• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 20/08/2003
  • Ngày hết hiệu lực: 01/11/2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số: 31/2003/QĐ-BGDĐT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 9 tháng 7 năm 2003

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số : 31/2003/QĐ-BGDĐT

Hà Nội, ngày 09 tháng 07 năm 2003

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HỆ KHÔNG CHÍNH QUY MỘT SỐ NGÀNH ĐÀO TẠO THUỘC NHÓM NGÀNH KHOA HỌC SỨC KHỎE

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, của cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 29/CP ngày 30/3/1994 của Chính phủ quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 43/2000/NĐ-CP ngày 30/8/2000 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

Căn cứ báo cáo của các Hội đồng ngành thuộc nhóm ngành khoa học sức khỏe được thành lập theo các Quyết định số 3704/QĐ-BGDĐT-ĐH ngày 28/9/1999, số 5995/QĐ-BGDĐT-ĐH ngày 29/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ đề nghị của Bộ Y tế tại Công văn số 2674/BYT-K2ĐT ngày 31/3/2003;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Đại học,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Chương trình khung giáo dục đại học hệ không chính quy một số ngành đào tạo đại học thuộc nhóm ngành khoa học sức khỏe (văn bản kèm theo), gồm:

1. Chương trình đào tạo cử nhân Điều dưỡng đa khoa hệ tại chức;

2. Chương trình đào tạo cử nhân Điều dưỡng (chuyên ngành Phụ sản) hệ tại chức;

3. Chương trình đào tạo cử nhân Điều dưỡng (chuyên ngành Gây mê hồi sức) hệ tại chức;

4. Chương trình đào tạo cử nhân Kỹ thuật Y học (chuyên ngành Kỹ thuật hình ảnh y học) hệ tại chức;

5. Chương trình đào tạo cử nhân Kỹ thuật Y học (chuyên ngành Xét nghiệm) hệ tại chức;

6. Chương trình đào tạo cử nhân Kỹ thuật Y học (chuyên ngành Vật lý trị liệu) hệ tại chức;

7. Chương trình đào tạo cử nhân Kỹ thuật Y học (chuyên ngành Phục hình răng) hệ tại chức;

8. Chương trình đào tạo bác sĩ Y học cổ truyền, 4 năm (hệ chuyên tu trước đây).

Điều 2. Chương trình này được áp dụng trong các trường đại học khối y – dược và các khoa y thuộc các trường đại học từ năm học 2003-2004.

Điều 3. Bộ y tế tiếp tục chỉ đạo các trường xây dựng chương trình chi tiết cho các ngành đào tạo trên, chỉ đạo việc biên soạn và phê duyệt các giáo trình, tài liệu giảng dạy và học tập.

Điều 4. Các Chánh Văn phòng, Vụ trưởng các Vụ: Đại học, Kế hoạch – Tài chính thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ trưởng Vụ Khoa học – Đào tạo thuộc Bộ Y tế, Giám đốc các Đại học Huế, Đại học Thái Nguyên, Hiệu trưởng các trường đại học khối y-dược, Hiệu trưởng các trường đại học có khoa y chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỨ TRƯỞNG




Trần Văn Nhung

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG

ĐÀO TẠO CỬ NHÂN ĐIỀU DƯỠNG ĐA KHOA
HỆ TẠI CHỨC
(Ban hành theo Quyết định số 31/2003/QĐ-BGDĐT ngày 09/7/2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

I. GIỚI THIỆU NGÀNH NGHỀ ĐÀO TẠO

- Trình độ đào tạo: Đại học

- Nhóm ngành đào tạo : Khoa học sức khoẻ

- Ngành đào tạo : Điều dưỡng

- Mã số ngành đào tạo:

- Hệ đào tạo: Tại chức

- Chức danh khi tốt nghiệp : Cử nhân điều dưỡng

- Thời gian đào tạo : 4 năm

- Hình thức đào tạo: Vừa làm vừa học

- Đối tượng tuyển sinh: Điều dưỡng trung học

- Cơ sở đào tạo: Các trường đại học được Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế cho phép

- Cơ sở làm việc: Các cơ sở y tế thuộc các tuyến và các cơ sở đào tạo, nghiên cứu, quản lý thuộc ngành y tế

- Bậc học có thể tiếp tục: Đào tạo sau đại học theo quy định hiện hành.

II. MÔ TẢ NHIỆM VỤ

Cử nhân Điều dưỡng có các nhiệm vụ sau đây:

1. Chuyên môn

1.1. Tổ chức tiếp nhận người bệnh, người tàn tật, thân nhân đến khoa để khám, chữa bệnh hoặc yêu cầu tư vấn về sức khỏe;

1.2. Thực hiện cấp cứu ban đầu và tham gia cấp cứu người bệnh;

1.3. Thực hiện và tổ chức thực hiện y lệnh và hỗ trợ bác sĩ tiến hành các thủ thuật điều trị;

1.4. Theo dõi và phát hiện những diễn biến của bệnh, ghi phiếu theo dõi – chăm sóc và trao đổi với bác sĩ điều trị;

1.5. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy trình điều dưỡng;

1.6. Chăm sóc bệnh nhân giai đoạn cuối, thực hiện tốt chế độ tử vong;

1.7. Tham gia chăm sóc sức khỏe cộng đồng trong phạm vi được phân công.

2. Quản lý điều dưỡng

2.1. Quản lý điều dưỡng bệnh viện, khoa, phòng, buồng bệnh, phòng khám, bệnh nhân, nơi làm việc;

2.2. Quản lý trang thiết bị, thuốc, hồ sơ, bệnh án và các tài sản khác;

2.3. Quản lý công tác hành chính khoa, phòng, phòng khám khi được phân công;

2.4. Điều hành, quản lý và sử dụng nhân lực điều dưỡng để chăm sóc, phục vụ người bệnh;

2.5. Điều hành, giám sát các hoạt động điều dưỡng của đơn vị.

3. Phòng bệnh và giáo dục sức khoẻ

3.1. Giáo dục sức khỏe cho người bệnh, thân nhân của người bệnh;

3.2. Tổ chức các hoạt động giáo dục sức khỏe và phòng bệnh trong phạm vi mình phụ trách;

3.3. Tham gia phòng chống dịch, các chương trình chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng.

4. Đào tạo và nghiên cứu khoa học

4.1. Tự học và tham dự các lớp đào tạo liên tục để cập nhật và nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ;

4.2. Hỗ trợ đồng nghiệp, tham gia đào tạo, huấn luyện cán bộ, nhân viên y tế và học sinh, sinh viên;

4.3. Tham gia nghiên cứu khoa học.

III. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT

Đào tạo cử nhân điều dưỡng có y đức, có đủ kiến thức khoa học cơ bản và y học cơ sở, có đủ kiến thức và kỹ năng ở trình độ đại học để thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc, quản lý, tham gia phòng bệnh và giáo dục sức khỏe; có khả năng tham gia nghiên cứu khoa học và tự học vươn lên.

IV. MỤC TIÊU CỤ THỂ

1. Thái độ

1.1 Tận tụy chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân, hết lòng phục vụ người bệnh;

1.2. Tôn trọng, đoàn kết và hợp tác với đồng nghiệp; giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành;

1.3. Trung thực, khác quan, thận trọng trong chuyên môn;

1.4. Khiêm tốn học tập vươn lên.

2. Kiến thức

2.1. Vận dụng được kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở, chuyên ngành vào thực hành nghề nghiệp;

2.2. Giải thích được những quy luật cơ bản về khoa học tự nhiên, y xã hội và các nguyên lý chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe người bệnh và người bình thường;

2.3. Mô tả được phương pháp luận khoa học trong y học và nghiên cứu khoa học;

2.4. Mô tả đầy đủ quy trình điều dưỡng để áp dụng vào thực hành chăm sóc và theo dõi người bệnh;

2.5. Nêu được các nội dung của pháp luật và chính sách hiện hành liên quan đến công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

3. Kỹ năng

3.1. Thực hiện thành thạo các kỹ thuật chăm sóc người bệnh;

3.2. Lập kế hoạch chăm sóc, xây dựng và tổ chức thực hiện quy trình điều dưỡng;

3.3. Tổ chức thực hiện tốt y lệnh của bác sĩ, đề xuất các biện pháp xử lý hợp lý – kịp thời, phối hợp với bác sĩ trong chăm sóc người bệnh;

3.4. Làm tốt công tác quản lý và tổ chức điều dưỡng, tham gia đào tạo cán bộ điều dưỡng và nhân viên y tế;

3.5. Tham gia phát hiện sớm các bệnh dịch tại địa phương và đề xuất các biện pháp phối hợp phòng chống dịch;

3.6. Phối hợp với đồng nghiệp, chính quyền, đoàn thể thực hiện tốt công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cộng đồng;

3.7. Tư vấn, giáo dục sức khoẻ cho người bệnh và cộng đồng;

3.8. Sử dụng được tối thiểu một ngoại ngữ để phục vụ công tác chuyên môn.

V. QUỸ THỜI GIAN

1. Số năm học: 04 năm

2. Tổng số tuần học, ôn và thi: Tối đa 90 tuần

3. Tổng số khối lượng kiến thức : 139 đơn vị học trình (ĐVHT)

Cụ thể

Thứ tự

Khối lượng kiến thức

Phân bố đơn vị học trình *

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

Tỷ lệ %

1

Giáo dục đại cương

- Các môn học chung

- Các môn khoa học cơ bản

40

(21)

(19)

36

(20)

(16)

4

(1)

(3)

28,8

2

Giáo dục chuyên nghiệp

- Các môn cơ sở

- Các môn chuyên ngành

82

(32)

(50)

49

(24)

(25)

33

(8)

(25)

59,0

3

- Phần tự chọn (đặc thù)**

- Ôn và thi tốt nghiệp

7

10

 

 

5,0

7,2

Tổng cộng

139

 

 

100

* 01 đơn vị học trình : tương đương 15 tiết lý thuyết; 30 tiết thực tập tại phòng thí nghiệm, tại các bệnh viện; 45 tiết thực tế tại cộng đồng, học thể dục và quân sự.

** Phần tự chọn (đặc thù) lý thuyết, thực hành do các trường đề xuất và xây dựng, thể hiện trong chương trình chi tiết

VI. CHƯƠNG TRÌNH TỔNG QUÁT

A. PHẦN GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG

1. Các môn học chung

Thứ tự

Tên môn học/học phần

Tổng số (ĐVHT)

Lý thuyết (ĐVHT)

Thực hành (ĐVHT)

1

Lịch sử triết học

2

2

0

2

Triết học Mác – Lênin

1

1

0

3

Kinh tế chính trị

1

1

0

4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

4

4

0

5

Chủ nghĩa xã hội khoa học

2

2

0

6

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

2

0

7

Tâm lý y học/Y đức

2

2

0

8

Ngoại ngữ chuyên ngành

5

5

0

9

Giáo dục quốc phòng – Y học quân sự

2

1

1

Cộng

21

20

1

2. Các môn khoa học cơ bản

Thứ tự

Tên môn học/học phần

Tổng số (ĐVHT)

Lý thuyết (ĐVHT)

Thực hành (ĐVHT)

10

Toán cao cấp

2

2

0

11

Xác suất thống kế

3

3

0

12

Tin học

2

1

1

13

Vật lý đại cương – Lý sinh

3

2

1

14

Hóa học đại cương

2

2

0

15

Hóa vô cơ – Hóa hữu cơ

2

2

0

16

Sinh học đại cương

3

2

1

17

Di truyền

2

2

0

Cộng

19

16

3

Tổng cộng (A)

40

36

4

B. PHẦN GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP

1. Các môn cơ sở :

Thứ tự

Tên môn học/học phần

Tổng số (ĐVHT)

Lý thuyết (ĐVHT)

Thực hành (ĐVHT)

18

Giải phẫu

3

2

1

19

Mô phôi

2

1

1

20

Sinh lý

3

2

1

21

Hóa sinh

3

2

1

22

Vi sinh vật

2

2

0

23

Ký sinh trùng

2

1

1

24

Sinh lý bệnh – Miễn dịch

3

2

1

25

Dược lý

3

2

1

26

Dịch tễ

2

2

0

27

Sức khỏe môi trường

2

2

0

28

Dinh dưỡng, Vệ sinh an toàn thực phẩm

2

2

0

29

Giáo dục sức khỏe

2

1

1

30

Tổ chức y tế, Chương trình y tế quốc gia

1

1

0

31

Dân số, Kế hoạch hóa gia đình, Sức khỏe sinh sản

2

2

0

Cộng

32

24

8

2. Các môn chuyên ngành

Thứ tự

Tên môn học/học phần

Tổng số (ĐVHT)

Lý thuyết (ĐVHT)

Thực hành (ĐVHT)

32

Điều dưỡng cơ bản I

4

2

2

33

Điều dưỡng cơ bản II

4

2

2

34

Phục hồi chức năng

2

1

1

35

Điều dưỡng cấp cứu – hồi sức

3

1

2

36

Điều dưỡng nội

6

4

2

37

Điều dưỡng ngoại

6

4

2

38

Điều dưỡng nhi

3

2

1

39

Điều dưỡng phụ sản

3

2

1

40

Điều dưỡng truyền nhiễm

2

1

1

41

Điều dưỡng chuyên khoa hệ nội (Lão khoa, Thần kinh, Da liễu)

2

1

1

42

Điều dưỡng chuyên khoa hệ ngoại (Tai mũi họng, Răng hàm mặt, Mắt)

3

1

2

43

Quản lý điều dưỡng

3

2

1

44

Điều dưỡng tâm thần

2

1

1

45

Điều dưỡng cộng đồng

3

1

2

46

Thực tập cuối khóa

4

 

4

Cộng

50

25

25

Tổng cộng (B)

82

49

33

VII. MÔ TẢ THI TỐT NGHIỆP

1. Thời gian ôn, thi và làm khóa luận

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Môn thi và hình thức thi

2.1. Làm khóa luận hoặc thi cuối khóa:

a) Làm khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên có điểm trung bình chung học tập của 7 học kỳ (học kỳ I đến học kỳ VII) đạt từ loại khá trở lên thì được xem xét làm khóa luận tốt nghiệp theo quy chế hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế.

Sinh viên không đủ điều kiện làm khóa luận thì thi cuối khóa.

b) Thi cuối khóa

Gồm 2 phần lý thuyết và thực hành, điểm thi của mỗi phần được tính độc lập.

+ Lý thuyết:

- Nội dung thi: Tương đương 15 đơn vị học trình gồm lý thuyết các môn học : Điều dưỡng cơ bản, điều dưỡng cấp cứu – hồi sức, điều dưỡng nội, nhi, ngoại, truyền nhiễm, quản lý điều dưỡng được kết cấu thành 3 học phần, mỗi học phần 5 đơn vị học trình và được công bố từ đầu năm học cuối khóa để sinh viên đăng ký thi 1 trong 3 học phần này. Hình thức và thời gian thi do Hiệu trưởng quy định.

+ Thực hành: Xây dựng quy trình điều dưỡng và thực hiện 1 kỹ thuật chăm sóc trên bệnh nhân.

2.2. Thi khối kiến thức các môn khoa học Mác-Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

VIII. CƠ SỞ THỰC HÀNH CHỦ YẾU

1. Thực tập các môn khoa học cơ bản, y học cơ sở

Tại các phòng thí nghiệm, thực tập của trường.

2. Thực tập tiền lâm sàng

Tại các phòng tiền lâm sàng của trường.

3. Thực hành lâm sàng và thực tập cuối khóa

Tại các bệnh viện, viện trung ương, tỉnh, thành phố, quận/huyện được Bộ Y tế công nhận là cơ sở thực hành.

4. Thực tập cộng đồng

Tại cơ sở thực tập cộng đồng được trường lựa chọn và xây dựng.

IX. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Chương trình

Chương trình khung đào tạo cử nhân điều dưỡng hệ tại chức ban hành được thực hiện ở tất cả các trường đại học được phép đào tạo cử nhân điều dưỡng.

Chương trình bao gồm 139 đơn vị học trình, trong đó có 122 đơn vị học trình bắt buộc, 7 đơn vị học trình tự chọn (đặc thù), 10 đơn vị học trình ôn và thi tốt nghiệp.

Trên cơ sở chương trình khung, các trường tổ chức xây dựng chương trình chi tiết và trình Hội đồng ngành thẩm định, Hiệu trưởng ban hành để thực hiện. Các trường nhất thiết phải tổ chức giảng dạy đủ khối lượng kiến thức và kỹ năng các học phần bắt buộc. Tùy theo đặc điểm của từng trường mà xây dựng nội dung các học phần tự chọn cho phù hợp.

Bộ Y tế giám sát việc thực hiện chương trình và chất lượng chuyên môn trong quá trình đào tạo.

2. Kế hoạch sắp xếp nội dung và quỹ thời gian.

Tổng số thời gian học tối đa là 90 tuần theo hình thức vừa học vừa làm trong thời gian 04 năm, mỗi năm tập trung 2 học kỳ.

Các trường chủ động bố trí và điều chỉnh các môn học/học phần theo học kỳ, nhưng phải đảm bảo tính logic và hệ thống của chương trình đào tạo để học viên được học các môn khoa học cơ bản, y học cơ sở trước khi học các môn chuyên ngành, học lý thuyết trước khi học thực hành.

Trong quá trình tổ chức thực hiện các trường có thể áp dụng phương pháp lồng ghép, cấu trúc chương trình theo khối thời gian vv… nhưng cần nghiên cứu, chuẩn bị kỹ và báo cáo Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo chuẩn y trước khi thực hiện.

