• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 03/08/2012

UỶ BAN NHÂN DÂN

 TỈNH THÁI NGUYÊN

 

Số:   19/2012/QĐ-UBND

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Thái Nguyên, ngày  24 tháng 7 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển

 kinh tế - xã hội huyện Đồng Hỷ đến năm 2020

 

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND, ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số: 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ; 

Căn cứ Thông tư số 01/2007/TT-BKH ngày 07/02/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị đinh số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số: 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội;

Căn cứ Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH ngày 26/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch phát triển các sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Quyết định số 58/2007/QĐ-TTg ngày 04/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số: 3301/QĐ-UBND ngày 19/12/2009 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt đề cương dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Đồng Hỷ đến năm 2020;

Theo kết quả thẩm định của Hội đồng nghiệm thu Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Đồng Hỷ đến năm 2020 họp ngày 27/4/2012 và xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 881/SKHĐT-TH ngày 16/7/2012 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Đồng Hỷ đến năm 2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau:

 

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

- Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế đi liền với chất lượng tăng trưởng và tiến bộ công bằng xã hội, giảm bớt sự chênh lệch về mức sống giữa các tầng lớp dân cư và giữa các vùng trong huyện. Thực hiện tốt hơn các chính sách dân tộc, chính sách xoá đói giảm nghèo.

- Đặt sự phát triển của Đồng Hỷ trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh quốc tế, trong sự hợp tác chặt chẽ với các địa phương trong tỉnh Thái Nguyên, gắn với vùng TDMN Bắc Bộ, trong quá trình đổi mới của đất nước để phát triển kinh tế có chất lượng cao hơn.

- Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái; không làm tổn hại và suy thoái cảnh quan thiên nhiên.

- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế và củng cố quốc phòng an ninh,   trật tự xã hội, củng cố hệ thống chính trị và nền hành chính vững mạnh.

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Mục tiêu tổng quát

Phấn đấu đến năm 2020 xây dựng Đồng Hỷ trở thành huyện phát triển khá của tỉnh Thái Nguyên. Nâng cấp 3 thị trấn: Chùa Hang là đô thị loại 3, Sông Cầu, Trại Cau là đô thị loại 4. Xây dựng thị trấn Quang Sơn và thị trấn trung tâm huyện (Hoá Thượng) trở thành trung tâm kinh tế lớn, đô thị hiện đại của Huyện; các vấn đề văn hoá - xã hội được giải quyết tốt, môi trường tự nhiên được bảo vệ, trận tự, an toàn xã hội được bảo đảm, chính trị ổn định.

 2. Mục tiêu cụ thể

- Giai đoạn 2011-2015: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân hàng năm 14% (Trong đó: Công nghiệp - xây dựng tăng 18%; dịch vụ tăng 12,4%; nông, lâm nghiệp tăng 4,1%). Giai đoạn 2016-2020: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân hàng năm 13,7% (Trong đó: công nghiệp - xây dựng tăng 15,5%; dịch vụ tăng 13,5%; nông, lâm nghiệp tăng 4,0%).

- Cơ cấu kinh tế đến năm 2015 đạt: Công nghiệp - xây dựng 50,5%; dịch vụ 33,7%; nông, lâm nghiệp 15,8%. Đến năm 2020 đạt: Công nghiệp - xây dựng 55,8%; dịch vụ 36,7%; nông, lâm nghiệp 7,6%.

- GDP bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 45 triệu đồng, đến năm 2020 đạt 94,4 triệu đồng.

- Giai đoạn 2011-2015, phấn đấu tỉ lệ giảm sinh mỗi năm 0,15%o; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đạt 1,1%/năm; giai đoạn 2016-2020 tăng bình quân 1,0%/năm.

- Đến năm 2015, phấn đấu 3 xã đạt các tiêu chí nông thôn mới, đạt 16,6%; đến năm 2020, tỷ lệ này phấn đấu đạt 95%.

- Phấn đấu đến năm 2015 giảm tỷ lệ nghèo theo chuẩn mới còn dưới 10%; đến năm 2020 còn dưới 5%.

- Giai đoạn 2011-2015, phấn đấu tạo việc làm mới bình quân mỗi năm cho trên 1.800 người; giai đoạn 2016-2020 là: 2.000 người.

- Đến năm 2015, phấn đấu tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 45%; đến năm 2020 tỷ lệ này đạt trên 65%.

- Đến năm 2020 cơ bản xây dựng xong khu hành chính mới của huyện Đồng Hỷ

- Đến năm 2015 có 51/63 trường học đạt chuẩn quốc gia chiếm 80%. Đến năm 2020 có 57/63 trường đạt chuẩn Quốc gia chiếm 90%.

- Đến năm 2015, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi giảm dưới 15%; 100% số trạm y tế có bác sỹ, trong đó trên 30% số xã có 02 bác sỹ. Đến năm 2020, tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi giảm xuống 8,5%o; giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 13%; duy trì 100% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế.

- Đến năm 2015, phấn đấu 85% hộ gia đình đạt gia đình văn hoá; 55% làng, xóm, tổ dân phố đạt danh hiệu làng văn hóa; 95% số cơ quan đạt danh hiệu cơ quan văn hoá. Đến năm 2020, các chỉ tiêu này lần lượt phấn đấu đạt 90%, 85% và 98%.

