• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 20/01/2012
  • Ngày hết hiệu lực: 15/12/2013
CHÍNH PHỦ
Số: 109/2011/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thái Nguyên, ngày 2 tháng 12 năm 2011
NGHỊ ĐỊNH
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 47/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ
quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan
_______________________________
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Bộ luật Dân sự ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 19 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 47/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan:
1. Điều 3 được sửa đổi tên và bổ sung khoản 3 như sau:
“Điều 3. Hình thức xử phạt và xác định giá trị hàng hóa vi phạm”
“3. Xác định giá trị hàng hóa vi phạm
a) Sau khi tạm giữ hàng hóa vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt phải tiến hành định giá làm căn cứ cho việc xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt đối với vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 28 Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 119/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP và Điều 34 Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Giá trị hàng hóa vi phạm phát hiện được và các tài liệu, căn cứ xác định giá trị hàng hóa vi phạm phải được ghi rõ trong biên bản vi phạm hành chính và lưu giữ trong hồ sơ vụ việc.
b) Trường hợp không xác định được giá trị hàng hóa vi phạm theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều này thì việc phạt tiền thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 20, khoản 2 Điều 23, khoản 2 Điều 31, khoản 2 Điều 33, khoản 2 Điều 34, khoản 2 Điều 35, khoản 2 Điều 37, khoản 2 Điều 39 và khoản 2 Điều 41 đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định này.”
2. Điều 20 được sửa đổi như sau:
“1. Hành vi phân phối dưới hình thức bán tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả hoặc tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị đến 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 2.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;
h) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng;
i) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng;
k) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
l) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 500.000.000 đồng.
2. Trong trường hợp không xác định được giá trị hàng hóa vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này thì phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu hàng hóa vi phạm, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm; buộc tiêu hủy hoặc đưa vào sử dụng nguyên liệu, vật liệu, phương tiện và thiết bị vi phạm hành chính;
b) Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm hình thức điện tử trên mạng Internet, trong các thiết bị điện tử tin học và thiết bị khác.”
3. Điều 23 được sửa đổi như sau:
“1. Hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả hoặc tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị đến 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;
h) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng;
i) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng;
k) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
l) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 500.000.000 đồng.
2. Trong trường hợp không xác định được giá trị hàng hóa vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này thì phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu hàng hóa vi phạm, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm; buộc tiêu hủy hoặc đưa vào sử dụng nguyên liệu, vật liệu, phương tiện và thiết bị vi phạm hành chính;
b) Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm dưới hình thức điện tử trên mạng Internet, trong các thiết bị điện tử tin học và thiết bị khác.”
4. Điều 31 được sửa đổi như sau:
“1. Hành vi sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp cuộc biểu diễn đã được định hình trên bản ghi âm, ghi hình mà không được phép của chủ sở hữu quyền hoặc tổ chức đại diện tập thể quyền liên quan bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị đến 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;
h) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng;
i) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng;
k) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
l) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 500.000.000 đồng.
2. Trong trường hợp không xác định được giá trị hàng hóa vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này thì phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu hàng hóa vi phạm, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm; buộc tiêu hủy hoặc đưa vào sử dụng nguyên liệu, vật liệu, phương tiện và thiết bị vi phạm hành chính;
b) Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm dưới hình thức điện tử trên mạng Internet, trong các thiết bị điện tử tin học và thiết bị khác.”
5. Điều 33 được sửa đổi như sau:
“1. Hành vi phân phối đến công chúng bản gốc hoặc bản sao cuộc biểu diễn mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền hoặc tổ chức đại diện tập thể quyền liên quan bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị đến 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 2.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;
h) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng;
i) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng;
k) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
l) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 500.000.000 đồng;
2. Trong trường hợp không xác định được giá trị hàng hóa vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này thì phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu hàng hóa vi phạm, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm; buộc tiêu hủy hoặc đưa vào sử dụng nguyên liệu, vật liệu, phương tiện và thiết bị vi phạm hành chính;
b) Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm dưới hình thức điện tử trên mạng Internet, trong các thiết bị điện tử tin học và thiết bị khác.”
6. Điều 34 được sửa đổi như sau:
“1. Hành vi sao chép, trích ghép bản ghi âm, ghi hình mà không được phép của chủ sở hữu quyền hoặc tổ chức đại diện tập thể quyền liên quan bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị đến 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;
h) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng;
i) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng;
k) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
l) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 500.000.000 đồng.
2. Trong trường hợp không xác định được giá trị hàng hóa vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này thì phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu hàng hóa vi phạm, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm dưới hình thức điện tử trên mạng Internet, trong các thiết bị điện tử tin học và thiết bị khác.”
7. Điều 35 được sửa đổi như sau:
“1. Hành vi phân phối bản ghi âm, ghi hình mà không được phép của chủ sở hữu quyền hoặc tổ chức đại diện tập thể quyền liên quan bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị đến 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 2.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;
h) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng;
i) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng;
k) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
l) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 500.000.000 đồng.
2. Trong trường hợp không xác định được giá trị hàng hóa vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này thì phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu hàng hóa vi phạm, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm; buộc tiêu hủy hoặc đưa vào sử dụng nguyên liệu, vật liệu, phương tiện và thiết bị vi phạm hành chính;
b) Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm dưới hình thức điện tử trên mạng Internet, trong các thiết bị điện tử tin học và thiết bị khác.”
8. Điều 37 được sửa đổi như sau:
“1. Hành vi công bố, sản xuất và phân phối bản ghi âm, ghi hình mà không được phép của chủ sở hữu quyền hoặc tổ chức đại diện tập thể quyền liên quan bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị đến 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 2.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;
h) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng;
i) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng;
k) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
l) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 500.000.000 đồng.
2. Trong trường hợp không xác định được giá trị hàng hóa vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này thì phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu hàng hóa vi phạm, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm; buộc tiêu hủy hoặc đưa vào sử dụng nguyên liệu, vật liệu, phương tiện và thiết bị vi phạm hành chính;
b) Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm dưới hình thức điện tử trên mạng Internet, trong các thiết bị điện tử tin học và thiết bị khác.”
9. Điều 39 được sửa đổi như sau:
“1. Hành vi xâm phạm quyền phân phối bản sao chương trình phát sóng mà không được phép của chủ sở hữu quyền hoặc tổ chức đại diện tập thể quyền liên quan bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị đến 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 2.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;
h) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng;
i) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng;
k) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
l) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 500.000.000 đồng.
2. Trong trường hợp không xác định được giá trị hàng hóa vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này thì phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu hàng hóa vi phạm, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm; buộc tiêu hủy hoặc đưa vào sử dụng nguyên liệu, vật liệu, phương tiện và thiết bị vi phạm hành chính;
b) Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm dưới hình thức điện tử trên mạng Internet, trong các thiết bị điện tử tin học và thiết bị khác.”
10. Điều 41 được sửa đổi như sau:
“1. Hành vi sao chép bản định hình chương trình phát sóng mà không được phép của chủ sở hữu quyền hoặc tổ chức đại diện tập thể quyền liên quan bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị đến 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;
h) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng;
i) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng;
k) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
l) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 500.000.000 đồng.
2. Trong trường hợp không xác định được giá trị hàng hóa vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này thì phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu hàng hóa vi phạm, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm; buộc tiêu hủy hoặc đưa vào sử dụng nguyên liệu, vật liệu, phương tiện và thiết bị vi phạm hành chính;
b) Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm dưới hình thức điện tử trên mạng Internet, trong các thiết bị điện tử tin học và thiết bị khác.”
Điều 2. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 01 năm 2012.
Điều 3. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

TM. CHÍNH PHỦ

Thủ tướng Chính phủ

(Đã ký)

 

Nguyễn Tấn Dũng

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.