• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 25/07/2001
  • Ngày hết hiệu lực: 13/05/2007
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO-BAN TỔ CHỨC - CÁN BỘ CHÍNH PHỦ-BỘ TÀI CHÍNH-BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Số: 11/2002/TTLT/BGDĐT-BTCCBCP-BTC-BLĐTBXH
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thanh Hóa, ngày 27 tháng 3 năm 2002

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 35/2001/NĐ-CP ngày09/7/2001 của Chính phủ

về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dụcđang công tác ở các trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn

 

Thi hành Nghị định số 35/2001/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2001 củaChính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đang công tácở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xãhội đặc biệt khó khăn, sau khi trao đổi với các Bộ, ngành có liên quan, liêntịch Bộ Giáo dục và Đào tạo - Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ - Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh và Xãhội hướng dẫn thực hiện chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dụcđang công tác ởtrườngchuyên biệt, ởvùng có điềukiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn như sau:

 

A. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

1.Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong biên chế, người trong thời gian tập sựhoặc đang hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước(nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục hưởng lương từ ngân sách nhà nước) hiện đangcông tác ở các trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xãhội đặc biệt khó khăn.

2.Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục không thuộc biên chế nhà nước, người trong thờigian tập sự hoặc hợp đồng hưởng lương từ nguồn thu hợp pháp của đơn vị khôngthuộc ngân sách nhà nước (nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục không hưởng lươngtừ ngân sách nhà nước) hiện đang công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

3.Cán bộ quản lý giáo dục quy định tại điểm 1 và điểm 2 trên đây bao gồm:

a)Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Giám đốc, Phó Giám đốc các trung tâm, cơ sở giáodục và đào tạo;

b)Các cán bộ nguyên là nhà giáo, Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Giám đốc, Phó Giámđốc các cơ sở giáo dục và đào tạo được phân công làm nhiệm vụ tại các phòng,ban chuyên môn nghiệp vụ của các cơ sở giáo dục và đào tạo;

c)Các cán bộ nguyên là nhà giáo, Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Giám đốc, Phó Giámđốc các cơ sở giáo dục và đào tạo được điều động về công tác ở Phòng Giáo dục và Đào tạo mà cơquan Phòng Giáo dục và Đào tạo đóng trên địa bàn thuộc vùng có điều kiện kinhtế - xã hội đặc biệt khó khăn.

II. PHẠM VI ÁP DỤNG

1.Các trường chuyên biệt bao gồm:

a)Trường phổ thông dân tộc nội trú

b)Trường phổ thông dân tộc bán trú;

c)Trường dự bị đại học;

d)Trường trung học phổ thông chuyên;

đ)Trường giáo dưỡng;

e)Trường, lớp dành cho người tàn tật;

g)Trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao được thành lập nhằm phát triểntài năng của học sinh trong các lĩnh vực này và hoạt động theo quy định củaLuật Giáo dục.

2.Vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm: vùng dân tộcthiểu số, miền núi, hải đảo và những vùng khó khăn khác. Danh mục của nhữngvùng này được ban hành kèm theo các Quyết định số 1232/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12năm 1999, Quyết định số 647/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2000, Quyết định số42/QĐ-TTg ngày 26 tháng 3 năm 2001 và các quyết định bổ sung khác của Thủ tướngChính phủ phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn và xã biên giới, hải đảothuộc phạm vi chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khănmiền núi, vùng sâu, vùng xa.

3.Cơ sở giáo dục và đào tạo bao gồm:nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, trường mẫu giáo, mầm non, phổ thông, bổ túcvăn hóa, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, cao đẳng, đại học; các trung tâm:kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, dạy nghề, giáo dục thường xuyên, nuôi dạy trẻtàn tật.

III. NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG

1.Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục ngoài việc hưởng các chính sách như cán bộ,công chức công tác trong ngành giáo dục còn được hưởng thêm các chế độ phụ cấp,trợ cấp, ưu đãi quy định tại Thông tư này.

2.Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục khi nghỉ hưu hoặc thôi việc không hưởng cácchế độ phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi quy định trong Thông tư này.

Cácchế độ phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi quy định trong Thông tư này không sử dụng đểtính các chế độ phụ cấp khác, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trợ cấpthôi việc.

Riêngphụ cấp thu hút, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp lưu động được tính để trích nộp2% kinh phí công đoàn.

3.Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt không đóng trên địa bàn thuộc vùng có điều kiệnkinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn chỉ hưởng các chế độ phụ cấp, trợ cấp ưu đãiquy định cho các trường chuyên biệt hướng dẫn tại các Mục I, II và Mục III Phần B của Thông tư này;

Nhàgiáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt mà trường chuyênbiệt đứng trên địa bàn thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khókhăn thì hưởng đủ các chế độ phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi quy định từ Mục I đến Mục XI tại Phần B của Thông tư này;

Nhàgiáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở các cơ sở giáo dục và đào tạo thuộcvùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn chỉ hưởng các chế độ phụcấp, trợ cấp, ưu đãi quy định cho vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệtkhó khăn từ Mục I đến Mục XI (trừMục III) Phần B của Thông tư này.

