• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 01/01/2017
BỘ TÀI CHÍNH
Số: 309/2016/TT-BTC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thừa Thiên Huế, ngày 15 tháng 11 năm 2016

THÔNG TƯ

   Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 146/2013/TT-BTC ngày 22/10/2013 của Bộ Tài chính quy định chế độ quản lý tài chính, tài sản đối với các Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài

 

 

 
   

Căn cứ Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài ngày 18 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 157/2005/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định một số chế độ đối với cán bộ, công chức công tác nhiệm kỳ tại Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài;

Căn cứ Nghị định số 48/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 157/2005/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định một số chế độ đối với cán bộ, công chức công tác nhiệm kỳ tại Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp,

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 146/2013/TT-BTC ngày 22 tháng 10 năm 2013 của Bộ Tài chính quy định chế độ quản lý tài chính, tài sản đối với các Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi tắt là Thông tư số 146/2013/TT-BTC).

Điều 1. Điểm a, Khoản 3, Điều 8 Thông tư số 146/2013/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung như sau:

“a) Cơ quan chủ quản:

 - Cơ quan chủ quản thực hiện nhập vào hệ thống TABMIS phân bổ dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm bằng đồng Việt Nam của khối các Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài trực thuộc, đồng thời gửi quyết định phân bổ dự toán bằng đồng Việt Nam có quy ra đô la Mỹ tại thời điểm giao kế hoạch cho Bộ Tài chính và Kho bạc Nhà nước (Sở Giao dịch).

- Căn cứ nhu cầu chi tiêu của từng Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài, Cơ quan chủ quản thực hiện việc cấp phát kinh phí từ Quỹ Ngoại tệ tập trung Nhà nước bằng cách lập Giấy rút dự toán ngân sách bằng ngoại tệ theo Mẫu số c2-06/NS ban hành kèm theo Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10 tháng 01 năm 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS).

Riêng đối với khối Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài (trực thuộc Bộ Ngoại giao):

+ Định kỳ hàng tháng, quý, năm, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài báo cáo số dư Quỹ Tạm giữ ngân sách nhà nước để Bộ Ngoại giao tổng hợp, gửi Bộ Tài chính.

+ Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được sử dụng Quỹ Tạm giữ ngân sách nhà nước tại các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi tắt là Quỹ Tạm giữ NSNN) để đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên và kinh phí chi đầu tư xây dựng cơ bản được cấp có thẩm quyền phê duyệt; mức rút tối đa không vượt quá dự toán ngân sách nhà nước được giao và trong phạm vi số dư Quỹ Tạm giữ NSNN.

Trước ngày 20 tháng đầu của quý sau, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm báo cáo số thu phí, lệ phí lãnh sự phát sinh quý trước và số dư Quỹ Tạm giữ NSNN sau khi trừ nhu cầu kinh phí đảm bảo chi thường xuyên quý sau và kinh phí chi đầu tư xây dựng cơ bản được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo Biểu mẫu số 9. Trên cơ sở báo cáo của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổng hợp theo Biểu mẫu số 10 gửi Bộ Tài chính và thực hiện:

Báo cáo tình hình thu, sử dụng Quỹ Tạm giữ NSNN theo biểu mẫu số 10 gửi Kho bạc Nhà nước và làm thủ tục ghi thu, ghi chi ngân sách nhà nước tương ứng với số thu phí, lệ phí lãnh sự được sử dụng để đảm bảo chi thường xuyên quý sau theo mẫu số c2-17b/NS ban hành kèm theo Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10 tháng 01 năm 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS) gửi Kho bạc Nhà nước (Sở Giao dịch).

 Trường hợp số dư Quỹ Tạm giữ NSNN không đảm bảo đủ nhu cầu chi tiêu quý sau thì Bộ Ngoại giao làm thủ tục cấp phát kinh phí (phần chênh lệch thiếu) từ Quỹ Ngoại tệ tập trung của ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước.

 Trường hợp số dư Quỹ Tạm giữ NSNN lớn hơn nhu cầu chi tiêu quý sau: Đối với các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có số dư Quỹ Tạm giữ NSNN trên 20.000 USD, có trách nhiệm chuyển toàn bộ số dư về Quỹ Ngoại tệ tập trung của ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước hàng quý. Đối với các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có số dư Quỹ Tạm giữ NSNN từ 20.000 USD trở xuống, có trách nhiệm chuyển số dư sang quý sau theo dõi, cuối năm thực hiện chuyển về Quỹ Ngoại tệ tập trung của ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước trước ngày 25 tháng 12.   

Đối với số phát sinh Quỹ Tạm giữ ngân sách nhà nước tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài quý IV đến hết ngày 20 tháng 12, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài chuyển về Quỹ Ngoại tệ tập trung của ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước trước ngày 25 tháng 12. Số thu phát sinh sau ngày 20 tháng 12, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tổng hợp vào số thu và nộp vào ngân sách nhà nước quý I năm sau.

Đối với các địa bàn khó khăn trong việc chuyển ngoại tệ hoặc chuyển tiền ra nước ngoài, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm chuyển số dư Quỹ Tạm giữ NSNN về Quỹ Ngoại tệ tập trung của ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước trước ngày 25 tháng 12.

Căn cứ tình hình thực tế của các địa bàn, Bộ Ngoại giao quy định danh mục các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài khó khăn trong việc chuyển ngoại tệ, thông báo đến các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài  để thực hiện và Kho bạc Nhà nước để kiểm soát. Hàng năm, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm rà soát để sửa đổi, bổ sung danh mục này cho phù hợp với tình hình thực tế.

- Đối chiếu số liệu chi tiêu hàng quý với Kho bạc Nhà nước.

- Kiểm soát chi căn cứ trên chứng từ Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài gửi về.

- Trường hợp cần thiết điều chỉnh dự toán giữa các Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài mà không làm thay đổi tổng mức kinh phí ngân sách nhà nước cấp đảm bảo hoạt động thường xuyên được giao của các Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài (bao gồm cả điều chỉnh từ kinh phí được giao không thực hiện chế độ tự chủ sang kinh phí được giao thực hiện chế độ tự chủ và điều chỉnh nhiệm vụ chi trong phạm vi dự toán kinh phí được giao không thực hiện chế độ tự chủ) do Cơ quan chủ quản quyết định.”

Điều 2. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017.

2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết./.

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Huỳnh Quang Hải

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.