• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 15/02/2021
BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Số: 41/2020/TT-BTTTT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thừa Thiên Huế, ngày 24 tháng 12 năm 2020

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

 

 
  1/01/clip_image001.gif" width="83" />
 

 


Số:            /2020/TT-BTTTT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 
  1/01/clip_image002.gif" width="224" />
 

 


Hà Nội, ngày      tháng      năm 2020

                        

THÔNG TƯ

Quy định chi tiết và hướng dẫn việc cấp giấy phép hoạt động báo in,           tạp chí in và báo điện tử, tạp chí điện tử, xuất bản thêm ấn phẩm,           thực hiện hai loại hình báo chí, mở chuyên trang của báo điện tử và            tạp chí điện tử, xuất bản phụ trương, xuất bản bản tin, xuất bản đặc san

 

 
  1/01/clip_image003.gif" width="75" />

 

 

 

Căn cứ Luật Báo chí ngày 05 tháng 4 năm 2016;

Căn cứ Nghị định số 17/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Báo chí;

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn việc cấp giấy phép hoạt động báo in, tạp chí in và báo điện tử, tạp chí điện tử, xuất bản thêm ấn phẩm, thực hiện hai loại hình báo chí, mở chuyên trang của báo điện tử và tạp chí điện tử, xuất bản phụ trương, xuất bản bản tin, xuất bản đặc san.

 

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định chi tiết và hướng dẫn việc cấp giấy phép hoạt động báo in, tạp chí in và báo điện tử, tạp chí điện tử, xuất bản thêm ấn phẩm, thực hiện hai loại hình báo chí, mở chuyên trang của báo điện tử, tạp chí điện tử, xuất bản phụ trương, xuất bản bản tin, xuất bản đặc san theo quy định tại Điều 18, Điều 20, Điều 29, Điều 31, Điều 34, Điều 35 Luật Báo chí.

Điều 2. Đối tượng được đề nghị cấp giấy phép

1. Các đối tượng được thành lập cơ quan báo chí quy định tại Điều 14 Luật Báo chí có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 17 Luật Báo chí được đề nghị cấp giấy phép hoạt động báo in, tạp chí in và báo điện tử, tạp chí điện tử, xuất bản thêm ấn phẩm, thực hiện hai loại hình báo chí, mở chuyên trang của báo điện tử và tạp chí điện tử, xuất bản phụ trương.

2. Cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 3 Điều 34 Luật Báo chí được đề nghị cấp giấy phép xuất bản bản tin.

3. Cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều 35 và khoản 1 Điều 56 Luật Báo chí được đề nghị cấp giấy phép xuất bản đặc san.

Điều 3. Thẩm quyền cấp giấy phép

1. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cấp:

a) Giấy phép hoạt động báo in;

b) Giấy phép hoạt động tạp chí in;

c) Giấy phép xuất bản thêm ấn phẩm báo chí;

d) Giấy phép sửa đổi, bổ sung những quy định ghi trong giấy phép hoạt động báo in/hoạt động tạp chí in/xuất bản thêm ấn phẩm báo chí;

đ) Giấy phép hoạt động báo điện tử;

e) Giấy phép hoạt động tạp chí điện tử;

g) Giấy phép sửa đổi, bổ sung những quy định ghi trong giấy phép hoạt động báo điện tử/tạp chí điện tử;

h) Giấy phép hoạt động báo in và báo điện tử;

i) Giấy phép hoạt động tạp chí in và tạp chí điện tử;

k) Giấy phép sửa đổi, bổ sung những quy định ghi trong giấy phép hoạt động báo in và báo điện tử/tạp chí in và tạp chí điện tử.

2. Cục trưởng Cục Báo chí cấp:

a) Giấy phép xuất bản phụ trương;

b) Giấy phép mở chuyên trang của báo điện tử/tạp chí điện tử;

c) Giấy phép sửa đổi, bổ sung những quy định ghi trong giấy phép xuất bản phụ trương/mở chuyên trang của báo điện tử/mở chuyên trang của tạp chí điện tử;

d) Giấy phép xuất bản bản tin cho các cơ quan, tổ chức của trung ương, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam;

đ) Giấy phép xuất bản đặc san.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người đứng đầu cơ quan chuyên môn cấp tỉnh được giao quyền cấp giấy phép xuất bản bản tin cho các cơ quan, tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Điều 4. Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ

1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, cơ quan cấp giấy phép kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép có văn bản thông báo cho cơ quan, tổ chức nộp hồ sơ về việc bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

2. Thời gian xem xét việc cấp giấy phép được tính kể từ ngày cơ quan cấp giấy phép nhận đủ hồ sơ hợp lệ của cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép.

