Sign In

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Số: 01/2024/TT-BTTTT

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 29 tháng 3 năm 2024

THÔNG TƯ

Sửa đổi, bổ sung phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 08/2023/TT-BTTTT ngày 28 tháng 7 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn về vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực Thông tin và Truyền thông và Thông tư số 09/2023/TT-BTTTT ngày 28 tháng 7 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành Thông tin và Truyền thông trong cơ quan, tổ chức thuộc ngành, lĩnh vực Thông tin và Truyền thông

 

 
 

 

 

 

Căn cứ Nghị định số 48/2022/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông; 

Căn cứ Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và biên chế công chức;

Căn cứ Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 08/2023/TT-BTTTT ngày 28 tháng 7 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn về vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực Thông tin và Truyền thông và Thông tư số 09/2023/TT-BTTTT ngày 28 tháng 7 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành Thông tin và Truyền thông trong cơ quan, tổ chức thuộc ngành, lĩnh vực Thông tin và Truyền thông.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 08/2023/TT-BTTTT ngày 28 tháng 7 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn về vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực Thông tin và Truyền thông, như sau:

1. Thay thế cụm từ “Áp dụng chung chức danh nghề nghiệp chuyên ngành báo chí” bằng cụm từ “Áp dụng chung vị trí việc làm viên chức chuyên ngành báo chí” tại Mục II Phụ lục III.

2. Bổ sung cụm từ “(bao gồm: công nghiệp công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số), an toàn thông tin” sau cụm từ “Lĩnh vực công nghệ thông tin” tại phần tên của Mục III Phụ lục III.

3. Thay thế cụm từ “Áp dụng chung chức danh nghề nghiệp chuyên ngành khoa học và công nghệ” bằng cụm từ “Áp dụng chung vị trí việc làm viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ” tại Mục IV Phụ lục III.

4. Thay thế cụm từ “Áp dụng chung chức danh nghề nghiệp chuyên ngành hành chính và công nghệ thông tin” bằng cụm từ “Áp dụng chung vị trí việc làm viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin (bao gồm: công nghiệp công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số), an toàn thông tin và vị trí việc làm công chức chuyên ngành quản lý viễn thông” tại Mục V Phụ lục III.

5. Bổ sung Mục VI “VI. Lĩnh vực giao dịch điện tử: Áp dụng chung vị trí việc làm viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin (bao gồm: công nghiệp công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số), an toàn thông tin và vị trí việc làm công chức chuyên ngành quản lý giao dịch điện tử” tại Phụ lục III.

 6. Bổ sung Mục VII “VII. Lĩnh vực bưu chính: Áp dụng chung vị trí việc làm công chức chuyên ngành quản lý bưu chính (các vị trí việc làm quản lý mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước (KT1))” tại Phụ lục III.

Điều 2. Sửa đổi, bổ sung Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 09/2023/TT-BTTTT ngày 28 tháng 7 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành Thông tin và Truyền thông trong cơ quan, tổ chức thuộc ngành, lĩnh vực Thông tin và Truyền thông, như sau:

1. Thay thế nội dung bản mô tả công việc vị trí việc làm chuyên viên cao cấp về quản lý viễn thông tại số thứ tự 31 Mục VII Phụ lục II bằng:

31

Chuyên viên cao cấp về quản lý viễn thông

Chuyên viên cao cấp

Chủ trì tham mưu xây dựng văn bản pháp luật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án quan trọng lĩnh vực viễn thông và Internet; chủ trì hoặc tham gia tổ chức triển khai thực thi các nhiệm vụ chuyên môn theo mảng việc được phân công

- Chủ trì nghiên cứu, xây dựng, hướng dẫn, tổ chức thực hiện, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thi hành các quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; văn bản pháp luật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án quan trọng lĩnh vực viễn thông và Internet (bao gồm cả viễn thông dùng riêng phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước).

- Chủ trì sơ kết, tổng kết, đánh giá và báo cáo việc thực hiện các quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; văn bản pháp luật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án quan trọng lĩnh vực viễn thông và Internet.

