• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 20/05/2003
  • Ngày hết hiệu lực: 22/05/2007
CHÍNH PHỦ
Số: 37/2003/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thanh Hóa, ngày 10 tháng 4 năm 2003

 

 

 

 

 

 

 

 

NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ

 Quyđịnh xử phạt vi phạm hành chính về đăng ký kinh doanh

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm2001;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 12 tháng 6 năm 1999;

Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02tháng 7 năm 2002;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

 

NGHỊ ĐỊNH

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng và phạm viđiều chỉnh

1. Nghị định này áp dụng đốivới cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính về đăng ký kinh doanh, đăngký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp theo Luật Doanhnghiệp; đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể theo Nghị định số 02/2000/NĐ-CPngày 03 tháng 02 năm 2000 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh.

2. Vi phạm hành chính về đăngký kinh doanh là các hành vi vi phạm các quy định quản lý nhà nước về đăng kýkinh doanh mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xửphạt hành chính, cụ thể: vi phạm quy định quản lý nhà nước về nhân thân củadoanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể; về kê khai trụ sở, địa điểm của doanhnghiệp, hộ kinh doanh cá thể; về đăng ký góp vốn vào Công ty; về thay đổi nộidung hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể; về treobiển hiệu; về đăng báo và báo cáo tài chính.

Điều 2. Nguyên tắc xử phạt

1. Mọi vi phạm hành chính vềđăng ký kinh doanh phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay. Việcxử phạt vi phạm hành chính về đăng ký kinh doanh phải được tiến hành nhanhchóng, công minh, triệt để; mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải đượckhắc phục theo đúng quy định của pháp luật.

2. Việc xử phạt vi phạm hànhchính về đăng ký kinh doanh phải do người có thẩm quyền tiến hành theo đúng quyđịnh tại Nghị định này.

3. Một hành vi vi phạm hànhchính về đăng ký kinh doanh chỉ bị xử phạt hành chính một lần. Tổ chức, cá nhânthực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt từng hành vi.

4. Việc xử phạt vi phạm hànhchính về đăng ký kinh doanh phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhânthân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng quy định tại Điều 8và Điều 9 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính để quyết định hình thức và biệnpháp xử lý thích hợp.

Điều 3. Thời hiệu xử phạt

1. Thời hiệu xử phạt vi phạmhành chính về đăng ký kinh doanh là một năm kể từ ngày hành vi vi phạm hànhchính được thực hiện. Nếu quá thời hạn nói trên thì không xử phạt nhưng vẫn bịáp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.

2. Đối với cá nhân đã bị khởitố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự,nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi viphạm có dấu hiệu vi phạm hành chính về đăng ký kinh doanh thì bị xử phạt hànhchính; trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đìnhchỉ vụ án, người đã ra quyết định phải gửi quyết định cho người có thẩm quyềnxử phạt vi phạm hành chính về đăng ký kinh doanh; trong trường hợp này, thờihiệu xử phạt vi phạm hành chính là ba tháng, kể từ ngày người có thẩm quyền xửphạt nhận được quyết định đình chỉ và hồ sơ vụ vi phạm.

3. Trong thời hạn được quy địnhtại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà cá nhân, tổ chức lại thực hiện vi phạmhành chính mới trong cùng lĩnh vực trước đây đã vi phạm hoặc cố tình trốntránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu quy định tại khoản 1 vàkhoản 2 Điều này; thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về đăng ký kinh doanh đượctính lại kể từ thời điểm thực hiện vi phạm hành chính mới hoặc thời điểm chấmdứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.

4. Cá nhân, tổ chức bị xử phạtvi phạm hành chính, nếu qua một năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xửphạt hoặc từ ngày hết hiệu lực thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm,thì được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về đăng ký kinh doanh.

Chương II

CÁC HÀNH VI VI PHẠMHÀNH CHÍNH

VỀ ĐĂNG KÝ KINH DOANH -HÌNH THỨC VÀ MỨC PHẠT

Điều 4. Vi phạm các quy định vềkê khai nhân thân của người thành lập doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồngđến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a. Kê khai người không có quyềnthành lập và quản lý doanh nghiệp theo quy định tại Điều 9 Luật Doanh nghiệp;

b. Kê khai người không có thực,người đã chết hoặc mất tích;

c. Mạo danh người khác, giả mạochữ ký;

d. Mượn họ tên để kê khaithành lập, quản lý doanh nghiệp;

đ. Kê khai không trung thực,không chính xác về nhân thân trong hồ sơ đăng ký kinh doanh.

