• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 01/12/2011
  • Ngày hết hiệu lực: 15/01/2017
UBND TỈNH THÁI NGUYÊN
Số: 52/2011/QĐ-UBND
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thái Nguyên, ngày 21 tháng 11 năm 2011

QUYẾT ĐỊNH

Về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định về soạn thảo, ban hành và thẩm định

văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND các cấptrên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

______________________________________

 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2004;

Căn cứ Nghị định 91/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và  hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 1694/TTr-STP ngày 21/11/2011,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều trong Quy định về trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) của Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ban hành kèm theo Quyết định số 725/2007/QĐ-UBND ngày 19/4/2007 của UBND tỉnh như sau:

1. Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 1 Điều 14 như sau:

“Điều 14. Trách nhiệm của cơ quan chủ trì soạn thảo

1. Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm:

d) Tổ chức lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, các nhân hữu quan và các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản; đối với dự thảo văn bản QPPL của UBND tỉnh có quy định thủ tục hành chính thì cơ quan chủ trì soạn thảo phải tổ chức đánh giá tác động của quy định về thủ tục hành chính theo quy định tại Điều 10 Nghị định 63/2010/NĐ-CP của Chính phủ và phải gửi lấy ý kiến của cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Quyết định này”.

2. Bổ sung khoản 4 vào Điều 15 như sau:

Điều 15. Lấy ý kiến về dự thảo văn bản QPPL

4. Tổ chức lấy ý kiến đối với dự thảo văn bản QPPL của UBND tỉnh có quy định về thủ tục hành chính:

a) Cơ quan chủ trì soạn thảo phải gửi một (01) bộ hồ sơ để lấy ý kiến của Văn phòng UBND tỉnh (cơ quan kiểm soát soát thủ tục hành chính). Việc lấy ý kiến của Văn phòng UBND tỉnh phải thực hiện đồng thời với việc lấy ý kiến của các sở, ngành, địa phương, các đối tượng chịu sự tác động của thủ tục hành chính và đăng tải dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh.

b) Hồ sơ gửi lấy ý kiến Văn phòng UBND tỉnh bao gồm:

- Văn bản đề nghị góp ý, trong đó nêu rõ vấn đề cần xin ý kiến đối với quy định về thủ tục hành chính, xác định rõ các tiêu chí đã đạt được của thủ tục hành chính;

- Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính;

- Bản đánh giá tác động của quy định về thủ tục hành chính theo các tiêu chí: Sự cần thiết của thủ tục hành chính; Tính hợp lý của thủ tục hành chính; Tính hợp pháp của thủ tục hành chính; Các chi phí tuân thủ thủ tục hành chính.

c) Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu ý kiến góp ý của các sở, ban, ngành, tổ chức, cá nhân có liên quan để hoàn chỉnh dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, trình UBND tỉnh. Trường hợp không tiếp thu phải nêu rõ lý do.

Việc tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý của Văn phòng UBND tỉnh phải được thể hiện thành một mục riêng trong văn bản tiếp thu giải trình và được gửi đến Văn phòng UBND tỉnh.

d) Thời hạn góp ý đối với dự thảo văn bản QPPL của UBND tỉnh có quy định về thủ tục hành chính:

Ngay sau khi nhận được hồ sơ đề nghị góp ý, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Văn phòng UBND tỉnh thông báo cho cơ quan chủ trì soạn thảo để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;

Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, Văn phòng UBND tỉnh có trách nhiệm gửi văn bản tham gia ý kiến cho cơ quan chủ trì soạn thảo.”

3. Sửa đổi, bổ sung Điều 16 như sau:

“ Điều 16. Thẩm định dự thảo văn bản QPPL

1. Cơ quan thẩm định văn bản QPPL

a) Sở Tư pháp có trách nhiệm thẩm định văn bản QPPL do UBND tỉnh ban hành;

b) Phòng Tư pháp có trách nhiệm thẩm định văn bản QPPL do UBND cấp huyện ban hành;

c) Hội đồng thẩm định do Thủ trưởng cơ quan tư pháp thành lập để thẩm định các dự thảo văn bản QPPL do cơ quan tư pháp chủ trì soạn thảo.

2. Chậm nhất là 15 (mười lăm) ngày đối với cấp tỉnh, 10 (mười) ngày đối với cấp huyện trước ngày UBND họp, cơ quan soạn thảo phải gửi hồ sơ dự thảo văn bản QPPL đến cơ quan tư pháp cùng cấp để thẩm định.

