• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 28/01/1994
  • Ngày hết hiệu lực: 20/02/2012
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI-BỘ Y TẾ
Số: 03/TT-LB
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thành phố Huế, ngày 28 tháng 1 năm 1994

THÔNG TƯ

CỦA LIÊN BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI - Y TẾ

Quy định các điều kiện có

hại và các công việc không được sử dụng lao động nữ

Căn cứ Điều 45 Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân;

Căn cứ Điều 19 Pháp lệnh Bảo hộ lao động;

Nhằm bảo vệ sức khoẻ, đảm bảo chức năng sinh đẻ và nuôi con của lao động nữ; Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Y tế quy định các điều kiện lao động có hại và các công việc không sử dụng lao động nữ.

 

A - PHẠM VI ÁP DỤNG

Phạm vi áp dụng là những nơi có sử dụng lao động nữ gồm:

- Các đơn vị kinh tế quốc doanh, các xí nghiệp quốc phòng và các đơn vị kinh tế của lực lượng vũ trang nhân dân;

- Các cơ quan Nhà nước;

- Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, cá nhân có thuê mướn lao động;

- Các xí nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài;

- Các cá nhân, tổ chức cơ quan nước ngoài đóng tại Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam.

 

B - CÁC ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG CÓ HẠI KHÔNG ĐƯỢC
SỬ DỤNG LAO ĐỘNG NỮ

1. Nơi có áp suất lớn hơn áp suất khí quyển;

2. Trong hầm lò;

3. Nơi cheo leo nguy hiểm;

4. Nơi làm việc không phù hợp với thần kinh, tâm lý phụ nữ;

5. Ngâm mình thường xuyên dưới nước, ngâm mình dưới nước bẩn, dễ bị nhiễm trùng;

6. Nặng nhọc quá sức (mức tiêu hao năng lượng trung bình trên 5 Kcal/phút, nhịp tim trung bình trên 120/phút);

7. Tiếp xúc với phóng xạ hở;

8. Trực tiếp tiếp xúc với hoá chất có khả năng gây biến đổi gien.

 

C - CÁC ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG CÓ HẠI KHÔNG ĐƯỢC SỬ DỤNG LAO ĐỘNG NỮ CÓ THAI, ĐANG CHO CON BÚ

(12 tháng) và lao động nữ vị thành niên

1. Tiếp xúc với điện từ trường ở mức quá giới hạn cho phép;

2. Trực tiếp tiếp xúc với một số hoá chất mà sự tích luỹ của nó trong cơ thể ảnh hưởng xấu đến chuyển hoá tế bào, dễ gây sẩy thai, đẻ non, nhiễm trùng nhau thai, khuyết tật bẩm sinh, ảnh hưởng xấu tới nguồn sữa mẹ, viêm nhiễm đường hô hấp;

3. Nhiệt độ không khí trong nhà xưởng từ 45oC trở lên về mùa hè và từ 40oC trở lên về mùa đông hoặc chịu ảnh hưởng của bức xạ nhiệt cao;

4. Trong môi trường có độ rung cao hơn tiêu chuẩn cho phép;

5. Tư thế làm việc gò bó, hoặc thiếu dưỡng khí.

 

D - DANH MỤC CÔNG VIỆC KHÔNG ĐƯỢC SỬ DỤNG
LAO ĐỘNG NỮ

Căn cứ vào các điều kiện lao động có hại quy định tại mục B và C nói trên, Liên Bộ quy dịnh danh mục công việc không được sử dụng lao động nữ, ban hành kèm theo Thông tư này (xem phụ lục).

 

E - TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Căn cứ vào quy định của Thông tư này, Liên Bộ yêu cầu các cơ quan, xí nghiệp, các tổ chức và cá nhân có sử dụng lao động nữ, dựa theo các điều kiện lao động có hại, các công việc đã quy định trong Thông tư, rà soát lại các công việc lao động nữ đang làm. Trên cơ sở đó có kế hoạch sắp xếp, đào tạo lại hoặc chuyển nghề, chuyển công việc phù hợp với sức khoẻ của lao động nữ. Chậm nhất sau 12 tháng kể từ ngày ban hành Thông tư này, không còn để lao động nữ làm việc trong các điều kiện lao động có hại và các công việc đã quy định, nhưng không được nhân cơ hội rà soát lại công việc mà sa thải hoặc cho lao động nữ thôi việc. Riêng phụ nữ có thai, hoặc trong thời kỳ cho con bú thì phải thực hiện ngay theo các quy định của Thông tư.