4.Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục hưởng lương từ ngân sách nhà nước được hưởngcác chế độ phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi quy định tại Thông tư này do nguồn kinh phíthuộc ngân sách nhà nước chi trả;

Ngânsách trung ương chi trả cho các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở các trường chuyên biệt, các cơsở giáo dục và đào tạo thuộc các Bộ, ngành Trung ương quản lý. Ngân sách địa phươngchi trả cho các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, tại các cơsở giáo dục và đào tạo thuộc địa phương quản lý; Nhà giáo, cán bộ quản lý giáodục không hưởng lương từ ngân sách nhà nước được cơ sở giáo dục và đào tạo vậndụng, thực hiện các chế độ trợ cấp, phụ cấp, ưu đãi quy định tại Thông tư nàytừ nguồn thu hợp pháp của đơn vị.

B. CÁCCHẾ ĐỘ ĐƯỢC HƯỞNG

I. TRỢ CẤP THAM QUAN, HỌC TP, BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ

1.Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục thuộc đối tượng áp dụng tại Mục I Phần A Thông tư này hiện đang công táctại trường chuyên biệt, ởvùng có điều kiệnkinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn:

Khiđược cơ quan quản lý giáo dục có thẩm quyền cử đi học bồi dưỡng về chuyên môn,nghiệp vụ, ngoại ngữ thì được đài thọ tiền mua tài liệu học tập (không tính tàiliệu tham khảo), tiền học phí và thanh toán tiền mua vé tầu, xe, tiền thuê chỗở, phụ cấp công tác phí trong thời gian đi học theo chế độ công tác phí hiện hành.

Khihoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của năm học (đạt danh hiệu lao động giỏi, giáoviên dạy giỏi, chiến sĩ thi đua, được cấp bằng lao động sáng tạo) thì được đơnvị tổ chức đi tham quan, học tập trao đổi kinh nghiệm với các đơn vị trong nướcmỗi năm ít nhất 1 lần và được đài thọ chi phí bao gồm tiền mua vé tầu, xe, tiềnthuê chỗ ở, phụ cấp công tác phí theo chế độ công tác phí hiện hành và các chiphí khác cho việc tổ chức đi tham quan thực tế phát sinh có đủ chứng từ hợp lệvà trong phạm vi dự toán được duyệt.

2.Hàng năm, ngay từ đầu năm học các trường chuyên biệt, các cơ sở giáo dục và đàotạo đóng trên địa bàn thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khókhăn căn cứ vào biên chế năm học lập kế hoạch trong năm của nhà giáo, cán bộquản lý giáo dục đi học bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ; kế hoạch tổchức cho các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có thành tích xuất sắc đi thamquan, học tập trao đổi kinh nghiệm với các đơn vị, địa phương trong nước kèmtheo dự toán kinh phí gửi cơ quan quản lý giáo dục và đào tạo trực tiếp phêduyệt.

Cáctrường chuyên biệt, các cơ sở giáo dục và đào tạo đang quản lý nhà giáo, cán bộquản lý giáo dục thực hiện việc thanh toán các khoản tiền mua tài liệu học tập,tiền học phí theo hóa đơn tài chính và biên lai thu của cơ sở đào tạo. Tiền muavé tầu, xe, tiền thuê chỗ ở, phụ cấp công tác phí trong thời gian học tập đượcthanh toán theo chế độ hiện hành.

Khoảntiền mua tài liệu học tập, tiền học phí, tiền mua vé tầu, xe, tiền thuê chỗ ở,phụ cấp công tác phí, chi phí tổ chức đi tham quan, học tập, bồi dưỡng, traođổi kinh nghiệm được hạch toán vào các mục, tiểu mục thích hợp của chương,loại, khoản tương ứng theo Mục lục Ngân sách nhà nước.

II. PHỤ CẤP ƯU ĐÃI

1.Đối tượng được hưởng.

Nhàgiáo, cán bộ quản lý giáo dục thuộc đối tượng áp dụng tại Mục I Phần A Thông tư này hiện đang công táctại trường chuyên biệt, ởvùng có điều kiệnkinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Thờigian không được tính để trả phụ cấp ưu đãi cho các đối tượng nêu trên gồm có:

Đihọc tập dài hạn, đi công tác trên 3 tháng, nghỉ về việc riêng 1 tháng (liêntục);

Nghỉthai sản vượt quá tiêu chuẩn quy định trong Bộ Luật Lao động và nghỉ ốm theo quy định tại Điều lệ bảohiểm xã hội;

Trongthời gian chấp hành kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.