3. Thực tập, thực hành lâm sàng, cộng đồng và cuối khóa

3.1. Thực tập

Tổ chức thực tập tại phòng thí nghiệm, phòng thực hành theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế. Do yêu cầu nghề nghiệp để đảm bảo chất lượng đào tạo, nhà trường có thể quy định điểm kết thúc môn học/học phần là tổng hợp điểm lý thuyết và điểm thực tập hoặc tính 2 điểm độc lập.

3.2. Thực hành lâm sàng

Bố trí học viên đi thực hành lâm sàng theo điều kiện làm việc của các cơ sở thực hành.

3.3. Thực tập cộng đồng

Tổ chức đi thực tập cộng đồng (02 tuần) sau khi học viên đã học các môn : Sức khỏe môi trường, dinh dưỡng – vệ sinh an toàn thực phẩm, giáo dục sức khỏe, dịch tễ và phần lớn các môn học chuyên ngành.

3.4. Thực tập cuối khóa

Tổ chức thực tập tại các cơ sở thực hành và cộng đồng trước kỳ ôn và thi tốt nghiệp. Nội dung thực tập là tổng hợp các môn học/học phần trong toàn khóa học, chú trọng các học phần về điều dưỡng. Hiệu trưởng các trường tổ chức xây dựng mục tiêu, nội dung chi tiết, chỉ tiêu thực hành cụ thể. Tổ chức thi, kiểm tra theo đúng quy chế hiện hành.

4. Phương pháp dạy/học

- Tăng cường vận dụng các phương pháp dạy/học tích cực.

- Đảm bảo đủ sách giáo khoa và tài liệu tham khảo cho sinh viên.

- Khuyến khích giảm số giờ lên lớp lý thuyết để sinh viên có thêm thời gian tự học.

- Phối hợp chặt chẽ với giảng viên thỉnh giảng và các cơ sở thực hành nhằm nâng cao hiệu quả dạy/học thực tập, thực hành.

- Lượng giá thường xuyên trong quá trình dạy/học.

5. Thi, kiểm tra

5.1. Kiểm tra sau mỗi đơn vị học trình

5.2. Thi sau mỗi môn học/học phần:

- Đối với các môn khoa học cơ bản, y học cơ sở sau mỗi môn học/học phần học viên có một điểm thi.

- Đối với các môn học học chuyên ngành sau mỗi học phần học viên có hai điểm thi: lý thuyết và thực hành.

5.3. Cách tính điểm

- Theo quy chế hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế./.

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG

ĐÀO TẠO CỬ NHÂN ĐIỀU DƯỠNG (CHUYÊN NGÀNH PHỤ SẢN)
HỆ TẠI CHỨC
(Ban hành theo Quyết định số 31/2003/QĐ-BGDĐT ngày 09/7/2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

I. GIỚI THIỆU NGÀNH NGHỀ ĐÀO TẠO

- Trình độ đào tạo : Đại học

- Nhóm ngành đào tạo: Khoa học sức khỏe

- Ngành đào tạo: Điều dưỡng (chuyên ngành Phụ sản)

- Mã số ngành đào tạo:

- Hệ đào tạo: Tại chức

- Chức danh khi tốt nghiệp: Cử nhân điều dưỡng

- Thời gian đào tạo: 4 năm

- Hình thức đào tạo: Vừa làm vừa học

- Đối tượng tuyển sinh: Hộ sinh trung học

- Cơ sở đào tạo: Các trường đại học được Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế cho phép.

- Cơ sở làm việc: Các cơ sở y tế thuộc các tuyến và các cơ sở đào tạo, nghiên cứu, quản lý thuộc ngành Y tế.

- Bậc học có thể tiếp tục: Đào tạo sau đại học theo quy định hiện hành.

II. MÔ TẢ NHIỆM VỤ

Cử nhân Điều dưỡng (chuyên ngành phụ sản) có các nhiệm vụ sau:

1. Chuyên môn:

a) Bảo vệ sức khỏe bà mẹ

1.1. Chăm sóc sức khỏe phụ nữ ngoài thời kỳ thai ngén;

1.2. Chăm sóc sức khỏe phụ nữ trước, trong và sau đẻ;

1.3. Quản lý thai nghén, theo dõi phát hiện những thai sản bệnh lý và xử lý bước đầu kịp thời;

b) Bảo vệ sức khỏe trẻ em

1.4. Tổ chức chăm sóc chu sinh, sơ sinh tại cơ sở y tế và tại nhà;

1.5. Tham gia tổ chức thực hiện các chương trình y tế quốc gia về chăm sóc sức khỏe trẻ em.

c) Dân số - Kế hoạch hóa gia đình

1.6. Quản lý sức khỏe sinh sản phụ nữ từ 15-49 tuổi;

1.7. Cung cấp và hướng dẫn sử dụng các biện pháp tránh thai; theo dõi định kỳ các tác dụng phụ sau khi thực hiện kế hoạch hóa gia đình;

1.8. Theo dõi và chăm sóc sau khi đặt và tháo dụng cụ tử cung, sau hút điều hòa kinh nguyệt, nạo phá thai.

2. Quản lý điều dưỡng

2.1. Quản lý điều dưỡng bệnh viện, khoa, phòng, buồng bệnh, phòng khám, bệnh nhân, nơi làm việc;

2.2. Quản lý trang thiết bị, thuốc, hồ sơ, bệnh án và các tài sản khác;

2.3. Quản lý công tác hành chính tại khoa, phòng, phòng khám khi được phân công;

2.4. Quản lý, điều hành và sử dụng nhân lực Điều dưỡng trong việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em;

2.5. Điều hành, giám sát các hoạt động điều dưỡng của đơn vị.

3. Phòng bệnh và giáo dục sức khỏe

3.1. Giáo dục sức khỏe và tư vấn về chăm sóc, bảo vệ sức khỏe bà mẹ, trẻ em và công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình – sức khỏe sinh sản;

3.2. Tham gia phòng chống dịch, các chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

4. Đào tạo và nghiên cứu khoa học

4.1. Tự học và tham dự các lớp đào tạo liên tục để cập nhật và nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ;

4.2. Hỗ trợ đồng nghiệp, tham gia đào tạo, huấn luyện cán hộ, nhân viên y tế và học sinh, sinh viên;

4.3. Tham gia nghiên cứu khoa học.

III. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT

Đào tạo Cử nhân điều dưỡng (chuyên ngành Phụ sản) có y đức, có đủ kiến thức khoa học cơ bản và y học cơ sở, có đủ kiến thức và kỹ năng cơ bản của điều dưỡng đa khoa; nắm vững kiến thức và kỹ năng điều dưỡng ở trình độ đại học để thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bà mẹ, trẻ em, dân số - kế hoạch hóa gia đình – sức khỏe sinh sản; có khả năng tổ chức, quản lý các hoạt động điều dưỡng về phụ sản và tham gia các hoạt động điều dưỡng nói chung, đào tạo, nghiên cứu khoa học và tự học vươn lên.

IV. MỤC TIÊU CỤ THỂ

1. Thái độ

1.1 Tận tụy chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân, hết lòng phục vụ người bệnh;

1.2. Tôn trọng, đoàn kết và hợp tác với đồng nghiệp; giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành;

1.3. Trung thực, khác quan, thận trọng trong chuyên môn;

1.4. Khiêm tốn học tập vươn lên.

2. Kiến thức

2.1. Vận dụng được các kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở, chuyên ngành vào thực hành nghề nghiệp nói chung và trong lĩnh vực chăm sóc, bảo vệ sức khỏe bà mẹ - trẻ em, dân số - kế hoạch hóa gia đình – sức khỏe sinh sản nói riêng

2.2. Giải thích được những quy luật cơ bản về khoa học tự nhiên, y xã hội và các nguyên lý chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe người bệnh, người bình thường; đặc biệt đối tượng bà mẹ, phụ nữ 15 đến 49 tuổi và trẻ em;

2.3. Mô tả được các quy trình điều dưỡng về phụ sản;

2.4. Mô tả được các phương pháp luận khoa học trong y học và nghiên cứu khoa học;

2.5. Nêu được các nội dung của pháp luật và chính sách hiện hành liên quan đến công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, của bà mẹ, phụ nữ 15 đến 49 tuổi và trẻ em.

3. Kỹ năng

3.1. Thực hiện thành thạo kỹ thuật chăm sóc, bảo vệ sức khỏe bà mẹ, phụ nữ 15 đến 49 tuổi và trẻ em;

3.2. Lập kế hoạch chăm sóc, xây dựng và tổ chức thực hiện quy trình điều dưỡng đa khoa và phụ sản;

3.3. Tổ chức thực hiện tốt y lệnh của bác sĩ, đề xuất các biện pháp xử lý hợp lý, kịp thời; phối hợp với bác sĩ để chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe bà mẹ, trẻ em, người bệnh;

3.4. Làm tốt công tác quản lý và tổ chức điều dưỡng, tham gia đào tạo cán bộ điều dưỡng chuyên ngành phụ sản và nhân viên y tế;

3.5. Phối hợp với đồng nghiệp, chính quyền, đoàn thể thực hiện tốt công tác phòng chống dịch, chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cộng đồng;

3.6. Tư vấn, giáo dục sức khoẻ cho bà mẹ, phụ nữ 15 đến 49 tuổi, trẻ em, người bệnh và cộng đồng;

3.8. Sử dụng được tối thiểu một ngoại ngữ để phục vụ công tác chuyên môn.

V. QUỸ THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC

1. Số năm học : 4 năm

2. Tổng số tuần học, ôn và thi: Tối đa 90 tuần

3. Tổng số khối lượng kiến thức : 139 đơn vị học trình (ĐVHT)

Cụ thể:

Thứ tự

Khối lượng kiến thức

Phân bố (ĐVHT) *

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

Tỷ lệ %

1

Giáo dục đại cương

- Các môn học chung

- Các môn khoa học cơ bản

40

(21)

(19)

36

(20)

(16)

4

(1)

(3)

28,8

2

Giáo dục chuyên nghiệp

- Các môn cơ sở

- Các môn chuyên ngành

82

(32)

(52)

48

(24)

(24)

33

(8)

(28)

60,4

3

- Phần tự chọn (đặc thù)**

- Ôn và thi tốt nghiệp

5

10

 

 

3,6

7,2

Tổng cộng

139

 

 

100

* 01 đơn vị học trình tương đương 15 tiết lý thuyết; 30 tiết thực tập tại các phòng thí nghiệm, bệnh viện; 45 tiết thực tế tại cộng đồng, học thể dục và quân sự.

** Phần tự chọn (đặc thù) lý thuyết, thực hành do các trường đề xuất và xây dựng, thể hiện trong chương trình chi tiết

VI. CHƯƠNG TRÌNH TỔNG QUÁT

A. PHẦN GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG

1. Các môn học chung

Thứ tự

Tên môn học/Học phần

Tổng số ĐVHT

Phân bố ĐVHT

Lý thuyết

Thực hành

1

Lịch sử triết học

2

2

0

2

Triết học Mác – Lênin

1

1

0

3

Kinh tế chính trị

1

1

0

4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

4

4

0

5

Chủ nghĩa xã hội khoa học

2

2

0

6

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

2

0

7

Tâm lý y học/Y đức

2

2

0

8

Ngoại ngữ chuyên ngành

5

5

0

9

Giáo dục quốc phòng – Y học quân sự

2

1

1

Cộng

21

20

1

2. Các môn khoa học cơ bản

Thứ tự

Tên môn học/Học phần

Tổng số ĐVHT

Phân bố ĐVHT

Lý thuyết

Thực hành

10

Toán cao cấp

2

2

0

11

Xác suất thống kế

3

3

0

12

Tin học

2

1

1

13

Vật lý đại cương – Lý sinh

3

2

1

14

Hóa học đại cương

2

2

0

15

Hóa hữu cơ - Hóa vô cơ

2

2

0

16

Sinh học đại cương

3

2

1

17

Di truyền

2

2

0

Cộng

19

16

3

Tổng cộng (A)

40

36

4

B. PHẦN GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP

1. Các môn cơ sở :

Thứ tự

Tên môn học/Học phần

Tổng số ĐVHT

Phân bố ĐVHT

Lý thuyết

Thực hành

18

Giải phẫu học

3

2

1

19

Mô phôi

2

1

1

20

Sinh lý

3

2

1

21

Hóa sinh

3

2

1

22

Vi sinh vật

2

2

0

23

Ký sinh trùng

2

1

1

24

Sinh lý bệnh – Miễn dịch

3

2

1

25

Dược lý

3

2

1

26

Dịch tễ

2

2

0

27

Sức khỏe môi trường

2

2

0

28

Dinh dưỡng, Vệ sinh an toàn thực phẩm

2

2

0

29

Giáo dục sức khỏe

2

1

1

30

Tổ chức y tế, Chương trình y tế quốc gia

1

1

0

31

Dân số, Kế hoạch hóa gia đình, Sức khỏe sinh sản (1)

2

2

0

Cộng

32

24

8

2. Các môn chuyên ngành

Thứ tự

Tên môn học/Học phần

Tổng số ĐVHT

Phân bố ĐVHT

Lý thuyết

Thực hành

32

Điều dưỡng cơ bản 1

3

2

1

33

Điều dưỡng cơ bản 2

3

2

1

34

Phục hồi chức năng

2

1

1

35

Điều dưỡng cấp cứu – hồi sức

2

1

1

36

Điều dưỡng nội

2

1

1

37

Điều dưỡng ngoại

2

1

1

38

Điều dưỡng nhi

3

1

2

39

Điều dưỡng truyền nhiễm

2

1

1

40

Chăm sóc bà mẹ ngoài thời kì thai ngén

6

3

3

41

Chăm sóc bà mẹ trước đẻ

4

2

2

42

Chăm sóc bà mẹ trong đẻ

4

2

2

43

Chăm sóc bà mẹ sau đẻ và trẻ sơ sinh

4

2

2

44

Dân số - Kế hoạch hóa gia đình - Sức khoẻ sinh sản (2)

2

1

1

45

Truyền thông – Tư vấn kế hoạch hóa gia đình

3

1

2

46

Quản lý điều dưỡng

3

2

1

47

Điều dưỡng cộng đồng

3

1

2

48

Thực tập cuối khóa

4

0

4

Cộng

52

24

28

Tổng cộng (B)

84

48

36

VII. MÔ TẢ THI TỐT NGHIỆP

1. Thời gian ôn, thi và làm khóa luận

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Hình thức thi

2.1. Làm khóa luận hoặc thi cuối khóa:

a) Làm khóa luận tốt nghiệp

- Sinh viên có điểm trung bình chung học tập của 7 học kỳ (học kỳ I đến học kỳ VII) đạt từ loại khá trở lên thì được xem xét làm khóa luận tốt nghiệp theo quy chế hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế.

Sinh viên không đủ điều kiện làm khóa luận thì thi cuối khóa.

b) Thi cuối khóa

Gồm 2 phần lý thuyết và thực hành, điểm thi của mỗi phần được tính độc lập.

+ Lý thuyết:

- Nội dung thi: Tương đương 15 đơn vị học trình gồm lý thuyết các môn học: Chăm sóc bà mẹ ngoài thời kì thai ngén, chăm sóc bà mẹ trong đẻ, chăm sóc bà mẹ sau đẻ và trẻ sơ sinh, điều dưỡng nội, nhi được kết cấu thành 3 học phần, mỗi học phần 5 đơn vị học trình và được công bố từ đầu năm học cuối khóa để sinh viên đăng ký thi 1 trong 3 học phần này. Hình thức và thời gian thi do Hiệu trưởng quy định.

+ Thực hành: Xây dựng quy trình điều dưỡng chuyên ngành phụ sản và thực hiện 1 kỹ thuật chăm sóc phụ sản.

2.2. Thi khối kiến thức các môn khoa học Mác-Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

VIII. CƠ SỞ THỰC HÀNH CHỦ YẾU

1. Thực tập các môn khoa học cơ bản, y học cơ sở

Tại các phòng thí nghiệm, thực tập của trường.

2. Thực tập tiền lâm sàng

Tại các phòng tiền lâm sàng của trường.

3. Thực hành lâm sàng và thực tập cuối khóa

Tại các bệnh viện, viện trung ương, tỉnh, thành phố, quận/huyện và các nhà hộ sinh được Bộ Y tế công nhận là cơ sở thực hành.

4. Thực tập cộng đồng

Tại cơ sở thực tập cộng đồng được trường lựa chọn và xây dựng.

IX. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Chương trình

Chương trình khung đào tạo cử nhân điều dưỡng (chuyên ngành Phụ sản) hệ tại chức ban hành được thực hiện ở tất cả các trường đại học được phép đào tạo cử nhân điều dưỡng (chuyên ngành Phụ sản).

Chương trình bao gồm 139 đơn vị học trình, trong đó có 123 đơn vị học trình bắt buộc, 6 đơn vị học trình tự chọn (đặc thù), 10 đơn vị học trình ôn và thi tốt nghiệp.

Trên cơ sở chương trình khung, các trường tổ chức xây dựng chương trình chi tiết và trình Hội đồng ngành thẩm quyền thẩm định, Hiệu trưởng ban hành để thực hiện. Các trường nhất thiết phải tổ chức giảng dạy đủ khối lượng kiến thức và kỹ năng các học phần bắt buộc. Tùy theo đặc điểm của từng trường mà xây dựng nội dung các học phần tự chọn cho phù hợp.

Bộ Y tế giám sát việc thực hiện chương trình và chất lượng chuyên môn trong quá trình đào tạo.

2. Kế hoạch sắp xếp nội dung và quỹ thời gian

Tổng số thời gian học tối đa là 90 tuần theo hình thức vừa học vừa làm trong thời gian 04 năm, mỗi năm tập trung 2 học kỳ.