- Đảm bảo giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và công tác quân sự địa phương. 

III. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC

1. Phát triển các ngành kinh tế 

1.1. Phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

- Giai đoạn 2011 - 2015, tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng (VA) ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đạt trên 4,1%/năm; tăng trưởng giá trị sản xuất (GTSX) của toàn ngành đạt 4,7%/năm; Giai đoạn 2016 - 2020 tương ứng là: 4,0%/năm và 4,1%/năm.

- Đến năm 2015, sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người đạt 342kg; 85% diện tích sản xuất chè được ứng dụng khoa học - kỹ thuật trong trồng, chăm sóc, thu hái và chế biến; sản lượng chè búp tươi đạt 28.500 tấn; giá trị gieo trồng bình quân hàng năm đạt 85 triệu đồng/ha; số lượng đàn trâu đạt 10.000 con và đàn bò đạt 5.000 con.

- Tăng nhanh năng suất lao động (NSLĐ) ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đạt 21,6 triệu đồng năm 2015 và 23 triệu đồng vào năm 2020.

1.2. Phát triển ngành công nghiệp-xây dựng

- Giai đoạn 2011-2015, phấn đấu đưa VA ngành CN-XD tăng bình quân trên 18,0%/năm và duy trì ở mức 15,5%/năm giai đoạn 2016-2020.

- Giai đoạn 2016-2020, phấn đấu đưa GTSX ngành CN-XD tăng bình quân trên 19,8%/năm và duy trì ở mức 16,7%/năm giai đoạn 2016-2020.

- Giai đoạn 2016-2020, phấn đấu tăng NSLĐ ngành công nghiệp đạt 231,7 triệu đồng năm 2015 và 424,9 triệu đồng vào năm 2020.

- Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nguyên liệu tại chỗ (khoáng sản, nông lâm sản), đóng góp lớn vào ngân sách Nhà nước như khai thác, chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông, lâm sản.

- Chú trọng phát triển ngành công nghiệp phụ trợ gắn với các cụm (điểm) công nghiệp để tăng giá trị gia tăng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh, tạo tiền đề cho sự phát triển ngành công nghiệp có trình độ tay nghề và công nghệ cao.

1.3. Phương hướng phát triển dịch vụ

- Giai đoạn 2011-2015, phấn đấu tăng trưởng VA ngành dịch vụ đạt 12,4%/năm và giai đoạn 2016-2020 đạt 13,5%/năm.

- Đến năm 2020, phấn đấu tăng NSLĐ ngành dịch vụ đạt 98,3 triệu đồng năm 2015 và 188,2 triệu đồng vào năm 2020.

- Giai đoạn 2011-2015, tăng cường phát triển các loại hình dịch vụ hỗ trợ, phục vụ sự phát triển các ngành công nghiệp và xã hội, đó là: vận tải, thương mại, thông tin liên lạc, giáo dục và đào tạo, tài chính.

- Giai đoạn 2016-2020, tập trung vào các ngành dịch vụ chủ đạo có cơ hội tăng cường vị thế cạnh tranh trên các lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông, khoa học và công nghệ...

2. Phát triển nguồn nhân lực

- Đến năm 2015, dân số trung bình của Huyện là 114.808 người. Lao động trong độ tuổi là 60.178 người, chiếm 52,4% dân số; trong đó số lao động trong độ tuổi có khả năng lao động là 58.974 người, chiếm 98% lao động trong độ tuổi. Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế như sau: CN-XD: 10.930 người, chiếm 16,9%; nông, lâm và thuỷ sản: 36.647 người, chiếm 56,6%; dịch vụ: 17.166 người, chiếm 26,5%.

- Đến năm 2020, dân số trung bình là 120.884 người. Lao động trong độ tuổi là 66.019 người, chiếm 54,6% dân số; trong đó số lao động trong độ tuổi có khả năng lao động là 64.318 người, chiếm 97,4% lao động trong độ tuổi. Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế như sau: CN-XD: 14.975 người, chiếm 20,3%; nông, lâm và thuỷ sản: 36.720 người, chiếm 49,7%; dịch vụ: 22.223 người, chiếm 30,1%.

- Đến năm 2015, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 45%, đến năm 2020, tỷ lệ này đạt trên 65%.

3. Phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội

3.1. Phát triển Giáo dục-đào tạo

- Đến năm 2015 có 51/63 trường học đạt chuẩn quốc gia chiếm 80%. Đến năm 2020 có 57/63 trường đạt chuẩn Quốc gia chiếm 90%.

- Đến năm 2015 có trên 95% phòng học được xây dựng kiên cố và bán kiên cố; đến năm 2020, 100% phòng học được xây dựng kiên cố, 100% số trường học có phòng học chức năng, phòng thiết bị thí nghiệm, phòng học máy vi tính, đến năm 2020 xây dựng đủ phòng bán trú cho học sinh và nhà công vụ cho giáo viên.

