• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 13/10/2005
  • Ngày hết hiệu lực: 22/02/2010
BỘ TÀI CHÍNH
Số: 80/2005/TT-BTC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thừa Thiên Huế, ngày 15 tháng 9 năm 2005

THÔNG TƯ

Hướng dẫn việc tổ chức mạng lưới thống kê và điều tra, khảo sát giá đất,

thống kê báo cáo giá các loại đất theo quy định tại Nghị định số 188/2004/NĐ-CP

ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất

 

Căn cứ Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất;

 

Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 1 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức Bộ Tài chính;

Sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện như sau:

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Thông tư này hướng dẫn việc tổ chức mạng lưới thống kê và điều tra, khảo sát giá đất, thống kê báo cáo tổng hợp giá các loại đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) qui định và giá chuyển nhượng quyền sử dụng các loại đất thực tế trên thị trường.

2. Mục đích của việc thống kê, điều tra, khảo sát giá đất nhằm theo dõi sát biến động của giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường, sử dụng làm căn cứ để cơ quan có thẩm quyền quyết định điều chỉnh khung giá các loại đất; công bố công khai bảng giá các loại đất cụ thể vào ngày 01 tháng 01 hàng năm hoặc điều chỉnh giá các loại đất cụ thể trong năm theo quy định của pháp luật.

II. TỔ CHỨC MẠNG LƯỚI THỐNG KÊ VÀ ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT GIÁ ĐẤT

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao của hệ thống tài chính từ Trung ương đến địa phương: mạng lưới thống kê và điều tra, khảo sát giá đất, thống kê báo cáo giá các loại đất cụ thể được tổ chức theo 3 cấp và mỗi cấp có nhiệm vụ như sau:

1. Cục quản lý giá (Bộ Tài chính) là đầu mối giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính tổng hợp, thống kê giá các loại đất theo báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; xây dựng các văn bản hướng dẫn về thống kê giá đất; tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện tổ chức mạng lưới thống kê và điều tra, khảo sát giá đất, thống kê báo cáo giá các loại đất cụ thể trong phạm vi cả nước.

2. Sở Tài chính là đầu mối giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức mạng lưới thống kê giá đất tại địa phương đến các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện); phối hợp cùng Cục Thuế, Cục Thống kê, Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo việc tổ chức điều tra, khảo sát, bố trí lực lượng cán bộ cùng Phòng Tài chính Kế hoạch cấp huyện điều tra, khảo sát giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường địa phương; xây dựng báo cáo tổng hợp giá các loại đất cụ thể, định kỳ trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tài chính theo quy định.

3. Phòng Tài chính Kế hoạch cấp huyện chủ trì, phối hợp cùng chi Cục Thuế, Phòng Thống kê, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tổ chức điều tra, khảo sát, thống kê giá chuyển nhượng quyền sử dụng các loại đất thực tế trên thị trường trong phạm vi cấp huyện; xây dựng báo cáo tổng hợp giá các loại đất tại địa bàn cấp huyện; trình Ủy ban nhân dân cấp huyện để Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

III. ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT GIÁ CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

1. Tổ chức điều tra, khảo sát

Hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ động quyết định kế hoạch tổ chức điều tra, khảo sát, thống kê giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên địa bàn tỉnh bảo đảm phù hợp với thời gian báo cáo Bộ Tài chính theo quy định tại điểm 2.3, Khoản 2, Mục IV Thông tư này.

2. Các bước điều tra, khảo sát.

Các đơn vị được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ điều tra, khảo sát giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường, mỗi lần điều tra, khảo sát phải thực hiện các bước công việc sau:

2.1. Xây dựng, in ấn các biểu mẫu điều tra: Sở Tài chính tổ chức in biểu mẫu điều tra, khảo sát giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất áp dụng thống nhất trong toàn mạng lưới của tỉnh theo quy định của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Thông tư này; trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cần thu thập thêm thông tin khác liên quan đến giá đất thì bổ sung biểu mẫu riêng, nhưng phải bảo đảm cung cấp đầy đủ thông tin, thống nhất theo quy định của Bộ Tài chính.

2.2. Chọn điểm điều tra, khảo sát.

Hàng năm căn cứ vào quyết định kế hoạch tổ chức điều tra, khảo sát, thống kê giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế, Cục Thống kê và các Phòng Tài chính Kế hoạch cấp huyện xây dựng kế hoạch chọn các điểm và số lượng các điểm điều tra, khảo sát giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường của từng loại đất ở địa phương để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Những điểm điều tra khảo sát được lựa chọn phải mang tính đại diện cho loại đất, vùng đất và quỹ đất của từng cấp huyện. Những điểm đó phải có giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế hay giá cho thuê đất mang tính phổ biến trên thị trường; cụ thể:

- Đối với các loại đất: trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thủy sản; đất ở, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp ở nông thôn.