Các trường chủ động bố trí và điều chỉnh các môn học/học phần theo học kỳ, nhưng phải đảm bảo tính logic và hệ thống của chương trình đào tạo để học viên được học các môn khoa học cơ bản, y học cơ sở trước khi học các môn chuyên ngành, học lý thuyết trước khi học thực hành.

Trong quá trình tổ chức thực hiện các trường có thể áp dụng phương pháp lồng ghép, cấu trúc chương trình theo khối thời gian nhưng cần chuẩn bị kỹ và báo cáo Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo chuẩn y trước khi thực hiện.

3. Thực tập, thực hành lâm sàng, cộng đồng và cuối khóa

3.1. Thực tập

Tổ chức thực tập tại phòng thí nghiệm, phòng thực hành theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế. Do yêu cầu nghề nghiệp để đảm bảo chất lượng đào tạo, nhà trường có thể quy định điểm kết thúc môn học/học phần là tổng hợp điểm lý thuyết và điểm thực tập hoặc tính 2 điểm độc lập.

3.2. Thực hành lâm sàng

Bố trí học viên đi thực hành lâm sàng theo điều kiện làm việc của các cơ sở thực hành.

3.3. Thực tập cộng đồng

Tổ chức đi thực tập cộng đồng (02 tuần) sau khi học viên đã học các môn : Sức khỏe môi trường, dinh dưỡng – vệ sinh an toàn thực phẩm, giáo dục sức khỏe, dịch tễ và phần lớn các môn học chuyên ngành.

3.4. Thực tập cuối khóa

Tổ chức thực tập tại các cơ sở thực hành và cộng đồng trước kỳ ôn và thi tốt nghiệp. Nội dung thực tập là tổng hợp các môn học/học phần trong toàn khóa học, chú trọng các học phần điều dưỡng chuyên ngành phụ sản. Hiệu trưởng các trường tổ chức xây dựng mục tiêu, nội dung chi tiết, chỉ tiêu thực hành cụ thể. Tổ chức thi, kiểm tra theo đúng quy chế hiện hành.

4. Phương pháp dạy/học

- Tăng cường vận dụng các phương pháp dạy/học tích cực.

- Đảm bảo đủ sách giáo khoa và tài liệu tham khảo cho sinh viên.

- Khuyến khích giảm số giờ lên lớp lý thuyết để sinh viên có thêm thời gian tự học.

- Phối hợp chặt chẽ với giảng viên thỉnh giảng và các cơ sở thực hành nhằm nâng cao hiệu quả dạy/học thực tập, thực hành.

- Lượng giá thường xuyên trong quá trình dạy/học.

5. Thi, kiểm tra

5.1. Kiểm tra sau mỗi đơn vị học trình

5.2. Thi sau mỗi môn học/học phần:

- Đối với các môn khoa học cơ bản, y học cơ sở sau mỗi môn học/học phần học viên có một điểm thi.

- Đối với các môn học học chuyên ngành sau mỗi học phần học viên có hai điểm thi: lý thuyết và thực hành.

5.3. Cách tính điểm

- Theo quy chế hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế./.

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG

ĐÀO TẠO CỬ NHÂN ĐIỀU DƯỠNG (CHUYÊN NGÀNH GÂY MÊ HỒI SỨC)
HỆ TẠI CHỨC
(Ban hành theo Quyết định số 31/2003/QĐ-BGDĐT ngày 09/7/2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

I . GIỚI THIỆU NGÀNH NGHỀ ĐÀO TẠO

- Trình độ đào tạo : Đại học

- Nhóm ngành đào tạo: Khoa học sức khỏe

- Ngành đào tạo: Điều dưỡng (chuyên ngành Gây mê hồi sức)

- Mã số ngành đào tạo:

- Hệ đào tạo: Tại chức

- Chức danh khi tốt nghiệp: Cử nhân điều dưỡng

- Thời gian đào tạo: 4 năm

- Hình thức đào tạo: Vừa làm vừa học

- Đối tượng tuyển sinh: Điều dưỡng trung học Gây mê hồi sức

- Cơ sở đào tạo: Các trường đại học được Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế cho phép.

- Cơ sở làm việc: Các cơ sở y tế thuộc các tuyến và các cơ sở đào tạo, nghiên cứu, quản lý thuộc ngành Y tế.

- Bậc học có thể tiếp tục: Đào tạo sau đại học theo quy định hiện hành.

II. MÔ TẢ NHIỆM VỤ

Cử nhân Điều dưỡng (chuyên ngành Gây mê hồi sức) có thể làm việc tại khoa Gây mê hồi sức (phòng Mổ hoặc phòng Hồi tỉnh), các đơn vị chăm sóc đặc biệt, hồi sức ngoại khoa, tiếp nhận bệnh nhân cấp cứu và thực hiện các nhiệm vụ sau theo sự phân công, điều động:

1. Chuyên môn:

1.1. Chuẩn bị, theo dõi và chăm sóc bệnh nhân trước mổ, trong quá trình mổ, khi hồi tỉnh theo sự phân công của khoa, của bác sĩ gây mê hồi sức;

1.2. Chuẩn bị máy móc, dụng cụ, thuốc men cần thiết cho công tác vô cảm;

1.3. Thực hiện kỹ thuật vô cảm (an thần, gây mê, gây tê) khi được phân công dưới sự giám sát trực tiếp của người có thẩm quyền cao hơn về chuyên môn;

1.4. Thực hiện các hoạt động cấp cứu ban đầu;

1.5. Tham gia theo dõi, chăm sóc các chức năng sinh tồn (hô hấp, tuần hoàn v.v….), các bệnh nhân có sử dụng thuốc an thần, thuốc mê, thuốc tê, thuốc giảm đau;

1.6. Theo dõi và thực hiện các kỹ thuật chăm sóc bệnh nhân thuộc lĩnh vực được phân công (đặt ống nội khí quản, cấp cứu hô hấp, tuần hoàn, truyền dịch, theo dõi người bệnh thở máy v.v…);

1.7. Thực hiện vệ sinh, vô trùng, khử trùng và sử dụng các trang thiết bị, dụng cụ chuyên ngành.

2. Quản lý điều dưỡng:

2.1. Quản lý, bảo trì các trang thiết bị, dụng cụ, thuốc men mà mình phụ trách;

2.2. Điều hành, quản lý và sử dụng nhân lực điều dưỡng gây mê hồi sức thuộc phạm vi được phân công;

2.3. Tham gia quản lý điều dưỡng bệnh viện, khoa, phòng, buồng bệnh, bệnh nhân, nơi làm việc.

3. Phòng bệnh và giáo dục sức khỏe

3.1. Giáo dục sức khỏe cho người bệnh, thân nhân của người bệnh

3.2. Tổ chức các hoạt động giáo dục sức khỏe và phòng bệnh trong phạm vi mình phụ trách

3.3. Tham gia phòng chống dịch,các chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

4. Đào tạo và nghiên cứu khoa học

4.1. Tự học và tham dự các lớp đào tạo liên tục để cập nhật và nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ;

4.2. Hỗ trợ đồng nghiệp, tham gia đào tạo, huấn luyện cán hộ, nhân viên y tế và học sinh, sinh viên;

4.3. Tham gia nghiên cứu khoa học.

III. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT

Đào tạo Cử nhân điều dưỡng (chuyên ngành Gây mê hồi sức) có y đức, có đủ kiến thức khoa học cơ bản và y học cơ sở, có đủ kiến thức và kỹ năng cơ bản của điều dưỡng đa khoa; nắm vững kiến thức và kỹ năng điều dưỡng gây mê – hồi sức ở trình độ đại học để trợ giúp bác sĩ hoặc độc lập gây mê, hồi sức,cấp cứu khi cần thiết; có khả năng tổ chức, quản lý các hoạt động điều dưỡng gây mê hồi sức và tham gia các hoạt động điều dưỡng nói chung, đào tạo, nghiên cứu khoa học và tự học vươn lên.

IV. MỤC TIÊU CỤ THỂ

1. Thái độ

1.1 Tận tụy chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân, hết lòng phục vụ người bệnh;

1.2. Tôn trọng, đoàn kết và hợp tác với đồng nghiệp; giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành;

1.3. Trung thực, khách quan, thận trọng trong chuyên môn;

1.4. Khiêm tốn học tập vươn lên.

2. Kiến thức

2.1. Vận dụng được các kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở, chuyên ngành vào thực hành nghề nghiệp;

2.2. Áp dụng đúng các nguyên tắc cơ bản về: chăm sóc, quản lý điều dưỡng gây mê hồi sức, bảo đảm an toàn trong gây mê, gây tê, hồi sức cấp cứu, vận hành, bảo trì, khử trùng trang thiết bị - dụng cụ gây mê hồi sức cấp cứu và cơ sở phẫu thuật;

2.3. Giải thích được những quy luật cơ bản về khoa học tự nhiên, y xã hội và các nguyên lý chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe người bệnh, người bình thường;

2.4. Mô tả được quy trình điều dưỡng gây mê hồi sức;

2.5. Mô tả được phương pháp luận khoa học trong y học và nghiên cứu khoa học;

2.6. Nêu được các nội dung của pháp luật, chính sách hiện hành liên quan đến công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe của nhân dân.

3. Kỹ năng

3.1. Chuẩn bị, thực hiện thành thạo kỹ thuật chăm sóc, hồi sức cấp cứu bệnh nhân trước, trong và sau mổ;

3.2. Thực hiện được kỹ thuật: an thần, giảm đau, vô cảm thông thường;

3.3. Lập kế hoạch chăm sóc, xây dựng và tổ chức thực hiện quy trình điều dưỡng cấp cứu và gây mê hồi sức;

3.4. Tổ chức thực hiện tốt y lệnh của bác sĩ, đề xuất các biện pháp xử lý hợp lý, kịp thời; phối hợp với bác sĩ trong gây mê hồi sức, cấp cứu và chăm sóc người bệnh;

3.5. Sử dụng, bảo trì, tham gia quản lý thuốc, trang thiết bị, dụng cụ cấp cứu, gây mê – hồi sức;

3.6. Làm tốt công tác quản lý và tổ chức điều dưỡng, tham gia đào tạo cán bộ điều dưỡng và nhân viên y tế;

3.7. Phối hợp với đồng nghiệp, chính quyền, đoàn thể thực hiện tốt công tác phòng chống dịch, chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cộng đồng;

3.8. Tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh và cộng đồng;

3.9. Tham gia đào tạo, nghiên cứu khoa học và sử dụng được tối thiểu một ngoại ngữ để phục vụ công tác chuyên môn.

V. QUỸ THỜI GIAN

1. Số năm học : 04 năm

2. Tổng số tuần học, ôn và thi: Tối đa 90 tuần

3. Tổng số khối lượng kiến thức : 139 đơn vị học trình (ĐVHT)

Cụ thể:

Thứ tự

Khối lượng kiến thức

Phân bố (ĐVHT) *

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

Tỷ lệ %

1

Giáo dục đại cương

- Các môn học chung

- Các môn khoa học cơ bản

40

(21)

(19)

36

(20)

(16)

4

(1)

(3)

28,8

2

Giáo dục chuyên nghiệp

- Các môn cơ sở

- Các môn chuyên ngành

82

(32)

(50)

49

(24)

(25)

33

(8)

(25)

59,0

3

+ Phần tự chọn (đặc thù)**

+ Ôn và thi tốt nghiệp

7**

10

 

 

5,0

7,2

Tổng cộng

139

 

 

100

* 01 đơn vị học trình tương đương 15 tiết lý thuyết; 30 tiết thực tập tại các phòng thí nghiệm, tại các bệnh viện; 45 tiết thực tế tại cộng đồng, học thể dục và quân sự.

** Phần tự chọn (đặc thù) lý thuyết, thực hành do các trường đề xuất và xây dựng, thể hiện trong chương trình chi tiết.

VI. CHƯƠNG TRÌNH TỔNG QUÁT

A. GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG

1. Các môn học chung

Thứ tự

Tên môn học/Học phần

Tổng số ĐVHT

Phân bố ĐVHT

Lý thuyết

Thực hành

1

Lịch sử triết học

2

2

0

2

Triết học Mác – Lênin

1

1

0

3

Kinh tế chính trị

1

1

0

4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

4

4

0

5

Chủ nghĩa xã hội khoa học

2

2

0

6

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

2

0

7

Tâm lý y học - Y đức

2

2

0

8

Ngoại ngữ chuyên ngành

5

5

0

9

Giáo dục quốc phòng và y học quân sự

2

1

1

Cộng

21

20

1

2. Các môn khoa học cơ bản

Thứ tự

Tên môn học/Học phần

Tổng số ĐVHT

Phân bố ĐVHT

Lý thuyết

Thực hành

10

Toán cao cấp

2

2

0

11

Xác suất thống kế

3

3

0

12

Tin học

2

1

1

13

Vật lý đại cương – Lý sinh

3

2

1

14

Hóa học đại cương

2

2

0

15

Hóa vô cơ - Hóa hữu cơ

2

2

0

16

Sinh học đại cương

3

2

1

17

Di truyền y học

2

2

0

Cộng

19

16

3

Tổng cộng (A)

40

36

4

B. PHẦN GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP

1. Các môn cơ sở :

Thứ tự

Tên môn học/Học phần

Tổng số ĐVHT

Phân bố ĐVHT

Lý thuyết

Thực hành

18

Giải phẫu

3

2

1

19

Mô phôi

2

1

1

20

Sinh lý

3

2

1

21

Hóa sinh

3

2

1

22

Vi sinh

2

2

0

23

Ký sinh

2

1

1

24

Sinh lý bệnh – Miễn dịch

3

2

1

25

Dược lý

3

2

1

26

Dịch tễ

2

2

0

27

Sức khỏe môi trường

2

2

0

28

Dinh dưỡng-Vệ sinh an toàn thực phẩm

2

2

0

29

Giáo dục sức khỏe

2

1

1

30

Tổ chức y tế, Chương trình y tế quốc gia

1

1

0

31

Dân số, Kế hoạch hóa gia đình, Sức khỏe sinh sản

2

2

0

Cộng

32

24

8

2. Các môn chuyên môn

Thứ tự

Tên môn học/Học phần

Tổng số ĐVHT

Phân bố ĐVHT

Lý thuyết

Thực hành

32

Điều dưỡng cơ bản 1

3

2

1

33

Điều dưỡng cơ bản 2

3

2

1

34

Điều dưỡng cấp cứu – hồi sức

2

1

1

35

Điều dưỡng nội

3

2

1

36

Điều dưỡng ngoại

3

2

1

37

Điều dưỡng nhi

2

1

1

38

Điều dưỡng phụ sản

2

1

1

39

Điều dưỡng truyền nhiễm

2

1

1

40

Quản lý điều dưỡng

2

2

0

41

Giải phẫu – Sinh lý chuyên ngành

2

2

0

42

Dược gây mê – hồi sức

1

1

0

43

Kỹ thuật gây mê – hồi sức 1

3

1

2

44

Kỹ thuật gây mê – hồi sức 2

3

1

2

45

Gây mê – hồi sức 1

5

2

3

46

Gây mê – hồi sức 2

5

2

3

47

Gây mê – hồi sức 3

5

2

3

48

Thực tập cuối khóa

4

0

4

Cộng

50

25

25

Tổng cộng (B)

82

49

33

VII. MÔ TẢ THI TỐT NGHIỆP

1. Thời gian ôn, thi và làm khóa luận

Theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Môn thi và hình thức thi

2.1. Làm khóa luận hoặc thi cuối khóa:

a) Làm khóa luận tốt nghiệp

Học viên có điểm trung bình chung học tập của 7 học kỳ (học kỳ I đến học kỳ VII) đạt từ loại khá trở lên thì được xem xét làm khóa luận tốt nghiệp theo quy chế hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế.

Học viên không đủ điều kiện làm khóa luận thì thi cuối khóa.

b) Thi cuối khóa

Gồm 2 phần lý thuyết và thực hành, điểm thi của mỗi phần được tính độc lập.

+ Lý thuyết:

Thi kiến thức tổng hợp các môn học chuyên môn và môn học cơ sở, trong đó trọng tâm là các môn học: Gây mê – hồi sức (1,2,3), Kỹ thuật gây mê – hồi sức (1,2), Điều dưỡng cấp cứu – hồi sức và một số môn khác do Hiệu trưởng quy định.

Nội dung, hình thức và thời gian thi : Theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế.

+ Thực hành:

Xây dựng quy trình điều dưỡng và thực hiện 1 kỹ thuật chăm sóc gây mê – hồi sức trên bệnh nhân theo quy định hiện hành.

2.2. Thi khối kiến thức các môn khoa học Mác-Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

VIII. CƠ SỞ THỰC HÀNH CHỦ YẾU

1. Thực tập các môn khoa học cơ bản, y học cơ sở, chuyên môn

Tại các phòng thí nghiệm, thực tập của trường

2. Thực tập tiền lâm sàng

Tại các phòng tiền lâm sàng của trường.

3. Thực hành lâm sàng và thực tập cuối khóa

Tại các khoa gây mê – hồi sức cấp cứu và các khoa khác của bệnh viên, viện trung ương, tỉnh, thành phố, quận/huyện được Bộ Y tế công nhận là cơ sở thực hành.

IX. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Chương trình

Chương trình khung đào tạo cử nhân điều dưỡng (chuyên ngành Gây mê – hồi sức) hệ tại chức ban hành được thực hiện ở tất cả các trường đại học được phép đào tạo cử nhân điều dưỡng (chuyên ngành Gây mê – hồi sức).