3.2. Y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

- Đến năm 2015, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi giảm dưới 15%, tiêm chủng đầy đủ trẻ em dưới 1 tuổi hàng năm đạt trên 98%; 100% số trạm y tế được xây dựng kiên cố theo chuẩn quốc gia;  100% số trạm y tế có bác sỹ, trong đó trên 30% số xã có 02 bác sỹ.

- Đến năm 2020, tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi giảm xuống 8,5%; giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 13%; duy trì 100% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế.

 3.3. Phát triển sự nghiệp văn hoá và thể dục thể thao

- Đến năm 2015, phấn đấu 55% làng, xóm, tổ dân phố đạt danh hiệu làng văn hóa; phấn đấu 95% số cơ quan đạt danh hiệu cơ quan văn hoá. Đến năm 2020, các chỉ tiêu này lần lượt phấn đấu đạt 85% và 98%.

- Đến 2015, phấn đấu 65% làng, xóm, khu phố có nhà văn hoá thôn bản được xây dựng đạt tiêu chí nông thôn mới. Đến năm 2020 tỷ lệ này là 95%.

- Đến 2020 có 75% số xã có nhà văn hóa xã, thôn và 70% có điểm bưu điện và điểm internet đạt chuẩn.

3.4. Phát thanh, truyền hình, truyên truyền báo chí:

Đến năm 2015, phấn đấu 100% số hộ được nghe đài, 100% số hộ được xem truyền hình; thời lượng chương trình đài địa phương (tỉnh) tăng gấp 2 lần, của huyện tăng gấp 1,5 lần.Năm 2020: Duy trì 100% số hộ được xem truyền hình và nghe Đài TNVN.

3.5. Về lao động, việc làm, giảm nghèo và an sinh xã hội

- Đến năm 2015, tốc độ giảm tỷ lệ hộ nghèo đạt 2,5%/năm; giai đoạn đến năm 2020, tốc độ giảm tỷ lệ hộ nghèo đạt 2%/năm.

- Đến năm 2015, phấn đấu 100% số người trong độ tuổi lao động có nhu cầu học nghề được đào tạo và tỷ lệ đào tạo lao động có việc làm sau đào tạo đạt 70%; đến năm 2020, tỷ lệ đào tạo lao động có việc làm sau đào tạo đạt 95%

- Giai đoạn 2011-2015, phấn đấu thu hút, tạo việc làm mới cho bình quân 1.500 lao động/năm; giai đoạn 2016-2020 bình quân 1.700 lao động/năm.

4. Phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội

4.1. Phát triển mạng lưới giao thông

- Đến năm 2015 và năm 2020 phấn đấu 85% và 100%: hệ thống giao thông huyện, đường liên xã, đường đến trung tâm các xã được nâng cấp chuẩn hoá đạt tiêu chuẩn đường cấp VI miền núi láng nhựa;  

- Đến 2015, trên 70% đường thôn bản được rải cấp phối; đến năm 2020, phấn đấu trên 95% đường thôn bản được rải cấp phối và bê tông xi măng.

4.2. Phát triển hệ thống thủy lợi, cấp thoát nước sản xuất và sinh hoạt

- Đến năm 2015, phấn đấu đảm bảo 80% diện tích đất nông nghiệp được chủ động tưới và 85% diện tích được chủ động tiêu; đến năm 2020, phấn đấu cả 2 chỉ tiêu này đạt 100%.

- Đến đến 2015 đạt 95% và đến năm 2020 phấn đấu trên 100% dân số đô thị được dùng nước sạch.

- Đến năm 2015, phấn đấu trên 85% và đến năm 2020 đạt 99% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh.

IV. PHƯƠNG HƯỚNG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KINH TẾ - XÃ HỘI

1. Phát triển hệ thống đô thị, bố trí dân cư, nông thôn mới

- Khai thác triệt để quỹ đất đô thị hiện có, tận dụng không gian, nâng cao hệ số xây dựng.

- Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, quy hoạch thêm các khu chung cư hoặc dãn dân ra các vùng ngoại thị trấn.

- Nâng cấp, xây dựng phát triển cụm trung tâm các xã: Quang Sơn, Hóa Thượng trở thành trung tâm kinh tế lớn, đô thị hiện đại của huyện.

- Xây dựng các trung tâm cụm xã, các xã vùng sâu, vùng xa gắn với việc bố trí lại dân cư trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Bố trí các khu dân cư nông thôn phải đảm bảo tính hợp lý, tiết kiệm, đáp ứng được nhu cầu ăn ở, đi lại...phù hợp với phong tục tập quán địa phương, thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.

2. Phương hướng tổ chức không gian ngành thương mại

- Trung tâm Thương mại: Đến năm 2015, đầu tư xây dựng 03 trung tâm thương mại tại 03 thị trấn (Chùa Hang, Sông Cầu, Trại Cau); đến năm 2020, phát triển thêm các trung tâm thương mại ở các thị trấn, thị tứ để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và du khách.

- Siêu thị: Giai đoạn 2011-2015, phát triển một số siêu thị tại các khu vực đô thị tập trung dân cư; giai đoạn 2016-2020, phấn đấu các thị trấn, thị tứ, các trung tâm cụm xã đều có siêu thị đạt tiêu chuẩn.