2.Mức phụ cấp.

2.1.Mức phụ cấp:

2.1.1.Mức phụ cấp 70% lương theo ngạch, bậc hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo(nếu có) áp dụng đối với các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đang công táctại:

a)Các cơ sở giáo dục và đào tạo đóng trên địa bàn thuộc vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn;

b)Các trường chuyên biệt sau:

Trườngtrung học phổ thông chuyên;

Trườngphổ thông dân tộc nội trú;

Trường,lớp dành cho người tàn tật;

Riêngđối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đang công tác tại các trường giáo dưỡngđủ điều kiện được hưởng phụ cấp ưu đãi theo hướng dẫn tại Thông tư này mà cómức phụ cấp quốc phòng, an ninh và phụ cấp thâm niên hiện hưởng thấp hơn mức70% lương theo ngạch, bậc hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) thì đượchưởng thêm số tỷ lệ phần trăm (%) chênh lệch để đạt mức phụ cấp bằng 70%.

2.1.2.Mức phụ cấp 50% lương theo ngạch, bậc hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo(nếu có) áp dụng đối với các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đang công tác tạicác trường chuyên biệt không đóng trên địa bàn thuộc vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm:

Trườngphổ thông dân tộc bán trú;

Trườngdự bị đại học;

Trườngnăng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao.

2.1.3.Cách tính:

Tiềnphụ cấp ưu đãi được hưởng trong 1 tháng = Mức lương tối thiểu x (hệ số lươnghiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) x 70% hoặc (50%).

Vídụ 1: Một Hiệu trưởng trường tiểu học công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xãhội đặc biệt khó khăn, hệ số 2,59, hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo 0,25 được hưởngphụ cấp ưu đãi mức 70%. Tiền phụ cấp ưu đãi đối với trường hợp này trong 1tháng được tính như sau:

Tiềnphụ cấp ưu đãi 1 tháng = 210.000 đồng x (2,59 + 0,25) x 70% = 417.480đồng.

Vídụ 2: Nhà giáo Nguyễn Văn A, hiện đang công tác ở trường giáo dưỡng, cấp bậc Đạiúy, có hệ số lương 4,15, hưởng phụ cấp thâm niên 20%.

Mứcphụ cấp ưu đãi nhà giáo Nguyễn Văn A được hưởng thêm như sau:

Mứcphụ cấp ưu đãi được hưởng = 70% (phụ cấp ưu đãi theo quy định) - 20% (phụ cấpthâm niên) = 50%.

Tiềnphụ cấp ưu đãi 1 tháng = 210.000 đồng x 4,15 x 50% = 435.750 đồng.

3.Phương thức chi trả.

3.1.Phụ cấp này được trả cùng kỳ lương hàng tháng (kể cả thời gian nghỉ hè).

3.2.Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đã được hưởng phụ cấp ưu đãi theo hướng dẫntại Thông tư này thì không hưởng phụ cấp ưu đãi theo quy định tại Thông tư liêntịch số 147/1998/TTLT-BTCCBCP-BTC-BLĐTBXH-BGDĐT ngày 05 tháng 3 năm 1998 củaLiên tịch Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ - Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh và Xãhội - Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫnthực hiện Quyết định số 973/1997/QĐ-TTg ngày 17 tháng 11 năm 1997 của Thủ tướngChính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên đang trực tiếp giảng dạytrong các trường công lập của Nhà nước.

3.3.Khoản phụ cấp này được hạch toán vào Mục 102 tiểu mục 08 của chương, loại,khoản tương ứng theo Mục lục ngân sách nhà nước.

III. PHỤ CẤP TRÁCH NHIỆM

1.Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục thuộc đối tượng áp dụng tại Mục 1 Phần A Thông tư này công tác tại trườngchuyên biệt được hưởng phụ cấp trách nhiệm mức 0,3 so với lương tối thiểu vàkhông hưởng phụ cấp trách nhiệm theo hướng dẫn tại Thông tư số 17/BLĐTBXH-TTngày 02 tháng 6 năm 1993 của Bộ Laođộng - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm.

2.Cách tính:

Tiềnphụ cấp trách nhiệm được hưởng trong 1 tháng = Mức lương tối thiểu x 0,3.

3.Phương thức chi trả:

3.1.Phụ cấp trách nhiệm được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng.

3.2.Khoản phụ cấp này được hạch toán vào Mục 102 tiểu mục 03 của chương, loại,khoản tương ứng theo Mục lục Ngân sách nhà nước.

IV. PHỤ CẤP THU HÚT

1.Đối tượng được hưởng.

Nhàgiáo, cán bộ quản lý giáo dục kể cả những người mới tốt nghiệp được cấp có thẩmquyền tuyển dụng và bố trí công tác (bao gồm cả người địa phương và người từđịa phương khác đến) được cơ quan quản lý giáo dục có thẩm quyền điều động từnơi không thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đến côngtác tại các cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặcbiệt khó khăn.

