THÔNG TƯ CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Hướng dẫn thực hiện chế độ thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc có tính thời vụ và gia công
hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng
Thi hành Nghị định số 109/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 195/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;sau khi có ý kiến tham gia của Bộ Y Tế, Bộ Tài Chính, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các cơ quan có liên quan, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc sản xuất có tính thời vụ và gia công hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng như sau:
I. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
1. Phạm vi áp dụng của Thông tư này bao gồm các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh (gọi chung là doanh nghiệp) sau:
Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước, bao gồm: doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh; doanh nghiệp hoạt động công ích; doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang;
Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, bao gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân;
Doanh nghiệp hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, bao gồm: doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài;
Doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
Hợp tác xã hoạt động theo Luật Hợp tác xã có sử dụng lao động theo chế độ hợp đồng lao động;
Hộ sản xuất, kinh doanh cá thể, tổ hợp tác.
2. Đối tượng áp dụng là người lao động có hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 1 năm đến 3 năm và hợp đồng lao động không xác định thời hạn, thuộc các doanh nghiệp nêu tại Khoản 1 trên, bao gồm:
Làm các công việc có tính thời vụ trong sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, đòi hỏi phải thu hoạch ngay hoặc sau khi thu hoạch phải chế biến ngay không để lâu dài được;
Các công việc gia công hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng thường phụ thuộc vào thời điểm các chủ hàng yêu cầu.
II. THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI
1. Thời giờ làm việc của các đối tượng trên được quy định như sau:
1.1 Quỹ thời giờ tiêu chuẩn làm việc trong năm:
TQ = [TN- ( Tt+ TP + TL )] x tn (giờ)
+ TQ: Quỹ thời giờ tiêu chuẩn làm việc trong năm của người lao động;
+ TN: Số ngày trong năm tính theo năm dương lịch là 365 ngày; hoặc là 366 ngày nếu là năm nhuận;
+ Tt: Tổng số ngày nghỉ hàng tuần trong năm được xác định theo quy định tại Điều 72 của Bộ luật Lao động;
+ TP: Số ngày nghỉ hàng năm là 12, 14 hoặc 16 ngày và được tăng theo thâm niên làm việc theo quy định tại Điều 74, Điều 75 của Bộ Luật Lao động và Khoản 2, mục II của Thông tư số 07/LĐTBXH-TT ngày 11/4/1995;
+ TL: Số ngày nghỉ lễ trong năm là 8 ngày;
+ tn: Số giờ làm việc bình thường trong một ngày là 8 giờ; riêng đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo Danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành là 6 giờ.
Ví dụ1: Công nhân A làm việc 15 năm trong điều kiện lao động bình thường cho Công ty X. Quỹ thời giờ tiêu chuẩn làm việc năm 2003 của công nhân A tính như sau:
Số ngày nghỉ hàng năm của công nhân A là: = 15 ngày.
Trong đó: + 12 ngày được xác định theo quy định tại Điều 74 của
Bộ luật Lao động;
+ 15/5 là số ngày nghỉ tăng theo thâm niên được xác định theo quy định tại Điều 75 của Bộ luật Lao động.
- Lập bảng tính sau:
1.
|
Số ngày trong năm (theo dương lịch)
|
:
|
TN =
|
365
|
2.
|
Tổng số ngày nghỉ hàng tuần trong năm 2003
|
:
|
Tt =
|
52
|
3.
|
Số ngày nghỉ hàng năm
|
:
|
Tp =
|
15
|
4.
|
Số ngày nghỉ lễ
|
:
|
TL =
|
8
|
5.
|
Số giờ làm việc bình thường trong một ngày
|
:
|
tn =
|
8
|
TQ =[365- (52+15+8)]x8 = 2320 giờ
|
Vậy Quỹ thời giờ tiêu chuẩn làm việc của công nhân A năm 2003 là 2320 giờ.
Ví dụ2: Công nhân B làm nghề đặc biệt nặng nhọc cho Công ty Y đã 15 năm. Quỹ thời giờ tiêu chuẩn làm việc năm 2003 của công nhân B tính như sau:
Số ngày nghỉ hàng năm của công nhân B là: = 19 ngày.
Trong đó: - 16 ngày được xác định theo quy định tại Điều 74 của
Bộ luật Lao động;
15/5 là số ngày nghỉ tăng theo thâm niên được xác định theo quy định tại Điều 75 của Bộ luật Lao động.