Hồ sơ gửi thẩm định bao gồm:

a) Công văn đề nghị thẩm định;

b) Tờ trình và dự thảo văn bản QPPL đã được chỉnh lý sau khi nghiên cứu và tiếp thu ý kiến tham gia;

c) Bản tổng hợp ý kiến của các Sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan vào dự thảo văn bản và bản sao ý kiến của các Sở, ban, ngành, cơ quan đơn vị đó; bản tổng hợp ý kiến của các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản (nếu có); báo cáo giải trình nêu rõ lý do về việc tiếp thu hoặc không tiếp thu ý kiến góp ý vào dự thảo (trong đó có ý kiến và giải trình, tiếp thu ý kiến của Văn phòng UBND tỉnh đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của UBND tỉnh có quy định về thủ tục hành chính);

d) Bản đánh giá tác động thủ tục hành chính; Bảng tính toán chi phí tuân thủ thủ tục hành chính (đối với các dự thảo văn bản QPPL của UBND tỉnh có quy định về thủ tục hành chính);

đ) Các tài liệu có liên quan (văn bản QPPL làm căn cứ để ban hành văn bản; tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát (nếu có); xác định văn bản hoặc từng phần văn bản dự kiến bãi bỏ…).

3. Phạm vi thẩm định:

a) Sự cần thiết ban hành văn bản;

b) Đối tượng điều chỉnh, phạm vi điều chỉnh của văn bản;

c) Tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của dự thảo văn bản với hệ thống pháp luật;

d) Về thủ tục hành chính: Xem xét các vấn đề quy định tại Điều 7, Điều 8 Nghị định 63/2010/NĐ-CP (đối với các dự thảo văn bản QPPL của UBND tỉnh có quy định về thủ tục hành chính).

đ) Thể thức và kỹ thuật soạn thảo văn bản.

Cơ quan Tư pháp có thể đưa ra ý kiến về tính khả thi của dự thảo văn bản.

4. Cơ quan Tư pháp phải gửi báo cáo thẩm định cho cơ quan chủ trì soạn thảo chậm nhất là 07 (bảy) ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thẩm định. Trong trường hợp cần thiết cơ quan thẩm định có quyền yêu cầu cơ quan soạn thảo thuyết trình về nội dung dự thảo, cung cấp thông tin, tài liệu khác liên quan đến dự thảo. Trong quá trình tổ chức thẩm định, cơ quan Tư pháp có thể mời các chuyên gia am hiểu vấn đề chuyên môn thuộc nội dung dự thảo tham gia thẩm định.

Trường hợp cần thiết, Sở Tư pháp mời Văn phòng UBND tỉnh tham gia để thẩm định nội dung thủ tục hành chính quy định trong dự thảo văn bản QPPL của UBND tỉnh

5. Sau khi nhận được báo cáo thẩm định, cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu tiếp thu, chỉnh lý dự thảo và tờ trình để trình UBND, đồng thời báo cáo giải trình bằng văn bản về việc tiếp thu ý kiến thẩm định. Bản giải trình và dự thảo văn bản đã chỉnh lý theo ý kiến thẩm định được sao gửi đến cơ quan thẩm định và Văn phòng UBND cùng cấp.”

Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều trong Quy chế thẩm định dự thảo văn bản QPPL ban hành kèm theo Quyết định số 22/2011/QĐ-UBND ngày 06/5/2011 của UBND tỉnh như sau:

1. Sửa đổi, bổ sung Điều 3 như sau:

“Điều 3. Nguyên tắc thẩm định

Việc thẩm định dự thảo phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:

1. Bảo đảm tính khách quan và khoa học;

2. Tuân thủ trình tự, thủ tục và thời gian thẩm định theo quy định của Luật Ban hành văn bản QPPL của HĐND và UBND năm 2004; Nghị định 91/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND; Quyết định số 725/2007/QĐ-UBND ngày 19/4/2007 của UBND tỉnh ban hành Quy định về trình tự, thủ tục soạn thảo ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND các cấp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và Quyết định số 22/2011/QĐ-UBND ngày 06/5/2011 của UBND tỉnh ban hành Quy chế thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và các quy định tại Quyết định này;

3. Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức liên quan.”

2. Sửa đổi, bổ sung Điều 4 như sau:

“Điều 4. Nội dung thẩm định

Thẩm định dự thảo bao gồm các nội dung sau đây:

1. Sự cần thiết ban hành dự thảo văn bản;

2. Đối tượng điều chỉnh, phạm vi điều chỉnh của dự thảo văn bản;

3. Sự phù hợp của nội dung văn bản với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng;

4. Tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của dự thảo văn bản với hệ thống pháp luật hiện hành; sự phù hợp của dự thảo văn bản với các Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

5. Đảm bảo theo đúng trình tự và thủ tục soạn thảo văn bản quy định tại Luật ban hành văn bản QPPL của HĐND và UBND năm 2004 và các văn bản có liên quan;

6. Về thủ tục hành chính: Xem xét các vấn đề quy định tại Điều 7, Điều 8 Nghị định 63/2010/NĐ-CP (đối với các dự thảo văn bản QPPL của UBND tỉnh có quy định về thủ tục hành chính).

