• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 01/03/2007
  • Ngày hết hiệu lực: 22/10/2015
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Số: 56/2006/QĐ-NHNN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thừa Thiên Huế, ngày 14 tháng 12 năm 2006

QUYẾT ĐỊNH

Về việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một số tài khoản trong Hệ thống tài khoản kế toán Ngân hàng Nhà nước

ban hành theo Quyết định số 425/1998/QĐ-NHNN2 ngày 17/12/1998, Quyết định số 162/2002/QĐ-NHNN

ngày 06/3/2002, Quyết định số 961/2002/QĐ-NHNN ngày 09/9/2002, Quyết định số 1579/2003/QĐ-NHNN ngày 01/12/2003,

Quyết định số 1638/2003/QĐ-NHNN ngày 26/12/2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước

_______________________________

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2003;

Căn cứ Luật Kế toán năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 52/2003/NĐ-CP ngày 19/5/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Được sự chấp thuận sửa đổi, bổ sung Hệ thống tài khoản Kế toán Ngân hàng Nhà nước tại Công văn số 14592/BTC-CĐKT ngày 21/11/2006 của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế toán - Tài chính.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Hủy bỏ một số tài khoản trong Hệ thống tài khoản kế toán Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 425/1998/QĐ-NHNN2 ngày 17/12/1998 và các Quyết định sửa đổi, bổ sung của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước như sau:

1. Tài khoản 2072 - Chuyển đổi ngoại tệ thanh toán với Tổ chức tín dụng ở nước ngoài.

2. Các tài khoản cấp 3 thuộc tài khoản 211 - Đầu tư vào các chứng khoán của nước ngoài.

- Tài khoản 2111 "Chứng khoán của các Chính phủ"

- Tài khoản 2112 "Chứng khoán của các Ngân hàng Trung ương"

- Tài khoản 2113 "Chứng khoán của các Ngân hàng thương mại"

- Tài khoản 2119 "Chứng khoán của các Tổ chức Quốc tế khác"

3. Các tài khoản cấp 3 thuộc tài khoản 212 - Tiền lãi cộng dồn trên các chứng khoán của nước ngoài

- Tài khoản 2121 "Chứng khoán của các Chính phủ"

- Tài khoản 2122 "Chứng khoán của các Ngân hàng Trung ương"

- Tài khoản 2123 "Chứng khoán của các Ngân hàng thương mại"

- Tài khoản 2129 "Chứng khoán của các tổ chức quốc tế khác"

4. Tài khoản 214 - Quyền rút vốn đặc biệt tại IMF

5. Tài khoản 215 - Tiền lãi cộng dồn trên quyền rút vốn đặc biệt tại IMF

6. Tài khoản 311 - Công cụ lao động đang dùng

7. Tài khoản 312 - Giá trị công cụ lao động đang dùng đã ghi vào chi phí

8. Tài khoản 467 - Kinh phí sự nghiệp

9. Tài khoản 489 - Chuyển đổi ngoại tệ thanh toán trong nước

10. Tài khoản 972 - Sử dụng tiền cung ứng theo các mục đích chỉ định và các tài khoản cấp 3 của tài khoản này

11. Tài khoản 991 - Kim loại quý, đá quý giữ hộ

12. Tài khoản 992 - Tài sản khác giữ hộ

13. Tài khoản 993 - Tài sản thuê ngoài

Điều 2. Sửa đổi, bổ sung về quy định chung và nội dung hạch toán một số tài khoản trong Hệ thống Tài khoản kế toán Ngân hàng Nhà nước như sau:

1. Sửa đổi khoản 3, phần I "Những quy định chung", đoạn "Tài khoản chi tiết...... trong tài khoản tổng hợp" như sau:

Tài khoản chi tiết (tiểu khoản) dùng để theo dõi, phản ánh chi tiết đối tượng hạch toán của tài khoản tổng hợp. Việc mở tài khoản chi tiết được quy định tại phần nội dung hạch toán các tài khoản. Ngoài ra, các đơn vị Ngân hàng Nhà nước được mở thêm tài khoản chi tiết theo yêu cầu quản lý nghiệp vụ khi cần thiết.

Số hiệu tài khoản chi tiết gồm 2 phần:

- Phần thứ nhất: Số hiệu tài khoản tổng hợp và ký hiệu tiền tệ, gồm 6 chữ số;

- Phần thứ hai: Số thứ tự tài khoản chi tiết và các tham số thống kê nghiệp vụ cần quản lý trong tài khoản tổng hợp.

2. Sửa đổi khoản 6, phần I "Những quy định chung", đoạn "Khái niệm... áp dụng thống nhất như sau" như sau:

Khái niệm "Trong nước" và nước ngoài" quy định trong Hệ thống tài khoản kế toán Ngân hàng nhà nước này được hiểu theo khái niệm "người cư trú" và "người không cư trú" quy định tại Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13/12/2005.

3. Sửa đổi khoản 7, phần I "Những quy định chung" như sau:

Việc sử dụng tài khoản dự phòng giảm giá phải theo đúng quy định và chỉ được sử dụng dự phòng để xử lý tổn thất khi có chủ trương của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

4. Sửa đổi nội dung hạch toán tài khoản 211 "đầu tư vào các chứng khoán của nước ngoài" như sau:

Tài khoản này chỉ mở tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Sở giao dịch), dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động các loại chứng khoán của nước ngoài phát hành do Ngân hàng Nhà nước đã đầu tư.

Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:

a) Mở tài khoản chi tiết để phản ánh mệnh giá, giá trị chiết khấu, giá trị phụ trội của chứng khoán đầu tư. Đồng thời mở sổ theo dõi chi tiết từng loại chứng khoán đã mua theo từng đối tác, mệnh giá, loại lãi suất, kỳ hạn... của chứng khoán.

Trong đó;

(i) Giá gốc chứng khoán (giá thực tế mua chứng khoán) bao gồm: Giá mua cộng (+) chi phí liên quan trực tiếp như chi phí môi giới, giao dịch, cung cấp thông tin, thuế, lệ phí và phí ngân hàng (nếu có).

(ii) Giá trị chiết khấu là giá trị chênh lệch âm giữa giá gốc với tổng giá trị của các khoản tiền gồm mệnh giá cộng (+) lãi dồn tích trước khi mua (nếu có, đối với chứng khoán Nợ trả lãi sau) hoặc trừ (-) lãi nhận trước chờ phân bổ (nếu có, đối với chứng khoán Nợ trả lãi trước).

Lãi nhận trước chờ phân bổ (áp dụng đối với chứng khoán được tổ chức phát hành theo phương thức chiết khấu): là phần lãi đã được tổ chức phát hành thanh toán cho Ngân hàng Nhà nước tính trên cơ sở thời gian đầu tư, mệnh giá và mức lãi suất của chứng khoán.

(iii) Giá trị phụ trội là giá trị chênh lệch dương giữa giá gốc với tổng giá trị của các khoản tiền gồm mệnh giá cộng (+) lãi dồn tích trước khi mua (nếu có, đối với chứng khoán Nợ trả lãi sau) hoặc trừ (-) lãi nhận trước chờ phân bổ (nếu có, đối với chứng khoán Nợ trả lãi trước).

- Tài khoản Mệnh giá chứng khoán đầu tư:

Bên Nợ ghi: - Mệnh giá chứng khoán đầu tư;

Bên Có ghi: - Tất toán mệnh giá chứng khoán đầu tư được bán ra hoặc khi đến hạn được bên phát hành thanh toán;

Số dư Nợ: - Tổng mệnh giá chứng khoán đầu tư Ngân hàng Nhà nước đang đầu tư, sở hữu.

- Tài khoản Chiết khấu chứng khoán đầu tư:

Bên Nợ ghi: - Phân bổ giá trị chiết khấu chứng khoán đầu tư trong kỳ;

- Tất toán giá trị chiết khấu chứng khoán (nếu có) khi bán trước hạn;

Bên Có ghi: - Giá trị chiết khấu chứng khoán đầu tư;

Số dư Có: - Tổng giá trị chiết khấu của chứng khoán đầu tư Ngân hàng Nhà nước đang đầu tư, sở hữu.

