Sign In

Điều 1. Ban hành Quy chuẩn

Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch s dngcho mục đích sinh hoạt;

Điều 2. Quy định về kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt

1. Kết quả thử nghiệm các thông số chất lượng nước sạch quy định tại Khoản 2 và 3 Điều 5 của Quy chuẩn ban hành kèm theo Thông tư này phải được đơn vị cấp nước công khai trong thời hạn 3 ngày k từ ngày có kết qu trên trang thông tin điện tử của đơn vị cp nước (trường hợp không có trang thông tin điện tử, đơn vị cấp nước phải dán thông báo trước cng trụ s) các nội dung sau:

a) Tổng số mẫu nước thử nghiệm và các vị trí lấy mẫu.

b) Các thông số và kết quả thử nghiệm cụ thể của từng mẫu nước.

c) Biện pháp và thời gian khắc phục các thông s không đạt Quy chuẩn.

2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải kiểm tra (ngoại kim) việc thực hiện các quy định về đảm bảo chất lượng nước sạch của đơn vị cấp nước như sau:

a) Kiểm tra việc thực hiện thử nghiệm các thông số chất lượng nước sạch của đơn vị cấp nước quy định tại Khoản 2 và 3 Điều 5 của Quy chuẩn ban hành kèm theo Thông tư này; hồ sơ theo dõi, quản lý chất lượng nước sạch; công khai thông tin chất lượng nước sạch quy định tKhoản 1 Điều 2 Thông tư này.

b) Lấy mẫu và thử nghiệm các thông s chất ợng nước sạch quy định tại Khoản 2 và 3 Điều 5 của Quy chuẩn ban hành kèm theo Thông tư này.

c) Trong thời hạn 5 ngày k từ ngày có kết qu ngoại kim chất lượng nước sạch, cơ quan thực hiện ngoại kim thông báo bng văn bản cho đơn vị cấp nước được ngoại kiểm; công khai trên trang thông tin điện tử của cơ quan thực hiện ngoại kiểm; thông báo cho đơn vị có thẩm quyền lựa chọn đơn vị cấp nước và cơ quan chủ quản đơn vị cấp nước đã được ngoại kiểm (nếu có) về kếtquả ngoại kiểm gồm các thông tin sau đây:

- Tên đơn vị được kiểm tra.

- Kết quả kiểm tra các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Thông tư này.

3. Tn sut thực hiện ngoại kiểm chất lượng nước sạch

a) Mỗi đơn vị cp nước phải được ngoại kiểm định k 01 lần/01 năm.

b) Ngoại kiểm đột xuất được thực hiện trong các trường hợp sau:

* Khi có nghi ngờ về cht lượng nước thành phẩm qua theo dõi báo cáo tình hình chất lượng nước định kỳ, đột xuất của đơn vị cấp nước.

- Khi xảy ra sự cố môi trường có thể ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước.

- Khi kết quả kiểm tra chất lượng nước hoặc điều tra dịch t cho thấy nguồn nước có nguy cơ bị ô nhiễm.

- Khi có các phản ánh của cơ quan, tổ chức, cá nhân về chất lượng nước.

- Khi có các yêu cầu đặc biệt khác của cơ quan có thẩm quyền.

Điều 3. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/6/2019.

2. Thông tư số 50/2015/TT-BYT ngày 11/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc kiểm tra vệ sinh, chất lượng nước ăn ung, nước sinh hoạt hết hiệu lực k từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

3. Thông tư số 04/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy chuẩn k thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống (QCVN 01:2009/BYT); Thông tư số 05/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy chuẩn k thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt (QCVN 02:2009/BYT) tiếp tục có hiệu lực để áp dụng cho các đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông  này đến hết ngày 30/6/2021 khi Quy chuẩn k thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt được ban hành và có hiệu lực.

Điều 4. Điều khoản chuyển tiếp

Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chưa ban hành Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trong thời hạn quy định tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư này, đơn vị cấp nước có thể áp dụng một trong hai trường hợp sau:

1. Áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt ban hành kèm theo Thông tư này nhưng phải thử nghiệm toàn bộ các thông số chất lượng nước sạch trong danh mục quy định tại Điều 4 của Quy chuẩn.

2. Tiếp tục áp dụng Quy chuẩn k thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống (QCVN 01:2009/BYT), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt (QCVN 02:2009/BYT) cho đến hết ngày 30/6/2021.

Điều 5. Trách nhiệm thi hành

1. Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn, kim tra việc thực hiện Thông tư này trên phạm vi toàn quốc.

2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

a) Tổ chức và kiểm tra việc thực hiện Thông tư này tại địa phương.

b) Ban hành Quy chun k thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt bảo đm có hiệu lực trước ngày 01/7/2021.

c) Bố trí ngân sách và chỉ đạo công tác kim tra, giám sát cht lượng nước sạch đột xuất hoặc định kỳ hằng năm; đầu tư nâng cấp trang thiết bị phòng th nghiệm cho Trung tâm Y tế dự phòng/Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh) để có đủ khả năng thực hiện thử nghiệm các thông số chất lượng nước sạch theo quy định của Thông tư này.

