Chỉ thị
Về việc tăng cường công tác bảo vệ trẻ em, ngăn ngừa và giải quyết
tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị lạm dụng sức lao động
__________
Bảo vệ trẻ em, ngăn ngừa và giải quyết tình trạng TE lang thang, TE bị lợi dụng sức lao động là một bộ phận trong chương trình phòng chống sự xâm hại của các tệ nạn xã hội đối với TE và chương trình hành động vì TE.
Những năm qua, nhất là sau 5 năm triển khai thực hiện luật BVCS & GDTE; Chương trình hành động vì trẻ TE; Công tác BVCS & GDTE ở tỉnh ta đã có những chuyển biến đáng kể. Công tác BVCS & GDTE đã được các cấp uỷ Đảng, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo; Các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội đã có nhiều biện pháp tham gia. Phong trào toàn dân BVCS & GDTE có nhiều tiến bộ; Quyền và lợi ích cơ bản của TE được thực hiện khá hơn.
Tuy nhiên do đời sống khó khăn, do tác động mặt trái của cơ chế thị trường, mặt khác cũng do việc phối hợp và tập trung giải quyết của các ngành, các cấp chưa đúng mức và đồng bộ ở một số địa phương nên số trẻ lang thang, TE bị lạm dụng sức lao động vẫn không giảm. Đây là vấn đề xã hội bức xúc cần có sự nỗ lực giải quyết của các cấp, các ngành.
Để thực hiện nghiêm túc chỉ thị 06 của Thủ tướng Chính phủ; Chủ tịch UBND tỉnh chỉ thị:
1, Căn cứ vào nội dung của chỉ thị và các văn bản hướng dẫn của TƯ, Thủ trưởng các Sở, Ban ngành, đoàn thể, Chủ tịch UBND các huyện, thị, thành phố xây dựng chương trình hành động bảo vệ trẻ em đến năm 2000 và từng năm, có kế hoạch và biện pháp giải quyết cụ thể ở từng xã, phường, thôn xóm.
2, Uỷ ban Bảo vệ Chăm sóc TE tỉnh phối hợp với các đoàn thể chính trị và các cơ quan thông tin đại chúng (Báo, Đài PT và TH) làm tốt công tác tuyên truyền về kiến thức pháp luật, về chủ trương chính sách có liên quan đến TE, về quyền và bổn phận của TE; trách nhiệm của các ngành, các cấp, từng gia đình và của cộng đồng quan tâm tới việc bảo vệ chăm sóc và giáo dục TE.
3, Uỷ ban Bảo vệ chăm sóc TE phối hợp với Sở LĐTB-XH, Công an tỉnh tổ chức khảo sát điều tra đánh giá tình hình TE lang thang, TE bị lợi dụng sức lao động, nhất là ở thị xã, thành phố, các huyện điểm có đông TE ra đi kiếm sống, để xây dựng kế hoạch cùng với những biện pháp ngăn chặn và giải quyết có hiệu quả tình trạng TE lang thang, TE bị lạm dụng sức lao động trình UBND tỉnh phê duyệt vào quý 3 năm 1998.
4, Công an tỉnh chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố tăng cường quản lý nhân khẩu, hộ khẩu, có kế hoạch kiểm tra các tổ chức, cá nhân có sử dụng lao động TE, phối hợp với các ngành Nội chính kiên quyết xử lý nghiêm các vụ việc vi phạm quyền TE, tăng cường công tác phòng ngừa và ngăn chặn TE làm trái pháp luật.
5, Sở Văn hóa - Thông tin phối hợp với Sở Thể dục - Thể thao, Đoàn TNCS HCM, UBBVCSTE xây dựng các điểm vui chơi, hoạt động thể dục thể thao cho TE, nâng cao đời sống văn hoá tinh thần nhằm phát triển thể chất lành mạnh cho TE ở cộng đồng, đặc biệt là vùng khó khăn; Tăng cường quản lý các hoạt động văn hóa và việc phòng chống các văn hóa phẩm đồi truỵ, các tệ nạn xã hội.
6, Sở Giáo dục và Đào tạo mở rộng các lớp học thích hợp để thu hút được nhiều đối tượng TE đặc biệt khó khăn, tăng cường công tác chăm lo giúp đỡ giáo dục học sinh cá biệt. Chú trọng tới việc quản lý học sinh trong hè, dạy nghề cho TE học xong THCS không có điều kiện học lên.
7, Sở Y tế phối hợp với các ngành chức năng tăng cường chăm sóc sức khoẻ cho TE, tổ chức thường xuyên các đợt khám sức khoẻ và miễn phí cho TE nghèo, quan tâm tới phục hồi chức năng cho TE khuyến tật, tàn tật...
8, Uỷ Ban bảo vệ chăm sóc TE chủ trì phối hợp với các ngành, đoàn thể nghiên cứu xác định vai trò của gia đình và cộng đồng trong chiến lược BVCS & GDTE; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên chỉ đạo thực hiện tốt cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới trên địa bàn dân cư"; phong trào "Người lớn mẫu mực, TE chăm ngoan" nhằm hạn chế TE lang thang, TE bị lạm dụng sức lao động.
9, UBND các huyện, thị xã, thành phố phải có kế hoạch chỉ đạo công tác xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm để ngăn chặn và giải quyết cơ bản tình trạng TE lang thang là một trong những nhiệm vụ cấp bách của địa phương. Các xã, phường, các cơ quan, ban ngành chức năng thường xuyên nắm bắt tình hình TE thuộc diện trên để kịp thời có biện pháp giải quyết đạt hiệu của cao.
Yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể có kế hoạch thực hiện tốt chỉ thị này và hàng năm báo cáo kết quả với Chủ tịch UBND tỉnh./.