- Tài khoản Phụ trội chứng khoán đầu tư:

Bên Nợ ghi: - Giá trị phụ trội chứng khoán đầu tư;

Bên Có ghi: - Phân bổ giá trị phụ trội chứng khoán đầu tư trong kỳ;

- Tất toán giá trị phụ trội chứng khoán (nếu có) khi bán trước hạn;

Số dư Nợ: - Tổng giá trị phụ trội của chứng khoán đầu tư Ngân hàng Nhà nước đang đầu tư, sở hữu.

- Khi lên bảng cân đối kế toán, chứng khoán đầu tư được trình bày theo giá trị thuần = Mệnh giá chứng khoán (-) Giá trị chiết khấu (+) Giá trị phụ trội.

b) Trong điều kiện công nghệ tin học cho phép, tiền lãi được ghi nhận trên cơ sở thời gian và lãi suất thực (lãi suất thực là tỷ lệ lãi dùng để quy đổi các khoản tiền sẽ nhận được trong tương lai trong suốt thời gian cho bên khác sử dụng tài sản về giá trị ghi nhận ban đầu tại thời điểm chuyển giao tài sản cho bên sử dụng). Trường hợp không thể thực hiện tính lãi trên cơ sở lãi suất thực thì giá trị phụ trội hoặc chiết khấu được phân bổ đều cho thời gian nắm giữ chứng khoán của Ngân hàng Nhà nước. Số chiết khấu làm tăng thu lãi từ đầu tư chứng khoán; Số phụ trội làm giảm thu lãi từ đầu tư chứng khoán.

- Nếu thu được tiền lãi từ đầu tư chứng khoán Nợ bao gồm cả khoản lãi dồn tích từ trước khi Ngân hàng Nhà nước mua lại khoản đầu tư đó, Ngân hàng Nhà nước phải phân bổ số tiền lãi này. Theo đó, chỉ có phần tiền lại của thời gian sau khi Ngân hàng Nhà nước đã mua chứng khoán này mới được ghi nhận là thu nhập lãi, còn khoản tiền lãi dồn tích trước khi Ngân hàng Nhà nước mua lại khoản đầu tư đó thì ghi giảm giá trị của chính khoản đầu tư đó.

c) Hạch toán các tài khoản cấp 3 thuộc tài khoản 211 "Đầu tư vào các chứng khoán của nước ngoài" cần phân biệt 2 trường hợp:

- Chứng khoán sẵn sàng để bán: là chứng khoán Nợ, được Ngân hàng Nhà nước mua với mục đích đầu tư dài hạn và sẵn sàng bán, không có ý định nắm giữ đến khi đáo hạn. Cuối niên độ kế toán, nếu giá trị thị trường của chứng khoán sẵn sàng để bán bị giảm thấp hơn giá trị ghi sổ thì lập dự phòng giảm giá chứng khoán.

- Chứng khoán đầu tư giữ đến khi đáo hạn: là các loại chứng khoán Nợ được Ngân hàng Nhà nước mua với mục đích đầu tư dài hạn và giữ cho đến ngày đáo hạn. Cuối niên độ kế toán, nếu giá trị của chứng khoán giữ đến khi đáo hạn bị giảm thấp hơn giá trị ghi sổ do những nguyên nhân khách quan, có tác động dài hạn thì lập dự phòng giảm giá chứng khoán.

d) Khi Ngân hàng Nhà nước bán, chuyển nhượng chứng khoán sẵn sàng để bán thì phần chênh lệch giữa số tiền thực tế thu được với giá trị đang ghi sổ của chứng khoán được hạch toán vào tài khoản thu/chi về mua bán chứng khoán.

5. Sửa đổi nội dung hạch toán và kết cấu tài khoản 235 "Sử dụng Dự trữ ngoại hối theo lệnh của Chính phủ" như sau:

Tài khoản này chi mở tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Kế toán - Tài chính) dùng để phản ánh giá trị bằng Việt Nam đồng của số ngoại tệ, số vàng thuộc Dự trữ ngoại hối đã chi theo lệnh của Chính phủ quy đổi theo tỷ giá bán do Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước thực hiện tại thời điểm hạch toán. Phần chênh lệch âm (dương) giữa tỷ giá tại ngày chi theo lệnh của Chính phủ và ngày nhận hoàn trả được hạch toán vào tài khoản thu nhập/chi phí thích hợp.

Bên Nợ ghi: - Giá trị Việt Nam đồng tương ứng của ngoại tệ hay vàng đã sử dụng theo lệnh của Chính phủ;

Bên Có ghi: - Thu hồi lại Dự trữ ngoại hối bằng Việt Nam đồng tương ứng phần giá trị ngoại tệ hay vàng đã chi theo lệnh của Chính phủ tại thời đểm thu hồi;

Số dư Nợ: - Phản ánh giá trị Việt Nam đồng tương ứng phần giá trị ngoại tệ hay vàng thuộc Dự trữ ngoại hối đã chi sử dụng theo lệnh của Chính phủ chưa thu hồi.

6. Đổi tên tài khoản 824 "Chi khen thưởng và phúc lợi" thành "Chi khen thưởng, phúc lợi và bổ sung thu nhập theo cơ chế khoán"

7. Đổi tên tài khoản 9089 "Tiền nghi giả, tiền giả, tiền bị phá hoại chờ xử lý" thành "Tiền nghi giả, tiền giả, tiền nghi bị phá hoại chờ xử lý"

8. Sửa đổi nội dung hạch toán và kết cấu tài khoản 973 "Sử dụng Dự trữ ngoại hối theo lệnh của Chính phủ" như sau:

Tài khoản này chỉ mở tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Sở Giao dịch), dùng để phản ánh giá trị ngoại tệ, vàng thuộc Dự trữ ngoại hối đã chi theo lệnh của Chính phủ.

Bên Nợ ghi: - Giá trị ngoại tệ hay vàng thuộc Dự trữ ngoại hối đã sử dụng theo lệnh của Chính phủ;

Bên Có ghi: - Thu hồi lại giá trị ngoại tệ hay vàng thuộc Dự trữ ngoại hối đã chi theo lệnh của Chính phủ;

Số dư Nợ: - Phản ánh giá trị ngoại tệ hay vàng thuộc Dự trữ ngoại hối đã sử dụng theo lệnh của Chính phủ, chưa thu hồi.

9. Sửa đổi nội dung hạch toán các tài khoản ngoại bảng như sau:

- Thay toàn bộ từ "Nhập" bằng từ "Nợ".

- Thay toàn bộ từ "Xuất" bằng từ "Có".

- Thay toàn bộ từ "Số còn lại" bằng từ "Số dư Nợ".

Điều 3. Bổ sung một số tài khoản vào Hệ thống Tài khoản kế toán Ngân hàng Nhà nước như sau:

1. Tài khoản 1014 "Tiền bị phá hoại thuộc Quỹ dự trữ phát hành"

Tài khoản này dùng để phản ánh tiền đã công bố lưu hành bị phá hoại thuộc Quỹ dự trữ phát hành.

Bên Nợ ghi: - Tiền bị phá hoại thuộc Quỹ nghiệp vụ phát hành chuyển sang, từ các kho tiền khác chuyển đến;

Bên Có ghi: - Số tiền bị phá hoại điều chuyển đi Kho tiền khác theo lệnh;

- Số tiền bị phá hoại xuất giao đi tiêu hủy;

Số dư Nợ: - Phản ánh số tiền bị phá hoại thuộc Quỹ dự trữ phát hành đang bảo quản trong kho tiền Ngân hàng Nhà nước.

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng loại tiền (tiền giấy, tiền polymer, tiền kim loại).

2. Tài khoản 1024 "Tiền bị phá hoại thuộc Quỹ nghiệp vụ phát hành"

Tài khoản này chỉ mở ở Sở Giao dịch và các Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố để hạch toán số tiền bị phá hoại thuộc Quỹ nghiệp vụ phát hành.

Bên Nợ ghi: - Phản ánh số tiền bị phá hoại Ngân hàng Nhà nước thu vào;

Bên Có ghi: - Phản ánh số tiền bị phá hoại thuộc Quỹ nghiệp vụ phát hành điều chuyển sang Quỹ dự trự phát hành;

Số dư Nợ: - Phản ánh số tiền bị phá hoại thuộc Quỹ nghiệp vụ phát hành đang bảo quản trong kho tiền Ngân hàng Nhà nước.