2. Biện pháp khắc phục hậu quảáp dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này:

Ngoài việc bị xử phạt vi phạmhành chính theo quy định tại Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính cònphải lập lại hồ sơ đăng ký kinh doanh; đối với trường hợp đã được cấp Giấychứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải thực hiện việc đăng ký cấplại.

Điều 5. Vi phạm các quy định vềkê khai nhân thân của chủ hộ kinh doanh cá thể

1. Phạt tiền từ 100.000 đồngđến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a. Kê khai người không có quyềnđăng ký kinh doanh quy định tại Điều 18 Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 03tháng 02 năm 2000 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh;

b. Kê khai người không có thực,người đã chết hoặc mất tích;

c. Mạo danh người khác, giảmạo chữ ký;

d. Mượn họ tên để kê khai đăngký kinh doanh;

đ. Kê khai không trung thực,không chính xác về nhân thân trong hồ sơ đăng ký kinh doanh.

2. Biện pháp khắc phục hậu quảáp dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này:

Ngoài việc bị xử phạt vi phạmhành chính theo quy định tại Điều này, cá nhân vi phạm hành chính còn phải lậplại hồ sơ đăng ký kinh doanh; đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhậnđăng ký kinh doanh, cá nhân phải thực hiện việc đăng ký cấp lại.

Điều 6. Vi phạm các quy định vềkê khai trụ sở doanh nghiệp

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồngđến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a. Kê khai địa chỉ trụ sở khôngcó thật trên bản đồ hành chính; kê khai trụ sở nhưng thực tế không giao dịchtại trụ sở đó;

b. Kê khai địa chỉ trụ sở màkhông thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp của mình;

c. Kê khai không trung thực,không chính xác nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi ở hiện tại, nơi tạm trú củanhững người quản lý doanh nghiệp.

2. Biện pháp khắc phục hậu quảáp dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này:

Ngoài việc bị xử phạt vi phạmhành chính theo quy định tại Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính cònphải lập lại hồ sơ đăng ký kinh doanh; đối với trường hợp đã được cấp Giấychứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải thực hiện việc đăng ký cấplại.

Điều 7. Vi phạm các quy định vềkê khai địa điểm kinh doanh hộ kinh doanh cá thể

1. Phạt tiền từ 100.000 đồngđến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a. Kê khai địa điểm kinh doanhkhông có thật trên bản đồ hành chính; kê khai địa điểm kinh doanh nhưng thựctế không giao dịch tại địa điểm kinh doanh đó;

b. Kê khai địa điểm kinh doanhmà không thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp của mình;

c. Kê khai không trung thực,không chính xác nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi ở hiện tại, nơi tạm trú củacá nhân hoặc đại diện hộ gia đình.

2. Biện pháp khắc phục hậu quảáp dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này:

Ngoài việc bị xử phạt vi phạmhành chính theo quy định tại Điều này, cá nhân vi phạm hành chính còn phải lập lạihồ sơ đăng ký kinh doanh; đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận đăngký kinh doanh, cá nhân phải thực hiện việc đăng ký cấp lại.

Điều 8. Vi phạm các quy định vềđăng ký vốn góp vào Công ty

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồngđến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a. Đăng ký vốn nhưng thực tếkhông có vốn, đăng ký vốn lớn hơn số vốn có trên thực tế;

b. Không thực hiện việc cấpGiấy chứng nhận phần vốn góp cho các thành viên có vốn góp;

c. Không lập sổ đăng ký thànhviên đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên và Côngty hợp danh; sổ đăng ký cổ đông đối với Công ty cổ phần.