- Hệ thống chợ: phấn đấu đến năm 2015 cơ bản xoá các chợ tạm; hình thành và phát triển mạng lưới chợ theo chức năng như chợ đầu mối tiêu thụ nông sản; ưu tiên phát triển mạng lưới chợ trung tâm huyện, trung tâm cụ xã. Giai đoạn 2016-2020, cải tạo nâng cấp các chợ đang hoạt động, phát triển thêm chợ mới đảm bảo ít nhất mỗi xã có 1 chợ đạt tiêu chuẩn.

3. Tổ chức không gian phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

- Phát triển các cụm TTCN của Huyện gắn với hệ thống khu, cụm công nghiệp của Tỉnh để cùng phát huy được lợi thế so sánh của của cả Huyện và của Tỉnh. Tiến hành xây dựng hoàn chỉnh hệ thống cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào các cụm công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường.

- Giai đoạn 2011-2015: tập trung đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng và lấp đầy cụm công nghiệp Quang Sơn, cụm công nghiệp Đại Khai, cụm công nghiệp Nam Hòa.

- Giai đoạn 2016-2020, quy hoạch thêm 01 cụm công nghiệp gắn với các trục giao thông chính nhằm phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ cho các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

- Phát triển công nghiệp khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng, cụ thể: khai thác đá tại các xã Quang Sơn, Tân Long, Văn Lăng; khai thác cát sỏi tại các xã: Hoà Bình, thị trấn Sông Cầu

- Phát triển công nghiệp khai thác chế biến khoáng sản tại các xã/thị trấn: Nam Hoà, Trại Cau, Cây Thị, Hợp Tiến, Tân lợi,  Minh Lập, Hoá Trung, Tân Long.

- Phát triển các cơ sở sản xuất chế biến nông, lâm sản, cây công nghiệp ở các xã/thị trấn: Văn Hán, Khe Mo

4. Tổ chức không gian ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

- Quy hoạch ổn định diện tích trồng lúa ở các xã sản xuất chuyên canh vùng lúa, lúa giống ở xã Hóa Thượng, Hòa Bình, Hóa Trung và Huống Thượng.

- Hình thành các vùng sản xuất cây lâu năm tập trung như vùng chè đặc sản, vùng sản xuất chuyên canh cây chè  ở các xã Khe Mo, Văn Hán, Sông Cầu, Minh Lập, Hoà Bình.

- Phát triển vùng cây ăn quả chất lượng cao trong vườn các hộ gia đình, trang trại, gia trại ở các xã Khe Mo, Sông Cầu, Minh Lập, Văn Hán...

- Phát triển vùng trồng cây rau màu ở các xã Linh Sơn, Huống Thượng, Nam Hoà, Hoá Thượng.

- Phát triển vùng cây lâm nghiệp ở các xã: Hợp Tiến, Tân Lợi, Cây Thị, Văn Hán, Khe Mo, Tân Long, Văn Lăng

V. DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2012-2020

(có Phụ lục chi tiết kèm theo)

VI. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Giải pháp về vốn đầu tư 

- Đa dạng hoá các hình thức huy động và tạo vốn trong Huyện, đây là nguồn vốn có ý nghĩa quyết định về lâu dài, đảm bảo có đủ năng lực nội tại để tiếp nhận đầu tư trong nước và ngoài nước. 

- Phối hợp lồng ghép các nguồn vốn, trong đó bao gồm cả vốn các Chương trình mục tiêu Quốc gia, đồng thời lồng ghép với Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

- Đẩy mạnh huy động các nguồn lực, nhất là tự đầu tư của các doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện. Khuyến khích các doanh nghiệp tự đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất. Huy động mạnh mẽ sức dân và một phần vốn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ để làm thuỷ lợi nhỏ, giao thông nông thôn, công trình phúc lợi công cộng. Thực hiện chủ trương Nhà nước và nhân dân cùng làm để bê tông hoá kênh mương, xây dựng và kiên cố hóa hệ thống giao thông nông thôn. Đẩy mạnh xã hội hoá trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, thể dục thể thao.

- Chuẩn bị các dự án khả thi để thu hút các nguồn vốn FDI vào các lĩnh vực, dự án ưu tiên đầu tư để mở rộng sản xuất, tranh thủ tiếp nhận công nghệ, kinh nghiệm quản lý tiên tiến. 

- Huy động nhiều nguồn vốn và sử dụng có hiệu quả, xử lý đồng bộ các nguồn vốn trung hạn và dài hạn để đảm bảo sản xuất ổn định và phát triển. Huy động vốn không chỉ trong huyện mà còn thu hút từ các tỉnh khác.

2. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, trong đó xác định rõ cơ cấu ngành nghề, tỷ trọng trong các lĩnh vực, cấp bậc đào tạo đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện; chú trọng đào tạo, dạy nghề cho người lao động, trang bị kiến thức nhằm thay đổi tư duy kinh tế, tác phong công nghiệp cho người lao động.

- Lập kế hoạch, hỗ trợ tích cực và mở rộng hơn nữa việc đào tạo mới và đào tạo lại đội ngũ doanh gia đủ kiến thức tiếp cận những tiến bộ mới về khoa học quản lý, công nghệ mới, biết dự báo và tiếp cận với thị trường để chủ động hội nhập vào tiến trình toàn cầu hoá.

