• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 10/06/2001
  • Ngày hết hiệu lực: 23/04/2009
BỘ THUỶ SẢN
Số: 425/2001/QĐ-BTS
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thái Bình, ngày 25 tháng 5 năm 2001

QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ THỦY SẢN

Về việc ban hành Quy định tạm thời về công bố tiêuchuẩn

chất lượng hàng hóa chuyên ngành thủy sản

 

BỘ TRƯỞNG BỘ THỦY SẢN

Căn cứ Nghị định số50/ CP ngày 21/6/ 1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máycủa Bộ Thủy sản;

Căn cứ Quyết địnhsố 2425/2000/QĐ-BKHCNMT ngày 12/12/2000 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ vàMôi trường về việc ban hành Quy định tạm thời về công bô tiêu chuẩn chất lượnghàng hóa;

Xét đề nghị của Cụctrưởng Cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết địnhnày Quy định tạm thời về công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa chuyên ngànhthủy sản.

Điều 2. Các tổ chức, cá nhân sản xuất,kinh doanh hàng hóa chuyên ngành thủy sản phải công bố tiêu chuẩn chất lượngtheo bản Quy định này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau15 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 4. Cục trưởng Cục Bảo vệ nguồnlợi thủy sản chịu trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn thực hiện Quyết định này. Vụtrưởng các Vụ Tổ chức cán bộ lao động, Vụ Khoa học công nghệ, Chánh Thanh traBộ chịu trách nhiệm kiểm tra việc chấp hành các nội dung của Quy định tạm thờivề công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa chuyên ngành thủy sản./.

 

QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ CÔNG BỐ

TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA CHUYÊN NGÀNH THỦY SẢN

(Ban hành kèm theo Quyết định số 425/ 2001/QĐ-BTS ngày25/5/2001

của Bộ trưởng Bộ Thủy sản)

 

CHƯƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Quy định này quy định nộidung, thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa chuyên ngành thủy sản.

Điều 2. Các tổ chức, cá nhân (sau đâygọi tắt là cơ sở) sản xuất, kinh doanh hàng hóa chuyên ngành thủy sản (kể cả cơsở hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam) phải công bố tiêu chuẩnchất lượng hàng hóa chuyên ngành thủy sản theo Điều 10 và Điều 20 của Pháp lệnhChất lượng hàng hóa.

Điều 3. Phạm vi áp dụng của Quy địnhnày gồm các loại hàng hóa chuyên ngành thủy sản sản xuất trong nước và nhậpkhẩu để sừ dụng ở Việt Nam sau đây:

1. Động vật và thựcvật thủy sản để làm giống (kể cả giống bố mẹ).

2. Thức ăn chế biếncông nghiệp cho nuôi thủy sản.

3. Thuốc, hóa chất vàchế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thủy sản.

4. Ngư lưới cụ, cácthiết bị phục vụ khai thác thủy sản.

Điều 4. Việc công bố Tiêu chuẩn chấtlượng hàng hóa chuyên ngành thủy sản được thể hiện thống nhất trong Bản công bốtiêu chuẩn chất lượng hàng hóa chuyên ngành thủy sản.

Trường hợp một công tycó nhiều đại lý, chi nhánh cùng sản xuất, kinh doanh một loại hàng hóa (cùngtên gọi và mức chất lượng) thì công ty chịu trách nhiệm công bố Tiêu chuẩn chấtlượng tại nơi có trụ sở chính của công ty, sau đó chuyển bản công bố Tiêu chuẩnchất lượng cho từng cơ sở sản xuất, kinh doanh của mình để báo cáo với cơ quanquản lý địa phương sở tại.

Các cơ quan quản lý cóthẩm quyền tại nơi có cơ sở của công ty sẽ quản lý theo bản công bố tiêu chuẩnchất lượng thống nhất đó.

Điều 5. Cơ quan tiếp nhận và côngnhận Bản công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa chuyên ngành thủy sản là CụcBảo vệ nguồn lợi thủy sản và các Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại địa phương:

Cục Bảo vệ nguồn lợithủy sản chịu trách nhiệm tiếp nhận và công nhận Bản công bố tiêu chuẩn chất lượnghàng hóa chuyên ngành thủy sản cho các cơ sở ở các địa phương chưa có Chi cụcBảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Chi cục Bảo vệ nguồnlợi thủy sản tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tiếp nhậnvà công nhận Bản công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa chuyên ngành thủy sảncho các cơ sở có trụ sở chính đóng tại địa phương.