2. Biện pháp khắc phục hậu quảáp dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này:

Ngoài việc bị xử phạt vi phạmhành chính theo quy định tại Điều này; vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điềunày thì các cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn phải góp vốn như đã camkết; vi phạm quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này thì người đại diệntheo pháp luật của Công ty phải cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp và lập sổ đăngký thành viên đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lênvà Công ty hợp danh; sổ đăng ký cổ đông đối với Công ty cổ phần.

Điều 9. Vi phạm các quy định vềđăng ký thay đổi nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiềntừ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a. Thay đổi địa chỉ trụ sở,thay đổi tên doanh nghiệp, tên chi nhánh, tên văn phòng đại diện, ngành, nghềkinh doanh, vốn đăng ký, thay đổi người quản lý, người đại diện theo pháp luật,thành viên Công ty mà không đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh;

b. Đăng ký không trung thực nộidung thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh;

c. Đã thông báo tạm ngừng hoạtđộng nhưng vẫn kinh doanh.

2. Biện pháp khắc phục hậu quảáp dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này:

Ngoài việc bị xử phạt vi phạmhành chính theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này, người đại diệntheo pháp luật của doanh nghiệp còn phải thực hiện việc đăng ký để được cấp lạiGiấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đối với trường hợp quy định tại điểm ckhoản 1 Điều này, doanh nghiệp phải ngừng hoạt động kinh doanh cho đến thờiđiểm kết thúc tạm ngừng hoạt động ghi trong thông báo của doanh nghiệp.

Điều 10. Vi phạm các quy địnhvề đăng ký thay đổi nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiềntừ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a. Thay đổi địa điểm kinhdoanh, thay đổi tên hộ kinh doanh, ngành, nghề kinh doanh, thay đổi người đạidiện hộ kinh doanh mà không đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh;

b) Đăng ký không trung thực nộidung thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh;

c. Đã thông báo tạm ngừng kinhdoanh nhưng vẫn kinh doanh.

2. Biện pháp khắc phục hậu quảáp dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này:

Ngoài việc bị xử phạt vi phạmhành chính theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này, hộ kinh doanhcá thể vi phạm hành chính còn phải thực hiện việc đăng ký để được cấp lại Giấychứng nhận đăng ký kinh doanh. Đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1Điều này, thì hộ kinh doanh cá thể phải ngừng hoạt động kinh doanh cho đến thờiđiểm kết thúc tạm ngừng hoạt động ghi trong thông báo của hộ kinh doanh cá thể.

Điều 11. Vi phạm quy định vềkhông đăng ký kinh doanh

Các hành vi: kinh doanh khôngđăng ký kinh doanh, tiếp tục hoạt động kinh doanh khi đã bị thu hồi Giấy chứngnhận đăng ký kinh doanh, sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của phápluật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại.

Điều 12. Vi phạm quy định vềtreo biển hiệu

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiềntừ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không treo biển hiệu tạitrụ sở chính của doanh nghiệp và trụ sở của chi nhánh, văn phòng đại diện.

2. Biện pháp khắc phục hậu quảáp dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này:

Ngoài việc bị xử phạt vi phạmhành chính theo quy định tại Điều này, người đại diện theo pháp luật của doanhnghiệp còn phải thực hiện việc treo biển hiệu tại trụ sở chính của doanh nghiệpvà trụ sở của chi nhánh, văn phòng đại diện.

3. Việc treo biển hiệu khôngđúng quy định được xử lý theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về xử phạtvi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá thông tin.

Điều 13. Vi phạm các quy địnhvề đăng báo

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiềntừ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a. Không đăng báo nội dung đãđăng ký kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Doanh nghiệp;

b. Không đăng báo nội dung đãđăng ký thay đổi;

c. Không đăng báo quyết địnhgiải thể của doanh nghiệp.

2. Biện pháp khắc phục hậu quảáp dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này:

Ngoài việc bị xử phạt vi phạmhành chính theo quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp phải thực hiện việcđăng báo theo quy định của pháp luật.

Điều 14. Vi phạm về gửi báo cáotài chính

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiềntừ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không gửi báo cáo tàichính theo quy định.

2. Biện pháp khắc phục hậu quảáp dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này:

Ngoài việc bị xử phạt vi phạmhành chính theo quy định tại khoản 1 Điều này, người đại diện hợp pháp củadoanh nghiệp trước pháp luật còn phải thực hiện việc gửi báo cáo tài chính theoquy định của pháp luật.

