Sign In

CHỈ THỊ

Về việc tăng cường công tác quản lý, đảm bảo an toàn cho người

và tàu cá hoạt động thuỷ sản

Trong nhiều năm qua, các cơ quan đơn vị trong ngành thuỷ sản đã có những cố gắng đáng kể trong việc tổ chức quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thuỷ sản. Tuy nhiên, số lượng tàu cá chưa đăng ký, đăng kiểm còn nhiều, trang thiết bị đảm bảo an toàn đi biển lắp đặt trên tàu chưa được quản lý chặt chẽ, các tai nạn tàu cá vẫn xảy ra... để có tình trạng trên có trách nhiệm của các cơ quan quản lý tàu cá.

Để khắc phục, Bộ thuỷ snả chỉ thị các Cục, Vụ và các đơn vị thuộc bộ, các Sở thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn có quản lý thuỷ sản (dưới đây gọi chung là Sở Thuỷ sản), Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản thực hiện tốt một số việc sau đây:

1. Lấy năm 2005 làm “ Năm tăng cường công tác quản lý, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thuỷ sản” của ngành thuỷ sản.

2. Phấn đấu đến cuối năm 2005, giải quyết triệt để tình trạng tàu cá không được quản lý, đảm bảo tất cả các tàu cá có công suất từ 50 sức ngựa trở lên đều có đăng lý, có biển số tại địa phương, vùng biển.

3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cho ngư dân và các chủ tàu cá hiểu rõ lợi ích và tầm quan trọng của việ đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thuỷ sản; kiến thức nghiệp vụ đảm bảo an toàn đi biển; trang bị đủ các thiết bị an toàn và mua bảo hiểm thuyền viên; các quy định về hoạt động đánh cá trên các vùng biển.

4. Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra an toàn kỹ thuật, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thuỷ sản.

5. Có các biện pháp tổ chức sản xuất trên biển nhằm vừa đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật vừa phù hợp với khả năng kinh tế của ngư dân để khắc phục hiện trạng yếu kém về trang bị của tàu cá.

Xây dựng các mô hình mẫu về tổ chức sản xuất thuỷ sản nhằm đảm bảo phát triển sản xuất, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá, đảm bảo an ninh trật tự trên các vùng nước thuộc vùng quản lý.

6. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hạot động của người và tàu cá trên các vùng nước đảm bảo các tàu cá có đăng ký, đăng kiểm và mang đầy đủ các trang bị an toàn và hoạt động theo đúng khả năng an toàn mà các cơ quan thẩm quyền cho phép.

7. Các Sở Thuỷ sản có trách nhiệm tham mưu cho UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và chỉ đạo các Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản thực hiện các việc sau:

- Nắm số lượng và khu vực hoạt động của người và tàu cá thuộc địa phương quản lý; tình hình người và tàu cá của các địa phương khác đang hoạt động trên vùng biển thuộc địa phương mình quản lý.

- Phối hợp với các ngành chức năng của địa phương, quản lý chặt chẽ chất lượng các trang thiết bị cứu sinh của các cơ sở sản xuất cung ứng phao trên địa bàn. Kiên quyết không để tình trạng các trang thiết bị cứu sinh không đảm bảo chất lượng lưu hành trên thị trường và lắp đặt xuống tàu cá.

8. Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan đơn vị thuộc Bộ, các ngành có liên quan:

- Tổ chức chỉ đạo các Chi cục Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản thực hiện nghiêm chỉnh các nội dung về quản lý tàu các được nêu trong chỉ thị này.

- Tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra nhằm quản lý chặt chẽ các hoạt động của tàu cá.

- Củng cố và xây dựng phương án tổ chức lực lượng Đăng kiểm tàu cá trong toàn quốc đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; tổ chức đào tạo, huấn luyện các cán bộ đăng kiểm tàu cá có đủ năng lực để quản lý toàn bộ khối tàu các của ngành thuỷ sản.

Theo dõi và định kỳ báo cáo Bộ trưởng kết quản thực hiện chỉ thị này.

Thủ trưởng các Vụ, Cục, thanh tra, Văn phòng Bộ, Giám đốc các Sở thuỷ sản, Chi cục trưởng các Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản các tỉnh, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc bộ căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai, thực hiện nghiêm túc chỉ thị này./.

 

Bộ Thuỷ sản

Bộ trưởng

(Đã ký)

 

Tạ Quang Ngọc