Lập bảng tính sau:
1.
|
Số ngày tính theo năm dương lịch
|
:
|
TN =
|
365
|
2.
|
Tổng số ngày nghỉ hàng tuần trong năm 2003
|
:
|
Tt =
|
52
|
3.
|
Số ngày nghỉ hàng năm
|
:
|
Tp =
|
19
|
4.
|
Số ngày nghỉ lễ
|
:
|
TL =
|
8
|
5.
|
Số giờ làm việc bình thường trong một ngày
|
:
|
tn =
|
6
|
TQ =[365- (52+19+8)]x6 = 1716 giờ
|
Vậy Quỹ thời giờ tiêu chuẩn làm việc của công nhân B năm 2003 là 1716 giờ
1.2. Số giờ tiêu chuẩn làm việc hàng ngày:
Hàng năm, căn cứ vào Quỹ thời giờ tiêu chuẩn làm việc trong năm (TQ) đã tính ở trên, doanh nghiệp lập kế hoạch xác định số giờ tiêu chuẩn làm việc hàng ngày của người lao động theo các trường hợp sau:
a. Ngày làm việc bình thường là 8 giờ; hoặc là 6 giờ đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
b. Ngày làm việc nhiều hơn 8 giờ nhưng không quá 12 giờ; hoặc nhiều hơn 6 giờ nhưng không quá 9 giờ đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c. Ngày làm việc trên 4 giờ nhưng ít hơn 8 giờ; hoặc trên 3 giờ nhưng ít hơn 6 giờ đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
d. Cho nghỉ trọn ngày.
Ví dụ 3: Công nhân A theo ví dụ 1 có Quỹ thời giờ tiêu chuẩn trong năm 2003 là 2320 giờ. Công ty X phân bổ số giờ tiêu chuẩn làm việc hàng ngày của công nhân A năm 2003 như sau:
Các Tháng theo dương lịch
|
Số giờ tiêu chuẩn làm việc
hàng ngày
|
Số ngày làm việc
trong tháng
|
Tổng số giờ
làm việc trong tháng
|
Ghi chú
|
Tháng 1
|
8
|
25
|
200
|
Nghỉ 1 ngày tết dương lịch
|
Tháng 2
|
7
|
10
|
70
|
Nghỉ 4 ngày tết âm lịch
Nghỉ trọn 11 ngày làm việc
|
Tháng 3
|
7
|
26
|
182
|
|
Tháng 4
|
9
|
25
|
225
|
Nghỉ ngày Chiến thắng
|
Tháng 5
|
11 giờ từ thứ hai đến thứ năm
10 giờ vào thứ sáu, thứ bảy hàng tuần
|
26
|
287
|
Nghỉ ngày Quốc tế lao động
|
Tháng 6
|
10 giờ từ thứ hai đến thứ sáu
9 giờ vào thứ bảy
|
25
|
245
|
|
Tháng 7
|
7
|
23
|
161
|
4 ngày nghỉ hàng năm
|
Tháng 8
|
8
|
15
|
120
|
11 ngày nghỉ hàng năm
|
Tháng 9
|
6
|
20
|
120
|
Nghỉ trọn 5 ngày làm việc
Nghỉ ngày Quốc khánh
|
Tháng10
|
11 giờ từ thứ hai đến thứ sáu
8 giờ vào thứ bảy
|
27
|
282
|
|
Tháng 11
|
9 giờ từ thứ hai đến thứ bảy của 2 tuần đầu tháng
8 giờ vào các ngày làm việc khác trong tháng
|
25
|
212
|
|
Tháng 12
|
8
|
27
|
216
|
|
Tổng
|
|
|
2320
|
|
1.3. Các nguyên tắc sử dụng Quỹ thời giờ tiêu chuẩn làm việc:
a. Trong năm, tổng số giờ tiêu chuẩn làm việc được lập kế hoạch xác định theo hướng dẫn tại Khoản 1.2 trên (gồm cả thời giờ nghỉ ngơi trong ngày được tính là thời giờ làm việc) không được vượt quá Quỹ thời giờ tiêu chuẩn làm việc trong năm (TQ) đã xác định tại Khoản 1.1 trên;
b. Số giờ tiêu chuẩn làm việc hàng ngày ít hơn 8 giờ; hoặc ít hơn 6 giờ đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, nếu đã được lập kế hoạch xác định theo hướng dẫn nêu tại Điểm c và Điểm d khoản 1.2 trên, thì không phải trả lương ngừng việc;
Ví dụ 4: Trong tháng 2, Công ty X bố trí cho công nhân A làm việc 7 giờ/ngày trong 10 ngày làm việc, sau đó cho nghỉ trọn 11 ngày làm việc. Công ty đã bố trí theo đúng kế hoạch đã lập nêu tại Ví dụ 3 trên, như vậy:
Số giờ làm việc ít hơn so với 8 giờ của ngày làm việc bình thường là:
8 giờ - 7 giờ = 1 giờ; 1 giờ này không phải trả lương ngừng việc;
Số ngày nghỉ việc là 11 ngày cũng không phải trả lương ngừng việc.