- Mở rộng hợp tác, liên kết với các cơ sở đào tạo có uy tín để đào tạo lao động kỹ thuật lành nghề. Khuyến khích các doanh nghiệp góp vốn và trang bị phương tiện để nâng cao chất lượng đào tạo hoặc liên kết đào tạo tại doanh nghiệp, ngân sách huyện sẽ hỗ trợ một phần kinh phí. Tạo sự liên kết giữa cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan tư vấn, các doanh nghiệp với các trường đại học, các cơ sở đào tạo công nhân kỹ thuật để hỗ trợ nhau trong vấn đề đào tạo, cung ứng, sử dụng nhân lực có hiệu quả.

- Đẩy mạnh công tác xã hội hoá về giáo dục, huy động mọi nguồn lực trong xã hội để phát triển đào tạo nghề và giáo dục.

3. Giải pháp phát triển khoa học - công nghệ và bảo vệ môi trường

- Đầu tư phát triển khoa học và công nghệ, tạo ra bước đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa: Coi trọng việc áp dụng công nghệ tiên tiến trong công nghệ chế biến. Giải quyết căn bản được các vấn đề về giống cây trồng vật nuôi có năng suất, chất lượng cao.

- Đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật, đầu tư đổi mới thiết bị máy móc, dây chuyền công nghệ đi đôi với bảo vệ môi trường, đặc biệt là đối với công nghiệp chế biến khoáng sản, công nghiệp chế biến nông, lâm sản.

- Khai thác gắn với bảo vệ tài nguyên giữ gìn môi trường sinh thái. Chú trọng bảo vệ và phát triển vốn rừng bao gồm cả rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng đặc dụng, rừng kinh tế... Có kế hoạch cải tạo đất, chống xói mòn, bạc màu, đẩy mạnh các biện pháp cải tạo và làm giàu đất.

4. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước

           - Thực hiện tốt nhóm chính sách về phát triển xã hội theo một số nội dung chính như: xã hội hoá giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá và thể thao; xoá đói giảm nghèo; xây dựng thôn bản, đời sống văn hoá; đào tạo, thu hút nguồn nhân lực.

- Tiếp tục thực hiện các nghị quyết, Chính phủ và của tỉnh về cải cách hành chính, coi đây là bước đột phá quan trọng góp phần thúc đẩy và thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội.

- Duy trì hiệu quả mô hình “một cửa” trong cơ quan hành chính các phòng/ban chức năng. Tiếp tục đơn giản hoá thủ tục hành chính và làm tốt công tác hệ thống hoá văn bản pháp lý, hồ sơ nhà đất, hồ sơ thương binh xã hội...

- Phối hợp trong xây dựng, cung cấp thông tin phục vụ cho công tác dự báo; trong đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế của huyện.

- Phối hợp trong đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế của huyện.

- Phối hợp trong xúc tiến đầu tư và thu hút đầu tư phát triển.

5. Giải pháp xóa đói, giảm nghèo

- Thực hiện tốt các chính sách, biện pháp trợ giúp phát triển kinh tế và tiếp cận các dịch vụ xã hội cho người nghèo: trợ giúp phát triển hạ tầng, tín dụng, dạy nghề, tạo việc làm, giáo dục, y tế; phổ biến các mô hình sản xuất hiệu quả; tạo điều kiện cho người nghèo tự chủ trong quá trình sản xuất; nâng cao chất lượng xoá đói giảm nghèo đảm bảo quá trình thoát nghèo một cách vững chắc.

- Thực hiện tốt các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, tạo việc làm mới. Nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo và đào tạo nghề nhằm đáp ứng được yêu cầu của tất cả các ngành kinh tế, các khu vực.

- Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách xã hội như chăm sóc người có công, bảo trợ xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội… theo hướng xã hội hoá thông qua các chương trình xây dựng quỹ do nhân dân và các tổ chức kinh tế -xã hội đóng góp.

6. Tăng cường mở rộng hợp tác kinh tế

- Hợp tác trong lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị: phối hợp xây dựng các tuyến giao thông, hệ thống thuỷ lợi.

- Hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp: Phối hợp trong quy hoạch các cụm công nghiệp, cung cấp dịch vụ, nguồn nguyên liệu và thị trường.

- Hợp tác trong lĩnh vực thương mại: Hợp tác về trao đổi thông tin và xúc tiến thương mại, tổ chức các cuộc hội chợ, triển lãm; phối hợp tuyên truyền và quảng bá du lịch, xây dựng các tour du lịch.

- Hợp tác trong lĩnh vực nông, lâm và thuỷ sản: Hợp tác trong xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung, tìm kiếm thị trường tiêu thụ hoặc xuất khẩu nông sản hàng hoá, sản xuất giống cây trồng và con vật nuôi chất lượng cao.

- Hợp tác với trong đào tạo đại học, đào tạo đội ngũ quản trị doanh nghiệp và đào tạo nghề cho người lao động.