Nếu mỗi loại đất trong một đơn vị cấp huyện có đủ 3 vùng đất (hoặc chỉ có một hoặc hai vùng đất): đồng bằng, trung du, miền núi như quy định tại Nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất thì phải chọn mỗi loại đất có ít nhất 50% số xã, phường, thị trấn trong một đơn vị cấp huyện đại diện cho mỗi vùng. Diện tích mỗi loại đất của số xã, phường, thị trấn trong một đơn vị cấp huyện đại diện cho mỗi vùng được lựa chọn nói trên phải chiếm từ 50% trở lên so với tổng diện tích đất cùng loại trong toàn cấp huyện.

Trong quá trình lựa chọn điểm, cần chú ý kết hợp chọn mỗi hạng đất của các loại đất trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất rừng sản xuất phải có diện tích từ 50% trở lên so với diện tích cùng hạng, cùng loại đất của tổng số xã, phường, thị trấn được lựa chọn. Đối với đất ở, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp và các loại đất phi nông nghiệp khác tại nông thôn cũng cần chú ý kết hợp chọn mỗi vị trí đất có diện tích từ 50% trở lên so với tổng diện tích của từng vị trí đất trong tổng diện tích cùng loại từng khu vực đất của số xã, phường, thị trấn trong cấp huyện được lựa chọn đại diện cho mỗi vùng đất.

- Đối với đất làm muối:

Chọn ít nhất 50% số xã, phường, thị trấn có đất làm muối trong một đơn vị cấp huyện với diện tích đất làm muối chiếm trên 50% so với tổng diện tích đất làm muối trong cấp huyện. Chọn mỗi vị trí đất của đất làm muối có diện tích chiếm từ 50% trở lên so với tổng diện tích của từng vị trí đất trong tổng diện tích đất cùng loại của số xã, phường, thị trấn trong mỗi đơn vị cấp huyện được lựa chọn.

- Đối với đất ở, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tại đô thị:

Chọn ít nhất 50% số phường, thị trấn có từng loại đất nêu trên với diện tích chiếm từ 50% trở lên so với tổng diện tích đất cùng loại của số phường, thị trấn được lựa chọn. Chọn mỗi vị trí đất của từng loại đất nói trên có diện tích chiếm từ 50% trở lên so với tổng diện tích của từng vị trí đất trong tổng diện tích đất cùng loại của số phường, thị trấn được lựa chọn.

2.3. Chọn đối tượng (người có quyền sử dụng đất) để điều tra về giá đất:

Phòng Tài chính Kế hoạch cấp huyện chủ trì, phối hợp cùng Chi Cục Thuế, Phòng Thống kê, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn chọn đối tượng và số lượng đối tượng có quyền sử dụng đất cần điều tra về giá đất cụ thể ở từng xã, phường, thị trấn phù hợp với việc chọn điểm điều tra, khảo sát hướng dẫn tại điểm 2.2, Khoản 2, Mục III Thông tư này.

Không lựa chọn các đối tượng để điều tra về giá đất là những người sử dụng đất không có quyền sử dụng đất hợp pháp theo quy định của pháp luật

Số lượng đối tượng có quyền sử dụng đất được điều tra, khảo sát về giá đất ở xã, phường, thị trấn phải bảo đảm ít nhất mỗi loại đất, hạng đất, vị trí đất của từng loại đất có 50% chủ sử dụng đất được phát phiếu điều tra.

2.4. Tổ chức tập huấn, điều tra, khảo sát:

Sở Tài chính chủ trì, phối hợp cùng với Cục Thuế, Cục Thống kê, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức tập huấn cho cán bộ Phòng Tài chính Kế hoạch, Chi cục Thuế, Phòng Thống kê, Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện trước khi tổ chức điều tra khảo sát.

Phòng Tài chính Kế hoạch chủ trì phối hợp với Chi cục Thuế, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Thống kê cấp huyện tổ chức tập huấn cho cán bộ được trưng dụng làm nhiệm vụ điều tra, khảo sát về giá đất trước khi tổ chức điều tra, khảo sát.