 

Chương II

CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG BÁO IN, TẠP CHÍ IN                       XUẤT BẢN THÊM ẤN PHẨM BÁO CHÍ, XUẤT BẢN PHỤ TRƯƠNG

Điều 5. Hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép hoạt động báo in

1. Cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép hoạt động báo in gửi 01 bộ hồ sơ về Bộ Thông tin và Truyền thông. Hồ sơ gồm có:

a) Tờ khai đề nghị cấp giấy phép hoạt động báo in (Mẫu số 01);

b) Đề án hoạt động báo in (có chữ ký của người có thẩm quyền và đóng dấu hoặc ký số của cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép) và các tài liệu kèm theo, gồm các nội dung sau: Sự cần thiết và cơ sở pháp lý; trình bày việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 17 Luật Báo chí; kết cấu và nội dung chính của ấn phẩm; quy trình xuất bản và quản lý nội dung;

c) Danh sách dự kiến nhân sự của báo in (Mẫu số 03);

d) Sơ yếu lý lịch người dự kiến là Tổng biên tập (Mẫu số 04);

đ) Mẫu trình bày tên gọi ấn phẩm báo in có xác nhận của cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép.

2. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép hoạt động báo in (Mẫu số 12); trường hợp từ chối cấp phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 6. Hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép hoạt động tạp chí in

1. Cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép hoạt động tạp chí in gửi 01 bộ hồ sơ về Bộ Thông tin và Truyền thông. Hồ sơ gồm có:

a) Tờ khai đề nghị cấp giấy phép hoạt động tạp chí in (Mẫu số 02);

b) Đề án hoạt động tạp chí in (có chữ ký của người có thẩm quyền và đóng dấu hoặc ký số của cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép) và các tài liệu kèm theo, gồm các nội dung sau: Sự cần thiết và cơ sở pháp lý; trình bày việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 17 Luật Báo chí; kết cấu và nội dung chính của ấn phẩm, trong đó thể hiện rõ về nội dung thông tin chuyên sâu, chuyên ngành, giới thiệu, đăng tải kết quả nghiên cứu khoa học, tham gia tư vấn, phản biện chính sách về lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép; quy trình xuất bản và quản lý nội dung;

c) Danh sách dự kiến nhân sự của tạp chí in (Mẫu số 03);

d) Sơ yếu lý lịch người dự kiến là Tổng biên tập (Mẫu số 04);

đ) Mẫu trình bày tên gọi tạp chí in có xác nhận của cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép, trong đó tên gọi tạp chí in thể hiện rõ cụm từ “tạp chí” có cỡ chữ tối thiểu bằng 1/3 cỡ chữ của tên tạp chí in;

2. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép hoạt động tạp chí in (Mẫu số 13); trường hợp từ chối cấp phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 7. Thay đổi nội dung ghi trong giấy phép hoạt động báo in, tạp chí in

1. Cơ quan báo chí thay đổi nội dung ghi trong giấy phép hoạt động báo in, tạp chí in theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Báo chí phải gửi văn bản thông báo đến Cục Báo chí và cơ quan chuyên môn cấp tỉnh được giao quyền (đối với cơ quan báo chí thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) chậm nhất là 05 ngày kể từ ngày có sự thay đổi.

2. Khi thay đổi các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Báo chí, cơ quan chủ quản báo chí phải gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông sửa đổi, bổ sung giấy phép. Hồ sơ gồm có:

a) Văn bản đề nghị của cơ quan chủ quản báo chí;

b) Báo cáo đánh giá việc thực hiện tôn chỉ, mục đích theo giấy phép của cơ quan báo chí (đối với trường hợp thay đổi tôn chỉ, mục đích);

c) Mẫu trình bày tên gọi cơ quan báo chí (đối với trường hợp thay đổi tên gọi cơ quan báo chí), mẫu trình bày tên gọi ấn phẩm báo chí (đối với trường hợp thay đổi tên gọi ấn phẩm báo chí), có xác nhận của cơ quan chủ quản báo chí; đáp ứng điều kiện quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 6 của Thông tư này (đối với tạp chí in).

Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm xem xét giải quyết việc cấp giấy phép (Mẫu số 14); trường hợp từ chối cấp phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Khi thay đổi các nội dung theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Luật Báo chí, cơ quan chủ quản báo chí gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông chấp thuận việc thay đổi. Hồ sơ gồm có:

a) Văn bản đề nghị của cơ quan chủ quản báo chí;

b) Mẫu trình bày tên gọi ấn phẩm báo chí dự kiến thay đổi có xác nhận của cơ quan chủ quản báo chí (đối với trường hợp thay đổi hình thức trình bày, vị trí của tên gọi ấn phẩm báo chí).

Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm xem xét giải quyết việc chấp thuận bằng văn bản; trường hợp không chấp thuận phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 8. Hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép, thay đổi nội dung ghi trong giấy phép xuất bản thêm ấn phẩm báo chí

1. Cơ quan báo chí có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 30 Luật Báo chí có nhu cầu xuất bản thêm ấn phẩm báo chí, cơ quan chủ quản báo chí gửi 01 bộ hồ sơ về Bộ Thông tin và Truyền thông. Hồ sơ gồm có:

a) Văn bản đề nghị của cơ quan chủ quản báo chí;

b) Tờ khai đề nghị cấp giấy phép xuất bản thêm ấn phẩm báo chí (Mẫu số 05);

c) Đề án xuất bản thêm ấn phẩm báo chí (có chữ ký của người có thẩm quyền và đóng dấu hoặc ký số của cơ quan chủ quản báo chí) và các tài liệu kèm theo, gồm các nội dung sau: Sự cần thiết và cơ sở pháp lý; trình bày việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 30 Luật Báo chí; kết cấu và nội dung chính của ấn phẩm báo chí, trong đó đáp ứng điều kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 6 của Thông tư này đối với tạp chí in;

d) Mẫu trình bày tên gọi ấn phẩm báo chí có xác nhận của cơ quan chủ quản báo chí; đáp ứng điều kiện quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 6 của Thông tư này (đối với tạp chí in).

Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm cấp giấy phép xuất bản thêm ấn phẩm báo chí (Mẫu số 15); trường hợp từ chối cấp phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

2. Việc thay đổi các nội dung ghi trong giấy phép xuất bản thêm ấn phẩm báo chí được thực hiện như quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 7 của Thông tư này.

Điều 9. Hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép, thay đổi nội dung ghi trong giấy phép xuất bản phụ trương

1. Cơ quan báo chí có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 30 Luật Báo chí có nhu cầu xuất bản phụ trương, cơ quan chủ quản báo chí gửi 01 bộ hồ sơ về Cục Báo chí. Hồ sơ gồm có:

a) Văn bản đề nghị của cơ quan chủ quản báo chí;

b) Tờ khai đề nghị cấp giấy phép xuất bản phụ trương (Mẫu số 05);

c) Đề án xuất bản phụ trương (có chữ ký của người có thẩm quyền và đóng dấu hoặc ký số của cơ quan chủ quản báo chí) các tài liệu kèm theo, gồm các nội dung sau: Sự cần thiết và cơ sở pháp lý; trình bày việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 30 Luật Báo chí; kết cấu và nội dung chính của phụ trương;

d) Mẫu trình bày tên gọi phụ trương có xác nhận của cơ quan chủ quản báo chí.

Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Báo chí có trách nhiệm cấp giấy phép xuất bản phụ trương (Mẫu số 16); trường hợp từ chối cấp phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

2. Khi thay đổi các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Báo chí, cơ quan chủ quản báo chí phải gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị Cục Báo chí sửa đổi, bổ sung giấy phép. Hồ sơ gồm có:

a) Văn bản đề nghị của cơ quan chủ quản báo chí;

b) Báo cáo đánh giá việc thực hiện tôn chỉ, mục đích theo giấy phép của phụ trương (đối với trường hợp thay đổi tôn chỉ, mục đích);

c) Mẫu trình bày tên gọi phụ trương có xác nhận của cơ quan chủ quản báo chí (đối với trường hợp thay đổi tên gọi phụ trương).

Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Báo chí có trách nhiệm xem xét giải quyết việc cấp giấy phép (Mẫu số 21); trường hợp từ chối cấp phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Khi thay đổi các nội dung theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Luật Báo chí, cơ quan chủ quản báo chí gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị Cục Báo chí chấp thuận việc thay đổi. Hồ sơ gồm có:

a) Văn bản đề nghị của cơ quan chủ quản báo chí;

b) Mẫu trình bày tên gọi phụ trương dự kiến thay đổi có xác nhận của cơ quan chủ quản báo chí (đối với trường hợp thay đổi hình thức trình bày, vị trí của tên gọi phụ trương).

Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Báo chí có trách nhiệm xem xét giải quyết việc chấp thuận bằng văn bản; trường hợp không chấp thuận phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

 

Chương III

CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG BÁO ĐIỆN TỬ, TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ  MỞ CHUYÊN TRANG CỦA BÁO ĐIỆN TỬ, TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ

Điều 10. Hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép hoạt động báo điện tử

1. Cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép hoạt động báo điện tử gửi 01 bộ hồ sơ về Bộ Thông tin và Truyền thông. Hồ sơ gồm có:

a) Tờ khai đề nghị cấp giấy phép hoạt động báo điện tử (Mẫu số 06);

b) Đề án hoạt động báo điện tử (có chữ ký của người có thẩm quyền và đóng dấu hoặc ký số của cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép) và các tài liệu kèm theo, gồm các nội dung sau: Sự cần thiết và cơ sở pháp lý; trình bày việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 17 Luật Báo chí; kết cấu và nội dung chính các chuyên trang, chuyên mục của báo điện tử, các chuyên mục của chuyên trang; tên miền phù hợp với tên báo điện tử; việc sở hữu tên miền còn thời gian sử dụng tối thiểu 06 tháng tính từ thời điểm đề nghị cấp giấy phép; quy trình xuất bản và quản lý nội dung;

c) Danh sách dự kiến nhân sự của báo điện tử (Mẫu số 03);

d) Sơ yếu lý lịch người dự kiến là Tổng biên tập (Mẫu số 04);

đ) Mẫu trình bày giao diện trang chủ của báo điện tử phải hiển thị các thông tin theo quy định tại Điều 46 Luật Báo chí, có xác nhận của cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép.

