Sign In

QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Về việc phê duyệt Quy hoạch mạng lưới trường dạy nghềgiai đoạn 2002 - 2010

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Bộ Luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 02 tháng 12 năm 1998;

Căn cứ Nghị định 02/2001/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2001 của Chínhphủ Quy định chi tiết thi hành Bộ Luật Lao động và Luật Giáo dục về Dạy nghề;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phêduyệt Quy hoạch mạng lưới trường Dạy nghề giai đoạn 2002 - 2010 với các nộidung cơ bản sau đây:

1. Mục tiêu quy hoạch:

Xâydựng mạng lưới trường dạy nghề và các cơ sở dạy nghề khác đáp ứng nhu cầu pháttriển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh - quốc phòng, phục vụ sự nghiệp côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;

Từngbước nâng cao chất lượng dạy nghề, tăng nhanh tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề,khắc phục những bất hợp lý về cơ cấu nhân lực;

Tạocơ hội cho đông đảo người lao động được trang bị những kiến thức, kỹ năng nghềnghiệp, năng lực tiếp thu công nghệ mới để tự tạo việc làm, chủ động tìm kiếmcơ hội lập nghiệp.

2. Nguyên tắc quy hoạch:

Dựatrên chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của từng ngành, từngvùng kinh tế và từng địa phương; điều chỉnh hợp lý cơ cấu ngành nghề, trình độ,vùng miền; mở rộng quy mô đào tạo trên cơ sở đảm bảo chất lượng và hiệu quả,kết hợp giữa đào tạo và việc làm;

Đảmbảo tính kế thừa và phù hợp với khả năng đầu tư của Nhà nước và xã hội; đẩymạnh xã hội hoá; khuyến khích phát triển các cơ sở dạy nghề ngoài công lập, cơsở có vốn đầu tư nước ngoài;

Mởrộng đào tạo công nhân kỹ thuật, kỹ thuật viên và nhân viên nghiệp vụ theonhiều trình độ; liên thông giữa các ngành nghề, các trình độ đào tạo nghề vàvới các trình độ đào tạo khác trong hệ thống giáo dục quốc dân.

3. Nội dung quy hoạch:

a/Trình độ đào tạo:

Hìnhthành hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành thực hiện các chương trình dạy nghềngắn hạn dưới một năm (bán lành nghề) và dài hạn từ một đến ba năm (lành nghềvà trình độ cao):

Bánlành nghề: Được trang bị một số kiến thức và kỹ năng nghề nhất định;

Lànhnghề: Được trang bị kiến thức và kỹ năng nghề diện rộng hoặc chuyên sâu, có khảnăng đảm nhận những công việc phức tạp;

Trìnhđộ cao: Được trang bị kỹ năng nghề thành thạo và kiến thức chuyên môn kỹ thuậtcần thiết dựa trên nền học vấn trung học phổ thông hoặc trung học chuyên nghiệpđể có khả năng vận hành các thiết bị hiện đại và xử lý được các tình huống phứctạp, đa dạng trong các dây chuyền sản xuất tự động, công nghệ hiện đại.

Nhữngngười tốt nghiệp các chương trình dạy nghề ngắn hạn được cấp chứng chỉ nghề,những người tốt nghiệp các chương trình dạy nghề dài hạn được cấp bằng tốtnghiệp đào tạo nghề theo quy định của Luật Giáo dục;

Đảmbảo tỷ lệ đào tạo giữa các trình độ phù hợp với nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinhtế, cơ cấu lao động và nhịp độ phát triển công nghệ; chú trọng đào tạo côngnhân kỹ thuật, kỹ thuật viên và nhân viên nghiệp vụ trình độ cao để nâng caosức cạnh tranh của nền kinh tế.

b/Mạng lưới trường dạy nghề:

Cơsở dạy nghề bao gồm các trường dạy nghề, các trung tâm dạy nghề, các lớp dạynghề. Mạng lưới trường dạy nghề bao gồm cả các trường Trung học chuyên nghiệpvà Cao đẳng kỹ thuật có chức năng và nhiệm vụ dạy nghề;

Từngbước xây dựng và hoàn thiện những trường hiện có theo hướng chuẩn hoá, hiện đạihoá để tăng năng lực, chất lượng và hiệu quả đào tạo; tập trung đầu tư để nângcấp và phát triển các trường dạy nghề chất lượng cao, các trường đào tạo nghềtrình độ cao ở các vùng kinh tế trọng điểm và các khu công nghiệp tập trung chomột số ngành kinh tế mũi nhọn phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xãhội;

Điềuchỉnh mạng lưới trường thuộc các Bộ, ngành, địa phương phù hợp với nhu cầuchuyển đổi cơ cấu lao động theo ngành nghề và theo vùng miền; thành lập các trườngmới ở các tỉnh chưa có trường, ở các vùng kinh tế động lực, các ngành, các địaphương, các doanh nghiệp có nhu cầu lớn về lao động được đào tạo nghề; hìnhthành các trường đa ngành nghề ở các vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Bắc, TâyNguyên, Duyên hải Trung Bộ;