Nội dung tập huấn gồm: mục đích, yêu cầu, kế hoạch, biện pháp thực hiện; phương thức lựa chọn điểm điều tra, khảo sát, chọn đối tượng có quyền sử dụng đất cần điều tra; hướng dẫn cách ghi phiếu điều tra; xử lý, tổng hợp số liệu, thống kê và xây dựng báo cáo thống kê ...

Các cán bộ điều tra phổ biến, hướng dẫn cho các đối tượng có quyền sử dụng đất được lựa chọn điều tra giá đất về nội dung và cách ghi phiếu điều tra.

2.5. Phát phiếu điều tra:

Phòng Tài chính Kế hoạch cấp huyện nhận và quản lý phiếu điều tra từ Sở Tài chính chuyển cho các cán bộ điều tra để các cán bộ điều tra trực tiếp hoặc phối hợp cùng với Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn phát phiếu điều tra cho các đối tượng có quyền sử dụng đất được lựa chọn điều tra.

- Phiếu điều tra số 1 - Đất nông nghiệp: gồm đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thủy sản và đất nông nghiệp khác;

- Phiếu điều tra số 2 - Đất làm muối;

- Phiếu điều tra số 3 - Đất ở tại nông thôn;

- Phiếu điều tra số 4 - Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại nông thôn;

- Phiếu điều tra số 5 - Đất ở tại đô thị;

- Phiếu điều tra số 6 - Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại đô thị;

- Phiếu điều tra số 7 - Đất ở tại nông thôn các vị trí ven trục đường giao thông, khu thương mại, khu du lịch, khu công nghiệp .

3. Ghi phiếu điều tra:

- Các đối tượng được phát phiếu điều tra phải ghi đúng các nội dung đã quy định trong phiếu điều tra.

- Giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất ghi vào phiếu điều tra là giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế mang tính phổ biến; không phải là giá chào trong chuyển nhượng, giá chuyển nhượng trong tình trạng bị ép buộc, có quan hệ huyết thống, ...

4. Thu phiếu điều tra

Sau khi phát phiếu điều tra, phổ biến, hướng dẫn cho các đối tượng có quyền sử dụng đất được lựa chọn điều tra giá đất về nội dung và cách ghi phiếu điều tra xong, trong khoảng từ 10 đến 15 ngày, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ phát phiếu điều tra quy định tại điểm 2.5, Khoản 2, Mục III Thông tư này, phải thu đủ số phiếu điều tra đã phát về để tổng hợp hoặc chuyển đến Phòng Tài chính cấp huyện thực hiện tổng hợp, thống kê.

5. Xử lý phiếu điều tra

Tất cả các phiếu điều tra thu về trước khi tổng hợp cán bộ điều tra phối hợp với Ủy ban nhân dân xã, phường kiểm tra lại; chỉ tổng hợp số liệu cần thống kê vào biểu mẫu qui định đối với những phiếu điều tra thực hiện đúng quy định (các phiếu phải điền đủ các thông tin, phiếu không được gạch xóa, nếu có gạch xóa phải có chữ ký của người thu phiếu bên cạnh chỗ gạch xóa và phải có đầy đủ chữ ký trong phiếu xác nhận; trường hợp số phiếu điều tra không đúng theo quy định tại điểm 1.2, Khoản 1, Mục IV Thông tư này thì cán bộ điều tra có thể yêu cầu đối tượng có đất cần điều tra bổ sung hoàn chỉnh phiếu điều tra để đưa vào tổng hợp.

6. Tổng hợp các số liệu điều tra

Sau khi các phiếu điều tra đã được xử lý, Phòng Tài chính Kế hoạch cấp huyện tổ chức tổng hợp các số liệu về giá chuyển nhượng quyền sử dụng các loại đất vào các biểu mẫu thống kê -Bảng thống kê giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại cấp huyện (từ biểu mẫu số 1a đến biểu mẫu số 8a).

7. Lưu giữ các phiếu điều tra

Phòng Tài chính Kế hoạch cấp huyện sau khi đã thu thập, khai thác các thông tin từ những phiếu điều tra, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện phải lưu giữ lại các phiếu điều tra tại Phòng Tài chính Kế hoạch cấp huyện trong thời gian ít nhất 3 năm.

IV. THỐNG KÊ GIÁ ĐẤT VÀ BÁO CÁO TỔNG HỢP GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT CỤ THỂ

1. Thống kê giá đất:

1.1. Nguyên tắc thống kê:

1.1.1. Thống kê giá đất do Nhà nước quy định

- Các cá nhân, đơn vị được giao nhiệm vụ thống kê phải căn cứ vào khung giá các loại đất do Chính phủ quy định hoặc giá các loại đất cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hàng năm, điều chỉnh trong năm để tổ chức thống kê đầy đủ số liệu vào các biểu mẫu ban hành kèm theo Thông tư này;

- Nếu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định bảng giá đất cho từng quận, huyện ... cụ thể thì khi thống kê giá đất phải thống kê theo quận, huyện ...