Chương trình bao gồm 139 đơn vị học trình, trong đó có 122 đơn vị học trình bắt buộc, 7 đơn vị học trình tự chọn (đặc thù), 10 đơn vị học trình ôn và thi tốt nghiệp.

Trên cơ sở chương trình khung, các trường tổ chức xây dựng chương trình chi tiết và trình Hội đồng ngành thẩm định, Hiệu trưởng ban hành để thực hiện. Các trường nhất thiết phải tổ chức giảng dạy đủ khối lượng kiến thức và kỹ năng các học phần bắt buộc. Tùy theo đặc điểm của từng trường mà xây dựng nội dung các học phần tự chọn cho phù hợp.

Bộ Y tế giám sát việc thực hiện chương trình và chất lượng chuyên môn trong quá trình đào tạo.

2. Kế hoạch sắp xếp nội dung và quỹ thời gian

Tổng số thời gian học tối đa là 90 tuần theo hình thức vừa học vừa làm trong thời gian 04 năm, mỗi năm tập trung 2 học kỳ.

Các trường chủ động bố trí và điều chỉnh các môn học/học phần theo học kỳ, nhưng phải đảm bảo tính logic và hệ thống của chương trình đào tạo để học viên được học các môn khoa học cơ bản, y học cơ sở trước khi học các môn chuyên môn.

Trong quá trình tổ chức thực hiện các trường có thể áp dụng phương pháp lồng ghép, cấu trúc chương trình theo khối thời gian nhưng cần chuẩn bị kỹ và báo cáo Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo chuẩn y trước khi thực hiện.

3. Thực tập, thực hành lâm sàng, cộng đồng và cuối khóa

3.1. Thực tập

Tổ chức thực tập tại phòng thí nghiệm, phòng thực hành theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế. Do yêu cầu nghề nghiệp để đảm bảo chất lượng đào tạo, nhà trường có thể quy định điểm kết thúc môn học/học phần là tổng hợp điểm lý thuyết và điểm thực tập hoặc tính 2 điểm độc lập.

3.2. Thực hành lâm sàng

Bố trí học viên đi thực hành lâm sàng theo điều kiện làm việc của các cơ sở thực hành.

3.3. Thực tập cuối khóa

Tổ chức thực tập tại các cơ sở thực hành và cộng đồng trước kỳ ôn và thi tốt nghiệp. Nội dung thực tập là tổng hợp các môn học/học phần trong toàn khóa học, chú trọng các học phần điều dưỡng chuyên ngành Gây mê – hồi sức. Hiệu trưởng các trường tổ chức xây dựng mục tiêu, nội dung chi tiết, chỉ tiêu thực hành cụ thể. Tổ chức thi, kiểm tra theo đúng quy chế hiện hành.

4. Phương pháp dạy/học

- Tăng cường vận dụng các phương pháp dạy/học tích cực.

- Đảm bảo đủ sách giáo khoa và tài liệu tham khảo cho sinh viên.

- Khuyến khích giảm số giờ lên lớp lý thuyết để sinh viên có thêm thời gian tự học.

- Phối hợp chặt chẽ với giảng viên thỉnh giảng và các cơ sở thực hành nhằm nâng cao hiệu quả dạy/học thực tập, thực hành.

- Lượng giá thường xuyên trong quá trình dạy/học.

5. Thi, kiểm tra

5.1. Kiểm tra sau mỗi đơn vị học trình

5.2. Thi sau mỗi môn học/học phần:

- Đối với các môn khoa học cơ bản, y học cơ sở sau mỗi môn học/học phần học viên có một điểm thi.

- Đối với các môn học học chuyên ngành sau mỗi học phần học viên có hai điểm thi: lý thuyết và thực hành.

5.3. Cách tính điểm và xét tốt nghiệp

- Theo quy chế hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế./.

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG

ĐÀO TẠO CỬ NHÂN KỸ THUẬT Y HỌC (CHUYÊN NGÀNH XÉT NGHIỆM)
HỆ TẠI CHỨC
(Ban hành theo Quyết định số 31/2003/QĐ-BGDĐT ngày 09/7/2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

I . GIỚI THIỆU NGÀNH NGHỀ ĐÀO TẠO

- Trình độ đào tạo : Đại học

- Nhóm ngành đào tạo: Khoa học sức khỏe

- Ngành đào tạo: Kỹ thuật y học (Chuyên ngành Xét nghiệm)

- Mã ngành đào tạo:

- Chức danh khi tốt nghiệp: Cử nhân Kỹ thuật y học.

- Thời gian đào tạo: 4 năm

- Hệ đào tạo: Tại chức

- Hình thức đào tạo: Vừa làm vừa học

- Đối tượng tuyển sinh: Kỹ thuật viên trung học xét nghiệm

- Cơ sở đào tạo: Các trường đại học được Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế cho phép.

- Cơ sở làm việc: Các cơ sở y tế thuộc các tuyến và các cơ sở đào tạo, nghiên cứu, quản lý thuộc ngành Y tế.

- Bậc học có thể tiếp tục: Đào tạo sau đại học theo quy định hiện hành.

II. MÔ TẢ NHIỆM VỤ

Cử nhân Kỹ thuật y học (chuyên ngành Xét nghiệm) có các nhiệm vụ sau:

1. Chuyên môn

1.1. Pha chế dung dịch chuẩn, các thuốc thử, thuốc nhuộm, các môi trường nuôi cấy, sử dụng các bộ thuốc thử;

1.2. Thực hiện các kỹ thuật xét nghiệm: Huyết học và miễn dịch, vi sinh và ký sinh, hóa sinh, giải phẫu bệnh;

1.3. Thực hiện các xét nghiệm phục vụ phòng chống dịch, cộng đồng.

2. Quản lý

2.1. Tham gia tổ chức và quản lý khoa, phòng xét nghiệm;

2.2. Quản lý một số trang thiết bị kỹ thuật cao và các sinh phẩm, hóa chất chuyên dùng;

2.3. Quản lý, giám sát, kiểm tra các hoạt động thuộc lĩnh vực xét nghiệm của đơn vị và đề xuất các biện pháp đảm bảo chất lượng xét nghiệm.

3. Phòng bệnh và giáo dục sức khỏe

3.1. Giáo dục sức khỏe cho người bệnh, thân nhân của người bệnh và cộng đồng thuộc lĩnh vực mình phụ trách;

3.2. Tham gia các chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

4. Đào tạo và nghiên cứu khoa học

4.1. Tự học và tham dự các lớp đào tạo liên tục để cập nhật và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;

4.2. Hỗ trợ đồng nghiệp, tham gia đào tạo, huấn luyện cán hộ, nhân viên y tế và học sinh, sinh viên;

4.3. Tham gia nghiên cứu khoa học.

III. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT

Đào tạo cử nhân Kỹ thuật y học (chuyên ngành Xét nghiệm) có y đức, có kiến thức khoa học cơ bản và y học cơ sở, có kiến thức và kỹ năng chuyên ngành xét nghiệm ở trình độ đại học để làm chủ được các kỹ thuật xét nghiệm; có khả năng tham gia quản lý và giáo dục sức khỏe chuyên ngành xét nghiệm, nghiên cứu khoa học và tự học vươn lên.

IV. MỤC TIÊU CỤ THỂ

1. Thái độ

1.1. Tận tụy chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân, hết lòng phục vụ người bệnh;

1.2. Tôn trọng, đoàn kết và hợp tác với đồng nghiệp; giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành;

1.3. Trung thực, khác quan, thận trọng trong chuyên môn;

1.4. Khiêm tốn học tập vươn lên.

2. Kiến thức

2.1. Vận dụng được kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở, chuyên ngành vào thực hành nghề nghiệp;

2.2. Mô tả đầy đủ các quy trình xét nghiệm; giải thích được nguyên lý và cơ chế các xét nghiệm thông thường;

2.3. Mô tả được các phương pháp luận khoa học trong y học và nghiên cứu khoa học;

2.4. Nêu được các nội dung của pháp luật và chính sách hiện hành liên quan đến công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

3. Kỹ năng

3.1. Pha chế được các dung dịch chuẩn, thuốc nhuộm, thuốc thử, môi trường trong các lĩnh vực chuyên khoa, sử dụng được các bộ thuốc thử;

3.2. Làm được các xét nghiệm huyết học, hóa sinh, độc chất học lâm sàng, vi sinh, ký sinh, miễn dịch, di truyền và giải phẫu bệnh;

3.3. Thực hiện được những biện pháp đảm bảo chất lượng và kiểm  tra chất lượng xét nghiệm;

3.4. Tham gia tổ chức và quản lý hoạt động khoa, phòng xét nghiệm y sinh học;

3.5. Sử dụng và bảo quản các trang thiết bị xét nghiệm, các hóa chất và sinh phẩm chuyên dùng;

3.6. Tư vấn và giáo dục sức khoẻ về lĩnh vực mình phụ trách cho người bệnh và cộng đồng;

3.7. Phối hợp với đồng nghiệp, chính quyền, đoàn thể thực hiện tốt công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cộng đồng;

3.8. Chỉ đạo thực hiện các xét nghiệm hàng loạt tại cộng đồng;

3.9. Tham gia đào tạo, nghiên cứu khoa học và sử dụng được tối thiểu một ngoại ngữ để phục vụ công tác chuyên môn.

V. QUỸ THỜI GIAN

1. Số năm học : 4 năm

2. Tổng số tuần thi và ôn tập: Tối đa 90 tuần

3. Tổng số khối lượng kiến thức : 143 đơn vị học trình (ĐVHT)

Cụ thể

Thứ tự

Khối lượng kiến thức

Phân bố (ĐVHT) *

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

Tỷ lệ %

1

Giáo dục đại cương

- Các môn học chung

- Các môn khoa học cơ bản

40

(21)

(21)

34

(19)

(15)

8

(2)

(6)

29,4

2

Giáo dục chuyên nghiệp

- Các môn cơ sở

- Các môn chuyên ngành

84

(34)

(50)

49

(24)

(25)

35

(10)

(25)

58,7

3

- Phần tự chọn (đặc thù)**

- Ôn và thi tốt nghiệp

7**

10

 

 

4,9

7,0

Tổng cộng

143

 

 

100

* 01 đơn vị học trình tương đương 15 tiết lý thuyết; 30 tiết thực tập tại phòng thí nghiệm, các bệnh viện, trung tâm y tế; 45 tiết thực tế tại cộng đồng, học quân sự và thể dục

** Phần tự chọn (đặc thù) lý thuyết, thực hành do các trường đề xuất và xây dựng, thể hiện trong chương trình chi tiết.

VI. CHƯƠNG TRÌNH TỔNG QUÁT

A. PHẦN GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG

1. Các môn chung

Thứ tự

Tên môn học/Học phần

Tổng số ĐVHT

Phân bố ĐVHT

Lý thuyết

Thực hành

1

Lịch sử triết học

2

2

0

2

Triết học Mác – Lênin

1

1

0

3

Kinh tế chính trị

1

1

0

4

Tâm lý y học/ Y đức

2

2

0

5

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

4

4

0

6

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

2

0

7

Chủ nghĩa xã hội khoa học

2

2

0

8

Giáo dục quốc phòng – Y học quân sự

2

0

2

9

Ngoại ngữ chuyên ngành

5

5

0

Cộng

21

19

2

2. Các môn khoa học cơ bản

Thứ tự

Tên môn học/học phần

Tổng số ĐVHT

Phân bố ĐVHT

Lý thuyết

Thực hành

10

Toán cao cấp

3

3

0

11

Xác suất thống kế

2

2

0

12

Vật lý y học – Lý sinh

3

2

1

13

Hóa đại cương

3

2

1

14

Hóa hữu cơ

2

1

1

15

Hóa phân tích

2

1

1

16

Sinh học

4

3

1

17

Di truyền y học

2

1

1

Cộng

21

15

6

Tổng cộng (A)

42

34

8

B. CÁC MÔN CHUYÊN NGÀNH

1. Các môn cơ sở :

Thứ tự

Tên môn học/học phần

Tổng số ĐVHT

Phân bố ĐVHT

Lý thuyết

Thực hành

18

Giải phẫu

2

1

1

19

Mô phôi

3

2

1

20

Sinh lý

3

2

1

21

Giải phẫu bệnh 1

2

1

1

22

Hóa sinh 1

3

2

1

23

Vi sinh 1

2

2

0

24

Ký sinh 1

1

1

0

25

Sinh lý bệnh – Miễn dịch

3

2

1

26

Dịch tễ

1

1

0

27

Sức khỏe môi trường

1

1

0

28

Dinh dưỡng và Vệ sinh an toàn thực phẩm

2

1

1

29

Tổ chức y tế - Chương trình y tế quốc gia – Giáo dục sức khỏe

1

1

0

30

Dân số - Kế hoạch hóa gia đình – Sức khỏe sinh sản

2

2

0

31

Nội cơ sở

3

2

1

32

Ngoại cơ sở

2

1

1

33

Dược

3

2

1

Cộng

34

24

10

2. Các môn chuyên môn

Thứ tự

Tên môn học/học phần

Tổng số ĐVHT

Phân bố ĐVHT

Lý thuyết

Thực hành

34

Kỹ thuật xét nghiệm cơ bản

5

2

3

35

Giải phẫu bệnh 2

2

1

1

36

Huyết học cơ bản

1

1

0

37

Huyết học tế bào

2

1

1

38

Đông máu

3

2

1

39

Truyền máu

3

2

1

40

Hóa sinh 2

3

2

1

41

Hóa sinh 3

3

2

1

42

Hóa sinh 4

3

2

1

43

Vi sinh 2

1

1

0

44

Vi sinh 3

2

1

1

45

Vi sinh 4

3

2

1

46

Ký sinh trùng 2

1

1

0

47

Ký sinh trùng 3

2

1

1

48

Ký sinh trùng 4

3

2

1

49

Bảo đảm và kiểm tra chất lượng xét nghiệm

3

2

1

50

Thực hành xét nghiệm

6

0

6

51

Thực tập cuối khóa

4

0

4

Cộng

50

25

25

Tổng cộng (B)

84

49

35

VII. MÔ TẢ THI TỐT NGHIỆP

1. Thời gian ôn, thi và làm khóa luận

Theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Môn thi và hình thức thi

2.1. Làm khóa luận hoặc thi cuối khóa:

a) Làm khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên có điểm trung bình chung học tập của 7 học kỳ (học kỳ I đến học kỳ VII) đạt từ loại khá trở lên thì được xem xét làm khóa luận tốt nghiệp theo quy chế hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế.

Các sinh viên không đủ điều kiện làm khóa luận thì thi cuối khóa.

b) Thi cuối khóa

Gồm 2 phần lý thuyết và thực hành, điểm thi của mỗi phần được tính độc lập.

+ Lý thuyết:

- Nội dung thi: Tương đương 15 đơn vị học trình gồm lý thuyết các môn học: Vi sinh, ký sinh, huyết học, hóa sinh và giải phẫu bệnh lý được kết cấu thành 3 học phần, mỗi học phần 5 đơn vị học trình và được công bố từ đầu năm học cuối khóa để sinh viên đăng ký thi 1 trong 3 học phần này. Hình thức và thời gian thi do Hiệu trưởng quy định.

+ Thực hành:

- Hình thức: Xây dựng quy trình và thực hiện kỹ thuật xét nghiệm trên bệnh nhân hoặc thi nhiều trạm (OSPE).

- Nội dung: Gồm kỹ năng các môn: Vi sinh, ký sinh, huyết học, hóa sinh và giải phẫu bệnh.

2.2. Thi khối kiến thức các môn khoa học Mác-Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

VIII. CƠ SỞ THỰC HÀNH CHỦ YẾU

1. Thực tập các môn khoa học cơ bản, y học cơ sở, chuyên ngành

Tại các phòng thí nghiệm, thực tập: Hóa sinh, vi sinh, huyết học, ký sinh, mô học, giải phẫu bệnh, miễn dịch của trường.

2. Thực hành xét nghiệm và thực tập cuối khóa

Tại các phòng xét nghiệm: Hóa sinh, vi sinh, huyết học, ký sinh, mô học, giải phẫu bệnh, miễn dịch của bệnh viện, viện trung ương, tỉnh, thành phố, quận/huyện được Bộ Y tế công nhận là cơ sở thực hành.

IX. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Chương trình

Chương trình khung đào tạo cử nhân Kỹ thuật y học (chuyên ngành Xét nghiệm) hệ tại chức ban hành được thực hiện ở tất cả các trường đại học được phép đào tạo cử nhân Kỹ thuật y học (chuyên ngành Xét nghiệm).

Chương trình bao gồm 143 đơn vị học trình, trong đó có 126 đơn vị học trình bắt buộc, 7 đơn vị học trình tự chọn (đặc thù), 10 đơn vị học trình ôn và thi tốt nghiệp.

Trên cơ sở chương trình khung, các trường tổ chức xây dựng chương trình chi tiết và trình các Hội đồng ngành thẩm định, Hiệu trưởng ban hành để thực hiện. Các trường nhất thiết phải tổ chức giảng dạy đủ khối lượng kiến thức và kỹ năng các học phần bắt buộc. Tùy theo đặc điểm của từng trường mà xây dựng nội dung các học phần tự chọn cho phù hợp.

Bộ Y tế giám sát việc thực hiện chương trình và chất lượng chuyên môn trong quá trình đào tạo.

2. Kế hoạch sắp xếp nội dung và quỹ thời gian

Tổng số thời gian học tối đa là 90 tuần theo hình thức vừa học vừa làm trong thời gian 04 năm, mỗi năm tập trung 2 học kỳ.

