xây dựng cuộc sống mới ở Khu dân cư - Ấp văn hóa.
3. Chi bộ (tổ Đảng), cán bộ quản lý ấp, các tổ chức Mặt trận, doàn thể phải đạt tiêu chuẩn trong sạch, vững mạnh.
4. Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở và Quy ước của địa phương .
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TÂY NINH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
(Đã ký)
TRẦN VIỆT BIÊN
|
4 CHUẨN MỰC
XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 160/1998/QĐ-UB ngày 30/12/1998 của UBND tỉnh)
____________________________
I- GIA ĐÌNH HÒA THUẬN HẠNH PHÚC TIẾN BỘ :
- Xây dựng mối quan hệ tốt giữa các thành viên trong gia đình - Ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con cháu, anh chị em hòa thuận hạnh phúc.
- Người lớn tuổi trong gia đình làm gương tốt cho con cháu noi theo.
- Trẻ em chăm ngoan, hiếu thảo, học hành tiến bộ, phải biết lễ phép, kính trên, nhường dưới, Trong dộ tuổi không có người mù chữ.
- Nhà cửa sạch dẹp, gọn gàng, ngăn nắp.
- Thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và hoạt động lễ hội.
II- XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH :
- Có kế hoạch chăm lo phát triển kinh tế gia đình ; tạo thêm việc làm để tăng thu nhập, nâng cao đời sống. Không để thành viên trong gia đình trong tuổi lao dộng lười biếng không lo làm ăn.
- Hỗ trợ, giúp nhau làm kinh tế gia đình ; để xóa đói giảm nghèo; vươn lên làm giàu chính dáng, không để xảy ra đói, nghèo vươn lên hàng năm.
- Thực hiện việc chi tiêu hợp lý, tiết kiệm ; phù hợp với hoàn cảnh kinh tế gia đình - không tiêu xài lãng phí.
- Thực hiện sinh đẻ có kế hoạch - mỗi cặp vợ chồng chỉ có 1 đến 2 con.
+ Nuôi con khỏe, dạy con ngoan.
+ Bảo vệ tốt bà mẹ và trẻ em.
III- ĐOÀN KẾT TƯƠNG TRỢ XÓM, ẤP, KHU PHỐ, XÂY DỰNG CUỘC SỐNG Ở KHU DÂN CƯ :
- Giữ gìn mối quan hệ láng giềng thân thiện.
- Đoàn kết, giúp đỡ nhau lúc khó khăn, hoạn nạn với tình làng, nghĩa xóm.
- Tham gia hòa giải những mâu thuẫn, bất đổng trong xóm ấp, với tinh thần xây dựng, thẳng thắn, có lý, có tình.
- Không có ai vi phạm các tệ nạn xã hội: Cờ bạc, trộm cắp, mại dâm, ma túy, mê tín dị đoan. Không sử dụng nhạc, phim ảnh, sách báo, văn hóa phẩm đồi trụy, phản động.
IV- THỰC HIỆN TỐT NGHĨA VỤ CÔNG DÂN :
- Tôn trọng và chấp hành tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước : Nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ thuế, nghĩa vụ công ích, từ thiện...
- Tích cực tham gia các phong trào và hoạt động xã hội trong cộng đổng.
- Thường xuyên và mạnh dạn đóng góp ý kiến xây dựng Đảng và chính quyền địa phương.
- Giúp đỡ trẻ em tàn tật, nghèo khó, thất học ; giáo dục, vận động thanh niên lầm lỗi hòa nhập vào cộng đồng.