Điều 15. Vi phạm về sử dụngGiấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động

Các hành vi: viết thêm, tẩyxoá, sửa chữa các nội dung trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứngnhận đăng ký hoạt động; cho thuê, cho mượn Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh,Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quyđịnh của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại.

Chương III

THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬPHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

VỀ ĐĂNG KÝ KINH DOANH

Điều 16. Thẩm quyền xử phạt viphạm hành chính về đăng ký kinh doanh

1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã,phường, thị trấn trong phạm vi thẩm quyền của mình quy định tại Điều 28 Pháplệnh Xử lý vi phạm hành chính có quyền áp dụng hình thức xử phạt hành chính vàbiện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điều 5, 7 và Điều 10 Nghị định nàyđể xử lý vi phạm hành chính về đăng ký kinh doanh.

2. Chủ tịch y ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộctỉnh trong phạm vi thẩm quyền của mình quy định tại Điều 29 Pháp lệnh Xử lý viphạm hành chính có quyền áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính và cácbiện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này để xử lý vi phạm hànhchính về đăng ký kinh doanh.

3. Cơ quan Quản lý thị trườngtrong phạm vi thẩm quyền của mình quy định tại Điều 37 Pháp lệnh Xử lý vi phạmhành chính có quyền áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biệnpháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điều 6, 7, 9 và Điều 10 Nghị định nàyđể xử lý vi phạm hành chính về đăng ký kinh doanh.

Điều 17. Thủ tục xử phạt viphạm hành chính

Thủ tục xử phạt vi phạm hànhchính về đăng ký kinh doanh được thực hiện theo quy định tại các Điều 53, 54,55, 56, 57, 58, 62, 64, 65, 66, 67 và Điều 68 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hànhchính.

 

Chương IV

KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

Điều 18. Khiếu nại, tố cáo vàgiải quyết khiếu nại, tố cáo

1. Tổ chức, cá nhân bị xử phạtvi phạm hành chính về đăng ký kinh doanh hoặc người đại diện hợp pháp của họ cóquyền khiếu nại đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính của người đã raquyết định.

Thủ tục khiếu nại và giải quyếtkhiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính về đăng ký kinh doanh thực hiệntheo các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Trong thời gian chờ đợi kết quảgiải quyết khiếu nại của cơ quan có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân bị xử phạt viphạm hành chính về đăng ký kinh doanh vẫn phải thi hành quyết định xử phạt.

Trong trường hợp không đồng ývới việc giải quyết khiếu nại thì tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hànhchính về đăng ký kinh doanh có thể khởi kiện tại toà hành chính theo quy địnhcủa pháp luật.

2. Công dân có quyền tố cáo vớicơ quan nhà nước có thẩm quyền những hành vi vi phạm hành chính về đăng ký kinhdoanh của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tốcáo.

3. Công dân có quyền tố cáo vớicơ quan nhà nước có thẩm quyền về hành vi trái pháp luật của người có thẩmquyền xử phạt vi phạm hành chính về đăng ký kinh doanh.

Việc giải quyết tố cáo của côngdân được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Điều 19. Xử lý vi phạm

1. Người có thẩm quyền xử phạtvi phạm hành chính về đăng ký kinh doanh mà sách nhiễu, dung túng, bao che,không xử phạt hoặc xử phạt không kịp thời, không đúng mức, xử phạt vượt quáthẩm quyền quy định thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luậthoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theoquy định của pháp luật.

2. Người bị xử lý vi phạm hànhchính về đăng ký kinh doanh nếu có hành vi cản trở, chống người thi hành côngvụ, trì hoãn, trốn tránh việc chấp hành quyết định xử phạt hoặc có những hànhvi vi phạm khác thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chínhhoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thườngtheo quy định của pháp luật.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 20. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thihành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Các quy định về xử phạt vi phạmhành chính về đăng ký kinh doanh trước đây trái với Nghị định này đều bị bãibỏ.

Điều 21. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơquan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dântỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị địnhnày./.

 

TM. CHÍNH PHỦ

Thủ tướng

(Đã ký)

 

Phan Văn Khải

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.