7. Ngôn ngữ, kỹ thuật soạn thảo văn bản;

Cơ quan thẩm định có thể đưa ra ý kiến về tính khả thi của dự thảo văn bản.”

3. Sửa đổi, bổ sung Điều 5 như sau:

“Điều 5. Hồ sơ thẩm định

Hồ sơ thẩm định do cơ quan chủ trì soạn thảo gửi đến cơ quan tư pháp cùng cấp để thẩm định, bao gồm:

1. Công văn đề nghị thẩm định;

2. Tờ trình HĐND đối với dự thảo Nghị quyết của HĐND; Tờ trình UBND đối với dự thảo Quyết định, Chỉ thị của UBND;

Nội dung Tờ trình phải nêu rõ: Sự cần thiết phải ban hành văn bản; quá trình soạn thảo; việc lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan, nội dung nào đã thống nhất, nội dung nào chưa thống nhất cần xin ý kiến;

3. Dự thảo văn bản;

4. Bản tổng hợp ý kiến của các Sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan vào dự thảo văn bản và bản sao ý kiến của các Sở, ban, ngành, cơ quan đơn vị đó; bản tổng hợp ý kiến của các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản (nếu có); báo cáo giải trình nêu rõ lý do về việc tiếp thu hoặc không tiếp thu ý kiến góp ý vào dự thảo (trong đó có ý kiến và giải trình, tiếp thu ý kiến của Văn phòng UBND tỉnh đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của UBND tỉnh có quy định về thủ tục hành chính);

5. Bản đánh giá tác động thủ tục hành chính; Bảng tính toán chi phí tuân thủ thủ tục hành chính (đối với các dự thảo văn bản QPPL của UBND tỉnh có quy định về thủ tục hành chính)”.

6. Các chủ trương, chính sách của Đảng và văn bản QPPL liên quan trực tiếp đến nội dung và là căn cứ để ban hành văn bản.”

4. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 8 như sau:

“Điều 8. Tiếp nhận hồ sơ thẩm định

1. Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ thẩm định

Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ thẩm định. Trong trường hợp hồ sơ thẩm định còn thiếu theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Quyết định này, cơ quan tư pháp có quyền yêu cầu cơ quan chủ trì soạn thảo bổ sung hồ sơ trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.”

5. Bổ sung khoản 6 , khoản 7 vào Điều 9 như sau:

“Điều 9. Trách nhiệm của Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp trong việc thẩm định

6. Trường hợp cần thiết, Sở Tư pháp mời Văn phòng UBND tỉnh tham gia để thẩm định nội dung thủ tục hành chính quy định trong dự thảo văn bản QPPL của UBND tỉnh.

7. Cơ quan thẩm định không tiếp nhận hồ sơ gửi thẩm định nếu dự thảo văn bản QPPL có quy định về thủ tục hành chính chưa có bản đánh giá tác động về thủ tục hành chính và ý kiến góp ý của Văn phòng UBND tỉnh”

6. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 Điều 10 như sau:

“Điều 10. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị đề nghị thẩm định dự thảo văn bản

1. Trách nhiệm của cơ quan chủ trì soạn thảo:

b) Gửi đầy đủ hồ sơ thẩm định theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Quyết định này đến cơ quan thẩm định chậm nhất là 15 (mười lăm) ngày trước ngày UBND họp đối với cấp tỉnh, 10 (mười) ngày trước ngày UBND họp đối với cấp huyện”.

7. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 3 Điều 11 như sau:

“Điều 11. Thẩm định dự thảo có nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực

3. Cuộc họp được tiến hành theo trình tự như sau:

b) Thành viên tham dự cuộc họp thảo luận và phát biểu ý kiến, tập trung vào những vấn đề được quy định tại khoản 2 Điều 2 Quyết định này”.

8. Sửa đổi, bổ sung Điều 12 như sau:

“Điều 12. Xây dựng báo cáo thẩm định

Công chức được phân công thẩm định dự thảo văn bản chịu trách nhiệm xây dựng dự thảo báo cáo thẩm định theo các nội dung của quy định tại khoản 2 Điều 2 Quyết định này. Báo cáo thẩm định được thể hiện dưới hình thức Công văn hành chính”.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc Sở Tài chính, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

TM. Ủy ban nhân dân

Chủ tịch

(Đã ký)

 

Dương Ngọc Long

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.