3. Các Viện chuyên ngành thuộc Bộ Y tế có trách nhiệm:

a) Tổng hợp, phân tích và báo cáo tình hình chất lượng nước sạch của các tỉnh trong địa bàn phụ trách và có kế hoạch đào tạo tập huấn, hỗ trợ về chuyên môn, k thuật cho các địa phương trong việc thực hiện Quy chuẩn.

b) Thực hiện ngoại kim chất lượng nước sạch khi có yêu cầu của Bộ Y tế; báo cáo kết quả ngoại kiểm theo Mu số 01 của phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

c) Hỗ trợ kỹ thuật cho các tỉnh, thành phố trong địa bàn phụ trách xây dựng Quy chun k thuật địa phương về chất lượng nước sạch.

d) Báo cáo bằng văn bản định kỳ 6 tháng, hằng năm cho Cc Qun lý môi trường y tế trong thi hạn 15 ngày k từ ngày cuối cùng của tháng 6 và tháng 12; báo cáo theo Mu số 02 của phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

4. S Y tế tnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai việc thực hiện Thông tư này trên địa bàn phụ trách.

b) Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện việc ph biến, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt theo Thông tư này trên địa bàn phụ trách.

c) Tiếp nhận bán công b hợp quy của đơn vị cấp nước trên địa bàn phụ trách.

d) Xây dựng kế hoạch, bảo đảm nhân lực, trang thiết bị và bố trí kinh phí (trong ngân sách hằng năm) cho việc thực hiện kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch trên địa bàn tỉnh, thành phố; kiểm tra, giám sát chất lượng nước do hộ gia đình tự khai thác ở vùng có nguy cơ ô nhiễm nguồn nước đ có biện pháp đảm bảo sức khỏe người dân.

5. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tnh có trách nhiệm:

a) Thực hiện ngoại kiểm định kỳ, đột xut chất lượng nước sạch của tất cả các đơn vị cấp nước có quy mô từ 500 hộ gia đình tr lên (hoặc công suất thiết kế từ 1.000m3/ngày đêm tr lên trong trường hợp không xác định được s hộ gia đình); báo cáo kết quả ngoại kim theo Mu s 01 của phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

b) Phối hợp với các Trung tâm Y tế huyện thực hiện ngoại kiểm định k, đột xuất chất lượng nước của các đơn vị cấp nước có quy mô dưới 500 hộ gia đình (hoặc công suất thiết kế dưới 1.000m3/ngàđêm trong trường hợp không xác định được số hộ gia đình);

c) Xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí hàng năm cho việc tổ chức thực hiện hoạt động kiểm tra chất lượng nước sạch.

d) Báo cáo bằng văn bản định kỳ 6 tháng, hàng năm cho Sở Y tế tnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Viện chuyên ngành thuộc Bộ Y tế và Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế trong thời hạn 10 ngày k từ ngày cuối cùng của tháng 6 và tháng 12; báo cáo theo Mu số 03 của phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

6. Trung tâm Y tế huyện có trách nhiệm:

a) Thực hiện ngoại kiểm định kỳ, đột xuất chất lượng nước sạch của tất c các đơn vị cấp nước có quy mô dưới 500 hộ gia đình (hoặc công suất thiết kế dưới 1.000 m3/ngày đêm trong trường hp không xác định được số hộ gia đình), Báo cáo kết quả ngoại kiểm theo Mu số 01 của phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

b) Xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí hng năm cho việc tổ chức thực hiện các hoạt động kiểm tra chất lượng nước sạch trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

c) Báo cáo bằng văn bản định kỳ hàng quý, 6 tháng và hằng năm cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tnh trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày cuối cùng của tháng 3, tháng 6, tháng 9 và tháng 12, Nội dung báo cáo theo Mu số 04 của phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

7. Đơn vị cấp nước có trách nhiệm:

a) Thực hiện các quy định của Thông tư này.

b) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng nước sạch do đơn vị cung cp.

c) Lưu tr và quản lý hồ sơ theo dõi về chất lượng nước sạch:

- Quy chun kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành.

- Các kết quả thử nghiệm chất lượng nước nguyên liệu định kỳ, đột xuất.

- Các kết qu thử nghiệm thông số chất lượng nước sạch định k, đột xuất.

- Các hồ sơ về hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất nước sạch.

- Sổ theo dõi việc lưu mẫu nước (mi lần lấy mu ghi cụ thể số lượng mu lưu; vị trí ly mu; thể tích mẫu; phương pháp bảo quản mẫu; thời gian lấy và lưu mu; người lấy mu lưu).

- Báo cáo biện pháp khắc phục các sự cố liên quan đến chất lượng nước sạch.

- Công khai thông tin về chất lượng nước sạch.

- Các tài liệu chứng minh việc thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn theo quy định.

d) Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

d) Đ xuất các thông s chất lượng nước sạch để xây dựng Quy chuẩn k thuật địa phương về cht lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt.

e) Báo cáo kết quả thử nghiệm chất lượng nước sạch hằng quý cho Trung tâm tế huyện, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tnh theo Mu s 05, Mu số 06 của phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

8. Các ông, bà Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ vả Đào tạo, Cục trưng Cục Quản lý môi trường y tế, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, các Vụ, Cục có liên quan, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phn ánh về Bộ Y tế đ xem xét, giải quyết./.

Bộ Y tế

Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Nguyễn Trường Sơn