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng loại tiền (tiền giấy, tiền polymer, tiền kim loại).

3. Các tài khoản cấp 3 thuộc tài khoản 211 "Đầu tư vào các chứng khoán của nước ngoài"

a) Các tài khoản phản ánh chứng khoán sẵn sàng để bán:

- Tài khoản 2111 - Chứng khoán sẵn sàng để bán của các Chính phủ

- Tài khoản 2112 - Chứng khoán sẵn sàng để bán của các Ngân hàng Trung ương

- Tài khoản 2113 - Chứng khoán sẵn sàng để bán của các Ngân hàng thương mại

- Tài khoản 2114 - Chứng khoán sẵn sàng để bán của các tổ chức quốc tế khác

Các tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động các loại chứng khoán của Chính phủ hay tổ chức nước ngoài phát hành mà Ngân hàng Nhà nước đang đầu tư và sẵn sàng bán (không có ý định nắm giữ đến khi đáo hạn).

b) Các tài khoản phản ánh chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn

- Tài khoản 2115 - Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn của các Chính phủ

- Tài khoản 2116 - Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn của các Ngân hàng Trung ương

- Tài khoản 2117 - Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn của các Ngân hàng thương mại

- Tài khoản 2118 - Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn của các tổ chức quốc tế khác

Các tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của các loại chứng khoán Nợ của Chính phủ hay tổ chức nước ngoài phát hành mà Ngân hàng Nhà nước đang đầu tư, có chiến lược giữ đến ngày đáo hạn (ngày được thanh toán).

Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước phải có quy định nghiệp vụ để phân loại chứng khoán, đó là chứng khoán đầu tư thuộc loại sẵn sàng để bán hay chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn.

4. Các tài khoản cấp 3 thuộc tài khoản 212 "Tiền lãi cộng dồn trên các chứng khoán của nước ngoài"

- Tài khoản 2121 - Tiền lãi cộng dồn trên chứng khoán sẵn sàng để bán của các Chính phủ

- Tài khoản 2122 - Tiền lãi cộng dồn trên chứng khoán sẵn sàng để bán của các Ngân hàng Trung ương

- Tài khoản 2123 - Tiền lãi cộng dồn trên chứng khoán sẵn sàng để bán của các Ngân hàng thương mại

- Tài khoản 2124 - Tiền lãi cộng dồn trên chứng khoán sẵn sàng để bán của các Tổ chức Quốc tế khác

- Tài khoản 2125 - Tiền lãi cộng dồn trên chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn của các Chính phủ

- Tài khoản 2126 - Tiền lãi cộng dồn trên chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn của các Ngân hàng Trung ương

- Tài khoản 2127 - Tiền lãi cộng dồn trên chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn của các Ngân hàng thương mại

- Tài khoản 2128 - Tiền lãi cộng dồn trên chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn của các Tổ chức Quốc tế khác

Hạch toán các tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:

Việc hạch toán trên tài khoản tiền lãi cộng dồn (dồn tích/accrual) trên các chứng khoán không phụ thuộc vào việc Ngân hàng Nhà nước đã nhận được tiền hay chưa nhận được tiền, mà thu nhập lãi được hạch toán ngay khi phát sinh khoản lãi (trên cơ sở trích trước). Do tiền lãi đối với hầu hết các chứng khoán Nợ được nhận 6 tháng hoặc 1 năm/1 lần, tiền lãi được tạo ra từng phần trong mỗi khoảng thời gian nên nó cần được ghi chép theo cơ sở dồn tích hơn là ghi một lần, để đảm bảo rằng các báo cáo tài chính sẽ phản ánh đúng đắn các khoản thu nhập của Ngân hàng Nhà nước trong một thời kỳ kế toán xác định, tương ứng với chi phí của các thu nhập được tạo ra.

Bên Nợ ghi: - Số tiền lãi (Ngân hàng Nhà nước dự thu) tính cộng dồn;

Bên Có ghi: - Số tiền lãi được tổ chức phát hành chứng khoán (Chính phủ, Ngân hàng Thương mại...) thanh toán;

Số dư Nợ: - Phản ánh số tiền lãi cộng dồn trên chứng khoán Ngân hàng Nhà nước chưa được thanh toán.

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng loại chứng khoán.

5. Tài khoản 247 "Cho vay qua đêm"

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản cho vay qua đêm của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng. Tài khoản này có các tài khoản cấp 3 sau đây:

- Tài khoản 2471 - Cho vay qua đêm ở thị trường trong nước

- Tài khoản 2472 - Cho vay qua đêm ở thị trường nước ngoài

Bên Nợ ghi: - Số tiền cho vay qua đêm;

Bên Có ghi: - Số tiền cho vay qua đêm được hoàn trả;

Số dư Nợ: - Số tiền cho vay qua đêm còn lại.

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết cho từng tổ chức tín dụng hoặc từng đối tác vay vốn Ngân hàng Nhà nước.

6. Tài khoản 3651 "Chi phí in, đúc tiền chờ phân bổ"

Tài khoản này mở tại Vụ Kế toán - Tài chính dùng để phản ánh các khoản đã chi về in, đúc tiền chờ phân bổ của Ngân hàng Nhà nước. Các khoản chi phí in, đúc tiền của Ngân hàng Nhà nước không được hạch toán ngay vào chi phí mà được phân bổ dần vào chi phí, phù hợp với số lượng tiền mặt mới in phát hành vào lưu thông.

Bên Nợ ghi: - Các khoản đã chi về in, đúc tiền chờ phân bổ;

Bên Có ghi: - Chi phí in, đúc tiền được phân bổ vào chi phí trong kỳ;

Số dư Nợ: - Phản ánh số chi phí in, đúc tiền còn lại, chờ phân bổ.

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết để theo dõi các khoản đã chi về in, đúc của từng loại tiền.

7. Tài khoản 3656 "Phí mua quyền chọn"

Tài khoản này dùng để hạch toán các khoản phí mua quyền chọn.

Bên Nợ ghi: - Phí mua quyền chọn phát sinh;

Bên Có ghi: - Phí mua quyền chọn được bù trừ vào lãi khi thực hiện quyền chọn hoặc ghi vào chi phí nếu không thực hiện quyền chọn;

Số dư Nợ: - Tổng phí mua quyền chọn của các hợp đồng mua quyền chọn chưa đáo hạn.

Hạch toán chi tiết: Mở một tài khoản chi tiết.

8. Tài khoản 3659 "Các khoản chi phí chờ phân bổ khác"

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi phí lớn không thể hạch toán một lần toàn bộ vào tài khoản chi phí trong năm tài chính hiện hành mà phải phân bổ dần trong nhiều năm để phù hợp với mức độ sử dụng chi phí và theo kế hoạch tài chính từng năm.

Bên Nợ ghi: - Các khoản chi phí phát sinh chờ phân bổ;

Bên Có ghi: - Số tiền được phân bổ vào chi phí trong kỳ;

Số dư Nợ: - Phản ánh các khoản chi phí còn lại chờ phân bổ.

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng khoản chi phí chờ phân bổ.

9. Tài khoản 368 "Lãi phải thu từ các công cụ tài chính phái sinh"

Tài khoản này dùng để phản ánh số lãi thu phát sinh khi đánh giá lại các công cụ tài chính phái sinh mà Ngân hàng Nhà nước tham gia.

Tài khoản này có các tài khoản cấp 3 sau:

3681 - Lãi phải thu từ các giao dịch hoán đổi tiền tệ

3682 - Lãi phải thu từ các giao dịch kỳ hạn tiền tệ

3689 - Lãi phải thu từ các giao dịch về công cụ tài chính phái sinh khác

Nội dung hạch toán tài khoản 368:

Bên Nợ ghi: - Tăng lãi phải thu từ công cụ tài chính phái sinh;

Bên Có ghi: - Giảm lãi phải thu từ công cụ tài chính phái sinh;

Số dư Nợ: - Phản ánh tổng số tiền lãi phải thu phát sinh chưa thực hiện còn lại về các công cụ tài chính phái sinh.

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng loại công cụ tài chính phái sinh.

10. Tài khoản 37 "Chi về hoạt động sự nghiệp và chương trình, dự án"

Tài khoản này có các tài khoản cấp 2 sau:

371 - Chi hoạt động sự nghiệp

372 - Chi chương trình, dự án

- Tài khoản 371 - Chi hoạt động sự nghiệp

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi hoạt động thường xuyên và không thường xuyên theo dự toán chi đã được duyệt.

