• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 08/08/1999
CHỦ TỊCH UBND TỈNH
Số: 1467/1999/QĐ-UB
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thanh Hóa, ngày 29 tháng 7 năm 1999

QUYẾT ĐỊNH CỦA CHỦ TỊCH UBND TỈNH THANH HOÁ

V/v phê duyệt dự án đầu tư phát triển cây cà phê tại Thanh Hóa

_______________         

 

CHỦ TỊCH UBND TỈNH THANH HÓA

 

- Căn cứ  Luật tổ chức HĐND và UBND công bố ngày 05/7/1994.

- Căn cứ Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định 42/CP ngày 16/7/1996 và Nghị định 92/CP ngày 23/8/1997 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 42/CP của Chính phủ.

- Căn cứ Quyết định số 02 TCT/ĐHAD/QĐ ngày 13/3/1999 Tổng công ty cà phê Việt Nam về việc phê duyệt dự án khả thi phát triển cà phê giai đoạn 1998-2002 của tỉnh Thanh Hóa từ nguồn vốn quỹ hỗ trợ phát triển Pháp (àD).

- Căn cứ văn bản số 4516 BKH/VPTĐ ngày 13/7/1999 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc thẩm định dự án cà phê chè của Công ty cao su cà phê Thanh Hóa.

- Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản số 315 NN/KHĐT ngày 17/7/1999.

QUYẾT ĐỊNH

 

Điêu 1:- Phê duyệt dự án phát triển cây cà phê chè tỉnh  Thanh Hóa với những nội dung sau:

1- Tên dự án: Phát triển cây cà phê chè tỉnh Thanh Hóa

2- Chủ đầu tư: Công ty cao su cà phê Thanh Hóa

3- Chủ quản đầu tư: UBND tỉnh Thanh Hóa

4- Địa điểm thực hiện và nội dung chính của dự án: Trồng mới và chăm sóc 3.260 ha cây cà phê chè từ năm 1999 đến năm 2001. Bố trí chủ yếu trên địa bàn các huyện: Như Xuân, Như Thanh, Ngọc Lặc, Thạch Thành và mưa sắm thiết bị chế biến nhỏ, sơ chế cà phê.

5- Tổng vốn ước tỉnh: 90.582,7 triệu đồng, trong đó:

5.1- Vốn đầu tư                                                             71.773  triệu đồng chia ra:

- Xây dựng vườn cây và chăm sóc cà phê 2 năm  60.829 triệu động

- Thiết bị chế biến nhỏ, sơ chế                                        10.227 triệu đồng

- Chi phí khác                                                                     717 triệu đồng.

5.2- Vốn để trả lãi các nguồn vay (AFD và vốn đối ứng của tỉnh):18.809,7 triệu đồng.

6- Nguồn vốn:

 - Vay vốn tín dụng ưu đãi                                                           57.033,7 triệu đồng,trong đó:

+ Vốn đối ứng đầu tư cho sản xuất                                             38.224,0 triệu đồng       

+ Trả lãi vay 05 năm đầu                                                                18.809,7 triệu đồng

- Vốn huy động từ các hộ nông dân                                               7.763,0 triệu đồng

- Vốn vay từ AFD (cơ quan phát triển Pháp )thông qua "chương trình phát triển 40.000 cà phê chè Arabica đến năm 2001"    : 25.786 triệu đồng.

7- Phương an trả nợ:

- Trả vay đầu tư cho sản xuất 38.224,0 triệu đồng, thời gian trả bắt đầu từ năm  2003 đến năm 2007  từ nguồn thu lợi nhuận sản phẩm cà phê nhân.

Lãi phát sinh từ năm 2004 đến năm 2007 trả từ nguồn thu lợi nhuận sản phẩm cà phê nhân.

Trả lãi vay AFD và lãi vay tín dụng ưu đãi trong 5 năm đầu (từ năm 1999 đến năm 2003): 18.809,7  triệu đồng từ nguồn vay tín dụng ưu đãi.

Riêng năm 1999 Ngân sách tỉnh hỗ trợ 50% lãi suất vay ưu đãi cho trồng mới năm đầu 1.000 ha và chăm sóc 02 năm tiếp theo.

8- Hình thức đầu tư: kết hợp các nguồn vốn (A FD, tín dụng ưu đãi , vốn tự có của dân và các nguồn vốn khác) đầu tư trồng mới ,chăm sóc 3.260 ha cây cà phê chè.

9- Thời gian thực hiện dự án: Từ năm 1999 đến năm 2013.

10- Hiệu quả đầu tư: Dự án phát triển cây cà phê chè tỉnh Thanh Hóa được thực hiện sẽ tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động,góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao dân trí, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế vùng trung du, miền núi,từng bước công nghiệp hoá hiện đại hóa nông nghiêp nông thôn.

Điều 2- Tổ chức thực hiện:

- Đối với vốn vay từ quỹ AFD : Thực hiện cơ chế giải ngân theo hướng dẫn riêng của Tổng công ty cà phê Việt Nam.

- Đối với vốn vay tín dụng ưu đãi: Công ty cao su cà phê Thanh Hóa là Chủ đầu tư, có trách nhiệm vay vốn trực tiếp tại Ngân hàng đầu tư phát triển(hoặc các tổ chức tín dụng khác được Nhà nước uỷ nhiệm cho vay) cho các hộ nông dân vay lại trêncơ sở hợp đồng trồng mới ,chăm sóc cà phê và được đầu tư ứng trước để phục vụ sản xuất.

- Công ty cao su – cà phê Thanh Hóa chịu trách nhiệm:

+ Tổ chức thực hiện dự án theo chức năng, nhiệm vụ và đạt hiệu quả cao.

+ Thanh toán lãi phát sinh hàng năm của hai loại vốn vay (AFD và tín dụng ưu đãi).

+ Bao tiêu sản phẩm cà phê nhân, thu hồi vốn vay hàng năm của các hộ thông qua  thu tiền bán sản phẩm hàng năm để trả nợ Ngân hàng đúng theo các quy định của Nhà nước.

- Các hộ nông dân vay vốn trồng mới,chăm sóc cà phê chè được trực tiếp quản lý, khai thác sản phẩm cho đến hết chu kỳ kinh tế cây cà phê và bán sản phẩm cho Công ty cao su – cà phê Thanh Hóa theo giá thoả thuận thông qua hợp đồng kinh tế, trả nợ cho Công ty từ tiền bán cả phê nhân hàng năm.

 Điều 3:- Các ông Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc cacSowr : Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính-Vật giá, Cục trưởng Cục đầu tư phát triển, Cục quản lý vốn và TSNN, Giám đốc Công ty cao su-cà phê Thanh Hoá và Thủ trưởng các ngành,  đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Phó Chủ tịch

(Đã ký)

 

Nguyễn Văn Thát

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.