Các trường chủ động bố trí và điều chỉnh các môn học/học phần theo học kỳ, nhưng phải đảm bảo tính logic và hệ thống của chương trình đào tạo để học viên được học các môn khoa học cơ bản, y học cơ sở trước khi học các môn chuyên ngành.

Trong quá trình tổ chức thực hiện các trường có thể áp dụng phương pháp lồng ghép, cấu trúc chương trình theo khối thời gian nhưng cần chuẩn bị kỹ và báo cáo Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo chuẩn y trước khi thực hiện.

3. Thực tập, thực hành lâm sàng và cuối khóa

3.1. Thực tập

Tổ chức thực tập tại phòng thí nghiệm, phòng thực hành theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế. Do yêu cầu nghề nghiệp để đảm bảo chất lượng đào tạo, nhà trường có thể quy định điểm kết thúc môn học/học phần là tổng hợp điểm lý thuyết và điểm thực tập hoặc tính 2 điểm độc lập.

3.2. Thực hành lâm sàng

Bố trí học viên đi thực hành lâm sàng theo điều kiện làm việc của các cơ sở thực hành.

3.3. Thực tập cuối khóa

Tổ chức thực tập tại các cơ sở thực hành và cộng đồng trước kỳ ôn và thi tốt nghiệp. Nội dung thực tập là tổng hợp các môn học/học phần trong toàn khóa học, chú trọng các học phần chuyên về xét nghiệm. Hiệu trưởng các trường tổ chức xây dựng mục tiêu, nội dung chi tiết, chỉ tiêu thực hành cụ thể. Tổ chức thi, kiểm tra theo đúng quy chế hiện hành.

4. Phương pháp dạy/học

- Tăng cường vận dụng các phương pháp dạy/học tích cực.

- Đảm bảo đủ sách giáo khoa và tài liệu tham khảo cho sinh viên.

- Khuyến khích giảm số giờ lên lớp lý thuyết để sinh viên có thêm thời gian tự học.

- Phối hợp chặt chẽ với giảng viên thỉnh giảng và các cơ sở thực hành nhằm nâng cao hiệu quả dạy/học thực tập, thực hành.

- Lượng giá thường xuyên trong quá trình dạy/học.

5. Thi, kiểm tra

5.1. Kiểm tra sau mỗi đơn vị học trình

5.2. Thi sau mỗi môn học/học phần:

- Đối với các môn khoa học cơ bản, y học cơ sở sau mỗi môn học/học phần học viên có một điểm thi.

- Đối với các môn học học chuyên ngành sau mỗi học phần học viên có hai điểm thi: lý thuyết và thực hành.

5.3. Cách tính điểm

Theo quy chế hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế./.

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG

ĐÀO TẠO CỬ NHÂN KỸ THUẬT Y HỌC (CHUYÊN NGÀNH KỸ THUẬT HÌNH ẢNH Y HỌC)
HỆ TẠI CHỨC
(Ban hành theo Quyết định số 31/2003/QĐ-BGDĐT ngày 09/7/2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

I . GIỚI THIỆU NGÀNH NGHỀ ĐÀO TẠO

- Trình độ đào tạo : Đại học

- Nhóm ngành đào tạo: Khoa học sức khỏe

- Ngành đào tạo: Kỹ thuật y học (Chuyên ngành Kỹ thuật hình ảnh y học)

- Mã ngành đào tạo:

- Chức danh khi tốt nghiệp: Cử nhân Kỹ thuật y học

- Thời gian đào tạo: 4 năm

- Hệ đào tạo: Tại chức

- Hình thức đào tạo: Vừa làm vừa học

- Đối tượng tuyển sinh: Kỹ thuật viên trung học hình ảnh y học

- Cơ sở đào tạo: Các trường đại học được Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế cho phép.

- Cơ sở làm việc: Các cơ sở y tế thuộc các tuyến và các cơ sở đào tạo, nghiên cứu thuộc ngành Y tế.

- Bậc học có thể tiếp tục: Đào tạo sau đại học theo quy định hiện hành.

II. MÔ TẢ NHIỆM VỤ

Cử nhân Kỹ thuật y học (chuyên ngành Kỹ thuật hình ảnh y học) có các nhiệm vụ sau đây:

1. Chuyên môn

1.1. Thực hiện tốt các kỹ thuật chụp hình X quang thông thường và kỹ thuật cao (kỹ thuật cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ, kỹ thuật X quang, kỹ thuật số…);

1.2. Phân tích được các biểu hiện bất thường trên phim X quang;

1.3. Phối hợp với bác sĩ X quang, bác sĩ lâm sàng và đề xuất những kỹ thuật chụp X quang đáp ứng yêu cầu chẩn đoán bệnh;

1.4. Phối hợp với bác sĩ thực hiện các kỹ thuật hình ảnh can thiệp

2. Quản lý

2.1. Tham gia tổ chức và quản lý khoa, phòng chẩn đoán hình ảnh;

2.2. Sử dụng và bảo quản các máy móc, trang thiết bị kỹ thuật hình ảnh;

2.3. Bảo đảm an toàn phóng xạ;

2.4. Tham gia điều hành, sử dụng nhân lực, thực hiện các kế hoạch hoạt động của khoa, phòng chẩn đoán hình ảnh để chăm sóc, phục vụ người bệnh.

3. Phòng bệnh và giáo dục sức khỏe

3.1. Giáo dục sức khỏe cho người bệnh, thân nhân người bệnh;

3.2. Tổ chức các hoạt động giáo dục sức khỏe và phòng bệnh trong phạm vi mình phụ trách;

3.3. Tham gia chương trình phòng chống lao và bệnh phổi, phòng chống dịch, các chương trình chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng.

4. Đào tạo và nghiên cứu khoa học

4.1. Tự học và tham dự các lớp đào tạo liên tục để cập nhật và nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ;

4.2. Hỗ trợ đồng nghiệp, tham gia đào tạo, huấn luyện cán hộ, nhân viên y tế và học viên, sinh viên;

4.3. Tham gia nghiên cứu khoa học.

III. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT

Đào tạo cử nhân Kỹ thuật y học (chuyên ngành Kỹ thuật hình ảnh y học) có y đức, có kiến thức khoa học cơ bản và y học cơ sở, có kiến thức và kỹ năng ở trình độ đại học để thực hiện tốt các kỹ thuật tạo hình ảnh y học, tham gia quản lý, giáo dục sức khỏe và phòng bệnh thuộc lĩnh vực kỹ thuật hình ảnh; có khả năng tham gia nghiên cứu khoa học và tự học vươn lên.

IV. MỤC TIÊU CỤ THỂ

1. Thái độ

1.1. Tận tụy chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân, hết lòng phục vụ người bệnh;

1.2. Tôn trọng, đoàn kết và hợp tác với đồng nghiệp; giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành;

1.3. Trung thực, khác quan, thận trọng trong chuyên môn;

1.4. Khiêm tốn học tập vươn lên.

2. Kiến thức

2.1. Vận dụng được kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở, chuyên ngành Kỹ thuật hình ảnh y học vào thực hành nghề nghiệp;

2.2. Mô tả đầy đủ các quy trình kỹ thuật hình ảnh y học;

2.3. Mô tả được phương pháp luận khoa học trong y học và nghiên cứu khoa học;

2.4. Nêu được các nội dung của pháp luật và chính sách hiện hành liên quan đến công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

3. Kỹ năng

3.1. Thực hiện được tất cả các kỹ thuật X quang thông thường và các kỹ thuật cao (kỹ thuật cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ, kỹ thuật X quang, kỹ thuật số…);

3.2. Phân tích được chất lượng kỹ thuật hình ảnh y học và các biểu hiện bất thường về hình ảnh y học, đề nghị hướng chẩn đoán hình ảnh;

3.3. Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn phóng xạ;

3.4. Tổ chức và quản lý được khoa, phòng chẩn đoán hình theo quy định;

3.5. Tư vấn và giáo dục sức khỏe về lĩnh vực mình phụ trách cho người bệnh và cộng đồng;

3.6. Phối hợp với đồng nghiệp, chính quyền, đoàn thể thực hiện tốt công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cộng đồng

3.7. Tham gia đào tạo, nghiên cứu khoa học và sử dụng được tối thiểu 1 ngoại ngữ để phục vụ công tác chuyên môn.

V. QUỸ THỜI GIAN

1. Số năm học : 4 năm

2. Tổng số tuần học, ôn và thi: Tối đa 90 tuần

3. Tổng số khối lượng kiến thức : 143 đơn vị học trình (ĐVHT)

Cụ thể

Thứ tự

Khối lượng kiến thức

Phân bố (ĐVHT) *

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

Tỷ lệ %

1

Giáo dục đại cương

- Các môn học chung

- Các môn khoa học cơ bản

43

(21)

(22)

35

(20)

(15)

8

(1)

(7)

30,1

2

Giáo dục chuyên nghiệp

- Các môn cơ sở

- Các môn chuyên ngành

85

(33)

(52)

45

(23)

(22)

40

(10)

(30)

59,4

3

- Tự chọn (đặc thù)**

- Ôn và thi tốt nghiệp

5**

10

 

 

3,5

7,0

Tổng cộng

143

 

 

100

* 01 đơn vị học trình tương đương 15 tiết lý thuyết; 30 tiết thực tập tại phòng thí nghiệm, các bệnh viện, trung tâm y tế; 45 tiết thực tế tại cộng đồng, học quân sự và thể dục.

** Phần tự chọn (đặc thù): Lý thuyết, thực hành do các trường đề xuất và xây dựng, thể hiện trong chương trình chi tiết.

VI. CHƯƠNG TRÌNH TỔNG QUÁT

A. PHẦN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ĐẠI CƯƠNG

1. Các môn chung

Thứ tự

Tên môn học/Học phần

Tổng số ĐVHT

Phân bố ĐVHT

Lý thuyết

Thực hành

1

Lịch sử triết học

2

2

0

2

Triết học Mác – Lênin

1

1

0

3

Kinh tế chính trị

1

1

0

4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

4

4

0

5

Chủ nghĩa xã hội khoa học

2

2

0

6

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

2

0

7

Tâm lý y học – Y đức

2

2

0

8

Ngoại ngữ chuyên ngành

5

5

0

9

Giáo dục quốc phòng – Y học quân sự

2

1

1

Cộng

21

20

1

2. Các môn khoa học cơ bản

Thứ tự

Tên môn học/học phần

Tổng số ĐVHT

Phân bố ĐVHT

Lý thuyết

Thực hành

10

Toán cao cấp

3

3

0

11

Xác suất thống kế

2

2

0

12

Tin học

2

1

1

13

Vật lý đại cương – Lý sinh

3

2

1

14

Hóa đại cương

3

2

1

15

Hóa hữu cơ

2

1

1

16

Hóa phân tích

2

1

1

17

Sinh học đại cương

3

2

1

18

Di truyền y học

2

1

1

Cộng

22

15

7

Tổng cộng (A)

43

35

8

B. PHẦN GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP

1. Các môn cơ sở

Thứ tự

Tên môn học/học phần

Tổng số ĐVHT

Phân bố ĐVHT

Lý thuyết

Thực hành

19

Giải phẫu

3

2

1

20

Sinh lý

3

2

1

21

Mô phôi

3

2

1

22

Hóa sinh

3

2

1

23

Vi sinh

1

1

0

24

Ký sinh

1

1

0

25

Giải phẫu bệnh

2

1

1

26

Sinh lý bệnh – Miễn dịch

3

2

1

27

Dược học

2

1

1

28

Nội cơ sở

3

2

1

29

Ngoại cơ sở

2

1

1

30

Dinh dưỡng – Vệ sinh an toàn thực phẩm

2

1

1

31

Sức khỏe môi truờng

1

1

0

32

Dịch tễ

1

1

0

33

Dân số học – Kế hoạch hóa gia đình – Sức khỏe sinh sản

2

2

0

34

Tổ chức y tế - Chương trình y tế - Giáo dục sức khỏe

1

1

0

Cộng

33

23

10

2. Các môn chuyên môn

Thứ tự

Tên môn học/học phần

Tổng số ĐVHT

Phân bố ĐVHT

Lý thuyết

Thực hành

35

Bệnh học Nội

3

1

2

36

Bệnh học Ngoại

3

1

2

37

Bệnh học Tai – Mũi – Họng

3

2

1

38

Điện kỹ thuật

2

2

0

39

Bảo trì máy

2

1

1

40

Kỹ thuật X quang thông thường

1

1

0

41

Giải phẫu X quang

1

1

0

42

Vật lý tia X – Kỹ thuật phòng tối

2

1

1

43

Kỹ thuật X quang đặc biệt

7

1

6

44

Y học hạt nhân và xạ trị

5

3

2

45

Kỹ thuật chụp cắt lớp điện toán và cộng hưởng từ hạt nhân

7

3

4

46

Kỹ thuật siêu âm

3

2

1

47

Chẩn đoán hình ảnh y học

4

2

2

48

Tổ chức và quản lý khoa chẩn đoán hình ảnh

1

1

0

49

Thực tập lâm sàng

4

0

4

50

Thực tập cuối khóa

4

0

4

Cộng

52

22

30

Tổng cộng (B)

85

45

40

VII. MÔ TẢ THI TỐT NGHIỆP

1. Thời gian ôn, thi và làm khóa luận

Theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Môn thi và hình thức thi

1.1. Làm khóa luận hoặc thi cuối khóa

a) Làm khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên có điểm trung bình chung học tập của 7 học kỳ (Học kỳ I đến học kỳ VII) đạt từ loại khá trở lên thì được xem xét làm khóa luận tốt nghiệp theo quy chế hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế.

Các sinh viên không đủ điều kiện làm khóa luận thì thi cuối khóa.

b) Thi cuối khóa

Gồm 2 phần lý thuyết và thực hành, điểm thi của mỗi phần được tính độc lập.

+ Lý thuyết:

Nội dung thi: Tương đương 15 đơn vị học trình gồm lý thuyết các môn học: Vật lý tia X, kỹ thuật X quang thông thường, kỹ thuật phòng tối, kỹ thuật X quang đặc biệt, kỹ thuật chụp cắt lớp điện toán và cộng hưởng từ hạt nhân, y học hạt nhân và xạ trị, chẩn đoán hình ảnh X quang được kết cấu thành 3 học phần, mỗi học phần 5 đơn vị học trình và được công bố từ đầu năm học cuối khóa để sinh viên đăng ký thi 1 trong 3 học phần này. Hình thức và thời gian thi do Hiệu trưởng quy định.

+ Thực hành:

- Hình thức: Xây dựng quy trình và thực hiện kỹ thuật hình ảnh trên người bệnh gồm: tiếp nhận người bệnh, chuẩn bị phim, dụng cụ, yếu tố kỹ thuật, tiến hành kỹ thuật, tráng rửa phim, phân tích về kỹ thuật chụp và phát hiện các bất thường trên phim

- Nội dung: Gồm kỹ năng các môn chuyên ngành: Vật lý tia X, kỹ thuật X quang thông thường, kỹ thuật phòng tối, kỹ thuật X  quang đặc biệt, kỹ thuật chụp cắt lớp điện toán và cộng hưởng từ hạt nhân, chẩn đoán hình ảnh X quang.

1.2. Thi khối kiến thức các môn khoa học Mác-Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

VIII. CƠ SỞ THỰC HÀNH CHỦ YẾU

1. Thực tập các môn khoa học cơ bản, y học cơ sở, chuyên ngành

Tại các phòng thí nghiệm, thực tập của trường.

2. Thực tập tiền lâm sàng

Tại các phòng tiền lâm sàng của trường

3. Thực hành lâm sàng và thực tập cuối khóa

Tại các khoa, phòng kỹ thuật hình ảnh của bệnh viện, viện trung ương, tỉnh, thành phố, quận/huyện được Bộ Y tế công nhận là cơ sở thực hành.

IX. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Chương trình

Chương trình khung đào tạo cử nhân kỹ thật y học (chuyên ngành Kỹ thuật hình ảnh y học) hệ tại chức ban hành được thực hiện ở tất cả các trường đại học được phép đào tạo cử nhân kỹ thuật y học (chuyên ngành Kỹ thuật hình ảnh y học).

Chương trình gồm 143 đơn vị học trình, trong đó có 128 đơn vị học trình bắt buộc, 5 đơn vị học trình tự chọn (đặc thù), 10 đơn vị học trình ôn và thi tốt nghiệp.

Trên cơ sở chương trình khung, các trường tổ chức xây dựng chương trình chi tiết và trình Hội đồng ngành thẩm định, Hiệu trưởng ban hành để thực hiện. Các trường nhất thiết phải tổ chức giảng dạy đủ khối lượng kiến thức và kỹ năng các học phần bắt buộc. Tùy theo đặc điểm của từng trường mà xây dựng nội dung các học phần tự chọn cho phù hợp.

Bộ Y tế giám sát việc thực hiện chương trình và chất lượng chuyên môn trong quá trình đào tạo.

2. Kế hoạch sắp xếp nội dung và quỹ thời gian

Tổng số thời gian học tối đa là 90 tuần theo hình thức vừa học vừa làm trong thời gian 04 năm, mỗi năm tập trung 2 học kỳ.

Các trường chủ động bố trí và điều chỉnh các môn học/học phần theo học kỳ, nhưng phải đảm bảo tính logic và hệ thống của chương trình đào tạo để học viên được học các môn khoa học cơ bản, y học cơ sở trước khi học các môn chuyên ngành, học lý thuyết trước khi học thực hành.

Trong quá trình tổ chức thực hiện các trường có thể áp dụng phương pháp lồng ghép, cấu trúc chương trình theo khối thời gian v.v.. nhưng cần nghiên cứu, chuẩn bị kỹ và báo cáo Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo chuẩn y trước khi thực hiện.

