Sign In

CHỈ THỊ CỦA UBND TỈNH

V/v tăng cường triển khai các biện pháp ngăn chặn dịch cúm ở người và gia cầm

________________________

Theo thống báo của Bộ Y tế, tình hình dịch cúm A đang diễn biến phức tạp ở 14 tỉnh, thành phố. Đây là bệnh truyền nhiễm tối nguy hiểm gây dịch, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vacxin phòng bệnh, tỷ lệ tử vong cao. Cục thú y củng thông báo dịch cúm gà đã xảy ra ở 34 tỉnh, thành phố và đang có nguy cơ lan rộng, ở Thái Bình từ đầu tháng 1/2004 đã xảy ra dịch cúm ở cả người và gia cầm, đã phát hiện 4 trường hợp nghi mắc cúm A và đến nay đã tử vong 3. Những trường hợp này Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương và Tổ chức Y tế thế giới đã xác định nhiễm vi rút cúm týp A (H5N1) có nguồn gốc từ cúm gà. Dịch cúm gà đã xuất hiện 10 ổ thuộc 4 huyện, thị xã gây thiệt hại lớn về kinh tế cho các cơ sở chăn nuôi và nhân dân.

Để ngăn chặn dịch bệnh và bảo vệ được đàn gia cầm, đặc biệt là bảo vệ tính mạng, sức khỏe cho nhân dân và giảm bớt thiệt hại về kinh tế UBND tỉnh chỉ thị:

1. Ban chỉ đạo của tỉnh về phòng chống dịch cúm ở người và gia cầm tăng cường triển khai các biện pháp để ngăn chặn dịch cúm ở ngưòi và gia cầm: Huy động mọi lực lượng xã hội cùng phối hợp tham gia vào việc giám sát; phát hiện, phòng, chống, cách ly, khoanh vùng và điều trị, xử lý dịch cúm; Chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động phòng chống dịch bệnh và đôn đốc kiểm tra việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh của các địa phương, đơn vị; Thực hiện chế độ báo cáo dịch theo đúng quy định.

2. Sở y tế tăng cường củng cố hơn nửa hệ thống giám sát dịch bệnh trên cả ngưòi và gia súc, đặc biệt giám sát dịch cúm A; Triển khai ngay các biện pháp phòng chống cúm cho cộng đồng và chuẩn bị sẵn sàng cơ sở, thuốc, vật tư, hóa chất phục vụ công tác khám bệnh, cấp cứu và điều trị người bệnh; chủ động báo cáo và đề nghị Bộ Y tế hỗ trợ về chuyên môn, kỹ thuật, thuốc, hóa chất và các phương tiện phòng hộ cho cán bộ y tế cũng như người tham gia vào việc tiêu hủy gia súc nhiễm bệnh, đảm bảo cho các hoạt động phòng, chống dịch có hiệu quả.

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức kiểm tra đồng loạt tất cả các cơ sở chăn nuôi gia cầm ở trong tỉnh để phát hiện sớm dịch bệnh, đồng thời hướng dẫn các biện pháp phòng chống kịp thời, hạn chế dịch bệnh phát sinh, phát triển; Chủ trì phối hợp tốt với các ngành: Công an, Thương mại, y tế tăng cường kiểm soát, ngăn chặn, xử lý gia cầm, sản phẩm gia cầm vận chuyển vào tỉnh; trong thời gian còn dịch, nghiêm cấm việc vận chuyển, lưu hành, giết mổ, buôn bán gia cầm và sản phẩm chế biến từ gia cầm giữa các địa phương trong tỉnh. Trường hợp vi phạm thì kiên quyết tiêu hủy kịp thời, triệt để. Tổ chức tiêu độc xử lý môi trường các ổ dịch gia cầm theo đúng quy định.

4. Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Thái Bình, Sở Văn hóa - Thông tin và các cơ quan thông tin đại chúng của các cấp, các ngành phốỉ họp chặt chẽ với ngành Y tế và ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn tăng cường công tác tuyên truyền sự nguy hại của bệnh cúm ở người và gia cầm, hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch cúm để mọi ngưòi dân tự giác thực hiện công tác vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống, hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh và tạm thời không giết mổ, ăn thịt gia cầm; tăng cường sức khỏe và khả năng phòng bệnh củng như các biện pháp xử lý cúm gia cầm, xử lý môi trường vùng ô nhiễm.

5. Giao Sở Tài chính chủ trì thông nhất với các sở, ngành liên quan đề xuất chính sách hỗ trợ cho công tác phòng chống dịch trình UBND tỉnh quyết định và tổ chức cấp phát kinh phí kịp thời đảm bảo đáp ứng nhu cầu cho các hoạt động phòng chống dịch bệnh trong tỉnh.

6. UBND huyện, thị xã triển khai khẩn cấp các biện pháp phòng chống dịch bênh; phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng của tỉnh để tăng cường công tác tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh; kiểm tra kiểm soát, xử lý triệt để các ổ dịch cúm trong địa bàn theo đúng quy định và thực hiện nghiêm chỉnh chế độ báo cáo tình hình dịch bệnh.

Nhận chỉ thị này, yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương khẩn trương triển khai tổ chức thực hiện và phải được coi là nhiệm vụ trọng tâm cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Giao cho Ban chỉ đạo của tỉnh về phòng chống dịch cúm ở người và gia cầm theo dõi và tổng họp tình hình thực hiện của các cấp, các ngành kịp thời báo cáo UBND tỉnh./

Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình

Chủ tịch

(Đã ký)

 

Bùi Tiến Dũng