1.1.2. Thống kê giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường:

- Thống kê đầy đủ giá chuyển nhượng quyền sử dụng các loại đất thực tế trên thị trường; trường hợp loại đất không có giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường thì có thể tổng hợp giá cho thuê quyền sử dụng đất đồng thời phải ghi chú.

- Số liệu thống kê phải được tập hợp từ các báo cáo thực tế do Phòng Tài chính các quận, huyện tập hợp từ các phiếu điều tra báo cáo lên; nếu phiếu điều tra có nghi vấn thì Phòng Tài chính Kế hoạch cấp huyện phải kiểm tra, đối chiếu lại;

- Thống kê giá đất được tính từ thời điểm 01/01/2005.

1.2. Tổ chức thống kê giá đất.

1.2.1. Phòng Tài chính Kế hoạch cấp huyện khi tổ chức thống kê giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường, phải căn cứ vào các số liệu tổng hợp (qua phiếu điều tra, thu thập số liệu thực tế hoặc qua phiếu điều tra kết hợp với thu thập số liệu thực tế, số liệu kiểm tra ...) để thống kê;

Căn cứ vào bảng tổng hợp kết quả điều tra, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ thống kê giá đất ở cấp huyện tập hợp vào các Biểu mẫu thống kê chi tiết của từng loại đất ban hành kèm theo thông tư này, cụ thể như sau:

- Đối với đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thủy sản, thống kê theo Biểu mẫu số 1a;

- Đối với đất làm muối, thống kê theo Biểu mẫu số 2a;

- Đối với đất ở tại nông thôn, thống kê theo Biểu mẫu số 3a;

- Đối với đất ở tại đô thị, thống kê theo Biểu mẫu số 4a;

- Đối với đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại nông thôn, thống kê theo Biểu mẫu số 5a;

- Đối với đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại đô thị, thống kê theo Biểu mẫu số 6a;

- Đối với đất ở tại nông thôn các ví trí ven trục đường giao thông chính, khu thương mại, khu du lịch, khu công nghiệp, khu chế xuất, thống kê theo Biểu mẫu số 7a;

- Đối với đất tại khu vực giáp ranh giữa các tỉnh, thống kê giá theo Biểu mẫu số 8a.

1.2.2. Sở Tài chính tổ chức thống kê:

- Thống kê giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường trong phạm vi toàn tỉnh.

Căn cứ vào các báo cáo thống kê của cấp huyện gửi về để tổ chức thống kê giá đất ở cấp huyện tập hợp vào Biểu mẫu thống kê chi tiết của từng loại đất từ Biểu mẫu số 1b đến Biểu mẫu số 7b ban hành kèm theo Thông tư này, cụ thể như sau:

+ Đối với đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thủy sản, thống kê theo Biểu mẫu số 1b;

+ Đối với đất làm muối, thống kê theo Biểu mẫu số 2b;

+ Đối với đất ở tại nông thôn, thống kê theo Biểu mẫu số 3b;

+ Đối với đất ở tại đô thị, thống kê theo Biểu mẫu số 4b;

+ Đối với đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại nông thôn, thống kê theo Biểu mẫu số 5b;

+ Đối với đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại đô thị, thống kê theo Biểu mẫu số 6b;

+ Đối với đất ở tại nông thôn các vị trí ven trục đường giao thông chính, khu thương mại, khu du lịch, khu công nghiệp, thống kê theo Biểu mẫu số 7b;

- Thống kê giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh qui định theo biểu mẫu từ số 1c đến 8c:

- Thống kê giá đất điều chỉnh trong năm, hàng năm.

Trong năm hoặc vào ngày 01/01 hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyết định điều chỉnh giá các loại đất tại địa phương thì Sở Tài chính phải thực hiện thống kê đầy đủ giá các loại đất, vị trí ... có điều chỉnh chi tiết như quyết định nhưng có thêm cột giá cũ, giá mới điều chỉnh và tỷ lệ phần trăm (%) so sánh giữa giá mới/giá cũ.