c. Số giờ tiêu chuẩn làm việc hàng ngày đã được lập kế hoạch mà thực tế không bố trí cho người lao động làm việc thì phải trả lương ngừng việc;
Ví dụ 5: Tháng 3, do tình hình sản xuất kinh doanh Công ty X bố trí cho công nhân A làm việc 5 giờ/ngày trong 13 ngày làm việc, sau đó cho nghỉ trọn 10 ngày làm việc. Như vậy, so với kế hoạch đã được Công ty lập ra cho công nhân A vào tháng 3 nêu tại Ví dụ 3 trên, thì :
Số giờ làm việc thực tế ít hơn so với số giờ tiêu chuẩn làm việc hàng ngày là: 7 giờ- 5 giờ = 2 giờ; 2 giờ này phải trả lương ngừng việc;
- Số ngày ngừng việc so với kế hoạch là 10 ngày; 10 ngày này phải trả lương ngừng việc.
d. Số giờ tiêu chuẩn làm việc hàng ngày nhiều hơn 8 giờ, hoặc nhiều hơn 6 giờ đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, đã được xác định tại Điểm b khoản 1.2 trên, thì số giờ chênh lệch đó không tính vào tổng số giờ làm thêm trong năm, nhưng phải trả tiền lương và thực hiện các chế độ khác liên quan đến làm thêm giờ theo đúng quy định tại Thông tư số 15 /2003/TT-BLĐTBXH ngày 03/6/2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện làm thêm giờ theo qui định của Nghị định số 109/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ;
Ví dụ 6: Trong tháng 4, Công ty X bố trí cho Công nhân A làm việc 9 giờ/ngày từ thứ hai đến thứ bảy theo đúng kế hoạch của Công ty nêu tại Ví dụ 3 trên. Như vậy, số giờ làm việc nhiều hơn so với 8 giờ làm việc bình thường là: 9 giờ - 8 giờ = 1 giờ. Một giờ này không tính vào tổng số giờ làm thêm trong năm, nhưng phải trả tiền lương và thực hiện các chế độ khác liên quan đến làm thêm giờ theo đúng quy định tại Thông tư số 15 /2003/TT-BLĐTBXH ngày 03/6/2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện làm thêm giờ theo qui định của Nghị định số 109/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ.
e. Số giờ làm việc thực tế hàng ngày vượt quá số giờ tiêu chuẩn đã được lập kế hoạch theo hướng dẫn tại Khoản 1.2 trên thì số giờ đó được tính là giờ làm thêm để cộng vào tổng số giờ làm thêm trong năm, đồng thời trả tiền lương và thực hiện các chế độ khác liên quan đến làm thêm giờ theo đúng quy định tại Thông tư số 15 /2003/TT-BLĐTBXH ngày 03/6/2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện làm thêm giờ theo qui định của Nghị định số 109/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ.
Ví dụ 7. Trong tháng 7, Công ty X bố trí cho công nhân A làm việc 8 giờ/ ngày. Như vậy, so với kế hoạch đã được Công ty lập ra cho Công nhân A vào tháng 7 tại Ví dụ 3 nêu trên thì số làm việc nhiều hơn so với số giờ tiêu chuẩn làm việc là: 8 giờ- 7 giờ = 1 giờ. Một giờ này được tính vào tổng số giờ làm thêm trong năm, đồng thời phải trả tiền lương và thực hiện các chế độ khác liên quan đến làm thêm giờ theo đúng quy định tại Thông tư số 15 /2003/TT-BLĐTBXH ngày 03/6/2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện làm thêm giờ theo qui định của Nghị định số 109/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ.
f. Tổng số giờ tiêu chuẩn làm việc và số giờ làm thêm trong một ngày không quá 12 giờ; riêng đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm không quá 9 giờ;
g. Tổng số giờ tiêu chuẩn làm việc và giờ làm thêm trong một tuần không được vượt quá 64 giờ; riêng đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm không quá 48 giờ;
Ví dụ 8: Do yêu cầu đột xuất, trong tháng 5 và tháng 6, Công ty X có nhu cầu phải làm thêm giờ. Công ty được phép bố trí như sau:
Tháng 5, chỉ được tổ chức làm việc theo đúng kế hoạh đã nêu tại ví dụ 3, không được tổ chức làm thêm giờ vì tổng số giờ làm việc trong tuần là: (11giờ/ngày x 4ngày) + (10 giờ/ngày x 2 ngày) = 64 giờ;
Tháng 6 có thể bố trí làm thêm mỗi ngày 1 giờ từ thứ hai đến thứ sáu.
h. Tổng số giờ làm thêm trong một năm đối với mỗi người lao động thực hiện đúng theo quy định tại Thông tư số 15 /2003/TT-BLĐTBXH ngày 03/6/2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện làm thêm giờ theo qui định của Nghị định số 109/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ.