Bên Nợ ghi: - Các khoản chi hoạt động phát sinh ở đơn vị;

Bên Có ghi: - Các khoản được phép ghi giảm chi và những khoản đã chi sai không được phê duyệt phải thu hồi;

- Kết chuyển số chi hoạt động với nguồn kinh phí khi báo cáo quyết toán được duyệt;

Số dư Nợ: - Các khoản chi hoạt động chưa được quyết toán hoặc quyết toán chưa được duyệt.

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo năm (năm trước, năm nay, năm sau) và nội dung nguồn kinh phí (thường xuyên, viện trợ...).

- Tài khoản 372 - Chi chương trình, dự án

Tài khoản này dùng để phản ánh số chi cho chương trình, dự án đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt bằng nguồn viện trợ nước ngoài cho chương trình, dự án. Tài khoản 372 được mở theo dõi lũy kế chi dự án từ khi bắt đầu thực hiện chương trình, dự án cho đến khi kết thúc chương trình, dự án được phê duyệt quyết toán bàn giao sử dụng.

Tài khoản này có các tài khoản cấp 3 sau đây:

3721 - Chi quản lý dự án

3722 - Chi thực hiện dự án

Bên Nợ ghi: - Chi thực tế cho việc quản lý, thực hiện chương trình, dự án;

Bên Có ghi: - Số chi sai bị xuất toán phải thu hồi;

- Số chi của chương trình, dự án được quyết toán với nguồn kinh phí dự án;

Số dư Nợ: - Số chi chương trình, dự án chưa hoàn thành hoặc đã hoàn thành nhưng quyết toán chưa được duyệt.

Hạch toán chi tiết: Mở các tài khoản chi tiết theo năm (năm trước, năm nay, năm sau).

11. Bổ sung nội dung hạch toán tài khoản 401 "Tiền để phát hành"

Bổ sung Bên Nợ: - Tiền phát hiện thiếu khi kiểm đếm đối với tiền mới in, đúc, nhận nguyên niêm phong của đơn vị sản xuất, chưa qua lưu thông;

- Tất toán số tiền bị phá hoại, số tiền mất trong lưu thông (xác định được khi loại tiền đã đình chỉ lưu hành) khi có lệnh;

Bổ sung Bên Có: - Tiền phát hiện thừa khi kiểm đếm đối với mới in, đúc, nhận nguyên niêm phong của đơn vị sản xuất, chưa qua lưu thông;

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo tường loại tiền, từng loại mệnh giá.

12. Tài khoản 464 "Lãi phải trả về các công cụ tài chính phái sinh"

Tài khoản này dùng để phản ánh số lãi phải trả phát sinh khi đánh giá lại các công cụ tài chính phái sinh mà Ngân hàng Nhà nước tham gia.

Tài khoản này có các tài khoản cấp 3 sau đây:

4641 - Lãi phải trả từ các giao dịch hoán đổi tiền tệ

4642 - Lãi phải trả từ các giao dịch kỳ hạn tiền tệ

4649 - Lãi phải trả từ các giao dịch về công cụ tài chính phái sinh khác.

Nội dung hạch toán tài khoản 464:

Bên Nợ ghi: - Giảm lãi phải trả về công cụ tài chính phái sinh;

Bên Có ghi: - Tăng lãi phải trả về công cụ tài chính phái sinh;

Số dư Có: - Phản ánh tổng số tiền lãi phải trả phát sinh chưa thực hiện còn lại về các công cụ tài chính phái sinh.

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng loại công cụ tài chính phái sinh.

13. Bổ sung tài khoản 465 "Doanh thu chờ phân bổ"

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản doanh thu chờ phân bổ (chưa thực hiện) của Ngân hàng Nhà nước trong kỳ kế toán. Doanh thu chờ phân bổ bao gồm: các khoản lãi nhận trước khi mua các công cụ nợ (trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu...) và các khoản thu khác có tính chất, nội dung tương tự.

Bên Nợ ghi: - Số doanh thu chờ phân bổ được kết chuyển vào tài khoản thu nhập trong kỳ;

Bên Có ghi: - Số tiền ghi nhận doanh thu chờ phân bổ phát sinh trong kỳ;

Số dư Có: - Phản ánh tổng doanh thu chờ phân bổ còn lại ở thời điểm cuối kỳ kế toán.

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng loại doanh thu chờ phân bổ.

14. Tài khoản 47 "Các khoản phải trả về hoạt động sự nghiệp và chương trình, dự án"

Tài khoản này có các tài khoản cấp 3 sau:

471 - Nguồn kinh phí hoạt động sự nghiệp

472 - Nguồn kinh phí chương trình, dự án

473 - Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định

474 - Thu chưa qua Ngân sách

- Tài khoản 471 - Nguồn kinh phí hoạt động sự nghiệp

Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình tiếp nhận, sử dụng và quyết toán nguồn kinh phí hoạt động của các đơn vị Ngân hàng Nhà nước.

Bên Nợ ghi: - Số kinh phí hoạt động nộp lại Ngân sách Nhà nước hoặc nộp lại cho cấp trên;

- Kết chuyển số chi hoạt động viện trợ đã được phê duyệt quyết toán với nguồn kinh phí hoạt động;

- Các khoản được phép ghi giảm nguồn kinh phí hoạt động;

Bên Có ghi: - Số kinh phí đã nhận của Ngân sách Nhà nước hoặc cấp trên;

- Kết chuyển số kinh phí đã nhận tạm ứng thành nguồn kinh phí hoạt động;

Số dư Có: - Số kinh phí được cấp trước cho năm sau (nếu có);

- Nguồn kinh phí hoạt động hiện còn hoặc đã chi nhưng chưa được quyết toán.

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo năm (năm trước, năm nay, năm sau) và nội dung nguồn kinh phí (thường xuyên, hoạt động đặc biệt...).

- Tài khoản 472 - Nguồn kinh phí chương trình, dự án

Tài khoản này dùng để phản ánh việc tiếp nhận, sử dụng và quyết toán nguồn kinh phí chương trình, dự án do Ngân sách Nhà nước cấp hoặc do các nhà tài trợ nước ngoài đảm bảo theo nội dung ghi trong cam kết giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với nhà tài trợ nước ngoài.

Bên Nợ ghi: - Số kinh phí dự án sử dụng không hết nộp lại Nhà tài trợ hoặc nộp lại cho NSNN;

- Các khoản được phép chi ghi giảm nguồn kinh phí chương trình, dự án;

- Kết chuyển số chi của chương trình, dự án được quyết toán với nguồn kinh phí của từng chương trình, dự án;

- Đơn vị cấp trên kết chuyển số kinh phí dự án đã cấp trong kỳ cho đơn vị cấp dưới;

Bên Có ghi: - Số kinh phí chương trình, dự án đã thực nhận trong kỳ;

- Khi Kho bạc thanh toán số kinh phí tạm ứng, chuyển số đã nhận tạm ứng thành nguồn kinh phí chương trình, dự án;

Số dư Có: - Số kinh phí chương trình, dự án chưa sử dụng hoặc đã sử dụng nhưng quyết toán chưa được duyệt.

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết để theo dõi chi tiết nguồn kinh phí thuộc năm trước và nguồn kinh phí năm nay, trong trường hợp chương trình, dự án được thực hiện trong nhiều năm và trong thời gian xét duyệt báo cáo quyết toán.

- Tài khoản 473 - Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định

Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định của đơn vị, bao gồm nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định hữu hình và nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định vô hình.

Bên Nợ ghi: Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định giảm do:

- Phản ánh giá trị hao mòn của tài sản cố định trong kỳ

- Giá trị còn lại của tài sản cố định thanh lý, nhượng bán, chuyển giao theo quyết định của cấp có thẩm quyền và các trường hợp giảm khác...

- Giảm nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định (giá trị còn lại) do đánh giá lại (trường hợp giảm);

Bên Có ghi: Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định tăng do:

- Giá trị tài sản cố định mua sắm, xây dựng hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng;

- Giá trị tài sản cố định nhận của các đơn vị khác bàn giao, được biếu tặng, viện trợ và các trường hợp tăng khác;

- Tăng nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định (giá trị còn lại) do đánh giá lại (trường hợp tăng);

Số dư Có: - Phản ánh tổng nguồn kinh phí còn lại đã hình thành tài sản cố định.