7. Tăng cường an ninh, quốc phòng

- Thực hiện tốt chiến lược quốc phòng, an ninh; phát động phong trào quần chúng nhân dân tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc; kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội  với đảm bảo an ninh quốc phòng.

- Tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật trong cán bộ, nhân dân; công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự trên địa bàn; kiên quyết trấn áp và xử lý các loại tội phạm. Đẩy mạnh công tác nắm bắt tình hình cơ sở, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân nhằm tạo niềm tin và môi trường xã hội an toàn, trong sạch.

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 

1. Tổ chức công bố, phổ biến quy hoạch

- UBND huyện Đồng Hỷ tổ chức công bố, phổ biến Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Đồng Hỷ đến năm 2020 cho tất cả các cấp uỷ đảng và chính quyền, các ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp và nhân dân trong huyện.

- Tổ chức giới thiệu, quảng bá các dự án ưu tiên trong các dịp mời gọi, xúc tiến đầu tư để các nhà đầu tư ngoài huyện.

- Các cơ quan chức năng quản lý của chính quyền huyện Đồng Hỷ và phát huy vai trò của hệ thống chính trị trên cơ sở lấy các mục tiêu, nội dung đã đề ra trong quy hoạch huyện được duyệt làm căn cứ cho các quyết định trong kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm, các chương trình dự án phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội.

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước trên địa bàn huyện nói chung và đặc biệt là trong triển khai thực hiện quy hoạch nói riêng.

- Tuyên truyền vận động nhân dân hiểu rõ những yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đối với sự chuyển đổi đất đai, ngành nghề, hiểu rõ giữa lợi ích cá nhân với lợi ích xã hội để giảm bớt những mâu thuẫn nảy sinh.

- Thực hiện công khai quy hoạch phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện, tuyên truyền, thu hút sự chú ý của nhân dân và các nhà đầu tư thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

2. Xây dựng chương trình hành động và xúc tiến đầu tư

- Xây dựng chương trình hành động, từng bước thực hiện đạt mục tiêu quy hoạch.

- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư, chú trọng vào các các dự án trọng điểm có sản phẩm chủ lực, mang tính quyết định đến sự thành công hay thất bại trong thực hiện mục tiêu quy hoạch.

- Xây dựng một số chương trình sản phẩm chủ lực của huyện và tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc, tạo động lực mới cho phát triển sản xuất - kinh doanh của nhân dân; khuyến khích, ưu đãi đối với việc phát triển sản xuất và kinh doanh các sản phẩm chủ lực này về thị trường, vốn, đất đai.   

Điều 2. Giao UBND huyện Đồng Hỷ căn cứ vào mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong Quy hoạch được duyệt có trách nhiệm:

- Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định.

- Thông báo công khai Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020.

- Tuyên truyền vận động nhân dân tham gia thực hiện quy hoạch.

- Cụ thể hóa quy hoạch thành các kế hoạch 5 năm và hàng năm; các chương trình, dự án cụ thể để thực hiện.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch UBND huyện Đồng Hỷ và các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký./.

Nơi nhận:

- Như Điều 3;

- TT. Tỉnh uỷ;

- TT. HĐND tỉnh;

- Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh;

- Huyện ủy, HĐND huyện Đồng Hỷ;

- Chánh VP và các PVP UBND tỉnh;

- Trung tâm thông tin tỉnh;

- Lưu: VT, TH2b.

                          Truongtx/QĐ40/56b

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

CHỦ TỊCH

 

 

 

 

 

Dương Ngọc Long

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ

TRONG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN ĐỒNG HỶ ĐẾN NĂM 2020

( Kèm theo Quyết định số   19 /2012/QĐ-UBND ngày 24 /7/2012

của UBND  tỉnh Thái Nguyên)

STT

DANH MỤC DỰ ÁN 

A

GIAI ĐOẠN 2012-2015

I

GIAO THÔNG VẬN TẢI

1

Đường đến Trung tâm xã Văn Hán

2

Đường tránh thị trấn Chùa Hang

3

Cải tạo, nâng cấp ĐT 269 đoạn qua trung tâm thị trấn Trại Cau (đô thị Trại Cau)

4

Cải tạo, nâng cấp tuyến đường Bảo Nang - Làng Chàng - Cầu Lưu - Đường 269

5

Cải tạo đường giao thông liên xã Quang Sơn-Tân Long

6

Đường từ UBND xã Quang Sơn - Trung tâm chữa bệnh giáo dục lao động xã hội

7

Đường giao thông nông thôn xã Minh Lập

8

Cải tạo, nâng cấp đường Thanh Niên, thị trấn Chùa Hang

9

Đường đến trung tâm xã Văn Lăng

10

Đường giao thông Hoà Khê 1 - La Đàn, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ

11

Nâng cấp đường vào khu phục vụ lễ hội Chùa Hang, huyện Đồng Hỷ

12

Tuyến đường Thịnh Đức 2 - Đoàn Lâm - Hoà Khê 2 xã Văn Hán

13

Cải tạo, nâng cấp tuyến đường từ xóm Lân Quan đi phân trường Lân Quang, xã Tân Long