Mẫu trình bày giao diện trang chủ của chuyên trang có xác nhận của cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép. Trang chủ của chuyên trang phải hiển thị các thông tin theo quy định tại Điều 46 Luật Báo chí, trong đó: Tên gọi chuyên trang thể hiện rõ cụm từ “chuyên trang” có cỡ chữ tối thiểu bằng 1/2 cỡ chữ của tên chuyên trang và tên gọi báo điện tử có cỡ chữ tối thiểu bằng 1/2 cỡ chữ của tên chuyên trang.

2. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép hoạt động báo điện tử (Mẫu số 17); trường hợp từ chối cấp phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 11. Hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép hoạt động tạp chí điện tử

1. Cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép hoạt động tạp chí điện tử gửi 01 bộ hồ sơ về Bộ Thông tin và Truyền thông. Hồ sơ gồm có:

a) Tờ khai đề nghị cấp giấy phép hoạt động tạp chí điện tử (Mẫu số 07);

b) Đề án hoạt động tạp chí điện tử (có chữ ký của người có thẩm quyền và đóng dấu hoặc ký số của cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép) và các tài liệu kèm theo, gồm các nội dung sau: Sự cần thiết và cơ sở pháp lý; trình bày việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 17 Luật Báo chí; kết cấu và nội dung chính của các chuyên trang, chuyên mục của tạp chí điện tử, các chuyên mục của chuyên trang, trong đó thể hiện rõ về nội dung thông tin chuyên sâu, chuyên ngành, giới thiệu, đăng tải kết quả nghiên cứu khoa học, tham gia tư vấn, phản biện chính sách về lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép; tên miền phù hợp với tên tạp chí điện tử; việc sở hữu tên miền còn thời gian sử dụng tối thiểu 06 tháng tính từ thời điểm đề nghị cấp giấy phép; quy trình xuất bản và quản lý nội dung;

c) Danh sách dự kiến nhân sự của tạp chí điện tử (Mẫu số 03);

d) Sơ yếu lý lịch người dự kiến là Tổng biên tập (Mẫu số 04);

đ) Mẫu trình bày giao diện trang chủ của tạp chí điện tử có xác nhận của cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép. Trang chủ của tạp chí điện tử phải hiển thị các thông tin theo quy định tại Điều 46 Luật Báo chí, trong đó tên gọi tạp chí điện tử thể hiện rõ cụm từ “tạp chí” hoặc “tạp chí điện tử” có cỡ chữ tối thiểu bằng 1/2 cỡ chữ của tên tạp chí điện tử;

Mẫu trình bày giao diện trang chủ của chuyên trang có xác nhận của cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép. Trang chủ của chuyên trang phải hiển thị các thông tin theo quy định tại Điều 46 Luật Báo chí, trong đó: Tên gọi chuyên trang thể hiện rõ cụm từ “chuyên trang” có cỡ chữ tối thiểu bằng 1/2 cỡ chữ của tên chuyên trang và tên gọi tạp chí điện tử có cỡ chữ tối thiểu bằng 1/2 cỡ chữ của tên chuyên trang.

2. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép hoạt động tạp chí điện tử (Mẫu số 18); trường hợp từ chối cấp phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 12. Thay đổi nội dung ghi trong giấy phép hoạt động báo điện tử, tạp chí điện tử

1. Cơ quan báo chí thay đổi nội dung ghi trong giấy phép hoạt động báo điện tử, tạp chí điện tử theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Báo chí phải gửi văn bản thông báo đến Cục Báo chí và cơ quan chuyên môn cấp tỉnh được giao quyền (đối với cơ quan báo chí thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) chậm nhất là 05 ngày kể từ ngày có sự thay đổi.

2. Khi thay đổi các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Báo chí, cơ quan chủ quản báo chí phải gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông sửa đổi, bổ sung giấy phép. Hồ sơ gồm có:

a) Văn bản đề nghị của cơ quan chủ quản báo chí; trong đó, thể hiện tên miền phù hợp với tên báo điện tử, tạp chí điện tử và việc sở hữu tên miền còn thời gian sử dụng tối thiểu 06 tháng tính từ thời điểm đề nghị (đối với trường hợp thay đổi tên miền);

b) Báo cáo đánh giá việc thực hiện tôn chỉ, mục đích theo giấy phép của cơ quan báo chí (đối với trường hợp thay đổi tôn chỉ, mục đích);

c) Mẫu trình bày tên gọi cơ quan báo chí có xác nhận của cơ quan chủ quản báo chí (đối với trường hợp thay đổi tên gọi cơ quan báo chí); đáp ứng điều kiện quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 11 của Thông tư này (đối với tạp chí điện tử);

d) Mẫu trình bày tên gọi chuyên trang của báo điện tử, tạp chí điện tử có xác nhận của cơ quan chủ quản báo chí (đối với trường hợp thay đổi tên gọi chuyên trang của báo điện tử, tạp chí điện tử); đáp ứng điều kiện quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 10 của Thông tư này đối với chuyên trang của báo điện tử và quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 11 của Thông tư này đối với chuyên trang của tạp chí điện tử;

Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm xem xét giải quyết việc cấp giấy phép (Mẫu số 19); trường hợp từ chối cấp phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Khi thay đổi các nội dung theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Luật Báo chí, cơ quan chủ quản báo chí gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông chấp thuận việc thay đổi. Hồ sơ gồm có:

a) Văn bản đề nghị của cơ quan chủ quản báo chí;

b) Mẫu trình bày tên gọi cơ quan báo chí, tên gọi chuyên trang dự kiến thay đổi có xác nhận của cơ quan chủ quản báo chí (đối với trường hợp thay đổi hình thức trình bày, vị trí tên gọi cơ quan báo chí, tên gọi chuyên trang);

c) Mẫu trình bày giao diện trang chủ của báo điện tử, tạp chí điện tử, chuyên trang dự kiến thay đổi có xác nhận của cơ quan chủ quản báo chí (đối với trường hợp thay đổi giao diện trang chủ của báo điện tử, tạp chí điện tử, chuyên trang).

Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm xem xét giải quyết việc chấp thuận bằng văn bản; trường hợp không chấp thuận phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 13. Hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép, thay đổi nội dung ghi trong giấy phép mở chuyên trang của báo điện tử, tạp chí điện tử

1. Cơ quan báo chí có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 30 Luật Báo chí có nhu cầu mở chuyên trang của báo điện tử, tạp chí điện tử, cơ quan chủ quản báo chí gửi 01 bộ hồ sơ về Cục Báo chí. Hồ sơ gồm có:

a) Văn bản đề nghị của cơ quan chủ quản báo chí;

b) Tờ khai đề nghị cấp giấy phép mở chuyên trang của báo điện tử, tạp chí điện tử (Mẫu số 08);

c) Đề án hoạt động chuyên trang của báo điện tử, tạp chí điện tử (có chữ ký của người có thẩm quyền và đóng dấu hoặc ký số của cơ quan chủ quản báo chí) và các tài liệu kèm theo, gồm các nội dung sau: Sự cần thiết và cơ sở pháp lý; trình bày việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 30 Luật Báo chí; kết cấu và nội dung chính của các chuyên mục (đối với chuyên trang của tạp chí điện tử, thể hiện rõ về nội dung thông tin chuyên sâu, chuyên ngành, giới thiệu, đăng tải kết quả nghiên cứu khoa học, tham gia tư vấn, phản biện chính sách về lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản báo chí); quy trình xuất bản và quản lý nội dung;

d) Mẫu trình bày giao diện trang chủ của chuyên trang có xác nhận của cơ quan chủ quản báo chí. Trang chủ của chuyên trang phải hiển thị các thông tin theo quy định tại Điều 46 Luật Báo chí, trong đó: Tên gọi chuyên trang thể hiện rõ cụm từ “chuyên trang” có cỡ chữ tối thiểu bằng 1/2 cỡ chữ của tên chuyên trang và tên gọi báo điện tử, tạp chí điện tử có cỡ chữ tối thiểu bằng 1/2 cỡ chữ của tên chuyên trang.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Báo chí có trách nhiệm cấp giấy phép mở chuyên trang của báo điện tử/tạp chí điện tử (Mẫu số 20); trường hợp từ chối cấp phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

2. Khi thay đổi các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Báo chí, cơ quan chủ quản báo chí phải gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị Cục Báo chí sửa đổi, bổ sung giấy phép. Hồ sơ gồm có:

a) Văn bản đề nghị của cơ quan chủ quản báo chí;

b) Báo cáo đánh giá việc thực hiện tôn chỉ, mục đích theo giấy phép của chuyên trang (đối với trường hợp thay đổi tôn chỉ, mục đích);

c) Mẫu trình bày tên gọi chuyên trang có xác nhận của cơ quan chủ quản báo chí, đáp ứng điều kiện quy định tại điểm d khoản 1 Điều này (đối với trường hợp thay đổi tên gọi chuyên trang);

Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Báo chí có trách nhiệm xem xét giải quyết việc cấp giấy phép (Mẫu số 21); trường hợp từ chối cấp phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Khi thay đổi các nội dung theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Luật Báo chí, cơ quan chủ quản báo chí gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị Cục Báo chí chấp thuận việc thay đổi. Hồ sơ gồm có:

a) Văn bản đề nghị của cơ quan chủ quản báo chí;

b) Mẫu trình bày tên gọi chuyên trang dự kiến thay đổi có xác nhận của cơ quan chủ quản báo chí (đối với trường hợp thay đổi hình thức trình bày, vị trí của tên gọi chuyên trang);

c) Mẫu trình bày giao diện trang chủ của chuyên trang dự kiến thay đổi có xác nhận của cơ quan chủ quản báo chí (đối với trường hợp thay đổi giao diện trang chủ của chuyên trang).

Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Báo chí có trách nhiệm xem xét giải quyết việc chấp thuận bằng văn bản; trường hợp không chấp thuận phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

 

Chương IV

CẤP GIẤY PHÉP THỰC HIỆN HAI LOẠI HÌNH BÁO CHÍ

Điều 14. Trường hợp cơ quan, tổ chức được đề nghị cấp giấy phép thực hiện hai loại hình báo chí

1. Đối tượng được quy định tại khoản 1 Điều 2 của Thông tư này có nhu cầu thực hiện hai loại hình báo chí:

a) Báo in và báo điện tử;

b) Tạp chí in và tạp chí điện tử.

2. Cơ quan báo chí đang thực hiện hai loại hình báo chí có một hoặc hai giấy phép chuẩn bị hết hiệu lực có nhu cầu tiếp tục hoạt động báo chí.

3. Cơ quan báo chí đang thực hiện một loại hình báo chí có nhu cầu thực hiện thêm loại hình báo chí khác:

a) Báo in thực hiện thêm loại hình báo điện tử;

b) Tạp chí in thực hiện thêm loại hình tạp chí điện tử;

c) Báo điện tử thực hiện thêm loại hình báo in;

d) Tạp chí điện tử thực hiện thêm loại hình tạp chí in.

Điều 15. Hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép thực hiện hai loại hình báo chí

1. Cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép thực hiện hai loại hình báo chí gửi 01 bộ hồ sơ về Bộ Thông tin và Truyền thông. Hồ sơ gồm có:

a) Tờ khai đề nghị cấp giấy phép thực hiện hai loại hình báo chí (Mẫu số 09);

b) Đề án hoạt động (có chữ ký của người có thẩm quyền và đóng dấu hoặc ký số của cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép) tổng hợp các nội dung của đề án quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 và của đề án quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 của Thông tư này (đối với cơ quan báo in và báo điện tử) và các tài liệu kèm theo;

Đề án hoạt động (có chữ ký của người có thẩm quyền và đóng dấu hoặc ký số của cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép) tổng hợp các nội dung của đề án quy định tại điểm b khoản 1 Điều 6 và của đề án quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11 của Thông tư này (đối với cơ quan tạp chí in và tạp chí điện tử) và các tài liệu kèm theo;

c) Danh sách dự kiến nhân sự của cơ quan báo in và báo điện tử hoặc tạp chí in và tạp chí điện tử (Mẫu số 03);

d) Sơ yếu lý lịch người dự kiến là Tổng biên tập (Mẫu số 04);

đ) Mẫu trình bày tên gọi ấn phẩm báo in như quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 5, mẫu trình bày giao diện trang chủ của báo điện tử như quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 10 của Thông tư này, có xác nhận của cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép (đối với cơ quan báo in và báo điện tử).

 Mẫu trình bày tên gọi tạp chí in như quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 6, mẫu trình bày giao diện trang chủ của tạp chí điện tử như quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 11 của Thông tư này, có xác nhận của cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép (đối với cơ quan tạp chí in và tạp chí điện tử).

2. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép hoạt động báo in và báo điện tử (Mẫu số 22) hoặc cấp giấy phép hoạt động tạp chí in và tạp chí điện tử (Mẫu số 23); trường hợp từ chối cấp phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 16. Hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép cho cơ quan báo chí đang thực hiện hai loại hình báo chí có một hoặc hai giấy phép chuẩn bị hết hiệu lực, cấp giấy phép cho cơ quan báo chí đang thực hiện một loại hình báo chí thực hiện thêm loại hình báo chí khác

1. Cơ quan báo chí đang thực hiện hai loại hình báo chí có một hoặc hai giấy phép chuẩn bị hết hiệu lực có nhu cầu tiếp tục hoạt động báo chí, cơ quan báo chí đang thực hiện một loại hình báo chí có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 17 Luật Báo chí có nhu cầu thực hiện thêm loại hình báo chí khác, cơ quan chủ quản báo chí gửi 01 bộ hồ sơ về Bộ Thông tin và Truyền thông. Hồ sơ được thực hiện như quy định tại khoản 1 Điều 15 của Thông tư này.

2. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép hoạt động báo in và báo điện tử (Mẫu số 22) hoặc cấp giấy phép hoạt động tạp chí in và tạp chí điện tử (Mẫu số 23); trường hợp từ chối cấp phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 17. Thay đổi nội dung ghi trong giấy phép thực hiện hai loại hình báo chí

1. Cơ quan báo chí thay đổi nội dung đối với loại hình báo in, tạp chí in trong giấy phép thực hiện hai loại hình báo chí theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Báo chí thực hiện như quy định tại khoản 1 Điều 7 của Thông tư này.

Cơ quan báo chí thay đổi nội dung đối với loại hình báo điện tử, tạp chí điện tử trong giấy phép thực hiện hai loại hình báo chí theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Báo chí thực hiện như quy định tại khoản 1 Điều 12 của Thông tư này.

2. Khi thay đổi các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Báo chí đối với loại hình báo in, tạp chí in trong giấy phép thực hiện hai loại hình báo chí, cơ quan chủ quản báo chí phải gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông sửa đổi, bổ sung giấy phép. Hồ sơ được thực hiện như quy định tại khoản 2 Điều 7 của Thông tư này.