Trong thời hạn 12 tháng nói trên, khi tạm thời vẫn còn phải sử dụng lao động nữ làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại thì phải rút ngắn thời gian làm trong ngày, trong ca từ 1-2 giờ nhưng không được trừ lương của thời gian rút ngắn đó. Trong trường hợp không rút ngắn được, thời gian đó được xem là làm thêm giờ, phải trả lương bằng 200% tiền lương giờ tiêu chuẩn.

Đối với lao động nữ do đã làm việc trong các điều kiện lao động hoặc công việc nói trên mà bị ốm đau hoặc bệnh nghề nghiệp thì phải bồi dưỡng vật chất, chăm sóc y tế, khám và chữa bệnh kịp thời theo quy định của Nhà nước.

2. Các trường, lớp dạy nghề không được đào tạo nữ sinh học các nghề, các việc đã quy định trong danh mục công việc tại Thông tư này.

3. Liên Bộ yêu cầu các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với Liên đoàn Lao động tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện ở các đơn vị cơ sở.

4. Các Bộ, ngành, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan, các đơn vị thuộc quyền quản lý thực hiện tốt các quy định tại Thông tư này.

5. Thanh tra an toàn lao động và Thanh tra vệ sinh tăng cường thanh tra các cơ sở sử dụng lao động nữ để phát hiện và xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày ban hành và thay thế Thông tư số 09/TT-TB ngày 29-8-1986 của Liên Bộ Lao động - Y tế về "Quy định những công việc không được sử dụng lao động nữ". Các quy định trước đây trái với quy định trong Thông tư này đều bãi bỏ.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các Bộ, Ngành, địa phương phản ánh về Liên Bộ để nghiên cứu, giải quyết.

 

DANH MỤC

CÔNG VIỆC KHÔNG ĐƯỢC SỬ DỤNG LAO ĐỘNG NỮ

(Ban hành kèm theo Thông tư số 03/TTLĐ ngày 28 tháng 1 năm 1994
của Liên Bộ Lao động - TBXH - Y tế)

 

I- PHẦN I: ÁP DỤNG CHO TẤT CẢ LAO ĐỘNG NỮ
KHÔNG PHÂN BIỆT ĐỘ TUỔI

1. Trực tiếp nấu chảy và rót kim loại nóng chảy ở các lò:

- Lò điện hồ quang từ 0,5 tấn trở lên

- Lò quay bi lo (luyện gang)

- Lò bằng (luyện thép)

- Lò cao.

2. Cán kim loại nóng (trừ kim loại màu).

3. Trực tiếp luyện quặng kim loại màu (đồng, chì, thiếc, thuỷ ngân, kẽm, bạc).

4. Đốt lò luyện cốc.

5. Hàn trong thùng kín, hàn ở vị trí có độ cao trên 10m so với mặt sàn công tác.

6. Đào lò giếng

7. Đào lò và các công việc trong hầm lò

8. Khoan thăm dò, khoan nổ mìn bắn mìn.

9. Cậy bẩy đá trên núi.

10. Lắp đặt giàn khoan.

11. Khoan thăm dò giếng dầu và khí.

12. Làm việc ở giàn khoan trên biển (trừ phục vụ y tế - xã hội).

13. Công việc phải tiếp xúc với nguồn phóng xạ hở.

14. Sửa chữa đường dây điện trong cống ngầm hoặc trên cột ngoài trời, đường dây điện cao thế, lắp dựng cột điện cao thế.

15. Lắp dựng, sửa chữa cột cao qua sông, cột ăng ten.

16. Lắp đặt, sửa chữa cáp ngầm, cáp treo của đường dây điện thông tin.

17. Làm việc trong thùng chìm.

18. Căn chỉnh trong thi công tấm lớn.

19. Đào giếng.

20. Đào gốc cây có đường kính lớn hơn 40cm.

21. Sử dụng các loại máy cầm tay chạy bằng hơi ép có sức ép từ 4 atmotphe trở lên (như máy khoan, máy búa...)

22. Lái máy thi công hạng nặng có công suất lớn hơn 36 mã lực như: máy xúc, máy gạt ủi, xe bánh xích...

23. Các công việc quét vôi, trát tường, sơn trên mặt ngoài các công trình xây dựng cao tầng (từ tầng 3 trở lên). 24. Chặt hạ cây lớn; cưa cắt cành, tỉa cành trên cao.

25. Vận xuất gỗ lớn, xeo bán, bốc xếp gỗ lớn bằng thủ công.

26. Mò vớt gỗ chìm, cánh kéo gỗ trong âu, triền đưa gỗ lên bờ.

27. Xuôi bè mảng trên sông có nhiều ghềnh thác

28. Cưa xẻ gỗ thủ công 2 người kéo

29. Đi khai thác tổ yến; khai thác phân rơi

30. Các công việc trên tàu đi biển.

31. Công việc gác tàu, trông tàu trong âu, triền đá.

32. Đốt lò đầu máy hơi nước.