2.Mức phụ cấp và thời gian được hưởng: Mức phụ cấp bằng 70% lương theo ngạch, bậchiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có).

Phụcấp thu hút trả cho thời gian công tác thực tế của nhà giáo, cán bộ quản lýgiáo dục tại các cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xãhội đặc biệt khó khăn nhưng tối đa không quá 5 năm, kể từ ngày nhận quyết địnhđiều động công tác.

3.Cách tính hưởng phụ cấp:

3.1.Tiền phụ cấp thu hút được hưởng trong 1 tháng = Mức lương tối thiểu x (hệsố lương hiện hưởng + phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) x 70%.

3.2.Mốc thời gian tính trả phụ cấp thu hút đối với những người được điều động trướcngày 25 tháng 7 năm 2001 được tính từ ngày 25 tháng 7 năm 2001 trở về sau.Trong những trường hợp này, phụ cấp thu hút cũng được trả theo thời gian thựctế còn tiếp tục công tác tại các cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc vùng có điềukiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhưng tối đa cũng không quá 5 năm, kểtừ ngày quyết định điều động có hiệu lực. Đối với những người được điều động từngày 25 tháng 7 năm 2001 trở về sau thì mốc thời gian được tính từ ngày nhậnquyết định của cấp có thẩm quyền điều động cho đến ngày hoàn thành thời hạn đượcđiều động.

Vídụ 1: ông Nguyễn Văn A, tốt nghiệp trường trung học sư phạm, ngày 31tháng 12 năm 1996 được SởGiáo dục và Đàotạo điều động đến công tác tại trường tiểu học thuộc vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn. Đến ngày 31 tháng 12 năm 2002 có quyết định thuyênchuyển về vùng không có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn ông NguyễnVăn A được hưởng phụ cấp thu hút mức 70% tính từ ngày 25 tháng 7 năm 2001 chođến ngày 31 tháng 12 năm 2002 (thời gian còn lại của 5 năm, kể từ ngày nhậnquyết định điều động - tức là ông A được nhận phụ cấp thu hút 1 năm 5 tháng).

Vídụ 2: Bà Hiệu trưởng Nguyễn Thị B công tác ởtrường tiểu học đượcxếp lương mã ngạch 15114, bậc 7, hệ số 2,59, hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo0,35. Ngày 15 tháng 8 năm 2001 nhận quyết định điều động của Phòng Giáo dục vàĐào tạo đến công tác tại trường tiểu học đóng trên địa bàn thuộc xã có điềukiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn với thời hạn 3 năm đến ngày 15 tháng 8năm 2004 hết hạn phục vụ, được hưởng phụ cấp thu hút 70%.

Tiềnphụ cấp thu hút được hưởng trong 1 tháng tính cho trường hợp này = 210.000 đồngx (2,59 + 0,35) x 70% = 432.180 đồng và được trả trong thời gian 3 năm(36 tháng).

Hết3 năm, Bà Nguyễn Thị B lại tiếp tục công tác tại cơ sởgiáo dục đóng trận địa bàn thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệtkhó khăn theo quyết định của cấp có thẩm quyền thêm 3 năm nữa và tiếp tục đượchưởng phụ cấp thu hút thêm 2 năm.

4.Cách trả:

4.1.Phụ cấp này được tính để trả cùng kỳ lương hàng tháng (kể cả thời gian nghỉhè);

4.2.Phụ cấp này chỉ được trả trong thời gian công tác thực tế ở vùng có điều kiện kinh tế - xãhội đặc biệt khó khăn.

4.3.Phụ cấp này được hạch toán vào Mục 102, tiểu mục 02 của chương, loại, khoản tươngứng theo Mục lục Ngân sách nhà nước.

V. THỜI HẠN LUÂN CHUYỂN NHÀ GIÁO VÀ TRỢ CẤP CHUYỂN VÙNG

1.Đối tượng.

1.1.Nhà giáo hưởng lương từ ngân sách nhà nước được cơ quan quản lý giáo dục - đàotạo có thẩm quyền quyết định luân chuyển từ địa bàn không thuộc vùng có điềukiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đến nhận công tác tại các cơ sở giáodục và đào tạo thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn kể từngày 25 tháng 7 năm 2001 trở đi;

1.2.Người mới tốt nghiệp các trường đào tạo được cấp có thẩm quyền tuyển dụng mớivà bố trí công tác tại các cơ sở giáo dục và đào tạo đóng trên địa bàn thuộcvùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn kể từ ngày 25 tháng 7 năm2001 trở đi.

2.Thời hạn luân chuyển nhà giáo và chế độ được hưởng.