Khi thay đổi các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Báo chí đối với loại hình báo điện tử, tạp chí điện tử trong giấy phép thực hiện hai loại hình báo chí, cơ quan chủ quản báo chí phải gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông sửa đổi, bổ sung giấy phép. Hồ sơ được thực hiện như quy định tại khoản 2 Điều 12 của Thông tư này.

Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm xem xét giải quyết việc cấp giấy phép (Mẫu số 24); trường hợp từ chối cấp phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Việc thay đổi các nội dung theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Luật Báo chí đối với loại hình báo in, tạp chí in trong giấy phép thực hiện hai loại hình báo chí được thực hiện như quy định tại khoản 3 Điều 7 của Thông tư này.

Việc thay đổi các nội dung theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Luật Báo chí đối với loại hình báo điện tử, tạp chí điện tử trong giấy phép thực hiện hai loại hình báo chí được thực hiện như quy định tại khoản 3 Điều 12 của Thông tư này.

 

Chương V

XUẤT BẢN BẢN TIN, XUẤT BẢN ĐẶC SAN

Điều 18. Hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép xuất bản bản tin

1. Cơ quan, tổ chức có nhu cầu xuất bản bản tin gửi 01 bộ hồ sơ về Cục Báo chí (đối với cơ quan, tổ chức của trung ương; cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan chuyên môn cấp tỉnh được giao quyền (đối với cơ quan, tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương). Hồ sơ gồm có:

a) Tờ khai đề nghị cấp giấy phép xuất bản bản tin (Mẫu số 10);

b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử có giá trị pháp lý hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu quyết định thành lập, giấy phép thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương (đối với tổ chức nước ngoài tại Việt Nam);

c) Sơ yếu lý lịch của người chịu trách nhiệm xuất bản bản tin;

d) Mẫu trình bày tên gọi bản tin có xác nhận của cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép và bản dịch tiếng Việt được công chứng (đối với tên gọi bản tin thể hiện bằng tiếng nước ngoài).

2. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Báo chí,  Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan chuyên môn cấp tỉnh được giao quyền có trách nhiệm cấp giấy phép xuất bản bản tin (Mẫu số 25, 26); trường hợp từ chối cấp phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 19. Thay đổi nội dung ghi trong giấy phép xuất bản bản tin

1. Cơ quan, tổ chức có nhu cầu thay đổi một trong các nội dung ghi trong giấy phép xuất bản bản tin phải gửi văn bản đề nghị Cục Báo chí, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan chuyên môn cấp tỉnh được giao quyền cho phép thay đổi. Hồ sơ gồm có:

a) Văn bản đề nghị thay đổi của cơ quan, tổ chức;

b) Sơ yếu lý lịch của người chịu trách nhiệm xuất bản bản tin (đối với trường hợp thay đổi người chịu trách nhiệm xuất bản bản tin);

c) Mẫu trình bày tên gọi bản tin có xác nhận của cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép và bản dịch tiếng Việt được công chứng (đối với trường hợp thay đổi tên gọi bản tin thể hiện bằng tiếng nước ngoài).

2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Báo chí, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan chuyên môn cấp tỉnh được giao quyền có trách nhiệm xem xét giải quyết việc chấp thuận bằng văn bản; trường hợp không chấp thuận phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 20. Hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép xuất bản đặc san

1. Cơ quan, tổ chức có nhu cầu xuất bản đặc san gửi 01 bộ hồ sơ về Cục Báo chí. Hồ sơ gồm có:

a) Tờ khai đề nghị cấp giấy phép xuất bản đặc san (Mẫu số 11);

b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử có giá trị pháp lý hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu quyết định thành lập, giấy phép thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương (đối với tổ chức nước ngoài tại Việt Nam);

c) Sơ yếu lý lịch của người chịu trách nhiệm xuất bản đặc san;

d) Mẫu trình bày tên gọi đặc san có xác nhận của cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép và bản dịch tiếng Việt được công chứng (đối với tên gọi đặc san thể hiện bằng tiếng nước ngoài).

2. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Báo chí có trách nhiệm cấp giấy phép xuất bản đặc san (Mẫu số 27); trường hợp từ chối cấp phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 21. Thay đổi nội dung ghi trong giấy phép xuất bản đặc san

1. Cơ quan, tổ chức có nhu cầu thay đổi một trong các nội dung ghi trong giấy phép xuất bản đặc san phải gửi văn bản đề nghị Cục Báo chí cho phép thay đổi. Hồ sơ gồm có:

a) Văn bản đề nghị thay đổi của cơ quan, tổ chức;

b) Sơ yếu lý lịch của người chịu trách nhiệm xuất bản đặc san (đối với trường hợp thay đổi người chịu trách nhiệm xuất bản đặc san);

c) Mẫu trình bày tên gọi đặc san có xác nhận của cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép và bản dịch tiếng Việt được công chứng (đối với trường hợp thay đổi tên gọi đặc san thể hiện bằng tiếng nước ngoài).