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng loại hoạt động sự nghiệp, từng chương trình, dự án.

- Tài khoản 474 - Thu chưa qua ngân sách

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tiền, hàng viện trợ không hoàn lại đã tiếp nhận phải nộp Ngân sách Nhà nước được để lại chi nhưng chưa có chứng từ ghi thu, ghi chi Ngân sách Nhà nước.

Bên Nợ ghi: - Ghi giảm thu chưa qua ngân sách, ghi tăng các nguồn kinh phí có liên quan về các khoản tiền, hàng viện trợ khi có chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách;

Bên Có ghi: - Các khoản tiền, hàng viện trợ đã nhận nhưng đơn vị chưa có chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách;

Số dư Có: - Phản ánh các khoản tiền, hàng viện trợ đã nhận phải nộp ngân sách nhưng chưa được để lại chi mà đơn vị chưa có chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách chưa được kết chuyển ghi tăng nguồn kinh phí.

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng chương trình, dự án.

15. Bổ sung nội dung hạch toán tài khoản 4832 "Mua bán và thanh toán ngoại hối thuộc Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng" như sau:

Bổ sung Bên Nợ: - Kết chuyển chênh lệch do doanh số bán ngoại hối thuộc Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng tính theo tỷ giá bán thực tế lớn hơn doanh số bán tính theo tỷ giá mua bình quân trong kỳ vào thu nhập về mua, bán ngoại tệ hoặc thu nhập về mua, bán vàng;

Bổ sung Bên Có: - Kết chuyển chênh lệch do doanh số bán ngoại hối thuộc Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng tính theo tỷ giá bán thực tế nhỏ hơn doanh số bán tính theo tỷ giá mua bình quân trong kỳ vào chi phí về mua, bán ngoại tệ hoặc chi phí về mua, bán vàng;

16. Tài khoản 486 "Giao dịch hoán đổi tiền tệ"

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị ngoại tệ sẽ được mua vào hoặc bán ra khi đến hạn theo hợp đồng hoán đổi đã ký giữa Ngân hàng Nhà nước và khách hàng để mua hay bán ngoại tệ theo tỷ giá thỏa thuận.

Tài khoản 486 có các tài khoản cấp 3 sau:

4861 - Cam kết giao dịch hoán đổi tiền tệ

4862 - Giá trị giao dịch hoán đổi tiền tệ

- Tài khoản 4861 - Cam kết giao dịch hoán đổi tiền tệ

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị ngoại tệ sẽ được mua vào hoặc bán ra khi đến hạn theo cam kết giao dịch hoán đổi tiền tệ đã ký giữa Ngân hàng Nhà nước và khách hàng trong thời hạn giao dịch của hợp đồng.

Bên Nợ ghi: - Giá trị ngoại tệ Ngân hàng Nhà nước cam kết sẽ bán ra khi đến hạn;

- Tất toán giá trị ngoại tệ đã cam kết mua vào ngày thanh toán;

Bên Có ghi: - Giá trị ngoại tệ Ngân hàng Nhà nước cam kết sẽ mua vào khi đến hạn;

- Tất toán giá trị ngoại tệ đã cam kết bán vào ngày thanh toán;

Số dư Có: - Phản ánh tổng chênh lệch giá trị ngoại tệ Ngân hàng Nhà nước sẽ mua vào lớn hơn số sẽ bán ra theo các hợp đồng hoán đổi tiền tệ chưa đáo hạn;

Số dư Nợ: - Phản ánh tổng chênh lệch giá trị ngoại tệ Ngân hàng Nhà nước sẽ bán ra lớn hơn số sẽ mua vào theo các hợp đồng hoán đổi tiền tệ chưa đáo hạn.

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng loại ngoại tệ

- Tài khoản 4862 - Giá trị giao dịch hoán đổi tiền tệ

Tài khoản này dùng để hạch toán các khoản tiền Việt Nam sẽ chi ra mua ngoại tệ hay sẽ thu vào do bán ngoại tệ tương ứng với giá trị ngoại tệ mua vào hay bán ra thuộc tài khoản 4861 - Cam kết giao dịch hoán đổi tiền tệ.

Bên Nợ ghi: - Tiền Việt Nam sẽ chi ra mua ngoại tệ (tính theo tỷ giá thực tế mua vào ngày bắt đầu thực hiện hợp đồng);

- Tiền Việt Nam thu về do tất toán giá trị ngoại tệ đã cam kết bán vào ngày thanh toán;

- Kết chuyển số chênh lệch tăng giá trị ngoại tệ hoán đổi khi đánh giá lại theo tỷ giá ngày cuối tháng hay số điều chỉnh tăng số dư Nợ cho bằng số dư tài khoản 4861 khi đánh giá lại số dư tài khoản này (đối ứng với tài khoản 633 - Chênh lệch đánh giá lại giá trị Việt Nam đồng của các công cụ tài chính phái sinh);

Bên Có ghi: - Tiền Việt Nam sẽ thu về do bán ngoại tệ (tính theo tỷ giá bán ra vào ngày bắt đầu thực hiện hợp đồng);

- Tiền Việt Nam chi ra do tất toán giá trị ngoại tệ đã cam kết mua vào ngày thanh toán;

- Điều chỉnh giảm số dư Nợ cho bằng số dư tài khoản 4861 khi đánh giá lại số dư tài khoản này (đối ứng với tài khoản 633 - Chênh lệch đánh giá lại giá trị Việt Nam đồng của các công cụ tài chính phái sinh);

Số dư Có: - Phản ánh tổng số tiền Việt Nam sẽ thu về do bán ngoại tệ theo các hợp đồng hoán đổi tiền tệ chưa đáo hạn;

Số dư Nợ: - Phản ánh tổng số tiền Việt Nam sẽ chi ra mua ngoại tệ theo các hợp đồng hoán đổi tiền tệ chưa đáo hạn;

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng loại ngoại tệ.

17. Tài khoản 487 "Giao dịch kỳ hạn tiền tệ"

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị ngoại tệ sẽ được mua vào hoặc bán ra khi đến hạn theo hợp đồng mua/bán kỳ hạn ngoại tệ đã ký giữa Ngân hàng Nhà nước và khách hàng theo tỷ giá thỏa thuận.

Tài khoản 487 có các tài khoản cấp 3 sau:

4871 - Cam kết giao dịch kỳ hạn tiền tệ

4872 - Giá trị giao dịch kỳ hạn tiền tệ

Nội dung hạch toán tài khoản 487 tương tự như nội dung hạch toán tài khoản 486.

18. Tài khoản 488 "Thanh toán đối với các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ"

Tài khoản này có các tài khoản cấp 3 sau:

4881 - Thanh toán đối với các giao dịch hoán đổi tiền tệ

4882 - Thanh toán đối với các giao dịch kỳ hạn tiền tệ

- Tài khoản 4881 - Thanh toán đối với các giao dịch hoán đổi tiền tệ

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải thu hay phải trả bằng tiền tệ (Ngoại tệ, vàng, Việt Nam đồng) trong thời hạn thỏa thuận giữa Ngân hàng Nhà nước và khách hàng theo cam kết giao dịch hoán đổi tiền tệ đã ký giữa hai bên.

Bên Nợ ghi: - Giá trị cam kết tiền tệ Ngân hàng phải thu;

- Giá trị cam kết tiền tệ trả cho khách hàng;

Bên Có ghi: - Giá trị cam kết tiền tệ Ngân hàng Nhà nước phải trả;

- Giá trị cam kết tiền tệ khách hàng trả;

Số dư Có: - Phản ánh giá trị cam kết tiền tệ Ngân hàng Nhà nước còn phải trả cho khách hàng;

Số dư Nợ: - Phản ánh giá trị cam kết tiền tệ Ngân hàng Nhà nước còn phải thu khách hàng;

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng loại tiền tệ và theo từng đối tác cam kết.

- Tài khoản 4882 - Thanh toán đối với các giao dịch kỳ hạn tiền tệ

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải thu hay phải trả bằng tiền tệ trong thời hạn thỏa thuận giữa Ngân hàng Nhà nước và khách hàng theo cam kết giao dịch kỳ hạn tiền tệ đã ký giữa hai bên.