Điều 6. Tiêu chuẩn chất lượng hànghóa được công bố bao gồm:

Tiêu chuẩn Việt Nam,Tiêu chuẩn Ngành, Tiêu chuẩn quốc tế hoặc khu vực, Tiêu chuẩn nước ngoài đượccơ sở chấp nhận để áp dụng đối với hàng hóa của mình.

Tiêu chuẩn cơ sở do cơsở tự xây dựng.

Nội dung của tiêuchuẩn công bố không được trái với các quy định do các cơ quan nhà nước có thẩmquyền ban hành để áp dụng trong cả nước.

 

Chương II

NỘI DUNG VÀ THỦ TỤC CÔNG BỐ

Điều 7. Hồ sơ công bố Tiêu chuẩn chấtlượng hàng hóa chuyên ngành thủy sản gồm (2 bộ).

Các cơ sở gửi hồ sơcông bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa chuyên ngành thủy sản tới cơ quan tiếpnhận và công nhận, bao gồm:

1. Bản công bố tiêuchuẩn chất lượng hàng hóa;

2. Tiêu chuẩn chất lượnghàng hóa công bố (tiêu chuẩn cơ sở, tiêu chuẩn nước ngoài) kèm theo quyết địnhban hành;

3. Nhãn hàng hóa kèmtheo;

4. Bản sao phiếu đánhgiá kết quả khảo nghiệm, thử nghiệm (đối với hàng hóa cần nghiên cứu khảonghiệm, thử nghiệm trước khi lưu thông).

Điều 8. Tiếp nhận và xử lý hồ sơ.

1. Khi nhận đượchồ sơ công bố Tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa chuyên ngành thủy sản, Cơ quantiếp nhận quy định tại Điều 5 có trách nhiệm kiểm tra tính phù hợp của tiêuchuẩn với các quy định của Nhà nước, hướng dẫn cơ sở bổ sung những phần cònthiếu.

2. Trong thời hạn 7ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan tiếp nhận phải trả lời cho cơsở, đóng đấu vào bản công bố Tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa chuyên ngành thủysản và trao cho cơ sở 1 bộ hồ sơ công bố.

Điều 9. Quy định về ghi số công bố Tiêuchuẩn chất lượng hàng hóa chuyên ngành thủy sản:

Số công bố Tiêu chuẩnchất lượng hàng hóa chuyên ngành thuỷ sản gồm 2 nhóm (tính từ trái sang phải),cách nhau bởi 1 gạch ngang (-):

Nhóm thứ nhất: gồm haichữ cái "TS" (ký hiệu quy ước của Bộ Thủy sản) cộng thêm tên tỉnh, đượcviết tắt bằng các chữ cái (theo Phụ lục).

Nhóm thứ hai: số thứtự của hàng hóa được công bố (gồm 4 chữ số và chữ cái biểu thị nhóm hàng hóa vàhai số cuối của năm công bố, cách nhau bởi một gạch chéo (/).

Hàng hóa là giống thủysản ký hiệu là G; thức ăn cho nuôi trồng thủy sản ký hiệu là T; hóa chất,thuốc, chế phẩm sinh học ký hiệu là H; ngư lưới cụ ký hiệu là N.

Ví dụ:

TS -0001T/01 là sốcông bố Tiêu chuẩn chất lượng cho hàng hóa chuyên ngành thủy sản thứ nhất thuộcnhóm hàng hóa là thức ăn cho nuôi trồng thủy sản do Cục Bảo vệ nguồn lợi thủysản cấp trong năm 2001.

TSSG - 0010N/1 là sốcông bố Tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa chuyên ngành thủy sản thứ mười thuộcnhóm hàng hóa ngư lưới cụ do Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản thành phố Hồ ChíMinh cấp trong năm 2001.

 

Chương III

TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN CÔNG BỐ TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG

Điều 10. Trách nhiệm của cơ sở công bốtiêu chuẩn chất lượng hàng hóa:

1. Bảo đảm hàng hóađạt tiêu chuẩn chất lượng đã công bố, kiểm tra chất lượng hàng hóa và chịutrách nhiệm về chất lượng hàng hóa do mình sản xuất, kinh doanh đã công bố.