Pháttriển các cơ sở dạy nghề tại doanh nghiệp, ngoài công lập, các cơ sở có vốn đầutư nước ngoài và các chương trình dạy nghề trong các trung tâm giáo dục cộngđồng;

Đếnnăm 2005 mỗi tỉnh (thành phố) có ít nhất một trường dạy nghề, mỗi quận, huyệncó một trung tâm dạy nghề ngắn hạn và đến năm 2010 một số quận, huyện có trườngdạy nghề.

c/Quy mô tuyển sinh:

Tăngquy mô tuyển sinh học nghề dài hạn khoảng 11-12% hàng năm và nâng tỷ lệ laođộng đã qua đào tạo nghề lên 26% vào năm 2010;

Nângtỷ lệ tuyển sinh học nghề dài hạn trong tổng quy mô tuyển sinh học nghề từ 16%(năm 2000) lên khoảng 22% (năm 2005) và 27% (năm 2010), trong đó tỷ lệ đào tạotrình độ cao chiếm khoảng 7% (năm 2005) và 15% (năm 2010);

Nângtỷ lệ học sinh học nghề ngoài công lập đến năm 2010 lên khoảng 70%.

d/Cơ cấu ngành nghề đào tạo:

Cơcấu ngành nghề đào tạo được thường xuyên dự báo và điều chỉnh để phù hợp vớinhu cầu của thị trường lao động trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp vàdịch vụ;

Tậptrung đào tạo một số ngành nghề công nghệ cao, dịch vụ chất lượng cao cho cácthành phố lớn, cho các khu công nghiệp, khu chế xuất; ưu tiên cho một số ngànhmũi nhọn như công nghệ thông tin, viễn thông, cơ khí chính xác, cơ - điện tử,điện - điện tử, hàng không, hoá dầu, vật liệu mới, công nghệ sinh học và một sốngành có nhu cầu sử dụng lao động lớn như dệt - may, thuỷ sản; chú trọng dạynghề phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, phát triển nông thôn,miền núi và xuất khẩu lao động;

đ/Đội ngũ giáo viên dạy nghề:

Từngbước chuẩn hoá đội ngũ giáo viên; nâng tỷ lệ trung bình giáo viên trên số họcsinh đạt tới 1/15 vào năm 2010; nâng dần tỷ lệ giáo viên có trình độ sau đạihọc tại các trường dạy nghề, đặc biệt là ở các trưòng dạy nghề trình độ cao.

e/Cơ sở vật chất kỹ thuật:

Huyđộng mọi nguồn lực để nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật của các trường dạy nghềhiện có và thành lập các trường mới; từng bước chuẩn hoá diện tích xây dựng,diện tích phòng học, nhà xưởng, ký túc xá và suất đầu tư cho một chỗ học; chuẩnhoá và hiện đại hoá trang thiết bị dạy nghề;

Tậptrung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho các trường chất lượng cao vàmột số trường dạy nghề của các Bộ, ngành, địa phương;

g/Hoạt động nghiên cứu và sản xuất trong các trường dạy nghề:

Đẩymạnh công tác nghiên cứu khoa học, thực nghiệm, ứng dụng công nghệ mới vào sảnxuất để phục vụ công tác giảng dạy và học tập;

Khuyếnkhích hình thành cơ sở sản xuất, dịch vụ phù hợp với ngành nghề đào tạo để thựchiện phương châm học đi đôi với hành, tạo điều kiện để học sinh luyện tay nghềvà tạo thêm nguồn lực phát triển trường.

4. Các giải pháp chủ yếu:

a/Về tổ chức:

CácBộ, ngành, địa phương rà soát lại toàn bộ các cơ sở dạy nghề trực thuộc để cógiải pháp sắp xếp lại cho phù hợp với nhu cầu phát triển cả về quy mô, cơ cấungành nghề và trình độ đào tạo;

Xâydựng và ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về tiêu chuẩn trường, tiêuchí trường chất lượng cao; xây dựng và ban hành các điều kiện, các qui định vềthủ tục thành lập mới, sáp nhập, chia tách, giải thể, nâng cấp trường, các quyđịnh về đăng ký hoạt động dạy nghề;

Xâydựng và ban hành các chính sách thu hút đối với giáo viên, học sinh học nghề.

b/Về các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo:

Đổimới, hiện đại hoá chương trình, nội dung đào tạo theo hướng mềm dẻo, nâng caokỹ năng thực hành, năng lực tự tạo việc làm, năng lực thích ứng với những biếnđổi của công nghệ và thực tế sản xuất kinh doanh, gắn kết với việc làm trong xãhội; xây dựng chương trình dạy nghề theo mô - đun, đảm bảo liên thông giữa cáctrình độ đào tạo nghề và với các trình độ đào tạo khác trong hệ thống giáo dụcquốc dân; xây dựng nội dung, chương trình đào tạo nghề trình độ cao theo hướngtiếp cận với trình độ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới;