2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Báo chí có trách nhiệm xem xét giải quyết việc chấp thuận bằng văn bản; trường hợp không chấp thuận phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

 

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 22. Ban hành biểu mẫu

Ban hành kèm theo Thông tư này các mẫu sau:

1. Mẫu số 01: Tờ khai đề nghị cấp giấy phép hoạt động báo in.

2. Mẫu số 02: Tờ khai đề nghị cấp giấy phép hoạt động tạp chí in.

3. Mẫu số 03: Danh sách dự kiến nhân sự của báo in/tạp chí in/báo điện tử/tạp chí điện tử.

4. Mẫu số 04: Sơ yếu lý lịch người dự kiến là Tổng biên tập báo in/tạp chí in/báo điện tử/tạp chí điện tử.

5. Mẫu số 05: Tờ khai đề nghị cấp giấy phép xuất bản thêm ấn phẩm báo chí/phụ trương.

6. Mẫu số 06: Tờ khai đề nghị cấp giấy phép hoạt động báo điện tử.

7. Mẫu số 07: Tờ khai đề nghị cấp giấy phép hoạt động tạp chí điện tử.

8. Mẫu số 08: Tờ khai đề nghị cấp giấy phép mở chuyên trang của báo điện tử/tạp chí điện tử.

9. Mẫu số 09: Tờ khai đề nghị cấp giấy phép thực hiện hai loại hình báo chí.

10. Mẫu số 10: Tờ khai đề nghị cấp giấy phép xuất bản bản tin.

11. Mẫu số 11: Tờ khai đề nghị cấp giấy phép xuất bản đặc san.

12. Mẫu số 12: Giấy phép hoạt động báo in.

13. Mẫu số 13: Giấy phép hoạt động tạp chí in.

14. Mẫu số 14: Giấy phép sửa đổi, bổ sung những quy định ghi trong giấy phép hoạt động báo in/hoạt động tạp chí in/xuất bản thêm ấn phẩm báo chí.

15. Mẫu số 15: Giấy phép xuất bản thêm ấn phẩm báo chí.

16. Mẫu số 16. Giấy phép xuất bản phụ trương.

17. Mẫu số 17: Giấy phép hoạt động báo điện tử.

18. Mẫu số 18: Giấy phép hoạt động tạp chí điện tử.

19. Mẫu số 19: Giấy phép sửa đổi, bổ sung những quy định trong giấy phép hoạt động báo điện tử/tạp chí điện tử.

20. Mẫu số 20: Giấy phép mở chuyên trang của báo điện tử/tạp chí điện tử.

21. Mẫu số 21: Giấy phép sửa đổi, bổ sung những quy định ghi trong giấy phép xuất bản phụ trương/mở chuyên trang của báo điện tử/mở chuyên trang của tạp chí điện tử.

22. Mẫu số 22: Giấy phép hoạt động báo in và báo điện tử.

23. Mẫu số 23: Giấy phép hoạt động tạp chí in và tạp chí điện tử.

24. Mẫu số 24: Giấy phép sửa đổi, bổ sung những quy định trong giấy phép hoạt động báo in và báo điện tử/tạp chí in và tạp chí điện tử.

25. Mẫu số 25: Giấy phép xuất bản bản tin (Cục Báo chí cấp).

26. Mẫu số 26: Giấy phép xuất bản bản tin (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/Cơ quan chuyên môn cấp tỉnh được giao quyền cấp).

27. Mẫu số 27: Giấy phép xuất bản đặc san.

Điều 23. Quy định chuyển tiếp

Bộ Thông tin và Truyền thông cấp lại giấy phép cho các cơ quan báo chí theo quy định tại Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025; hồ sơ, thủ tục thực hiện theo quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 10, Điều 11, Điều 15, Điều 16 của Thông tư này.

Điều 24. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2021.

2. Thông tư này thay thế cho Thông tư số 48/2016/TT-BTTTT ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết và hướng dẫn việc cấp giấy phép hoạt động báo in và báo điện tử, xuất bản thêm ấn phẩm, mở chuyên trang của báo điện tử, xuất bản phụ trương, xuất bản bản tin, xuất bản đặc san./.

 

Nơi nhận:

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ (để b/c);

- Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Văn phòng Quốc hội;

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

- Tòa án nhân dân tối cao;

- Kiểm toán nhà nước;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- Hội Nhà báo Việt Nam;

- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Sở TTTT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Cục Kiểm tra văn bản, Bộ Tư pháp;

- Công báo;

- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;

- Các cơ quan báo chí;

- Bộ TTTT: Bộ trưởng, các Thứ trưởng, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, Cổng thông tin điện tử Bộ;

- Lưu: VT, CBC (30), BTT (800).

 BỘ TRƯỞNG

 

 

 

 

 

 

 

Nguyễn Mạnh Hùng

 

 

 

 

 

Bộ trưởng

(Đã ký)

 

Nguyễn Mạnh Hùng

 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.