33. Vận hành nồi hơi.

34. Lái xe lửa.

35. Lái cầu nổi.

36. Các công việc đóng vỏ tàu (Tầu gỗ, tàu sắt), phải mang vác, gá đặt vật gia công nặng 30-40 kg trở lên.

37. Khảo sát đường sông.

38. Đổ bên tông dưới nước.

39. Thợ lặn.

40. Vận hành tàu hút bùn

41. Lái ôtô có trọng tải trên 2,5 tấn

42. Mang vác nặng trên 50kg.

43. Vận hành máy vải hồ sợi

44. Cán ép tấm da lớn, cứng

45. Giết mổ đại gia súc (làm thủ công)

46. Lái máy kéo nông nghiệp 50 mã lực trở lên

47. Nạo vét cống ngầm, công việc phải ngâm mình thường xuyên dưới nước bẩn hôi thối.

48. Mổ tử thi, liệm, mai táng người chết (trừ điện táng), bốc mồ mả.

49. Trực tiếp tiếp xúc với hoá chất gây biến đổi gien: - 5 Fluoro-uracil - Benzen.

 

PHẦN II: ÁP DỤNG CHO LAO ĐỘNG NỮ CÓ THAI,
HOẶC CHO CON BÚ

(12 tháng) và lao động nữ vị thành niên

Ngoài 49 công việc không sử dụng lao động nữ ghi tại phần I còn cấm sử dụng lao động nữ đang có thai, hoặc đang cho con bú và lao động nữ vị thành niên làm các công việc sau đây:

50. Công việc ở các đài phát sóng tần số raio đài phát thanh, phát hình và trạm ra đa, trạm vệ tinh viễn thông v.v... bị ô nhiễm bởi điện từ trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

51. Tiếp xúc với phóng xạ.

52. Trực tiếp tiếp xúc (bao gồm: Sản xuất, đóng gói, pha chế, phun thuốc, khử trùng kho) với các hoá chất trừ sâu, trừ cỏ, diệt mối mọt, diệt chuột trừ muỗi có chứa Clo hữu cơ và một số hoá chất có khả năng gây ung thư sau đây:

- 1,4 butanediol, dimetansunfonat

- 4, aminnobiphenyl

- Amiăng loại amosit, amiăng loại crysotil, amiăng loại crosidolit.

- Asen (hay thạch tín), can xi asenat.

- Dioxin

- Diclorometyl-ete

- Các loại muối cromat không tan.

- Nhựa than đá, phần bay hơi nhựa than đá.

- Xyclophotphamit.

- Dietystilboestrol

- 2. Naphtylamin.

- N, N-di (Cloroetyl) 2. Naphtylamin.

- Thori dioxyt.

- Theosunfan.

- Vinyl clorua, vinyl clorid.

- 4 - amino, 10 - metyl; floic axit.

- Thủy ngân, hợp chất metyl thuỷ ngân, metyl thuỷ ngân clorua.

- Nitơ pentoxyt.

- 2,3,7,8 tetracloro dibenzen furan.

- 3 - alfaphenyl - betaaxetyletyl.

- Axety salixylic axit.

- Asparagin.

- Benomyl.

- Boric axit.

- Cafein.

- Dimetyl sunfoxid.

- Direct blue-1.

- Focmamid.

- Hydrocortison, Hydrocortison axetat.

- Iod (kim loại).

- Chì, chì axetat, chì nitrat (tiếp xúc với xăng, sơn, mực in có chứa chì, sản xuất ác quy, hàn chì).

- Mercapto - purin.

- Kali bromua, kali iodua.

- Propyl - thio - uracil.

- Ribavirin.

- Natri asenat, natri asenit, natri iodua, natri salixylat.

- Tetrametyl thiuram disunfua.

- Trameinnolon axtonid.

- Triton WR - 1339.

- Trypan blue.

- Valproic axit.

- Vincristin sunfat.

- Khí dung vinaol

54. Trực tiếp tiếp xúc với các hoá chất ảnh hưởng xấu tới nhau thai và sữa mẹ:

- 1,1 - dicloro - 2,2-di (4-clorophenyl) etan.

- 1,3 dimetyl - 2,6 dihydroxypurin.

- 2. sunfamilamidotazol.

- 4,4 - DDE.

- Andrin.

- Các hợp chất có chứa lithi.

- Antimon.