2.1.Thời hạn luân chuyển nhà giáo công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xãhội đặc biệt khó khăn là 5 năm đối với nam, 3 năm đối với nữ.

Trongthời gian công tác theo thời hạn luân chuyển quy định mà nhà giáo bị kỷ luật(khiển trách; cảnh cáo; hạ bậc lương; hạ ngạch) thì chưa được giải quyết luânchuyển. Chỉ sau khi chấm dứt hiệu lực kỷ luật thì nhà giáo mới được luân chuyểnvà thời gian bị kỷ luật không được tính vào thời gian phục vụ trong thời hạnluân chuyển.

2.2.Sau khi hoàn thành thời hạn phục vụ nêu trên, nhà giáo được cơ quan quản lýgiáo dục - đào tạo có thẩm quyền sắp xếp luân chuyển công tác đến nơi khôngthuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn theo những nguyên tắc dướiđây:

a)Đối với nhà giáo được điều động luân chuyển đến công tác tại cơ sở giáo dục vàđào tạo thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì đượcluân chuyển trở về nơi ởvà làm việc cuốicùng trước khi được điều động đến vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệtkhó khăn;

b)Đối với những người mới tốt nghiệp các trường đào tạo được cơ quan có thẩmquyền tuyển dụng mới để bố trí công tác theo thời hạn luân chuyển tại các cơ sởgiáo dục và đào tạo thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn(trừ những trường hợp khi tuyển sinh đi học tại các trường đào tạo đã có hộkhẩu thường trú tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn), đượccơ quan quản lý giáo dục - đào tạo có thẩm quyền bố trí, sắp xếp đến công tác ởcơ sở giáo dục và đào tạo không thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặcbiệt khó khăn;

c)Nhà giáo có nguyện vọng thuyên chuyển công tác đi nơi khác, được cơ quan quảnlý giáo dục và đào tạo có thẩm quyền tạo điều kiện để di liên hệ thuyên chuyểncông tác và giải quyết thuyên chuyển theo nguyện vọng;

d)Khi đã được quyết định luân chuyển về địa phương mới, nhà giáo phải phục tùngsự phân công công tác của cơ quan quản lý giáo dục ở địa phương mới chuyển đến, nếukhông chấp hành việc bố trí công tác thì tùy theo mức độ bị xử lý kỷ luật theoquy định hiện hành.

2.3.Những nhà giáo không thuộc đối tượng hưởng chế độ thời hạn luân chuyển và nhữngnhà giáo nhận công tác ởvùng có điều kiệnkinh tế - xã hội dặc biệt khó khăn từ ngày 24 tháng 7 năm 2001 trở về trước thìkhông giải quyết việc luân chuyển theo thời hạn như nói ở trên.

Nhữngnhà giáo này, nếu có nguyện vọng thuyên chuyển sẽ được cơ quan quản lý giáo dụcvà đào tạo có thẩm quyền ưu tiên sắp xếp, giải quyết thuyên chuyển theo quyđịnh hiện hành của ngành giáo dục và đào tạo.

2.4.Cơ quan quản lý giáo dục và đàotạo, địa phương nơi nhà giáo chuyển trở về có trách nhiệm tiếp nhận, sắp xếp vàbố trí việc làm. Nếu khó khăn về biên chế và quỹ lương thì Uỷ ban nhân dân cấptỉnh quyết định điều chỉnh biên chế và quỹ lương trong tổng số biên chế và quỹlương của tỉnh cho cơ sở tiếp nhận nhà giáo luân chuyển trở về. Trong trườnghợp cơ sở giáo dục và đào tạo có nhà giáo chuyển đi cần người đến thay thế thìcơ quan quản lý giáo dục và đào tạo có thẩm quyền luân chuyển người khác đếnthay thế.

2.5.Hết thời hạn phục vụ theo quy định ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặcbiệt khó khăn, nếu nhà giáo tình nguyện ở lại để tiếp tục công tác và ổn định cuộc sống lâu dài thì được Uỷban nhân dân cấp huyện căn cứ điều kiện cụ thể của huyện xét cấp đất làm nhà,làm kinh tế trang trại, kinh tế gia đình và được vay vốn làm nhà, làm kinh tếvới lãi suất ưu đãi trả dần trong 10 năm.

2.6.Khi thực hiện quyết định luân chuyển (kể cả trường hợp chuyển đi và chuyển đếnvùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn), nếu nhà giáo có gia đình(cha; mẹ; vợ hoặc chồng; con) chuyển đi theo thì được trợ cấp tiền tầu, xe, cướchành lý (theo giá vé và hóa đơn tài chính phát hành) cho các thành viên đi cùngvà được hưởng trợ cấp chuyển vùng bằng 5.000.000 đồng (năm triệu đồng) cho mộthộ (cả gia đình).

3.Cách trả trợ cấp chuyển vùng.