2. Khi có sự thay đổivề chất lượng hàng hóa hoặc nhãn hàng hóa so với lần công bố trước, cơ sở phảilập hồ sơ công bố lại theo quy định tại Điều 8.

Điều 11. Trách nhiệm của cơ quan tiếpnhận Bản công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa.

1. Tổ chức, hướng dẫnvà thực hiện tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa chuyênngành thủy sản theo phân cấp quy định tại Điều 5.

2.Trong phạm vi tráchnhiệm của mình, phối hợp vói các cơ quan liên quan định kỳ hoặc đột xuất kiểmtra, thanh tra và kịp thời xử lý khi có dấu hiệu hoặc có đơn khiếu nại, tố cáovi phạm về công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa chuyên ngành thủy sản theođúng quy định của pháp luật hiện hành.

3. Hàng quý, các Chicục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản gửi báo cáo về tình hình công bố tiêu chuẩn chấtlượng tình hình chất lượng hàng hóa chuyên ngành thủy sản đã công bố và các vấnđề có liên quan về Cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

4. Định kỳ hàng quý vàhàng năm, Cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản gửi báo cáo các nội dung về Bộ Thủysản, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

 

Chương IV

XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 12. Các cơ sở sản xuất, kinh doanhhàng hóa chuyên ngành thủy sản nếu vi phạm các điều khoản của Quy định này sẽbị xử phạt theo luật định.

Điều13. Các cá nhân thuộc cơ quantiếp nhận, khi có hành vi vi phạm Quy định này, tùy theo tính chất và mức độ viphạm sẽ bi xử lý theo quy định của pháp luật.

 

Chương V

ĐIỂU KHOẢN THI HÀNH

Điểu 14. Nhữrng quy định trước đây tráivới Quy định này đều bị bãi bỏ mọi sửa đổi bổ sung nội dung Quy định này do Bộtrưởng Bộ Thủy sản xem xét và quyết định bằng văn bản.

 

Phụ lục

QUY ƯỚC VIẾT TẠT TÊN CÁC TỈNH THÀNH PHỐ TRỰC THUỘCTRUNG ƯƠNG

(kèm theo Quyết định sô' 425/2001/QĐ-BTS ngày2/5/2001).

1 AG: An Giang 32. LA: Long An

2. BC: Bắc Cạn 33. LC: Lai Châu

3. BD': Bình Dương 34. LCA:Lào Cai

4. BĐ: Bình Đĩnh 35. LĐ: Lâm Đồng

5. BG: Bắc Giang 36. LS: Lạng Sơn

6. BL: Bạc Liêu 37. NA: Nghệ An

7. BN: Bắc Ninh 38. NB: Ninh Bình

8. BP: Bình Phước 39. NĐ: Nam Định

9. BT: Bến Tre 40. NT: Ninh Thuận

10. BTh: Bình Thuận 41. PT: Phú Thọ

11. BV: Bà Rịa - Vũng Tàu 42. PY: Phú Yên

12. CB: Cao Bằng 43. QB: Quảng Bình

13. CM: Cà Mau 44. QN: Qủang Ninh

14. CT: Cần Thơ 45. QNa: Quảng Nam

15. ĐL: Đắc Lắc 46. QNg: Quảng Ngãi

16. ĐNa: Đà Nẵng 47. QT: Quang Trị

17. ĐN: Đồng Nai 48. SG:Thành phố Hồ Chí Minh

18. ĐT: Đồng Tháp 49. SL: Sơn La

19. GL: Gia Lai 50. ST: Sóc Trăng

20. HB: Hòa Bình 51. TB: Thái Bình

21. HD: Hải Dương 52. TG: Tiền Giang

22. HG: Hà Giang 53. Tứ Thanh Hóa

23. HN: Hà Nội 54. TNg. Thái Nguyễn

24. HNa:Hà Nam 55. TN. Tây Ninh

25. HP: Hai Phong 56. TQ: Tuyên Quang

26. HT: Hà Tĩnh 57. TTH:Thừa Thiên - Huế

27. HTa: Hà Tây 58. TV: Trà Vinh

28. HY: Hưng Yên 59. VL: Vĩnh Long

29. KG: Kiên Giang 60. VP. Vĩnh Phúc

30. KH. Khánh Hòa 61. YB: Yên Bái

31. KT. Kon Tum

 

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Nguyễn Thị Hồng Minh

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.