Nội dung hạch toán tài khoản này tương tự như nội dung hạch toán tài khoản 4881.

19. Bổ sung Tài khoản 623 "Quỹ khen thưởng, phúc lợi và dự phòng ổn định thu nhập" và các tài khoản cấp 3 của tài khoản này như sau:

- Tài khoản 6231 "Quỹ khen thưởng, phúc lợi"

- Tài khoản 6232 "Quỹ dự phòng ổn định thu nhập"

Tài khoản 623 "Quỹ khen thưởng, phúc lợi và dự phòng ổn định thu nhập" dùng để phản ánh việc trích lập và sử dụng các Quỹ của Ngân hàng Nhà nước theo quy định về chế độ tài chính của Ngân hàng Nhà nước.

Bên Nợ ghi: - Các khoản chi từ các Quỹ;

Bên Có ghi: - Số trích lập các Quỹ theo quy định của chế độ tài chính;

Số dư Có: - Số Quỹ hiện còn chưa sử dụng;

20. Bổ sung các tài khoản cấp 3 thuộc tài khoản 631 "Chênh lệnh tỷ giá hối đoái" như sau:

- Tài khoản 6311 "Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại giá trị bằng Việt Nam đồng Quỹ dự trữ ngoại hối tại thời điểm lập báo cáo"

- Tài khoản 6312 "Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại giá trị bằng Việt Nam đồng Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng tại thời điểm lập báo cáo"

- Tài khoản 6313 "Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại giá trị bằng Việt Nam đồng số dư các tài khoản ngoại tệ tại thời điểm lập báo cáo"

- Tài khoản 6311 - Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại giá trị bằng Việt Nam đồng Quỹ dự trữ ngoại hối tại thời điểm lập báo cáo

Tài khoản này dùng để đánh giá lại giá trị Việt Nam đồng của số dư ngoại tệ thuộc Quỹ dự trự ngoại hối.

Bên Nợ ghi: - Số chênh lệch giảm do đánh giá lại giá trị Việt Nam đồng của số dư ngoại tệ thuộc Quỹ dự trự ngoại hối;

- Kết chuyển số dư Có cuối năm (nếu có) vào tài khoản thích hợp;

Bên Có ghi: - Số chênh lệch tăng do đánh giá lại giá trị Việt Nam đồng của số dư ngoại tệ thuộc Quỹ dự trự ngoại hối;

- Kết chuyển số dư Nợ cuối năm (nếu có) vào tài khoản thích hợp;

Số dư Có hoặc số dư Nợ:

- Phản ánh số chênh lệch Có hoặc số chênh lệch Nợ Quỹ dự trữ ngoại hối phát sinh chưa thực hiện, chưa được xử lý;

Hạch toán chi tiết: Mở một tài khoản chi tiết.

- Tài khoản 6312 - Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại giá trị bằng Việt Nam đồng Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng tại thời điểm lập báo cáo

Tài khoản này dùng để đánh giá lại giá trị Việt Nam đồng của số dư ngoại tệ thuộc Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng

Nội dung hạch toán tài khoản này tương tự như nội dung hạch toán tài khoản 6311 "Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại giá trị bằng Việt Nam đồng Quỹ dự trự ngoại hối tại thời điểm lập báo cáo".

Ghi chú: Cuối năm, số dư các tài khoản 6311 và 6312 được xử lý theo cơ chế tài chính do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định sau khi có sự chấp thuận của Bộ Tài chính.

- Tài khoản 6313 - Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại giá trị bằng Việt Nam đồng số dư các tài khoản ngoại tệ tại thời điểm lập báo cáo

Tài khoản này dùng để hạch toán chênh lệch đánh giá lại giá trị Việt Nam đồng của tất cả số dư các tài khoản ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước (gồm cả tài khoản 4811 và 4831).

Bên Nợ ghi: - Số chênh lệch giảm do đánh giá lại giá trị Việt Nam đồng số dư ngoại tệ các tài khoản ngoại tệ theo tỷ giá ngày cuối tháng;

Bên Có ghi: - Số chênh lệch tăng do đánh giá lại giá trị Việt Nam đồng số dư ngoại tệ các tài khoản ngoại tệ theo tỷ giá ngày cuối tháng;

Số dư Có hoặc số dư Nợ:

- Phản ánh số chênh lệch Có hoặc số chênh lệch Nợ tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại giá trị Việt Nam đồng số dư ngoại tệ các tài khoản ngoại tệ trong năm chưa xử lý.

Sau khi đánh giá lại giá trị Việt Nam đồng số dư tất cả các tài khoản ngoại tệ, tài khoản này thông thường không có số dư vì số điều chỉnh tăng do đánh giá lại bằng số điều chỉnh giảm do đánh giá lại, ngoại trừ trường hợp đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước có các khoản mục phi tiền tệ (Tài sản cố định đang xây dựng, mua sắm dở dang bằng ngoại tệ...) và được lũy kế trên Bảng cân đối kế toán.

Hạch toán chi tiết: Mở một tài khoản chi tiết.

Ghi chú: Cuối năm, số dư các tài khoản 6313 được xử lý theo quy định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 10 "Ảnh hưởng của những thay đổi về tỷ giá".

21. Tài khoản 632 "Chênh lệch giá vàng"

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chênh lệch do thay đổi giá vàng khi đánh giá lại giá trị bằng đồng Việt Nam của vàng.

Tài khoản này có các tài khoản cấp 3 sau đây:

- Tài khoản 6321 - Chênh lệch do đánh giá lại giá trị của vàng thuộc Quỹ dự trữ ngoại hối bằng Việt Nam đồng tại thời điểm lập báo cáo

Nội dung hạch toán tài khoản này tương tự như nội dung hạch toán tài khoản 6311 "Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại giá trị bằng Việt Nam đồng Quỹ dự trữ ngoại hối tại thời điểm lập báo cáo".

- Tài khoản 6322 - Chênh lệch do đánh giá lại giá trị của vàng thuộc Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng bằng Việt Nam đồng tại thời điểm lập báo cáo

Nội dung hạch toán tài khoản này tương tự như nội dung hạch toán tài khoản 6312 "Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại giá trị bằng Việt Nam đồng Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng tại thời điểm lập báo cáo".

Ghi chú: Cuối năm, số dư các tài khoản 6321 và 6322 được xử lý theo cơ chế tài chính do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định sau khi có sự chấp thuận của Bộ Tài chính.

- Tài khoản 6323 - Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại giá trị số dư của các tài khoản vàng bằng Việt Nam đồng tại thời điểm lập báo cáo

Nội dung hạch toán tài khoản này tương tự như nội dung hạch toán tài khoản 6313 "Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại giá trị bằng Việt Nam đồng số dư các tài khoản ngoại tệ tại thời điểm lập báo cáo".

Ghi chú: Cuối năm, số dư các tài khoản 6323 được xử lý theo quy định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 10 "Ảnh hưởng của những thay đổi về tỷ giá".

22. Tài khoản 633 "Chênh lệch do đánh giá lại giá trị bằng Việt Nam đồng của các công cụ tài chính phái sinh"

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chênh lệch giá trị Việt Nam đồng do thay đổi tỷ giá ngoại tệ, giá vàng hoặc giá cả khác khi đánh giá lại giá trị công cụ tài chính phái sinh của Ngân hàng Nhà nước. Tài khoản này có các tài khoản cấp 3 sau:

6331 - Chênh lệch do đánh giá lại giá trị bằng Việt Nam đồng của giao dịch hoán đổi tiền tệ.

6332 - Chênh lệch do đánh giá lại giá trị bằng Việt Nam đồng của giao dịch kỳ hạn tiền tệ.

6339 - Chênh lệch do đánh giá lại giá trị bằng Việt Nam đồng của các công cụ tài chính phái sinh khác.