14

Đường Linh Nham - Khe Mo - Đèo Nhâu - Võ Nhai

15

Đường giao thông nội bộ trung tâm cụm xã Hợp Tiến

16

Tuyến đường Hoàng Gia - Bờ Suối xã Nam Hoà

17

Đường từ đảo tròn Chùa Hang qua mỏ đá Núi Voi đến quốc lộ 1B mới

18

Đường từ cổng Quân khu I đến khu hành chính mới huyện Đồng Hỷ

19

XD hoàn thiện hệ thống đường khu tái định cư Quang Sơn

20

Hoàn thiện và nâng cấp đường nội thị thị trấn Chùa Hang

21

Cải tạo, nâng cấp đường nội thị thị trấn Trại Cau

22

Nâng cấp đường Trại Cau đi Cây Thị

23

Cải tạo, nâng cấp đường giao thông nông thôn xã Nam Hoà

24

Đường từ UBND xã Văn Lăng đi Quảng Chu - Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn

25

Tuyến đường xóm Mỏ Nước đi xóm Khe Hai, xã Văn Lăng

26

Tuyến đường Tân Thịnh - Tân Sơn - Dạt - Tam Va, xã Văn Lăng

27

Tuyến đường Tân Thành - Khe Quân, xã Văn Lăng

28

Xây dựng tuyến đường xóm Làng Giếng đi Lân Quan, xã Tân long

29

Nâng cấp đường xóm Ba Đình đi xã Quang Sơn, xã Hoà Bình

30

Nâng cấp tuyến đường Làng Giếng đi Hồng Phong, xã Tân Long

31

Nâng cấp tuyến đường xóm Đồng Mẫu đi xã Hoà Bình

32

Nâng cấp tuyến đường xóm Làng Mới đi xóm Mỏ Ba, xã Tân Long

33

Nâng cấp tuyến đường xóm Đồng Mây đi xóm Hồng Phong, xã Tân Long

34

Xây dựng tuyến đường từ xóm Xuân Quang 2 đi Bản Lân Đăm, xã Quang Sơn

35

Xây dựng tuyến đường từ tiếp giáp thị trấn Trại Cau đi Trại Đèo, xã Tân Lợi

36

Nâng cấp tuyến đường từ giáp bệnh viện Trại Cau đi Đồi Đảng đến hầm Khúc Rồng, xã Tân Lợi

37

Xây dựng đường bê tông thôn, xóm

38

Cải tạo, sửa chữa cầu treo Văn Lăng, Khe Tiên, Văn Khánh xã Văn Lăng

39

Xây dựng cầu Long Giàn xã Khe Mo

40

Cải tạo, sửa chữa cầu treo Sông Đào Huống Thượng

41

Cải tạo, nâng cấp một số cầu bản bình quân 2 tỷ/cầu

II

THUỶ LỢI

1

Sửa chữa, nâng cấp cụm hồ Đồng Vung, hồ Hải Hà

2

Xây dựng đập tràn xã Tân Long, Khe Mo, Hợp Tiến

3

Cải tạo trạm bơm các xã Cây Thị, Tân Long, Minh Lập, Quang Sơn

4

Xây dựng trạm bơm xóm Đồng Luông, xã Tân Long

5

Xây dựng trạm bơm xóm Đồng Mây, xã Tân Long

6

Xây dựng trạm bơm xóm Cây Thị, xã Cây Thị

7

Xây dựng Hồ Vân Hán, xã Văn Hán

8

Xây dựng hồ chứa nước Ngàn Me xã Tân Lợi

9

Sửa chữa, nâng cấp Hồ Ao Nội xã Huống Thượng

10

Sửa chữa, nâng cấp Hồ Đồng Đình xã Quang Sơn

11

Xây dựng Đập Khe Ung, xóm Vân Khánh, xã Văn Lăng

12

Sửa chữa, nâng cấp Đập Khe Mong xã Văn Lăng

13

Cải tạo, nâng cấp Đập Vai Đằm, xóm Đồng Mẫu, xã Tân Long

14

Cải tạo, nâng cấp Đập Làng Mới, xóm Làng Mới, xã Tân Long

15

Xây dựng Đập Hồng Phong, xóm Hồng Phong, xã Tân Long

III

THƯƠNG MẠI

1

Xây dựng 4 siêu thị (Chùa Hang, Trại Cau, Quang Sơn, Hoá Thượng)

2

Xây dựng chợ 5 xã (Nam Hoà, Hoá Thượng, Tân Long, Văn Lăng, Huống Thượng)

3

Cải tạo, nâng cấp chợ 8 xã (Văn Hán, Hợp Tiến, Hoà Bình, La Đành-Hoá Trung, Trị Cài-Minh Lập, Khe Mo, Quang Sơn, Cây Thị)