3. Thực tập, thực hành lâm sàng và cuối khóa

3.1. Thực tập

Tổ chức thực tập tại phòng thí nghiệm, phòng thực hành theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế. Do yêu cầu nghề nghiệp để đảm bảo chất lượng đào tạo, nhà trường có thể quy định điểm kết thúc môn học/học phần là tổng hợp điểm lý thuyết và điểm thực tập hoặc tính 2 điểm độc lập.

3.2. Thực hành lâm sàng

Bố trí học viên đi thực hành lâm sàng theo điều kiện làm việc của các cơ sở thực hành.

3.3. Thực tập cuối khóa

Tổ chức thực tập tại các cơ sở thực hành và cộng đồng trước kỳ ôn và thi tốt nghiệp. Nội dung thực tập là tổng hợp các môn học/học phần trong toàn khóa học, chú trọng các học phần về kỹ thuật hình ảnh. Hiệu trưởng các trường tổ chức xây dựng mục tiêu, nội dung chi tiết, chỉ tiêu thực hành cụ thể. Tổ chức thi, kiểm tra theo đúng quy chế hiện hành.

4. Phương pháp dạy/học

- Tăng cường vận dụng các phương pháp dạy/học tích cực.

- Đảm bảo đủ sách giáo khoa và tài liệu tham khảo cho sinh viên.

- Khuyến khích giảm số giờ lên lớp lý thuyết để sinh viên có thêm thời gian tự học.

- Phối hợp chặt chẽ với giảng viên thỉnh giảng và các cơ sở thực hành nhằm nâng cao hiệu quả dạy/học thực tập, thực hành.

- Lượng giá thường xuyên trong quá trình dạy/học.

5. Thi, kiểm tra

5.1. Kiểm tra sau mỗi đơn vị học trình

5.2. Thi sau mỗi môn học/học phần:

- Đối với các môn khoa học cơ bản, y học cơ sở sau mỗi môn học/học phần học viên có một điểm thi.

- Đối với các môn học học chuyên ngành sau mỗi học phần học viên có hai điểm thi: lý thuyết và thực hành.

5.3. Cách tính điểm

- Theo quy chế hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế./.

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG

ĐÀO TẠO CỬ NHÂN KỸ THUẬT Y HỌC (CHUYÊN NGÀNH VẬT LÝ TRỊ LIỆU)
HỆ TẠI CHỨC
(Ban hành theo Quyết định số 31/2003/QĐ-BGDĐT ngày 09/7/2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

I . GIỚI THIỆU NGÀNH NGHỀ ĐÀO TẠO

- Trình độ đào tạo : Đại học

- Nhóm ngành đào tạo: Khoa học sức khỏe

- Ngành đào tạo: Kỹ thuật Y học (Chuyên ngành Vật lý trị liệu)

- Mã ngành đào tạo:

- Chức danh khi tốt nghiệp: Cử nhân Kỹ thuật y học

- Thời gian đào tạo: 4 năm

- Hệ đào tạo: Tại chức

- Hình thức đào tạo: Vừa làm vừa học

- Đối tượng tuyển sinh: Kỹ thuật viên trung học Vật lý trị liệu

- Cơ sở đào tạo: Các trường đại học được Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế cho phép.

- Cơ sở làm việc: Các cơ sở y tế thuộc các tuyến và các cơ sở đào tạo, nghiên cứu, quản lý thuộc ngành Y tế.

- Bậc học có thể tiếp tục: Đào tạo sau đại học theo quy định hiện hành.

II. MÔ TẢ NHIỆM VỤ

Cử nhân Kỹ thuật y học (chuyên ngành Vật lý trị liệu) có các nhiệm vụ sau đây:

1. Chuyên môn

1.1. Tổ chức tiếp nhận người bệnh, người tàn tật, thân nhân đến khoa, phòng Vật lý trị liệu hoặc khoa Phục hồi chức năng để khám, chữa bệnh bằng phương pháp vật lý trị liệu hoặc yêu cầu tư vấn về sức khỏe;

1.2. Thực hiện các kỹ thuật lượng giá vật lý trị liệu;

1.3. Xây dựng mục tiêu, quy trình điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu;

1.4. Thực hiện các kỹ thuật vật lý trị liệu thông thường và một số kỹ thuật chuyên sâu như: kỹ thuật hưng phấn cảm thụ bản thể thần kinh – cơ (Proprioceptor – Neuromuscular – Facilitation), kỹ thuật Bobath, kỹ thuật di động khớp.

1.5. Tham gia chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng tại địa phương.

2. Quản lý

2.1. Tham gia tổ chức, quản lý khoa, phòng Vật lý trị liệu – phục hồi chức năng;

2.2. Quản lý trang thiết bị, tài sản, hồ sơ bệnh án vật lý trị liệu – phục hồi chức năng;

2.3. Tham gia quản lý, điều hành, sử dụng nhân lực thuộc lĩnh vực vật lý trị liệu – phục hồi chức năng để chăm sóc, phục vụ người bệnh.

3. Phòng bệnh và giáo dục sức khỏe

3.1. Giáo dục sức khỏe cho người bệnh, thân nhân người bệnh và cộng đồng để phòng thương tật thứ cấp và tàn tật;

3.2. Tham gia hỗ trợ các hoạt động vật lý trị liệu trong phạm vi mình phụ trách;

3.3. Tham gia phòng chống dịch, các chương trình chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng.

4. Đào tạo và nghiên cứu khoa học

4.1. Tự học và tham dự các lớp đào tạo liên tục để cập nhật và nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ;

4.2. Hỗ trợ đồng nghiệp, tham gia đào tạo, huấn luyện cán hộ, nhân viên y tế và học sinh, sinh viên;

4.3. Tham gia nghiên cứu khoa học

III. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT

Đào tạo cử nhân Kỹ thuật y học (chuyên ngành Vật lý trị liệu) có y đức, có kiến thức khoa học cơ bản và y học cơ sở, có kiến thức và kỹ năng về vật lý trị liệu ở trình độ đại học để thực hiện tốt nhiệm vụ điều trị, quản lý, tham gia phòng ngừa tàn tật và giáo dục sức khỏe thuộc lĩnh vực vật lý trị liệu – phục hồi chức năng; có khả năng tham gia nghiên cứu khoa học và tự học vươn lên.

IV. MỤC TIÊU CỤ THỂ

1. Thái độ

1.1. Tận tụy chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân, hết lòng phục vụ người bệnh;

1.2. Tôn trọng, đoàn kết và hợp tác với đồng nghiệp; giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành;

1.3. Trung thực, khách quan, thận trọng trong chuyên môn;

1.4. Khiêm tốn học tập vươn lên.

2. Kiến thức

2.1. Vận dụng được kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở, chuyên môn vật lý trị liệu vào thực hành nghề nghiệp;

2.2. Mô tả và giải thích đầy đủ các quy trình vật lý trị liệu;

2.3. Mô tả được phương pháp luận khoa học trong y học và nghiên cứu khoa học;

2.4. Nêu được các nội dung của pháp luật và chính sách hiện hành liên quan đến công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

3. Kỹ năng

3.1. Lượng giá vật lý trị liệu đúng cho các trường hợp bệnh thông thường và phức tạp;

3.2. Xây dựng mục tiêu, lập kế hoạch điều trị vật lý trị liệu – phục hồi chức năng và tiên lượng phù hợp cho từng trường hợp bệnh nhân cụ thể;

3.3. Thực hiện thành thạo các kỹ thuật vật lý trị liệu – phục hồi chức năng;

3.4. Tổ chức, quản lý hoạt động khoa, phòng vật lý trị liệu – phục hồi chức năng ở các tuyến;

3.5. Sử dụng thành thạo và bảo quản tốt các trang thiết bị vật lý trị liệu – phục hồi chức năng;

3.6. Giáo dục sức khỏe cho người bệnh, thân nhân người bệnh và cộng đồng về lĩnh vực vật lý trị liệu – phục hồi chức năng;

3.7. Tham gia đào tạo, nghiên cứu khoa học và sử dụng tối thiểu 1 ngoại ngữ để phục vụ công tác chuyên môn.

V. QUỸ THỜI GIAN

1. Số năm học : 4 năm

2. Tổng số tuần thi và ôn tập: Tối đa 90 tuần

3. Tổng số khối lượng kiến thức : 143 đơn vị học trình (ĐVHT)

Cụ thể

Thứ tự

Khối lượng kiến thức

Phân bố (ĐVHT) *

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

Tỷ lệ %

1

Giáo dục đại cương

- Các môn học chung

- Các môn khoa học cơ bản

42

(21)

(21)

34

(19)

(15)

8

(2)

(6)

29,4

2

Giáo dục chuyên nghiệp

- Các môn cơ sở

- Các môn chuyên ngành

81

(34)

(47)

44

(23)

(21)

37

(11)

(26)

56,6

3

- Phần tự chọn (đặc thù)**

- Ôn và thi tốt nghiệp

10**

10

 

 

7,0

7,0

Tổng cộng

143

 

 

100

* 01 đơn vị học trình tương đương 15 tiết lý thuyết; 30 tiết thực tập tại phòng thí nghiệm, bệnh viện, trung tâm chỉnh hình và phục hồi chức năng; 45 tiết thực tế tại cộng đồng, học quân sự và thể dục.

** Phần tự chọn (đặc thù) lý thuyết, thực hành do các trường đề xuất và xây dựng, thể hiện trong chương trình chi tiết.

VI. CHƯƠNG TRÌNH TỔNG QUÁT

A. PHẦN GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG

1. Các môn chung

Thứ tự

Tên môn học/học phần

Tổng số ĐVHT

Phân bố ĐVHT

Lý thuyết

Thực hành

1

Lịch sử triết học

2

2

0

2

Triết học Mác – Lênin

1

1

0

3

Kinh tế chính trị

1

1

0

4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

4

4

0

5

Chủ nghĩa xã hội khoa học

2

2

0

6

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

2

0

7

Tâm lý y học – Y đức

2

2

0

8

Ngoại ngữ chuyên ngành

5

5

0

9

Giáo dục quốc phòng – Y học quân sự

2

0

2

Cộng

21

19

2

2. Các môn khoa học cơ bản

Thứ tự

Tên môn học/học phần

Tổng số ĐVHT

Phân bố ĐVHT

Lý thuyết

Thực hành

10

Toán cao cấp

3

3

0

11

Xác suất thống kế

2

2

0

12

Vật lý đại cương – Lý sinh

3

2

1

13

Hóa đại cương

3

2

1

14

Hóa hữu cơ

2

1

1

15

Hóa phân tích

2

1

1

16

Sinh học

4

3

1

17

Di truyền Y học

2

1

1

Cộng

21

15

6

Tổng cộng (A)

42

34

8

B. CÁC MÔN GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP

1. Các môn cơ sở

Thứ tự

Tên môn học/học phần

Tổng số ĐVHT

Phân bố ĐVHT

Lý thuyết

Thực hành

18

Giải phẫu

3

2

1

19

Sinh lý

3

2

1

20

Mô phôi

3

2

1

22

Hóa sinh

3

2

1

23

Vi sinh

1

1

1

24

Ký sinh

2

1

25

Giải phẫu bệnh

2

1

1

26

Sinh lý bệnh – Miễn dịch

3

2

1

27

Dược học

2

1

1

28

Nội cơ sở

3

2

1

29

Ngoại cơ sở

2

1

1

30

Dinh dưỡng – Vệ sinh an toàn thực phẩm

2

1

1

31

Sức khỏe môi truờng

1

1

0

32

Dịch tễ

1

1

0

33

Tổ chức y tế - Chương trình y tế - Giáo dục sức khỏe

1

1

0

34

Dân số học – Kế hoạch hóa gia đình – Sức khỏe sinh sản

2

2

0

Cộng

34

23

11

2. Các môn chuyên môn

Thứ tự

Tên môn học/học phần

Tổng số ĐVHT

Phân bố ĐVHT

Lý thuyết

Thực hành

35

Chẩn đoán hình ảnh

2

1

1

36

Giải phẫu chức năng

2

1

1

37

Khoa học thần kinh

3

2

1

38

Quá trình phát triển con người

3

2

1

39

Vận động học

2

1

1

40

Vận động trị liệu

2

1

1

41

Các phương thức điều trị vật lý trị liệu:

- Nhiệt – Điện – Thủy trị liệu

- Dưỡng sinh xoa bóp

3

2

1

42

Bệnh lý và vật lý trị liệu hệ cơ xương 1

2

1

1

43

Bệnh lý và vật lý trị liệu hệ cơ xương 2

4

2

2

44

Bệnh lý và vật lý trị liệu hệ tim mạch - hô hấp

3

2

1

45

Bệnh lý và vật lý trị liệu hệ thần kinh – cơ

2

1

1

46

Bệnh lý và vật lý trị liệu hệ da – tiêu hóa – tiết niệu – sinh dục – nội tiết

4

2

2

47

Vật lý trị liệu một số trường hợp bệnh phức tạp

4

2

2

48

Tổ chức và quản lý khoa Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng

1

1

0

49

Thực tập lâm sàng 3

3

0

3

50

Thực tập lâm sàng 4

3

0

3

51

Thực tập cuối khóa

4

0

4

Cộng

47

21

26

Tổng cộng (B)

81

44

37

VII. MÔ TẢ THI TỐT NGHIỆP

1. Thời gian ôn, thi và làm khóa luận

Theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Môn thi và hình thức thi

2.1. Làm khóa luận hoặc thi cuối khóa

a) Làm khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên có điểm trung bình chung học tập của 7 học kỳ (Học kỳ I đến học kỳ VII) đạt từ loại khá trở lên thì được xem xét làm khóa luận tốt nghiệp theo quy chế hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế.

Các sinh viên không đủ điều kiện làm khóa luận thì thi cuối khóa.

b) Thi cuối khóa

Gồm 2 phần lý thuyết và thực hành, điểm thi của mỗi phần được tính độc lập.

+ Lý thuyết:

- Nội dung: Tương đương 15 đơn vị học trình gồm lý thuyết các môn học: Bệnh lý và vật lý trị liệu hệ cơ – xương, hệ tim mạch – hô hấp, hệ thần kinh – cơ, hệ da – tiêu hóa – tiết niệu – sinh dục – nội tiết và vật lý trị liệu trong các trường hợp bệnh phức tạp được kết cấu thành 3 học phần, mỗi học phần 5 đơn vị học trình và được công bố từ đầu năm học cuối khóa để sinh viên đăng ký thi 1 trong 3 học phần này. Hình thức và thời gian thi do Hiệu trưởng quy định.

+ Thực hành:

- Hình thức: Khám và lượng giá người bệnh, xây dựng mục tiêu và kế hoạch điều trị vật lý trị liệu; thực hiện kỹ thuật vật lý trị liệu trên người bệnh.

- Nội dung: Gồm kỹ năng các môn chuyên ngành: Bệnh lý và vật lý trị liệu hệ cơ xương, hệ tim mạch – hô hấp, hệ thần kinh – cơ, hệ da – tiêu hóa – tiết niệu – sinh dục – nội tiết và vật lý trị liệu trong các trường hợp bệnh phức tạp.

2.2. Thi khối kiến thức các môn khoa học Mác-Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

VIII. CƠ SỞ THỰC HÀNH CHỦ YẾU

1. Thực tập các môn khoa học cơ bản, y học cơ sở, chuyên ngành

Tại các phòng thí nghiệm, thực tập của trường.

2. Thực tập tiền lâm sàng

Tại các phòng tiền lâm sàng của trường

3. Thực hành lâm sàng và thực tập cuối khóa

Tại các khoa, phòng Vật lý trị liệu, Phục hồi chức năng của bệnh viện, viện trung ương, tỉnh, thành phố, quận/huyện, các viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng, các Trung tâm Chỉnh hình và Phục hồi chức năng người lớn, trẻ em được Bộ Y tế công nhận là cơ sở thực hành

IX. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Chương trình

Chương trình khung đào tạo cử nhân Kỹ thuật y học (chuyên ngành Vật lý trị liệu) hệ tại chức ban hành được thực hiện ở tất cả các trường đại học được phép đào tạo Cử nhân Kỹ thuật y học (chuyên ngành Vật lý trị liệu).

Chương trình bao gồm 143 đơn vị học trình, trong đó có 123 đơn vị học trình bắt buộc, 10 đơn vị học trình tự chọn (đặc thù), 10 đơn vị học trình ôn và thi tốt nghiệp.

Trên cơ sở chương trình khung, các trường tổ chức xây dựng chương trình chi tiết và trình Hội đồng ngành thẩm định, Hiệu trưởng ban hành để thực hiện. Các trường nhất thiết phải tổ chức giảng dạy đủ khối lượng kiến thức và kỹ năng các học phần bắt buộc. Tùy theo đặc điểm của từng trường mà xây dựng nội dung các học phần tự chọn cho phù hợp.

Bộ Y tế giám sát việc thực hiện chương trình và chất lượng chuyên môn trong quá trình đào tạo.

2. Kế hoạch sắp xếp nội dung và quỹ thời gian

Tổng số thời gian học tối đa là 90 tuần theo hình thức vừa học vừa làm trong thời gian 04 năm, mỗi năm tập trung 2 học kỳ.

Các trường chủ động bố trí và điều chỉnh các môn học/học phần theo học kỳ, nhưng phải đảm bảo tính logic và hệ thống của chương trình đào tạo để sinh viên được học các môn khoa học cơ bản, y học cơ sở trước khi học các môn chuyên ngành.

Trong quá trình tổ chức thực hiện các trường có thể áp dụng phương pháp lồng ghép, cấu trúc chương trình theo khối thời gian v.v… nhưng cần nghiên cứu, chuẩn bị kỹ và báo cáo Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo chuẩn y trước khi thực hiện.