Bên Nợ ghi: - Số chênh lệch Giảm do đánh giá lại số dư các tài khoản công cụ tài chính phái sinh theo tỷ giá hoặc giá đánh giá lại của ngày cuối tháng;

- Số kết chuyển số dư Có cuối năm (nếu có) vào tài khoản thích hợp;

Bên Có ghi: - Số chênh lệch Tăng do đánh giá lại số dư các tài khoản công cụ tài chính phái sinh theo tỷ giá hoặc giá đánh giá lại của ngày cuối tháng;

- Kết chuyển số dư Nợ cuối năm (nếu có) vào tài khoản thích hợp;

Số dư Có hoặc số dư Nợ:

- Phản ánh số chênh lệch Có hoặc số chênh lệch Nợ do đánh giá lại giá trị Việt Nam đồng các công cụ tài chính phái sinh phát sinh trong năm chưa thực hiện, chưa được xử lý.

Hạch toán chi tiết: Mở một tài khoản chi tiết.

Cuối năm, số dư tài khoản này được xử lý theo cơ chế tài chính do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định sau khi có sự chấp thuận của Bộ Tài chính.

23. Tài khoản 723 "Thu nhập từ các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ"

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu nhập từ công cụ tài chính phái sinh tiền tệ.

Nội dung hạch toán tài khoản này như sau:

Bên Nợ ghi: - Giảm thu (thoái thu) trong năm của các khoản thu nhập từ các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ;

- Kết chuyển số dư Có cuối năm (nếu có) vào tài khoản thích hợp;

Bên Có ghi: - Thu phát sinh chưa thực hiện về công cụ tài chính phái sinh tiền tệ trong năm;

Số dư Có: - Phản ánh tổng các khoản thu phát sinh chưa thực hiện về công cụ tài chính phái sinh tiền tệ trong năm chưa được xử lý.

Hạch toán chi tiết: Mở một tài khoản chi tiết.

Ghi chú: Cuối năm, số dư tài khoản này được xử lý theo cơ chế tài chính do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định sau khi có sự chấp thuận của Bộ Tài chính.

24. Tài khoản 794 "Thu về thanh lý tài sản cố định"

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu từ thanh lý tài sản cố định.

Nội dung hạch toán tài khoản này tương tự như nội dung hạch toán trên các tài khoản thu nhập của Ngân hàng Nhà nước.

25. Tài khoản 795 "Thu nhập từ các công cụ tài chính phái sinh khác"

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu từ công cụ tài chính phái sinh khác ngoài công cụ tài chính phái sinh tiền tệ như công cụ phái sinh chứng khoán, lãi suất...

Nội dung tài khoản này hạch toán tương tự như tài khoản 723 "Thu nhập từ các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ"

26. Tài khoản 8043 "Chi về công cụ tài chính phái sinh tiền tệ"

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi phí về công cụ tài chính phái sinh tiền tệ.

Nội dung hạch toán tài khoản này như sau:

Bên Nợ ghi: - Chi phát sinh chưa thực hiện về công cụ tài chính phái sinh tiền tệ trong năm;

Bên Có ghi: - Giảm chi (thoái chi) trong năm của các khoản chi phí từ các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ;

- Kết chuyển số dư Nợ cuối năm (nếu có) vào tài khoản thích hợp;

Số dư Nợ: - Phản ánh tổng các khoản chi phí phát sinh chưa thực hiện về công cụ tài chính phái sinh tiền tệ trong năm, chưa được xử lý.

Hạch toán chi tiết: Mở một tài khoản chi tiết.

Ghi chú: Cuối năm, số dư tài khoản này được xử lý theo cơ chế tài chính do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định sau khi có sự chấp thuận của Bộ Tài chính.

27. Bổ sung tài khoản cấp 3 thuộc tài khoản 824 "Chi khen thưởng, phúc lợi và bổ sung thu nhập theo cơ chế khoán" như sau:

- Tài khoản 8241 "Chi khen thưởng, phúc lợi"

- Tài khoản 8242 "Chi bổ sung thu nhập theo cơ chế khoán"

Nội dung hạch toán các tài khoản này như sau:

Bên Nợ ghi: - Các khoản chi khen thưởng, phúc lợi và bổ sung thu nhập theo cơ chế khoán thực sự phát sinh trong kỳ;

Bên Có ghi: - Giảm chi (thoái chi) trong năm của các khoản chi khen thưởng, phúc lợi và bổ sung thu nhập theo cơ chế khoán;

- Kết chuyển số dư Nợ cuối năm (nếu có) vào tài khoản thích hợp;

Số dư Nợ: - Phản ánh các khoản chi khen thưởng, phúc lợi và bổ sung thu nhập trong năm của Ngân hàng Nhà nước.

28. Tài khoản 843 "Chi về thanh lý tài sản cố định"

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi về thanh lý tài sản cố định, bao gồm cả giá trị tài sản cố định chưa khấu hao hết (nếu có).

Nội dung hạch toán tài khoản này tương tự như nội dung hạch toán trên các tài khoản chi phí của Ngân hàng Nhà nước.

29. Tài khoản 897 "Chi phí về các công cụ tài chính phái sinh khác"

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi từ công cụ tài chính phái sinh khác ngoài công cụ tài chính phái sinh tiền tệ như công cụ phái sinh chứng khoán, lãi suất...

Nội dung tài khoản này hạch toán tương tự như tài khoản 8043 "Chi về công cụ tài chính phái sinh tiền tệ".

30. Bổ sung nội dung hạch toán chi tiết tài khoản 971 "Hạn mức cung ứng tiền được sử dụng theo các mục đích chỉ định"

- Mở tài khoản chi tiết theo từng năm tài chính.

31. Bổ sung tài khoản 974 "Tăng cung ứng tiền theo các mục đích chỉ định năm nay"

Tài khoản này gồm các tài khoản cấp 3 sau:

- Tài khoản 9741 "Tăng cung ứng tiền để dự trữ ngoại hối năm nay"

- Tài khoản 9742 "Tăng cung ứng tiền để tái cấp vốn năm nay"

- Tài khoản 9743 "Tăng cung ứng tiền để thực hiện nghiệp vụ thị trường mở năm nay"

- Tài khoản 9744 "Tăng cung ứng tiền để cho vay theo các mục đích chỉ định khác năm nay"

- Tài khoản 9749 "Tăng cung ứng tiền cho các mục đích khác năm nay"

Các tài khoản trên dùng để phản ánh số tăng cung ứng tiền theo các mục đích chỉ định trong năm. Đầu ngày 01/01 năm sau, số dư tài khoản này kết chuyển vào tài khoản 976 "Tăng cung ứng tiền theo các mục tiêu chỉ định năm trước"

Nội dung hạch toán các tài khoản này như sau:

Bên Nợ ghi: - Số tăng cung ứng tiền trong năm;

Bên Có ghi: - Kết chuyển số tăng cung ứng tiền trong năm trước vào tài khoản 976;

Số dư Nợ: - Phản ánh số tăng cung ứng tiền trong năm chưa kết chuyển.

Hạch toán chi tiết: Mở một tài khoản chi tiết.

32. Tài khoản 975 "Giảm cung ứng tiền theo các mục đích chỉ định năm nay"

Tài khoản này có các tài khoản cấp 3 sau:

- Tài khoản 9751 "Giảm cung ứng tiền để dự trữ ngoại hối năm nay"

- Tài khoản 9752 "Giảm cung ứng tiền để cho vay tái cấp vốn năm nay"

- Tài khoản 9753 "Giảm cung ứng tiền để thực hiện nghiệp vụ thị trường mở năm nay"

- Tài khoản 9754 "Giảm cung ứng tiền để cho vay các mục đích chỉ định khác năm nay"

- Tài khoản 9759 "Giảm cung ứng tiền để cho vay các mục đích khác năm nay".

Các tài khoản trên dùng để phản ánh số giảm cung ứng tiền theo các mục đích chỉ định trong năm. Đầu ngày 01/01 năm sau, số dư tài khoản này kết chuyển vào tài khoản 976 "Tăng cung ứng tiền theo các mục tiêu chỉ định năm trước".

Nội dung hạch toán tài khoản này như sau:

Bên Nợ ghi: - Phản ánh số giảm cung ứng tiền trong năm;

Bên Có ghi: - Kết chuyển số giảm cung ứng tiền trong năm trước vào tài khoản 976;

Số dư Nợ: - Phản ánh tổng số giảm cung ứng tiền trong năm chưa kết chuyển.

Hạch toán chi tiết: Mở một tài khoản chi tiết.