Đổimới và hiện đại hoá phương pháp dạy và học; phát huy được năng lực của mỗi cánhân, tăng cường tính chủ động và tính tích cực của học sinh;

Xâydựng chương trình phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề: tăng quy mô đào tạogiáo viên dạy nghề ở các trường Cao đẳng Sư phạm kỹ thuật, Đại học Sư phạm kỹthuật và các Khoa Sư phạm kỹ thuật tại các trường đại học khác; nghiên cứu xâydựng mới một số trường đào tạo giáo viên dạy nghề ở những vùng có nhu cầu lớn;đào tạo giáo viên theo chuẩn; phát triển đội ngũ giáo viên thỉnh giảng; thựchiện luân phiên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ theo chu kỳ 5 năm/lần;bổ sunggiáo viên cho một số ngành nghề mới, giáo viên có trình độ sau đại học cho cácchương trình đào tạo nghề trình độ cao;

Khuyếnkhích và tăng cường các hình thức liên kết giữa cơ sở đào tạo và cơ sở sảnxuất; kết hợp đào tạo kiến thức và kỹ năng cơ bản tại trường với đào tạo kỹnăng nghề nghiệp tại cơ sở sản xuất, kinh doanh; huy động các chuyên gia làmviệc tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, giáo dục, khoa học-công nghệ tham giaxây dựng nội dung, chương trình và đánh giá kết quả đào tạo;

Xâydựng và triển khai hệ thống kiểm định chất lượng dạy nghề.

c/Về đầu tư:

Tăngmức đầu tư từ ngân sách Nhà nước; tranh thủ nguồn viện trợ hoặc vay với lãisuất ưu đãi từ các tổ chức quốc tế và nước ngoài; huy động nguồn lực xã hội,đặc biệt là từ các doanh nghiệp và mở rộng hình thức liên kết đầu tư với nướcngoài hoặc 100% vốn nước ngoài cho phát triển dạy nghề; tập trung đầu tư chocác trường chất lượng cao;

Xâydựng và ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế, cácđơn vị, cá nhân thành lập các cơ sở dạy nghề.

d/Về quản lý:

Kiệntoàn hệ thống quản lý; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực và chất lượng độingũ cán bộ quản lý dạy nghề các cấp; tăng cường năng lực công tác lập kế hoạch,dự báo nhu cầu nhân lực và vai trò điều tiết quy mô, cơ cấu đào tạo của Nhà nước;

Tăngcường quản lý nhà nước các nguồn lực đầu tư cho dạy nghề; đổi mới cơ chế quảnlý tài chính để tăng hiệu quả đầu tư;

Tăngquyền chủ động và tự chịu trách nhiệm của các trường; đồng thời đặc biệt chútrọng công tác thanh tra, kiểm tra và kiểm định chất lượng của các cấp quản lý.

5. Tiến độ thực hiện:

a/Giai đoạn 2002 - 2005

CácBộ, ngành, địa phương rà soát lại năng lực đào tạo của các trường hiện có thuộcphạm vi quản lý theo chuẩn trường để điều chỉnh quy mô, cơ cấu ngành nghề, cơcấu trình độ đào tạo phù hợp với năng lực đào tạo;

Đầutư nâng cấp cơ sở vật chất, máy móc trang thiết bị dạy và học nghề; đổi mới chươngtrình đào tạo và phương pháp dạy nghề; đầu tư nâng cấp 25 trường thành trườngchất lượng cao;

Xâydựng mới các trường dạy nghề ở các tỉnh (thành phố) chưa có trường, một số trườngthuộc các ngành, khu công nghiệp theo nhu cầu phát triển, các cơ sở dạy nghềngoài công lập, cơ sở dạy nghề thuộc doanh nghiệp, chuyển một số cơ sở công lậpthành ngoài công lập để đến năm 2005 đảm bảo tiếp nhận khoảng 20% học sinh dàihạn và 84% học sinh ngắn hạn.

b/Giai đoạn 2006 - 2010

Xâydựng mới một số trường và đầu tư xây dựng thêm 15 trường chất lượng cao để đếnnăm 2010 có 40 trường chất lượng cao; tiếp tục đầu tư nâng cấp để tăng quy mô ,nâng cao chất lượng dạy nghề của các trường;

Pháttriển thêm các cơ sở dạy nghề ngoài công lập và cơ sở thuộc doanh nghiệp để đếnnăm 2010 đảm bảo tiếp nhận được khoảng 30% học sinh dài hạn và 88% học sinhngắn hạn.

Điều 2.Căn cứ vào Quyết định này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợpvới Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Bộ, ngành có liên quan, các tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương, các trường, xây dựng đề án chi tiết thực hiện quy hoạch;xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn; xây dựng kế hoạch triển khai hàngnăm; tổng hợp tình hình thực hiện, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Điều 3.Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 4.Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ,Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu tráchnhiệm thi hành Quyết định này./.

 

KT. THỦ TƯỚNG

Phó Thủ tướng

(Đã ký)

 

Phạm Gia Khiêm