3. Thực tập, thực hành lâm sàng và cuối khóa

3.1. Thực tập

Tổ chức thực tập tại phòng thí nghiệm, phòng thực hành theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế. Do yêu cầu nghề nghiệp để đảm bảo chất lượng đào tạo, nhà trường có thể quy định điểm kết thúc môn học/học phần là tổng hợp điểm lý thuyết và điểm thực tập hoặc tính 2 điểm độc lập.

3.2. Thực hành lâm sàng

Bố trí học viên đi thực hành lâm sàng theo điều kiện làm việc của các cơ sở thực hành.

3.3. Thực tập cuối khóa

Tổ chức thực tập tại các cơ sở thực hành và cộng đồng trước kỳ ôn và thi tốt nghiệp. Nội dung thực tập là tổng hợp các môn học/học phần trong toàn khóa học, chú trọng các học phần chuyên về vật lý trị liệu. Hiệu trưởng các trường tổ chức xây dựng mục tiêu, nội dung chi tiết, chỉ tiêu thực hành cụ thể. Tổ chức thi, kiểm tra theo đúng quy chế hiện hành.

4. Phương pháp dạy/học

- Tăng cường vận dụng các phương pháp dạy/học tích cực.

- Đảm bảo đủ sách giáo khoa và tài liệu tham khảo cho sinh viên.

- Khuyến khích giảm số giờ lên lớp lý thuyết để sinh viên có thêm thời gian tự học.

- Phối hợp chặt chẽ với giảng viên thỉnh giảng và các cơ sở thực hành nhằm nâng cao hiệu quả dạy/học thực tập, thực hành.

- Lượng giá thường xuyên trong quá trình dạy/học.

5. Thi, kiểm tra

5.1. Kiểm tra sau mỗi đơn vị học trình

5.2. Thi sau mỗi môn học/học phần:

- Đối với các môn khoa học cơ bản, Y học cơ sở sau mỗi môn học/học phần học viên có một điểm thi.

- Đối với các môn học học chuyên ngành sau mỗi học phần học viên có hai điểm thi: lý thuyết và thực hành.

5.3. Cách tính điểm:

- Theo quy chế hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế./.

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG

ĐÀO TẠO CỬ NHÂN KỸ THUẬT Y HỌC (CHUYÊN NGÀNH PHỤC HÌNH RĂNG)
HỆ TẠI CHỨC
(Ban hành theo Quyết định số 31/2003/QĐ-BGDĐT ngày 09/7/2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

I . GIỚI THIỆU NGÀNH NGHỀ ĐÀO TẠO

- Trình độ đào tạo : Đại học

- Nhóm ngành đào tạo: Khoa học sức khỏe

- Ngành đào tạo: Kỹ thuật y học (Chuyên ngành Phục hình răng)

- Mã ngành đào tạo:

- Chức danh khi tốt nghiệp: Cử nhân Kỹ thuật y học

- Thời gian đào tạo: 4 năm

- Hệ đào tạo: Tại chức

- Hình thức đào tạo: Vừa làm vừa học

- Đối tượng tuyển sinh: Kỹ thuật viên trung học Phục hình răng

- Cơ sở đào tạo: Các trường đại học được Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế cho phép.

- Cơ sở làm việc: Các cơ sở Y tế thuộc các tuyến và các cơ sở đào tạo, nghiên cứu thuộc ngành Y tế.

- Bậc học có thể tiếp tục: Đào tạo sau đại học theo quy định hiện hành.

II. MÔ TẢ NHIỆM VỤ

Cử nhân Kỹ thuật y học (chuyên ngành Phục hình răng) có các nhiệm vụ sau đây:

1. Chuyên môn

1.1. Thực hiện các kỹ thuật phục hình răng: cố định (sứ, nhựa, composite...), tháo lắp toàn phần, từng phần, khung kim loại thường và liên kết theo yêu cầu của bác sỹ điều trị;

1.2. Thực hiện một số kỹ thuật phục hình răng trên cắm ghép;

1.3. Làm các loại hàm nắn và hàm chỉnh hình răng mặt;

1.4. Làm một số loại máng nhai chỉnh khớp cắn;

1.5. Làm hàm bịt khe hở vòm miệng và phục hình hàm mặt.

2. Quản lý

2.1. Quản lý và sử dụng một số trang bị kỹ thuật cao như: máy đúc cao tần, lò nung điện tử với nhiều chương trình, máy trùng hợp các loại composite hiện đại;

2.2. Trao đổi với bác sỹ điều trị về các chỉ định, kỹ thuật phục hình răng thực hiện trên bệnh nhân;

2.3. Xây dựng kế hoạch sử dụng nguyên vật liệu hàng năm của một labô phục hình.

3. Phòng bệnh và giáo dục sức khỏe

3.1. Tham gia các công tác dự phòng răng miệng, phòng tai nạn, thương tích và các chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu tại địa phương;

3.2. Giáo dục sức khỏe cho người bệnh, thân nhân của người bệnh;

3.3. Tổ chức các hoạt động giáo dục sức khỏe và phòng bệnh trong phạm vi mình phụ trách.

4. Đào tạo và nghiên cứu khoa học

4.1. Tự học và tham dự các lớp đào tạo liên tục để cập nhật và nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ;

4.2. Hỗ trợ đồng nghiệp, tham gia đào tạo, huấn luyện cán bộ, nhân viên y tế và học sinh, sinh viên;

4.3. Tham gia nghiên cứu khoa học.

III. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT

Đào tạo cử nhân Kỹ thuật y học (chuyên ngành Phục hình răng) có y đức; có đủ kiến thức khoa học cơ bản và y học cơ sở, có kiến thức và kỹ năng ở trình độ đại học để thực hiện các kỹ thuật Phục hình răng – Hàm – Mặt, quản lý về chuyên môn và trang thiết bị labô phục hình Răng – Hàm – Mặt; có khả năng tham gia nghiên cứu khoa học và tự học vươn lên.

IV. MỤC TIÊU CỤ THỂ

1. Thái độ

1.1. Tận tụy chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân, hết lòng phục vụ người bệnh;

1.2. Tôn trọng, đoàn kết và hợp tác với đồng nghiệp; giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành;

1.3. Trung thực, khách quan, thận trọng trong chuyên môn;

1.4. Khiêm tốn học tập vươn lên.

2. Kiến thức

2.1. Vận dụng được kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở, chuyên ngành vào thực hành Kỹ thuật Phục hình răng.

2.2. Mô tả và giải thích được đầy đủ các quy trình kỹ thuật phục hình răng;

2.3. Mô tả được phương pháp luận khoa học trong y học và nghiên cứu khoa học;

2.4. Nêu được các nội dung của pháp luật và chính sách hiện hành liên quan đến công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

3. Kỹ năng

3.1. Làm được kỹ thuật labô các loại phục hình: cố định, tháo lắp toàn phần và từng phần, hàm khung kim loại thường và liên kết, sứ, chỉnh hình răng mặt, cắm ghép và các loại phục hình cao cấp khác;

3.2. Phối hợp tốt với Bác sĩ răng hàm mặt để nghiên cứu thực hiện các loại hàm phục hình đặc biệt;

3.3. Quản lý, sử dụng và bảo trì thành thạo các trang thiết bị labô răng hàm mặt;

3.4. Tham gia tốt các công tác dự phòng răng miệng, phòng tai nạn, thương tích và các chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu tại địa phương;

3.5. Tư vấn, giáo dục sức khỏe răng miệng cho người bệnh và cộng đồng;

3.6. Tham gia đào tạo, nghiên cứu khoa học và sử dụng được tối thiểu một ngoại ngữ để phục vụ công tác chuyên môn.

V. QUỸ THỜI GIAN

1. Số năm học : 4 năm

2. Tổng số tuần học, ôn và thi: 90 tuần

3. Tổng số khối lượng kiến thức : 143 đơn vị học trình (ĐVHT)

Cụ thể:

Thứ tự

Khối lượng kiến thức

Phân bố (ĐVHT) *

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

Tỷ lệ %

1

Giáo dục đại cương

- Các môn học chung

- Các môn khoa học cơ bản

43

(22)

(21)

34

(19)

(15)

9

(3)

(6)

30,1

2

Giáo dục chuyên nghiệp

- Các môn cơ sở

- Các môn chuyên ngành

84

(30)

(44)

44

(28)

(16)

30

(12)

(28)

58,7

3

- Phần tự chọn (đặc thù)**

- Thi tốt nghiệp

6**

10

 

 

4,2

7,0

Tổng cộng

143

 

 

100

* 01 đơn vị học trình tương đương 15 tiết lý thuyết; 30 tiết thực tập tại labô phục hình của khoa Răng – Hàm – Mặt, bệnh viện; 45 tiết thực tế tại cộng đồng, học quân sự và thể dục.

** Phần tự chọn (đặc thù) lý thuyết, thực hành do các trường đề xuất và xây dựng, thể hiện trong chương trình chi tiết.

VI. CHƯƠNG TRÌNH TỔNG QUÁT

A. PHẦN GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG

1. Các môn chung

Thứ tự

Tên môn học/Học phần

Tổng số ĐVHT

Phân bố ĐVHT

Lý thuyết

Thực hành

1

Lịch sử triết học

2

2

0

2

Triết học Mác – Lênin

1

1

0

3

Kinh tế chính trị

1

1

0

4

Tâm lý y học/Y đức

2

2

0

5

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

4

4

0

6

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

2

0

7

Chủ nghĩa xã hội khoa học

2

2

0

8

Giáo dục quốc phòng – Y học quân sự

3

0

3

9

Ngoại ngữ chuyên ngành

5

5

0

Cộng

22

19

3

2. Các môn khoa học cơ bản

Thứ tự

Tên môn học/học phần

Tổng số ĐVHT

Phân bố ĐVHT

Lý thuyết

Thực hành

10

Toán cao cấp

3

3

0

11

Xác suất thống kế

2

2

0

12

Vật lý y học – Lý sinh

3

2

1

13

Hóa hữu cơ

2

1

1

14

Hóa đại cương

3

2

1

15

Sinh học

4

3

1

16

Hóa phân tích

2

1

1

17

Di truyền y học

2

1

1

Cộng

21

15

6

Tổng cộng (A)

43

34

9

B. PHẦN GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP

1. Các môn cơ sở

Thứ tự

Tên môn học/học phần

Tổng số ĐVHT

Phân bố ĐVHT

Lý thuyết

Thực hành

18

Giải phẫu

4

3

1

19

Mô phôi

4

3

1

20

Sinh lý

3

2

1

21

Giải phẫu bệnh

2

1

1

22

Hóa sinh 1

3

2

1

23

Vi sinh 1

3

2

1

24

Ký sinh 1

2

1

1

25

Sinh lý bệnh – Miễn dịch

3

2

1

26

Dịch tễ

2

2

0

27

Sức khỏe môi truờng

2

2

0

28

Dinh dưỡng – Vệ sinh an toàn thực phẩm

2

1

1

29

Dân số - Kế hoạch hóa gia đình – Sức khỏe sinh sản

2

2

0

30

Nội cơ sở

3

2

1

31

Ngoại cơ sở

2

1

1

32

Dược học

3

2

1

Cộng

43

28

12

2. Các môn chuyên môn

Thứ tự

Tên môn học/học phần

Tổng số ĐVHT

Phân bố ĐVHT

Lý thuyết

Thực hành

33

Giải phẫu mô tả và ứng dụng

2

1

1

34

Cắn khớp học

2

1

1

35

Phục hình tháo lắp toàn phần I và công nghệ tạo mẫu nhanh

4

4

0

36

Phục hình tháo lắp toàn phần II

4

1

3

37

Phục hình hàm mặt và cắm ghép, thiết kế và chế tạo với trợ giúp vi tính

4

4

0

38

Phục hình tháp lắp từng phần hàm nhựa

4

1

3

39

Phục hình từng phần khung kim loại

4

1

3

40

Phục hình cố định I

1

1

0

41

Phục hình cố định II

4

1

3

42

Cấp cứu răng hàm mặt

1

1

0

43

Thực hành lâm sàng

6

0

6

44

Thực tập cộng đồng

4

0

4

45

Thực tập cuối khóa

4

0

4

Cộng

44

16

28

Tổng cộng (B)

84

44

40

VII. MÔ TẢ THI TỐT NGHIỆP

1. Thời gian ôn, thi và làm khóa luận

Theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Môn thi và hình thức thi

2.1. Làm khóa luận hoặc thi cuối khóa

a) Làm khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên có điểm trung bình chung học tập của 7 học kỳ (Học kỳ I đến học kỳ VII) đạt từ loại khá trở lên thì được xem xét làm khóa luận tốt nghiệp theo quy chế hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế.

Các sinh viên không đủ điều kiện làm khóa luận thì thi cuối khóa.

b) Thi cuối khóa

Gồm 2 phần lý thuyết và thực hành, điểm thi của mỗi phần được tính độc lập.

+ Lý thuyết:

- Nội dung thi: Tương đương 15 đơn vị học trình gồm lý thuyết các môn học: Phục hình tháo lắp toàn phần, phục hình tháo lắp từng phần (hàm nhựa), phục hình tháo lắp khung kim loại, phục hình cố định được kết cấu thành 3 học phần, mỗi học phần 5 đơn vị học trình và được công bố từ đầu năm học cuối khóa để sinh viên đăng ký thi 1 trong 3 học phần này. Hình thức và thời gian thi do Hiệu trưởng quy định.

+ Thực hành:

- Hình thức: Xây dựng quy trình và thực hiện kỹ thuật phục hình răng trên mô hình hoặc thi nhiều trạm (OSPE).

- Nội dung: Gồm kỹ năng các môn chuyên ngành: Phục hình tháo lắp toàn phần, phục hình tháo lắp từng phần (hàm nhựa), phục hình tháo lắp khung kim loại, phục hình cố định.

2.2. Thi khối kiến thức các môn khoa học Mác-Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

VIII. CƠ SỞ THỰC HÀNH CHỦ YẾU

1. Thực tập các môn khoa học cơ bản, y học cơ sở, chuyên ngành

Tại các phòng thí nghiệm, thực tập của trường.

2. Thực hành lâm sàng và thực tập cuối khóa

Tại các phòng, khoa phục hình răng của khoa, bệnh viện, viện Răng – Hàm – Mặt trung ương, tỉnh, thành phố, quận/huyện được Bộ Y tế công nhận là cơ sở thực hành.

IX. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Chương trình

Chương trình khung đào tạo cử nhân Kỹ thuật y học (chuyên ngành Phục hình răng) hệ tại chức ban hành được thực hiện ở tất cả các trường đại học được phép đào tạo cử nhân kỹ thuật y học (chuyên ngành Phục hình răng).

Chương trình bao gồm 143 đơn vị học trình, trong đó có 127 đơn vị học trình bắt buộc, 6 đơn vị học trình tự chọn (đặc thù), 10 đơn vị học trình ôn và thi tốt nghiệp.

Trên cơ sở chương trình khung, các trường tổ chức xây dựng chương trình chi tiết và trình Hội đồng ngành thẩm định, Hiệu trưởng ban hành để thực hiện. Các trường nhất thiết phải tổ chức giảng dạy đủ khối lượng kiến thức và kỹ năng các học phần bắt buộc. Tùy theo đặc điểm của từng trường mà xây dựng nội dung các học phần tự chọn cho phù hợp.

Bộ Y tế giám sát việc thực hiện chương trình và chất lượng chuyên môn trong quá trình đào tạo.

2. Kế hoạch sắp xếp nội dung và quỹ thời gian

Tổng số thời gian học tối đa là 90 tuần theo hình thức vừa học vừa làm trong thời gian 04 năm, mỗi năm tập trung 2 học kỳ.

Các Trường chủ động bố trí và điều chỉnh các môn học/học phần theo học kỳ, nhưng phải đảm bảo tính logic và hệ thống của chương trình đào tạo để học viên được học các môn khoa học cơ bản, y học cơ sở trước khi học các môn chuyên ngành.

Trong quá trình tổ chức thực hiện các trường có thể áp dụng phương pháp lồng ghép, cấu trúc chương trình theo khối thời gian nhưng phải chuẩn bị kỹ và báo cáo Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo chuẩn y trước khi thực hiện.

3. Thực tập, thực hành lâm sàng và cuối khóa

3.1. Thực tập

Tổ chức thực tập tại phòng thí nghiệm, phòng thực hành theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế. Do yêu cầu nghề nghiệp để đảm bảo chất lượng đào tạo, nhà trường có thể quy định điểm kết thúc môn học/học phần là tổng hợp điểm lý thuyết và điểm thực tập hoặc tính 2 điểm độc lập.

3.2. Thực hành lâm sàng

Bố trí học viên đi thực hành lâm sàng theo điều kiện làm việc của các cơ sở thực hành.

3.3. Thực tập cuối khóa

Tổ chức thực tập tại các cơ sở thực hành và cộng đồng trước kỳ ôn và thi tốt nghiệp. Nội dung thực tập là tổng hợp các môn học/học phần trong toàn khóa học, chú trọng các học phần về Phục hình răng và do Hiệu trưởng quy định.

4. Phương pháp dạy/học

4.1. Tăng cường vận dụng các phương pháp dạy/học tích cực.

4.2. Đảm bảo đủ sách giáo khoa và tài liệu tham khảo cho sinh viên.

4.3. Khuyến khích giảm số giờ lên lớp lý thuyết để sinh viên có thêm thời gian tự học.

4.4. Phối hợp chặt chẽ với giảng viên thỉnh giảng và các cơ sở thực hành nhằm nâng cao hiệu quả dạy/học thực tập, thực hành.