- Chủ trì bồi dưỡng nghiệp vụ, phổ biến kinh nghiệm về công tác hoạch định và thực thi chính sách của lĩnh vực viễn thông và Internet.

- Chủ trì hoặc tham gia tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ theo nhiệm vụ được phân công, cụ thể:

(1). Lĩnh vực viễn thông và Internet

+ Thẩm định, giải quyết các thủ tục hành chính lĩnh vực viễn thông và Internet.

+ Thống kê, phân tích, đánh giá công tác quản lý chuyên ngành viễn thông và Internet.

+ Giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tranh chấp trong lĩnh vực viễn thông và Internet.

+ Xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng sản phẩm, dịch vụ trong lĩnh vực viễn thông, định mức kinh tế - kỹ thuật, đề tài, công trình KHCN cấp Bộ thuộc lĩnh vực viễn thông và Internet.

+ Giám sát hoạt động viễn thông và Internet.

+ Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực viễn thông và Internet.

+ Quản lý tài nguyên Internet.

+ Thúc đẩy phát triển việc sử dụng tài nguyên Internet.

(2)  Lĩnh vực viễn thông dùng riêng phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước (áp dụng đối với Cục Bưu điện Trung ương):

+ Xây dựng và thực hiện các dự án phát triển các hệ thống mạng viễn thông của Cục.

+  Nghiên cứu, triển khai, ứng dụng kỹ thuật công nghệ mới bảo đảm tính tương thích, đồng bộ và an toàn cho mạng viễn thông, tin học phù hợp với qui hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới chung của Cục.

+ Tổng hợp, phân tích, đánh giá hiện trạng, sản lượng trong mạng viễn thông của Cục.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc do cấp trên phân công.”

2. Thay thế nội dung bản mô tả công việc vị trí việc làm chuyên viên chính về quản lý viễn thông tại số thứ tự 32 Mục VII Phụ lục II bằng:

32

Chuyên viên chính về quản lý viễn thông

Chuyên viên chính

Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, tham mưu xây dựng văn bản pháp luật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án quan trọng lĩnh vực viễn thông và Internet; chủ trì hoặc tham gia tổ chức triển khai thực thi các nhiệm vụ chuyên môn theo mảng việc được phân công

- Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, xây dựng, hướng dẫn, tổ chức thực hiện, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thi hành các quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; văn bản pháp luật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án quan trọng lĩnh vực viễn thông và Internet (bao gồm cả viễn thông dùng riêng phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước).

- Chủ trì hoặc tham gia sơ kết, tổng kết, đánh giá và báo cáo việc thực hiện các quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; văn bản pháp luật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án quan trọng lĩnh vực viễn thông và Internet.

- Chủ trì hoặc tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ, phổ biến kinh nghiệm về công tác hoạch định và thực thi chính sách của lĩnh vực viễn thông và Internet.

- Chủ trì hoặc tham gia tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ theo nhiệm vụ được phân công, cụ thể:

(1). Lĩnh vực viễn thông và Internet

+ Thẩm định, giải quyết các thủ tục hành chính lĩnh vực viễn thông và Internet.

+ Thống kê, phân tích, đánh giá công tác quản lý chuyên ngành viễn thông và Internet.

+ Giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tranh chấp trong lĩnh vực viễn thông và Internet.

+ Xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng sản phẩm, dịch vụ trong lĩnh vực viễn thông, định mức kinh tế - kỹ thuật, đề tài, công trình KHCN cấp Bộ thuộc lĩnh vực viễn thông và Internet.

+ Giám sát hoạt động viễn thông và Internet.

+ Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực viễn thông và Internet.

+ Quản lý tài nguyên Internet.

+ Thúc đẩy phát triển việc sử dụng tài nguyên Internet.

 (2)  Lĩnh vực viễn thông dùng riêng phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước (áp dụng đối với Cục Bưu điện Trung ương):

+ Xây dựng và thực hiện các dự án phát triển các hệ thống mạng viễn thông của Cục.

+ Nghiên cứu, triển khai, ứng dụng kỹ thuật công nghệ mới bảo đảm tính tương thích, đồng bộ và an toàn cho mạng viễn thông, tin học phù hợp với qui hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới chung của Cục.