- Beta - quinin

- Canxiferol

- Cloralhydrat

- Copper (đồng)

- Xyclosporin

- Decaclorobiphenyl.

- Kali penixilin G

- Quinidin gluconat

- Stronti (Sr) peroxid

- Sunfadiazin, sunfatpiridin, sunfatmetazin Natri, sunfanilamid, sunfamerazin, sunfisoxazol axetyl.

- Xezi và các muối chứa Xezi (Ce).

55. Tiếp xúc thường xuyên (mà trang bị bảo hộ không đảm bảo yêu cầu phòng chống hơi độc khí bụi độc) với các hoá chất sau đây:

- Oxit cacbon (CO): như vận hành lò tạo khí than, thải xỉ.

- Các loại thuốc nhuộm có gốc anilin, xylidin, toluidin, auramin.

- Các hợp chất có gốc xyamua

- Photpho và các hợp chất P2O5, P2S5, PCL3, H3P

- Tri ni tro to luen (TNT)

- Mangan dioxyt (MnO2)

- Photgenin (COCL2)

- Disunfua cacbon (CS2)

- Oxyt nitơ và axit nitric

- Clo và axit clohydric

- Anhydrit sunfuaric và axit sunfuaric

- Đất đèn (CaC2) như vận hành lò đất đèn dạng hở, thải xỉ.

56. Các công việc tiếp xúc với dung môi hữu cơ như: ngâm tấm tà vẹt, trải nhũ tương giấy ảnh, in hoa trên màng mỏng, in nhãn trên giấy náng mỏng, cán ép nhựa phenon, vận hành nồi đa tụ keo phenon.

57. Các công việc trong sản xuất cao su: phôi liệu, cân đong, sàng sẩy hoá chất làm việc trong lò xông mủ cao su.

58. Sửa chữa lò, thùng, thép kín đường ống trong sản xuất hoá chất.

59. Làm việc ở lò lên men thuốc lá, lò sấy điếu thuốc lá.

60. Đốt lò sinh khí nấu thuỷ tinh, thổi thuỷ tinh bằng miệng.

61. Ngâm tẩm da, muối da, bốc dỡ da sống.

62. Tráng paraphin trong bể rượu.

63. Sơn, hàn, cạo rỉ trong hầm men bia, trong các thùng kín.

64. Vào hộp sữa trong buồng kín.

65. Gạt than dưới hầm lò.

66. Công việc với xăng dầu trong hang hầm: giao nhận bảo quản, vận hành máy bơm và đo xăng dầu.

67. Phã vỡ khuôn đúc.

68. Chế biến lông vũ trong điều kiện hở.

69. Làm sạch nồi hơi, ống dẫn khí.

70. Nghiền, phối liệu quặng hoặc làm các công việc trong điều kiện bụi chứa từ 10% dioxyt silic trở lên.

71. Tuyển khoáng chì.

72. Cán, kéo, dập sản phẩm chì, mạ chì.

73. Quay máy ép lọc trong nhà máy.

74. Vận hành máy nổ từ 10KVA trở lên.

75. Đứng máy đánh giây, máy phun cước.

76. Lái máy kéo nông nghiệp (bất kể loại công suất nào).

77. Lái máy thi công (bất kể loại công suất nào).

78. Lái ôtô (bất kể loại trọng tải nào); lái xe điện động, các phương tiện vận tải trong xí nghiệp; lái cầu trục trong xí nghiệp.

79. Lưu hoá, hình thành, bốc dỡ sản phẩm cao su cỡ lớn, như: thùng, két nhiên liệu, lốp ôtô...

80. Mang vác nặng trên 25kg.

81. Hàng ngày tiếp xúc với hơi gây mê, làm việc ở khoa hồi sức cấp cứu; ở khoa lây ở các cơ sở y tế, các trung tâm truyền máu; các cơ sở sản xuất vac xin phòng bệnh, tham gia dập tắt các ổ dịch, làm việc ở khu vực điều trị bằng sóng ngắn, siêu âm.

82. Xúc, sấy, vận chuyển cá thối, hoặc làm trong dây chuyền sản xuất bột cá gia súc.

83. Lấy phân tươi, đổ phân tươi để nuôi cá, xáo đảo xúc bùn ao nuôi cá.

Ngoài 83 công việc nêu trên, nếu cơ sở còn có các công việc khác có điều kiện lao động có hại đã quy định trong Thông tư, thì cũng không được sử dụng lao động nữ.

KT. BỘ TRƯỞNG Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Thứ trưởng

KT. BỘ TRƯỞNG Bộ Y tế
Thứ trưởng

(Đã ký)

(Đã ký)

  

Lê Duy Đồng

Lê Ngọc Trọng

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.