4.5. Lượng giá thường xuyên trong quá trình dạy/học.

5. Thi, kiểm tra

5.1. Kiểm tra sau mỗi đơn vị học trình

5.2. Thi sau mỗi môn học/học phần:

- Đối với các môn khoa học cơ bản, y học cơ sở sau mỗi môn học/học phần học viên có một điểm thi.

- Đối với các môn học học chuyên ngành sau mỗi học phần học viên có hai điểm thi: lý thuyết và thực hành.

5.3. Cách tính điểm:

- Theo quy chế hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế./.

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG

ĐÀO TẠO BÁC SĨ Y HỌC CỔ TRUYỀN
(HỆ 4 NĂM – CHUYÊN TU TRƯỚC ĐÂY)
(Ban hành theo Quyết định số 31/2003/QĐ-BGDĐT ngày 09/7/2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

I . GIỚI THIỆU NGÀNH NGHỀ ĐÀO TẠO

- Trình độ đào tạo : Đại học

- Nhóm ngành đào tạo: Khoa học sức khỏe

- Ngành đào tạo: Y học cổ truyền

- Mã số ngành đào tạo:

- Hệ đào tạo : Tập trung 4 năm (Hệ chuyên tu trước đây)

- Chức danh khi tốt nghiệp: Bác sĩ y học cổ truyền

- Thời gian đào tạo: 4 năm

- Hình thức đào tạo: Tập trung

- Đối tượng tuyển sinh: Có bằng tốt nghiệp y sĩ y học cổ truyền và bằng tốt nghiệp trung phổ thông hoặc bổ túc

- Cơ sở đào tạo: Trường đại học được Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế cho phép.

- Cơ sở làm việc: Các cơ sở y tế và các cơ sở đào tạo, nghiên cứu, quản lý y tế ở tất cả các tuyến.

- Bậc học có thể tiếp tục: Đào tạo sau đại học theo quy định hiện hành.

II. MÔ TẢ NHIỆM VỤ

Bác sĩ y học cổ truyền có các nhiệm vụ sau đây:

1. Khám chữa bệnh

1.1. Chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp bằng y học cổ truyền kết hợp y học hiện đại;

1.2. Xử trí ban đầu một số bệnh cấp cứu thường gặp;

1.3. Sử dụng một số xét nghiệm cơ bản phục vụ chẩn đoán và điều trị;

1.4. Làm bệnh án, thực hiện thủ thuật điều trị y học cổ truyền kết hợp y học hiện đại;

1.5. Chăm sóc bệnh nhân tại nhà và phục hồi chức năng tại cộng đồng bằng phương pháp y học cổ truyền theo quy định của Bộ Y tế.

2. Phòng bệnh và giáo dục sức khỏe

2.1. Giáo dục sức khỏe tại cơ sở y tế, cộng đồng;

2.2. Tham gia phòng chống dịch bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp y học hiện đại;

2.3. Tham gia chăm sóc sức khỏe ban đầu, các chương trình y tế, chương trình y học cổ truyền.

3. Quản lý

3.1. Tham gia quản lý nhân lực và các hoạt động y học cổ truyền tại cơ sở y tế, mạng lưới y tế;

3.2. Tham gia điều hành, giám sát và đánh giá hoạt động y học cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe.

4. Đào tạo và nghiên cứu khoa học

4.1. Tự học và tham dự các lớp đào tạo liên tục để cập nhật và nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ;

4.2. Hỗ trợ đồng nghiệp, tham gia đào tạo, huấn luyện cán bộ, nhân viên y tế và học sinh, sinh viên về y học cổ truyền;

4.3. Tham gia nghiên cứu khoa học

III. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT

Đào tạo bác sỹ y học cổ truyền có y đức, có kiến thức khoa học cơ bản và y học cơ sở, có đủ kiến thức và kỹ năng về y học cổ truyền kết hợp y học hiện đại ở trình độ đại học để thực hiện tốt nhiệm vụ khám, chữa bệnh, phòng bệnh, tham gia quản lý và giáo dục sức khỏe; có khả năng nghiên cứu khoa học và tự học vươn lên.

IV. MỤC TIÊU CỤ THỂ

1. Thái độ

1.1. Tận tụy chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân, hết lòng phục vụ người bệnh;

1.2. Tôn trọng, đoàn kết và hợp tác với đồng nghiệp; giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành;

1.3. Trung thực, khách quan, thận trọng trong chuyên môn;

1.4. Khiêm tốn học tập vươn lên.

2. Kiến thức

Trình bày và vận dụng được

2.1. Những quy luật cơ bản, kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở, y học hiện đại, y học cổ truyền vào thực hành nghề nghiệp;

2.2. Nguyên tắc cơ bản về chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh theo y học cổ truyền kết hợp với các phương tiện của y học hiện đại;

2.3. Phương pháp luận khoa học trong y học cổ truyền đối với công tác phòng bệnh, chữa bệnh và nghiên cứu khoa học;

2.4. Nội dung pháp luật, chính sách hiện hành liên quan đến công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

3. Kỹ năng

3.1. Khám và thực hiện các phương pháp, thủ thuật điều trị một số bệnh và chứng bệnh thường gặp bằng y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại;

3.2. Phát hiện và xử trí ban đầu một số cấp cứu thường gặp;

3.3. Chỉ định và nhận định được kết quả một số xét nghiệm cơ bản;

3.4. Chẩn đoán nguyên nhân, bát cương, tạng phủ, bệnh danh theo lý, pháp, phương dược (khi dùng thuốc); theo lý, pháp, kinh, huyệt (khi châm cứu, xoa bóp) để điều trị thích hợp cho từng bệnh nhân (biện chứng luận trị);

3.5. Châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, dưỡng sinh, băng bó vết thương, cố định tạm thời, lấy bệnh phẩm, chọc dò, thụt tháo…;

3.6. Thực hiện được một số thủ thuật y học cổ truyền kết hợp y học hiện đại theo quy định của Bộ Y tế để chăm sóc bệnh nhân tại nhà và phục hồi chức năng tại cộng đồng bằng phương pháp;

3.7. Phát hiện, ngăn chặn, bao vây, dập tắt dịch bằng phương pháp y học cổ truyền và y học hiện đại;

3.8. Thực hiện giáo dục sức khỏe, các chương trình y tế, chương trình y học cổ truyền, công tác phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu tại các cơ sở y tế và cộng đồng.

3.9. Lập và thực hiện được kế hoạch: giải quyết các vấn đề sức khỏe ưu tiên, phát triển y học cổ truyền; điều tra, giám sát và đánh giá các công tác y học cổ truyền tại địa phương;

3.10. Tham gia đào tạo, nghiên cứu khoa học và tiếp cận các vấn để theo phương pháp luận khoa học của y học hiện đại và y học cổ truyền.

V. QUỸ THỜI GIAN

1. Số năm học : 4 năm

2. Tổng số tuần học, ôn tập và thi: Tối đa 160 tuần

3. Tổng khối lượng kiến thức : 210 đơn vị học trình (ĐVHT)

Cụ thể:

Thứ tự

Khối lượng kiến thức

Phân bố (ĐVHT) *

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

Tỷ lệ %

1

Giáo dục đại cương

- Các môn chung

- Các môn khoa học cơ bản

47

(23)

(24)

39

(23)

(16)

8

(0)

(8)

22,4

2

Giáo dục chuyên nghiệp

- Các môn cơ sở

- Các môn chuyên ngành

142

(45)

(97)

84

(32)

(52)

58

(13)

(45)

67,6

3

- Phần tự chọn (đặc thù)**

- Ôn và thi tốt nghiệp

11**

10

 

 

5,2

4,8

Tổng cộng

210

 

 

100

* 01 đơn vị học trình: tương đương 15 tiết lý thuyết; 30 tiết thực tập tại các phòng thí nghiệm, bệnh viện; 45 tiết thực tập tại cộng đồng, học quân sự và giáo dục thể chất.

** Phần tự chọn (đặc thù) lý thuyết, thực hành do các trường đề xuất và xây dựng, thể hiện trong chương trình chi tiết.

VI. CHƯƠNG TRÌNH TỔNG QUÁT

A. PHẦN GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG

1. Các môn học chung

Thứ tự

Tên môn học/học phần

Tổng số ĐVHT

Phân bố ĐVHT

Lý thuyết

Thực hành

1

Lịch sử triết học

1

1

0

2

Triết học Mác – Lênin

2

2

0

3

Kinh tế chính trị Mác – Lê nin

2

2

0

4

Chủ nghĩa xã hội khoa học

2

2

0

5

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

2

2

0

6

Ngoại ngữ (có ngoại ngữ chuyên ngành)

10

10

0

7

Tâm lý học và tâm lý y học

2

2

0

8

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

2

0

Cộng

23

23

0

2. Môn khoa học cơ bản

Thứ tự

Tên môn học/học phần

Tổng số ĐVHT

Phân bố ĐVHT

Lý thuyết

Thực hành

9

Toán cao cấp và xác suất thống kê

4

4

0

10

Tin học

4

2

2

11

Vật lý đại cương – Lý sinh

4

2

2

12

Hóa đại cương, vô cơ, hữu cơ

5

3

2

13

Sinh học đại cương

4

3

1

14

Di truyền học

3

2

1

Cộng

24

16

8

Tổng cộng (A)

47

39

8

B. GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP

1. Các môn y học cơ sở

Thứ tự

Tên môn học/học phần

Tổng số ĐVHT

Phân bố ĐVHT

Lý thuyết

Thực hành

15

Giải phẫu

5

3

2

16

Mô phôi

3

2

1

17

Sinh lý học

5

4

1

18

Hóa sinh

4

3

1

19

Vi sinh

2

1

1

20

Ký sinh trùng

2

1

1

21

Giải phẫu bệnh

3

2

1

22

Sinh lý bệnh và miễn dịch

4

2

2

23

Dược lý

3

2

1

24

Dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm

2

2

0

25

Điều dưỡng cơ bản

2

1

1

26

Sức khỏe môi trường/bệnh nghề nghiệp

2

2

0

27

Dịch tễ học

3

3

0

28

Giáo dục sức khỏe

2

2

0

29

Chẩn đoán hình ảnh

3

2

1

Cộng

45

32

13

2. Các môn chuyên môn

Thứ tự

Tên môn học/học phần

Tổng số ĐVHT

Phân bố ĐVHT

Lý thuyết

Thực hành

30

Nội cơ sở và bệnh học

8

4

4

31

Ngoại cơ sở và bệnh học, chấn thương

6

4

2

32

Phụ sản

5

3

2

33

Nhi khoa

4

2

2

34

Truyền nhiễm

2

1

1

35

Lao và bệnh phổi

2

1

1

36

Da liễu

2

1

1

37

Phục hồi chức năng

2

1

1

38

Thần kinh

2

1

1

39

Tâm thần

2

1

1

40

Dân số, Bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em, Sức khỏe sinh sản, Các chương trình y tế quốc gia

2

2

0

41

Tổ chức y tế, Kinh tế y tế, Bảo hiểm y tế

2

2

0

42

Lý luận cơ bản về y học đông phương

8

5

3

43

Các hình thức châm cứu

6

3

3

44

Các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc: Khí công, xoa bóp, dưỡng sinh

4

2

2

45

Thuốc cổ truyền – phương tễ

6

3

3

46

Bệnh học truyền nhiễm y học cổ truyền

2

1

1

47

Bệnh học nội – nhi y học cổ truyền

6

3

3

48

Bệnh học ngoại khoa y học cổ truyền

3

2

1

49

Bệnh học sản phụ khoa y học cổ truyền

2

1

1

50

Bệnh học lão khoa y học cổ truyền

3

2

1

51

Bệnh học ngũ quan y học cổ truyền

5

3

2

52

Điều trị y học cổ truyền

10

4

6

53

Thực tập cộng đồng

3

0

3

Cộng

97

52

45

Tổng cộng (B)

142

84

84

VII. MÔ TẢ THI TỐT NGHIỆP

1. Thời gian ôn, thi và làm khóa luận

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Môn thi và hình thức thi

2.1. Làm khóa luận hoặc thi cuối khóa

a) Làm luận văn tốt nghiệp

Sinh viên có điểm trung bình chung học tập của 7 học kỳ (Học kỳ I đến học kỳ VII) đạt từ loại khá trở lên thì được xem xét cho thực hiện luận văn tốt nghiệp theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế.

Các sinh viên không đủ điều kiện làm khóa luận thì thi cuối khóa.

b) Thi cuối khóa

Gồm 2 phần lý thuyết và thực hành, điểm thi của từng phần được tính độc lập.

+ Lý thuyết:

Nội dung thi: Tương đương 15 đơn vị học trình gồm lý thuyết tổng hợp các môn chuyên môn, chú trọng các môn về y học cổ truyền được kết cấu thành 3 học phần, mỗi học phần 5 đơn vị học trình và được công bố từ đầu năm học cuối khóa để sinh viên đăng ký thi 1 trong 3 học phần này. Hình thức và thời gian thi do Hiệu trưởng quy định.

+ Thực hành:

- Hình thức: Làm bệnh án, khám, điều trị bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp y học hiện đại trên người bệnh.

- Nội dung: Gồm kỹ năng các môn chuyên môn, chú trọng các môn về y học cổ truyền.

2.2. Thi khối kiến thức các môn khoa học Mác-Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

VIII. CƠ SỞ THỰC HÀNH CHỦ YẾU

1. Thực tập các môn khoa học cơ bản, y học cơ sở, chuyên môn

Tại các phòng thực tập, phòng thí nghiệm của trường, viện, bệnh viện

2. Thực tập tiền lâm sàng

Tại các phòng tiền lâm sàng của trường.

3. Thực hành lâm sàng

Tại các khoa, bệnh viện, các viện y học cổ truyền trung ương, tỉnh, thành phố, quận/huyện được Bộ Y tế công nhận là cơ sở thực hành

4. Thực tập cộng đồng

Tại các cơ sở thực tập cộng đồng được trường lựa chọn và xây dựng.

IX. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Chương trình

Chương trình khung đào tạo bác sỹ y học cổ truyền hệ 4 năm ban hành được thực hiện ở tất cả các trường đại học được phép đào tạo bác sĩ y học cổ truyền hệ 4 năm (Hệ chuyên tu trước đây).

Chương trình bao gồm 210 đơn vị học trình, trong đó có 189 đơn vị học trình bắt buộc, 11 đơn vị học trình tự chọn (đặc thù), 10 đơn vị học trình ôn và thi tốt nghiệp.

Trên cơ sở chương trình khung, các trường tổ chức xây dựng chương trình chi tiết và trình Hội đồng ngành thẩm định, Hiệu trưởng ban hành để thực hiện. Các trường nhất thiết phải tổ chức giảng dạy đủ khối lượng kiến thức và kỹ năng các học phần bắt buộc. Tùy theo đặc điểm của từng trường mà xây dựng nội dung các học phần tự chọn cho phù hợp.

2. Kế hoạch sắp xếp nội dung và quỹ thời gian

Tổng số thời gian học tối đa là 160 tuần theo hình thức tập trung, trong thời gian 04 năm.

Các trường chủ động bố trí và điều chỉnh các môn học/học phần theo học kỳ, nhưng phải đảm bảo tính logic và hệ thống của chương trình đào tạo để học viên được học các môn khoa học cơ bản, y học cơ sở trước khi học các môn chuyên môn.

Trong quá trình tổ chức thực hiện các trường có thể áp dụng phương pháp lồng ghép, cấu trúc chương trình theo khối thời gian nhưng cần chuẩn bị kỹ và báo cáo Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo chuẩn y trước khi thực hiện.

3. Thực tập, thực hành lâm sàng, thực tế tại cộng đồng

3.1. Thực tập

Tổ chức thực tập tại phòng thực tập, phòng thí nghiệm theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế. Do yêu cầu nghề nghiệp để đảm bảo chất lượng đào tạo, nhà trường có thể quy định điểm kết thúc môn học/học phần là tổng hợp điểm lý thuyết và điểm thực tập hoặc tính 2 điểm độc lập.

3.2. Thực hành lâm sàng

Bố trí học viên đi thực hành lâm sàng theo điều kiện làm việc của các cơ sở thực hành.

3.3. Thực tập cộng đồng

Tổ chức thực tập cộng đồng sau khi học viên đã học các môn: Dịch tễ học, sức khỏe môi trường, dinh dưỡng – vệ sinh an toàn thực phẩm, giáo dục sức khỏe và phần lớn các môn chuyên môn về y học cổ truyền.

4. Phương pháp dạy/học

- Tăng cường vận dụng các phương pháp dạy/học tích cực.

- Đảm bảo sách giáo khoa và tài liệu tham khảo cho sinh viên.

- Khuyến khích giảm số giờ lên lớp lý thuyết để sinh viên có thêm thời gian tự học.

- Phối hợp chặt chẽ với giảng viên thỉnh giảng và các cơ sở thực hành nhằm nâng cao hiệu quả dạy/học thực tập, thực hành.

- Lượng giá thường xuyên trong quá trình dạy/học.

5. Kiểm tra, thi

5.1. Kiểm tra sau mỗi đơn vị học trình

5.2. Thi sau mỗi môn học/học phần:

- Đối với các môn khoa học cơ bản, y học cơ sở sau mỗi môn học/học phần học viên phải có một điểm thi.

- Đối với các môn chuyên môn sau mỗi môn học/học phần học viên có hai điểm thi: lý thuyết và thực hành.

5.3. Cách tính điểm và xét tốt nghiệp

Theo quy chế hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế./.

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Trần Văn Nhung

 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.