IV

GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

1

Kiên cố hoá trường lớp học

-

Xây dựng 200 phòng học

-

Xây dựng 150 gian nhà công vụ

2

Xây dựng nhà văn phòng hội đồng các trường học

3

Xây dựng phòng học chức năng, thư viện các trường học

V

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

1

Xây dựng nhà ở, nhà ăn, bếp học viên trung tâm chính trị

2

Xây dựng khu hành chính mới huyện Đồng Hỷ

3

Nâng cấp thị trấn Chùa Hang lên đô thị loại 4

4

Xây mới trụ sở xã Cây Thị

5

Xây mới trụ sở xã Tân Lợi

6

Cải tạo trụ sở xã Hoá Thượng

7

Cải tạo trụ sở xã Hoà Bình

VI

Y TẾ - XÃ HỘI

1

Hoàn thiện các công trình phụ trợ 18 trạm y tế xã, thị trấn

2

Xây dựng nghĩa trang Liệt sỹ

3

Xây dựng nghĩa trang La Giang

4

Xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung

5

Hạ tầng ngoài hàng rào nhà máy sử lý rác thải huyện Đồng Hỷ (Hạng mục đường vào nhà máy và trạm biến áp)

6

Xây dựng Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội

7

Xây dựng đường dây và trạm biến áp xóm Liên Phương, xóm Bản Tèn, xã Văn Lăng

8

Xây dựng đường dây và trạm biến áp xóm Tân Sơn, xóm Dạt, xã Văn Lăng

9

Xây dựng trạm biến áp và đường dây cấp điện sinh hoạt xóm Trung Sơn, xã Quang Sơn

10

Cải tạo, nâng cấp đường điện xóm Con Phượng, xã Nam Hoà

VII

VĂN HOÁ-THỂ THAO

1

Trung tâm văn hoá thể thao huyện Đồng Hỷ

2

Xây dựng công trình phục vụ lễ hội Chùa Hang

3

Xây dựng cơ sở hạ tầng xã ATK (xã Văn Hán)

4

Xây dựng nhà văn hoá Trung tâm các xã

5

Xây dựng nhà văn hoá các xóm

B

GIAI ĐOẠN 2016-2020

I

GIAO THÔNG VẬN TẢI

1

Đường Khe Mo-Văn Hán

2

Đường Khe Mo đi xã Nam Hoà

3

Đường Khe Mo đi La Hiên (QL 1B)

4

Đường Quang Sơn-Tân Long - Văn Lăng - Phú Đô (đường 272)

5

Cải tạo, nâng cấp đường Bãi Vàng xã Hợp Tiến

6

Cải tạo, nâng cấp đường Hợp Tiến đi Mỏ sắt

7

Nâng cấp tuyến đường Hoá Thượng - Hoà Bình

8

Cải tạo, nâng cấp đường Khe Cạn xã Cây Thị

9

Cải tạo, nâng cấp tuyến đường Hoá Trung đi Ao Rôm xã Khe Mo

10

Cải tạo, nâng cấp đường Văn Khánh - Bản Tèn xã Văn Lăng

11

Đường 269 đi Đồn Trình Hợp Tiến

12

Đường cứu hộ, cứu nạn trong vùng mưa lũ huyện Đồng Hỷ

13

Thảm BTN đường Hoá Thượng - Hoà Bình (ĐT273)

14

Xây dựng đường bê tông thôn, xóm

15

XD Cầu treo Đồng Vung xã Hoà Bình

16

Sửa chữa cầu treo Sông Cầu xã Huống Thượng

17

Cải tạo, nâng cấp một số cầu bản bình quân 2 tỷ/cầu

II

THUỶ LỢI

1

Sửa chữa, nâng cấp Đập Na Lay xã Quang Sơn

2

Sửa chữa, nâng cấp Hồ Thanh Niên xã Hoá Thượng

3

Sửa chữa. nâng cấp Hồ Dọc Dọ xã Hoá Thượng

4

Sửa chữa, nâng cấp Hồ La Vương xã Hoá Thượng

5

Xây dựng Hồ Đồng Mỏ xã Nam Hoà

6

Sửa chữa, nâng cấp Hồ Hang Cô xã Hoá Trung

7

Sửa chữa, nâng cấp Hồ Trại Gião xã Nam hoà

8

Xây dựng đập tràn xóm Đèo Bụt, xã Hợp Tiến

9

Xây dựng Hồ Vực Rồng xã Nam Hoà

10

Sửa chữa, nâng cấp Hồ Trại Đèo xã Tân Lợi

11

Sửa chữa, nâng cấp cụm công trình thuỷ lợi liên huyện huyện Đồng Hỷ-Võ Nhai

12

Cải tạo, sửa chữa hồ Eo Đá

13

Xây dựng Kênh Hồ Cặp Kè

III

GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

1

Kiên cố hoá trường lớp học

-

Xây dựng 315 phòng học

-

Xây dựng 347 gian nhà công vụ

2

Xây dựng nhà văn phòng hội đồng các trường học

3

Xây dựng nhà trung tâm học tập cộng đồng tại 18 xã, thị trấn

4

Xây dựng phòng học chức năng, thư viện các trường học

IV

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

1

Xây mới trụ sở thị trấn Chùa Hang

2

Cải tạo trụ sở xã Văn Hán

3

Cải tạo, nâng cấp phòng Giáo dục và Đào tạo

4

Xây dựng công trình phụ trợ trụ sở các xã, thị trấn

V

VĂN HOÁ-THỂ THAO

1

 Tôn tạo các di tích lịch sử

2

Xây dựng nhà văn hoá Trung tâm các xã

3

Xây dựng nhà văn hoá các xóm

 

 

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.