3.1.Khoản tiền trợ cấp chuyển vùng và khoản trợ cấp tiền vé tầu, xe, cước hành lýcho nhà giáo và các thành viên đi cùng do cơ sở giáo dục và đào tạo ở vùng có điều kiện kinh tế - xãhội đặc biệt khó khăn (có nhà giáo luân chuyển đi và nhận đến) chi trả 1 lần.

3.2.Khoản chi trợ cấp tiền vé tầu, xe, cước hành lý, trợ cấp chuyển vùng được hạchtoán vào Mục 105 tiểu mục 99 của chương, loại, khoản tương ứng theo Mục lụcNgân sách nhà nước.

VI. TRỢ CẤP LẦN ĐẦU

1.Đối tượng và điều kiện được hưởng.

Nhàgiáo kể cả những người mới tốt nghiệp được cấp có thẩm quyền tuyển dụng và bốtrí công tác được cơ quan quản lý giáo dục và đào tạo có thẩm quyền luân chuyểnđến công tác tại các cơ sở giáo dục và đào tạo đóng trên địa bàn thuộc vùng cóđiều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn kể từ ngày 25 tháng 7 năm 2001 trởvề sau.

2.Mức trợ cấp và giải quyết chỗ ở.

Nhàgiáo đủ điều kiện trên đây được hưởng một khoản trợ cấp lần đầu 3.000.000 đồng(ba triệu đồng) cho một người để hỗ trợ mua sắm những vật dụng cần thiết sớm ổnđịnh cuộc sống của bản thân và gia dình.

Nhàgiáo luân chuyển đến công tác ở cơsở giáo dục và đào tạo được Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi tiếp nhận giải quyếtchỗ ở. Căn cứ vào số lượng nhà giáo công tác tại cơ sở giáo dục và đào tạo cónhu cầu nhà ở và tình hình thực tế của địa phương,Uỷ ban nhân dân huyện chỉ đạo các cơ quan chức năng trong huyện xây dựng nhà ở tập thể (nhà công vụ) giáo viênhoặc xây thêm phòng ởtại khu tập thểgiáo viên cho phù hợp điều kiện thực tế địa phương.

3.Cách trả:

3.1.Trợ cấp này được cơ sở giáo dục và đào tạo nơi tiếp nhận nhà giáo chi trả saukhi nhà giáo đã nhận công tác.

3.2.Khoản trợ cấp này được hạch toán vào Mục 105 tiểu mục 99 của chương, loại,khoản tương ứng theo Mục lục Ngân sách nhà nước.

VII. PHỤ CẤP TIỀN MUA VÀ VẬN CHUYỂN NƯỚC NGỌT VÀ SẠCH

1.Đối tượng và điều kiện được hưởng.

Nhàgiáo, cán bộ quản lý giáo dục thuộc đối tượng áp dụng tại Mục I Phần A Thông tư này đang công tác vàsống ở vùng có điều kiện kinh tế - xãhội đặc biệt khó khăn mà tại nơi đang sinh sống có vùng thực sự thiếu nước ngọtvà nước sạch theo mùa (gọi chung là vùng thiếu nước ngọt) .

2.Xác định vùng thiếu nước ngọt, thời gian và mức được phụ cấp.

Vùngthiếu nước ngọt và nước sạch theo mùa là vùng do điều kiện tự nhiên không có nướchoặc có nhưng không thể dùng để phục vụ cho sinh hoạt từ 1 tháng liên tục trởlên trong năm.

Uỷban nhân dân cấp tỉnh căn cứ điều kiện cụ thể của vùng có điều kiện kinh tế -xã hội đặc biệt khó khăn thuộc quyền quản lý để quy định vùng thiếu nước ngọtvà nước sạch, thời gian và mức hưởng phụ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọtvà nước sạch cho phù hợp.

3.Cách tính:

3.1.Thủ trưởng các cơ sở giáo dục và đào tạo tính chi phí phụ cấp tiền mua và vậnchuyển nước ngọt theo hướng dẫn sau:

Căncứ để tính chi phí thực tế cho một người bao gồm:

Địnhmức tiêu chuẩn: 6 m3/người/tháng (a);

Sốtháng thực tế thiếu nước ngọt trong 1 năm (b);

Tiềnchi phí mua và vận chuyển 1m3 nước ngọt đến nơi ở và làm việc của nhà giáo, cánbộ quản lý giáo dục do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định (c);

Tiềnnước sinh hoạt đã được tính trong tiền lương là 600 đồng/1m3.

Mứcphụ cấp tiền mua nước ngọt là phần chênh lệch giữa chi phí thực tế với phầntiền đã được tính trong tiền lương (600 đồng/m3 x 6m3 =3.600 đồng).

Mứcphụ cấp được hưởng trong 1 tháng = (a) x (c) - 3.600 đồng.