+ Tổng hợp, phân tích, đánh giá hiện trạng, sản lượng trong mạng viễn thông của Cục.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc do cấp trên phân công.

3. Thay thế nội dung bản mô tả công việc vị trí việc làm chuyên viên về quản lý viễn thông tại số thứ tự 33 Mục VII Phụ lục II bằng:

33

Chuyên viên về quản lý viễn thông

Chuyên viên

Tham gia nghiên cứu, tham mưu xây dựng văn bản pháp luật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án quan trọng lĩnh vực viễn thông và Internet; chủ trì hoặc tham gia tổ chức triển khai thực thi các nhiệm vụ chuyên môn theo mảng việc được phân công

- Tham gia nghiên cứu, xây dựng, hướng dẫn, tổ chức thực hiện, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thi hành các quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; văn bản pháp luật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án quan trọng lĩnh vực viễn thông và Internet (bao gồm cả viễn thông dùng riêng phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước).

- Tham gia sơ kết, tổng kết, đánh giá và báo cáo việc thực hiện các quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; văn bản pháp luật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án quan trọng lĩnh vực viễn thông và Internet.

- Tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ, phổ biến kinh nghiệm về công tác hoạch định và thực thi chính sách của lĩnh vực viễn thông và Internet.

- Chủ trì hoặc tham gia tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ theo nhiệm vụ được phân công, cụ thể:

(1). Lĩnh vực viễn thông và Internet

+ Thẩm định, giải quyết các thủ tục hành chính lĩnh vực viễn thông và Internet.

+ Thống kê, phân tích, đánh giá công tác quản lý chuyên ngành viễn thông và Internet.

+ Giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tranh chấp trong lĩnh vực viễn thông và Internet.

+ Xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng sản phẩm, dịch vụ trong lĩnh vực viễn thông, định mức kinh tế - kỹ thuật, đề tài, công trình KHCN cấp Bộ thuộc lĩnh vực viễn thông và Internet.

+ Giám sát hoạt động viễn thông và Internet.

+ Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực viễn thông và Internet.

+ Quản lý tài nguyên Internet.

+ Thúc đẩy phát triển việc sử dụng tài nguyên Internet.

(2)  Lĩnh vực viễn thông dùng riêng phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước (áp dụng đối với Cục Bưu điện Trung ương):

+ Xây dựng và thực hiện các dự án phát triển các hệ thống mạng viễn thông của Cục.

+ Nghiên cứu, triển khai, ứng dụng kỹ thuật công nghệ mới bảo đảm tính tương thích, đồng bộ và an toàn cho mạng viễn thông, tin học phù hợp với qui hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới chung của Cục.

+ Tổng hợp, phân tích, đánh giá hiện trạng, sản lượng trong mạng viễn thông của Cục.

+ Kiểm soát viễn thông (Kiểm soát lên phiên kết nối liên lạc, điều khiển nghiệp vụ; Kiểm soát việc nhận điện từ các nơi gửi về; Kiểm soát việc ghi chép trên TH5A, sổ lắp đặt dịch chuyển máy, sổ ghi công văn, xử lý các công văn, yêu cầu, chỉ thị liên quan đến công việc...).

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc do cấp trên phân công.

Điều 3. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 29 tháng 3 năm 2024.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, người đứng đầu tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quy định tại Thông tư này.

3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Thông tin và Truyền thông để hướng dẫn, giải quyết./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Quốc Hội;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Văn phòng Chính phủ;

- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

- Tòa án nhân dân tối cao;

- Kiểm toán Nhà nước;

- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội;

- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Công báo; Website Chính phủ; Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản quy phạm pháp luật; Cổng TTĐT Bộ TT&TT;

- Bộ TT&TT: Bộ trưởng, các Thứ trưởng, các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ;
- Sở TT&TT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL, Bộ Tư pháp;
- Lưu: VT, TCCB.

BỘ TRƯỞNG

 

 

 

 

 

Nguyễn Mạnh Hùng



 


 

 

 

 

 

Bộ Thông tin và Truyền thông

Bộ trưởng

(Đã ký)

 

Nguyễn Mạnh Hùng