33. Tài khoản 976 "Tăng cung ứng tiền theo các mục đích chỉ định năm trước"

Tài khoản này có các tài khoản cấp 3 sau:

- Tài khoản 9761 "Tăng cung ứng tiền để dự trữ ngoại hối các năm trước"

- Tài khoản 9762 "Tăng cung ứng tiền để cho vay tái cấp vốn các năm trước"

- Tài khoản 9763 "Tăng cung ứng tiền để thực hiện nghiệp vụ thị trường mở các năm trước"

- Tài khoản 9764 "Tăng cung ứng tiền để cho vay các mục đích chỉ định khác các năm trước"

- Tài khoản 9769 "Tăng cung ứng tiền cho mục đích khác các năm trước"

Các tài khoản trên được sử dụng để phản ánh số tiền cung ứng tăng thêm ròng của những năm trước theo từng mục tiêu chỉ định. Việc hạch toán trên tài khoản này trong mỗi năm tài chính đồng thời với việc tất toán số dư trên hai tài khoản 974 và tài khoản 975.

Bên Nợ ghi: - Số tăng cung ứng tiền trong năm trước;

Bên Có ghi: - Số giảm cung ứng tiền trong năm trước;

Số dư Nợ: - Số tăng cung ứng tiền ròng lũy kế từ những năm trước.

Hạch toán chi tiết: Mở một tài khoản chi tiết.

34. Tài khoản 991 "Kim loại quý, đá quý và tài sản khác giữ hộ, thuê ngoài"

Tài khoản này có các tài khoản cấp 3 sau đây:

- Tài khoản 9911 "Kim loại quý, đá quý giữ hộ"

Tài khoản này dùng để phản ánh kim loại quý, đá quý của các đơn vị, cá nhân nhờ Ngân hàng Nhà nước giữ hộ. Giá kim loại quý, đá quý giữ hộ được hạch toán theo giá trị của hiện vật ghi trên hợp đồng giao nhận giữa Ngân hàng Nhà nước và khách hàng.

Bên Nợ ghi: - Giá trị kim loại quý, đá quý nhập kho để giữ hộ;

Bên Có ghi: - Giá trị kim loại quý, đá quý xuất kho trả lại cho người gửi;

Số dư Nợ: - Phản ánh tổng giá trị kim loại quý, đá quy Ngân hàng Nhà nước đang giữ hộ.

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo đơn vị, cá nhân có kim loại quý, đá quý nhờ giữ hộ.

Ngoài sổ tài khoản chi tiết, Ngân hàng phải lưu biên bản giao nhận kim loại quý, đá quý giữ hộ để theo dõi hiện vật.

- Tài khoản 9912 "Tài sản khác giữ hộ"

Tài khoản này dùng để phản ánh các tài sản (trừ kim loại quý, đá quý đã hạch toán ở tài khoản 991) của các đơn vị khác giao cho Ngân hàng Nhà nước giữ hộ theo chế độ quy định. Giá trị của tài sản giữ hộ được hạch toán theo giá trị ghi trên hợp đồng của Ngân hàng Nhà nước và khách hàng.

Bên Nợ ghi: - Giá trị tài sản Ngân hàng nhận giữ hộ;

Bên Có ghi: - Giá trị tài sản trả lại cho người gửi;

Số dư Nợ: - Phản ánh tổng giá trị tài sản đang giữ hộ.

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo đơn vị có tài sản nhờ giữ hộ.

Ngoài sổ tài khoản chi tiết, Ngân hàng phải lưu biên bản giao nhận tài sản giữ hộ để theo dõi hiện vật.

- Tài khoản 9913 - Tài sản thuê ngoài

Tài khoản này dùng để phản ánh các tài sản Ngân hàng Nhà nước thuê ngoài để sử dụng.

Bên Nợ ghi: - Giá trị tài sản thuê ngoài;

Bên Có ghi: - Giá trị tài sản trả lại người sở hữu;

Số dư Nợ: - Phản ánh tổng giá trị tài sản thuê ngoài Ngân hàng Nhà nước đang bảo quản.

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng loại tài sản.

Ngoài sổ tài khoản chi tiết, Ngân hàng phải mở sổ theo dõi chi tiết tài sản của từng người sở hữu.

35. Tài khoản 992 "Tài sản cố định phục vụ cho các chương trình, dự án"

Tài khoản này dùng để phản ánh các tài sản cố định phục vụ các chương trình, dự án do Ngân hàng Nhà nước thực hiện.

Bên Nợ ghi: - Giá trị tài sản cố định mua vào hoặc nhận được thuộc chương trình, dự án;

Bên Có ghi: - Giá trị tài sản cố định thanh lý hoặc chuyển giao cho các đơn vị khác thuộc Ngân hàng Nhà nước;

Số dư Nợ: - Phản ánh tổng giá trị tài sản cố định phục vụ cho các chương trình, dự án.

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết cho từng chương trình, dự án.

36. Tài khoản 993 "Công cụ lao động đang sử dụng"

Tài khoản này dùng để phản ánh các công cụ lao động mua về sử dụng ngay hoặc xuất kho sử dụng đã phân bổ giá trị vào chi phí.

Bên Nợ ghi: - Giá trị công cụ lao động mua về sử dụng ngay, hoặc xuất kho sử dụng, hoặc nhận điều chuyển từ đơn vị khác (theo giá thực tế mua hoặc nhận điều chuyển);

Bên Có ghi: - Giá trị công cụ lao động thanh lý hoặc chuyển giao cho các đơn vị khác;

Số dư Nợ: - Phản ánh tổng giá trị công cụ lao động đang sử dụng.

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo đơn vị sử dụng và theo từng loại công cụ lao động.

Cuối năm, đơn vị phải kiểm kê tài sản, đảm bảo công cụ lao động mà đơn vị đang sử dụng khớp đúng về số lượng và chủng loại.

37. Tài khoản 995 "Ngoại tệ không đủ tiêu chuẩn lưu hành chờ xử lý"

Tài khoản này dùng để hạch toán các ngoại tệ nghi giả, ngoại tệ giả, bị phá hoại (bị cắt xén, sửa chữa, rách nát) đang chờ xử lý.

Bên Nợ ghi: - Mệnh giá số ngoại tệ không đủ tiêu chuẩn lưu hành phát sinh trong quá trình hoạt động của Ngân hàng Nhà nước chờ xử lý;

Bên Có ghi: - Mệnh giá số ngoại tệ không đủ tiêu chuẩn lưu hành đã được xử lý;

Số dư Nợ: - Phản ánh mệnh giá số ngoại tệ không đủ tiêu chuẩn lưu hành.

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng loại ngoại tệ và theo từng loại mệnh giá.

38. Bổ sung các tài khoản cấp 3 thuộc tài khoản 996 "Dự toán kinh phí do Nhà nước cấp, sử dụng theo mục đích chỉ định"

- Tài khoản 9961 "Dự toán kinh phí hoạt động"

- Tài khoản 9962 "Dự toán kinh phí dự án"

Các tài khoản này phản ánh dự toán kinh phí và tình hình thực hiện dự toán kinh phí Ngân sách Nhà nước cấp.

Bên Nợ ghi: - Số dự toán kinh phí được phân phối, được thông báo;

Bên Có ghi: - Số dự toán kinh phí đã nhận, đã rút;

Số dư Nợ: - Phản ánh số dự toán kinh phí còn lại chưa nhận, chưa rút.

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng chương trình, dự án.

39. Tài khoản 998 "Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) tại Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF)"

Tài khoản này dùng để hạch toán giá trị SDR (Quyền rút vốn đặc biệt) được quyền sử dụng theo quy định về quyền rút vốn SDR của IMF. Tài khoản này chỉ mở tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước.

Bên Nợ ghi: - Giá trị SDR được sử dụng theo quyền rút vốn đặc biệt tại IMF;

Bên Có ghi: - Giá trị SDR đã sử dụng theo quyền rút vốn đặc biệt tại IMF;

Số dư Nợ: - Phản ánh giá trị SDR còn được sử dụng theo Quyền rút vốn đặc biệt tại IMF.

Hạch toán chi tiết: Mở một tài khoản chi tiết.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2007.

Điều 5. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Kế toán - Tài chính, Cục trưởng Cục Công nghệ tin học ngân hàng, Vụ trưởng Vụ Tổng Kiểm soát, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

KT. THỐNG ĐỐC
Phó Thống đốc

(Đã ký)

 

Vũ Thị Liên

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.