3.2.Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục thuộc đối tượng áp dụng tại Mục I Phần A Thông tư này công tác ở các trường thuộc Trung ươngquản lý đóng trên địa bàn được hưởng phụ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọtvà sạch thì được hưởng theo mức quy định của địa phương có trường đóng.

4.Cách trả:

Khoảnphụ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt và sạch được trả bằng tiền cùng kỳ lươnghàng tháng;

Khoảnchi phụ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt và sạch được hạch toán vào Mục 105tiểu mục 99 của chương, loại, khoản tương ứng theo Mục lục Ngân sách nhà nước.

VIII. PHỤ CẤP LƯU ĐỘNG

1.Đối tượng và điều kiện được hưởng: Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục thuộc đốitượng áp dụng tại Mục IPhần A Thông tư này công tác tại vùngcó điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đang làm chuyên trách về xóa mùchữ và phổ cập giáo dục mà trong tháng có từ 15 ngày trở lên đi đến các thôn,bản, phum, sóc.

2.Mức phụ cấp và cách tính trả:

Mứcphụ cấp 0,2 so với mức lương tối thiểu.

Cáchtính trả phụ cấp thực hiện theo hướng dẫn tại Mục IV Thông tư số 19/LĐTBXH-TT ngày02 tháng 6 năm 1993 của Bộ Laođộng - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp lưu động.

Khoảnphụ cấp này được hạch toán vào Mục 102 tiểu mục 06 của chương, loại, khoản tươngứng theo Mục lục Ngân sách nhà nước.

IX. PHỤ CẤP DẠY BẰNG TIẾNG VÀ CHỮ VIẾT CỦA NGƯỜI DÂN TỘC ÍT NGƯỜI

1.Đối tượng và điều kiện được hưởng.

Nhàgiáo, cán bộ quản lý giáo dục thuộc đối tượng áp dụng tại Mục I Phần A Thông tư này hiện đang công tácở vùng có điều kiện kinh tế - xãhội đặc biệt khó khăn được người đứng đầu đơn vị, cơ sở giáo dục phân côngtrách nhiệm và đang trực tiếp dạy bằng tiếng và chữ viết của dân tộc ít ngườitheo chương trình, tài liệu dạy học do ngành giáo dục và đào tạo ban hành, làmcông tác quản lý, chỉ đạo không phân biệt hình thức dạy thuần tiếng dân tộc haydạy song ngữ (tiếng dân tộc - tiếng Việt).

2.Thời gian được hưởng.

2.1.Nếu nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trực tiếp dạy bằng tiếng và chữ viết củangười dân tộc ít người 2 học kỳ trong 1 năm học thì được hưởng phụ cấp 9 thángtrong 1 năm học;

2.2.Nếu nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trực tiếp dạy bằng tiếng và chữ viết củangười dân tộc ít người 1 học kỳ trong 1 năm học thì được hưởng phụ cấp 4,5tháng trong 1 năm học;

2.3.Nếu dạy không đủ 1 học kỳ trong 1 năm học thì dạy tháng nào được trả phụ cấptrong tháng đó.

3.Mức phụ cấp và cách tính.

Tiềnphụ cấp dạy bằng tiếng và chữ viết của người dân tộc ít người bằng 50% lươngtheo ngạch, bậc hiện hưởng và phụ cấp chức vụ (nếu có).

Mứcphụ cấp được hưởng trong 1 tháng = Mức lương tối thiểu x (hệ số lương hiện hưởng+ phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) x 50%.

4.Cách trả:

4.1.Phụ cấp này được tính để trả cùng kỳ lương hàng tháng.

4.2.Phụ cấp này chỉ được trả trong thời gian nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục côngtác ở vùng có điều kiện kinh tế - xãhội đặc biệt khó khăn và trực tiếp dạy bằng tiếng và chữ viết của người dân tộcít người.

4.3.Khoản phụ cấp này được hạch toán vào Mục 102 tiểu mục 99 của chương, loại,khoản tương ứng theo Mục lục Ngân sách nhà nước.

X. CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP TỰ HỌC TIẾNG DÂN TỘC ÍT NGƯỜI ĐỂ PHỤC VỤ CÔNGTÁC

(quyđịnh tại khoản 2 Điều 14 của Nghị định số 35/2001/NĐ-CP).

1.Đối tượng và điều kiện được hưởng.

Nhàgiáo, cán bộ quản lý giáo dục thuộc đối tượng áp dụng tại Mục I Phần A Thông tư này đang công tác (baogồm cả người dân tộc thiểu số tự học và sử dụng tiếng dân tộc ít người khác)tại các vùng dân tộc ít người thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệtkhó khăn phải thực sự tự học và sử dụng được thành thạo chữ viết và tiếng nóicủa người dân tộc ít người ở địaphương vào công tác giảng dạy, giáo dục học sinh được cơ quan quản lý giáo dụccó thẩm quyền xác nhận đạt chuẩn quy định.