2. Thời giờ nghỉ ngơi của các đối tượng trên được quy định như sau:
2.1. Hàng tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 1 ngày (24 giờ liên tục). Trong những tháng thời vụ hoặc phải gấp rút gia công hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng, nếu không thực hiện được nghỉ hàng tuần thì phải bảo đảm hàng tháng có ít nhất 4 ngày nghỉ cho người lao động;
2.2. Chế độ nghỉ trong ca, nghỉ giữa ca, nghỉ chuyển tiếp giữa hai ca đối với từng người lao động thực hiện theo đúng qui định của Bộ Luật lao động đã sửa đổi, bổ sung. Trong trường hợp người lao động làm việc trong ngày trên 10 giờ, thì trước giờ làm việc thứ 9, phải bố trí cho họ nghỉ thêm ít nhất 30 phút tính vào giờ làm việc;
2.3. Doanh nghiệp phải bố trí để người lao động được nghỉ hoặc nghỉ bù đủ các ngày lễ, tết, nghỉ hàng năm và các ngày nghỉ có hưởng lương khác đúng theo qui định của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm của doanh nghiệp;
Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, chủ động lập kế hoạch thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong năm. Khi lập kế hoạch phải lấy ý kiến của Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời tại doanh nghiệp;
Thông báo kế hoạch thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong phạm vi doanh nghiệp để người lao động biết trước khi thực hiện. Thoả thuận với người lao động khi làm thêm giờ theo quy định tại Thông tư số 15/2003/TT-BLĐTBXH ngày 03/6/2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện làm thêm giờ theo qui định của Nghị định số 109/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ;
Hàng năm, nếu doanh nghiệp thực hiện chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo quy định tại Thông tư này thì phải đăng ký với Sở Lao động -Thương binh và Xã hội địa phương theo mẫu kèm theo Thông tư này. Trường hợp xác định số giờ làm việc bình thường hàng ngày là 8 giờ; hoặc là 6 giờ đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì không phải đăng ký.
2. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương:
Phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố phổ biến Thông tư này đến các doanh nghiệp đóng trên địa bàn; thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện; đồng thời phải tăng cường công tác thanh tra việc thực hiện, nếu phát hiện vi phạm thì phải xử lý nghiêm minh;
Tiếp nhận bản đăng ký kế hoạch thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo hướng dẫn của Thông tư này. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tổ chức sản xuất, kinh doanh;
Tổng hợp và báo cáo định kỳ 6 tháng, một năm về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội việc thực hiện Thông tư này của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn.
3. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
Bãi bỏ Thông tư số 14/1999/TT-BLĐTBXH ngày 18/5/1999 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc sản xuất có tính thời vụ và gia công hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để giải quyết.
(Mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 16 /2003/TT-BLĐTBXH, ngày 03/6/2003
của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Bộ, Ngành, địa Phương: ..........
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
Số: ......................................
|
........., ngày .........tháng ...........năm ..........
|
ĐĂNG KÝ KẾ HOẠCH THỜI GIỜ LÀM VIỆC,
THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI
năm......................
Tên doanh nghiệp :
Loại hình sản xuất kinh doanh :
Nghề, công việc sản xuất theo thời vụ, hoặc gia công xuất khẩu:
1/ Quỹ thời giờ tiêu chuẩn làm việc trong năm .......... tính bình quân cho một người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường:
TQ =
2/ Kế hoạch phân bổ Quỹ thời giờ tiêu chuẩn làm việc trong năm:
Tháng
|
Số giờ tiêu chuẩn
làm việc hàng ngày
|
Số ngày làm việc
trong tháng
|
Tổng số giờ
làm việc
|
Ghi chú
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
1
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
...
|
|
|
|
|
11
|
|
|
|
|
12
|
|
|
|
|
Tổng
|
TQ =
|
Đại diện công đoàn
(Ký tên - Đóng dấu)
|
|
Ngày tháng năm
Người sử dụng lao động
(Ký tên - Đóng dấu)
|