2.Chế độ được hưởng:

2.1.Được thanh toán tiền mua tài liệu học tập phục vụ cho việc tự học (khôngtính tài liệu tham khảo) tiếng và chữ viết của người dân tộc ít người (nếu có)theo hóa đơn tài chính.

2.2.Được trợ cấp tiền bồi dưỡng cho việc tự học tiếng và chữ viết của người dân tộcít người. Mức hưởng cụ thể do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo đề nghịcủa Sở Giáo dục và Đào tạo nhưng khôngvượt quá 5 triệu đồng cho một người.

3.Cách trả:

3.1.Tiền mua tài liệu học tập (không tính tiền mua tài liệu tham khảo) được cấp mỗinăm 1 lần theo hóa đơn tài chính thực mua và được trả không quá 3 năm.

3.2.Tiền bồi dưỡng tự học được cấp 1 lần khi nhà giáo cán bộ quản lý giáo dục tựhọc đạt được trình độ sử dụng thành thạo tiếng nói và chữ viết của người dântộc ít người vào công tác giảng dạy, giáo dục học sinh và được cơ quan quản lý giáodục có thẩm quyền xác nhận.

3.3.Khoản tiền mua tài liệu và tiền bồi dưỡng tự học được hạch toán vào các tiểumục thích hợp thuộc Mục 119 của chương, loại, khoản tương ứng theo Mục lục Ngânsách nhà nước.

XI. KHEN THƯỞNG

Nhàgiáo, cán bộ quản lý giáo dục đang công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đượctính thời gian quy đổi để được xét phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhàgiáo ưu tú, được xét tặng Huy chương vì sự nghiệp giáo dục và các chính sách khenthưởng khác của Nhà nước.

C. TỔ CHỨC THỤC HIỆN

1.Dự toán kinh phí chi trả các chế độ phụ cấp, trợ cấp ưu đãi theo hướng dẫn tạiThông tư này cho nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở các cơ sở giáo dục và đào tạo(theo Biểu 1, Biểu ba, 2b kèm theo)* được lập cùng kỳ với dự toán ngân sách chithường xuyên tại mỗi cấp, mỗi đơn vị để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt thựchiện.

2.Thủ trưởng các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập chịu trách nhiệm xét duyệt vàlập dự toán chi trả theo năm cho đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước(trong đó có phân tích chi tiết việc chi trả các chế độ phụ cấp, trợ cấp chonhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục của đơn vị mình) gửi cơ quan chủ quản cấptrên trực tiếp trước ngày 30 tháng 4 năm 2002 để xét duyệt theo biểu mẫu kèmtheo Thông tư này.

3.Các Bộ, ngành Trung ương có trách nhiệm tổng hợp đối với các trường, cơ sở doBộ, ngành quản lý (theo Biểu số 3, 4a, 4b và 5 kèm theo)* gửi báo cáo về liênBộ (Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xãhội) trước ngày 31 tháng 5 năm 2002 để làm căn cứ cấp phát kinh phí.

SởTài chính - Vật giá có trách nhiệm tổng hợp đối với các trường, cơ sở do địa phươngquản lý (theo Biểu số 3, 4a, 4b và 5 kèm theo)* về dự toán kinh phí thực hiệncác chế độ phụ cấp, trợ cấp tại Thông tư này báo cáo Uỷ ban nhân dân các tỉnh,thành phố quyết định. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố tổng hợp báo cáo liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban Tổchức - Cán bộ Chính phủ, Bộ Tàichính, Bộ Lao động - Thương binh và Xãhội trước ngày 31 tháng 5 năm 2002 về tình hình thực hiện ở địa phương.

Từnăm 2003 trở đi, việc xét duyệt bổ sung các đối tượng được hưởng chế độ phụcấp, trợ cấp theo Nghị định số 35/2001/NĐ-CP nêu trên do Uỷ ban nhân dân tỉnh,thành phố quyết định việc phân công, phân cấp cho các đơn vị chức năng cấp dướitrực thuộc giải quyết.

Thôngtư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 7 năm 2001. Trong quá trìnhthực hiện, nếu có gì vướng mắc, các đơn vị phản ánh kịp thời để lên Bộ xem xét, bổ sung cho phù hợp./.

Khôngin các biểu mẫu.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG Bộ Giáo dục và Đào tạo
Thứ trưởng

Phó Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ

(Đã ký)

(Đã ký)

  

Lê Vũ Hùng

Nguyễn Trọng Điều

KT. BỘ TRƯỞNG Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Thứ trưởng

KT. BỘ TRƯỞNG Bộ Tài chính
Thứ trưởng

(Đã ký)

(Đã ký)

  

Lê Duy Đồng

Nguyễn Thị Kim Ngân

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.