Ví dụ: Đất trồng cây hàng năm của tỉnh N điều chỉnh trong năm hoặc ngày 01 tháng 01 hàng năm như sau:

Đơn vị tính:

 

Giá cũ

(Từ 01/01/2005)

Giá mới (Từ 01/06/2005 hoặc 01/01/2006)

So sánh giá mới và

giá cũ

 

Đồng bằng

Trung du

Miền núi

Đồng bằng

Trung du

Miền núi

Đồng bằng

Trung du

Miền núi

Huyện A

                 

Đất hạng 1

                 

Đất hạng 2

                 

Đất hạng 3

                 

Đất hạng 4

                 

Đất hạng 5

                 

Đất hạng 6

                 

Huyện B

...

                 

Huyện C

...

                 

1.2.3. Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) tổ chức thống kê:

- Khung giá đất do Chính phủ quy định từng thời gian;

- Giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong cả nước qui định, điều chỉnh (giá thấp nhất, giá cao nhất và giá phổ biến của từng loại đất);

- Thống kê giá chuyển nhượng quyền sử dụng các loại đất tại các địa phương (giá thấp nhất, giá cao nhất và giá phổ biến của từng loại đất).

1.3. Kiểm tra thống kê

1.3.1. Nội dung kiểm tra thống kê

Nội dung kiểm tra thống kê, bao gồm: kiểm tra việc ghi chép ban đầu, phương pháp tổng hợp, độ tin cậy của số liệu, biểu mẫu thống kê; kiểm tra chế độ báo cáo thống kê, báo cáo tổng hợp.

1.3.2. Thẩm quyền kiểm tra.

- Bộ Tài chính kiểm tra số liệu thống kê của các tỉnh.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra số liệu thống kê của Sở Tài chính tỉnh.

- Sở Tài chính tỉnh kiểm tra số liệu thống kê của Phòng Tài chính Kế hoạch cấp huyện.

1.4. Trách nhiệm của cá nhân trong việc thống kê giá đất:

- Người lập biểu phải chịu trách nhiệm trước thủ trưởng đơn vị về những số liệu thống kê khi có sai sót.

- Thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm về sự sai sót của số liệu tổng hợp.

1.5. Xử lý các vi phạm thống kê

Các tổ chức, cá nhân được giao trách nhiệm thống kê nếu có hành vi vi phạm về thống kê theo quy định của pháp luật thì tùy theo mức độ nặng nhẹ sẽ bị xử lý theo quy định tại Nghị định số 14/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê.

2. Báo cáo tổng hợp giá các loại đất cụ thể:

2.1. Các tổ chức phải thực hiện báo cáo tổng hợp giá các loại đất cụ thể:

2.1.1. Phòng Tài chính Kế hoạch cấp huyện xây dựng báo cáo tổng hợp giá các loại đất cụ thể trên địa bàn cấp huyện báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định.

2.1.2. Sở Tài chính xây dựng báo cáo tổng hợp giá các loại đất cụ thể trên địa bàn tỉnh để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tài chính theo quy định.

2.1.3. Cục Quản lý giá xây dựng báo cáo tổng hợp giá các loại đất cụ thể trên địa bàn cả nước báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính theo quy định.

2.2. Nội dung báo cáo:

Báo cáo tổng hợp giá các loại đất cụ thể gồm hai phần:

+ Đánh giá tổng quan tình hình giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất và giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường địa phương (tình hình, nguyên nhân, phân tích so sánh giá do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường; hiệu quả của những biện pháp quản lý thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đang áp dụng tại địa phương ...).

+ Các biểu mẫu tổng hợp các số liệu thống kê đã tổng hợp đủ nội dung theo yêu cầu ban hành kèm theo Thông tư này.

2.3. Thời gian báo cáo.

2.3.1. Hàng năm, định kỳ 6 tháng một lần, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo tổng hợp giá các loại đất tại địa phương về Cục Quản lý giá Bộ Tài chính theo quy định tại Mục đ, Khoản 3, Điều 16, Chương IV, Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ; cụ thể:

- Báo cáo 6 tháng đầu năm gửi Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) trước ngày 15 tháng 6.

- Báo cáo năm gửi Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) trước ngày 15 tháng 12.

2.3.2.Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định thời gian báo cáo tổng hợp giá các loại đất cụ thể trên địa bàn cấp huyện để Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện việc báo cáo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện đúng quy định tại tiết 2.3.1, điểm 2.3, Khoản 2, Mục IV Thông tư này.

3. Trách nhiệm của các cấp, các ngành và cá nhân trong việc báo cáo tổng hợp giá các loại đất cụ thể.

3.1. Các tổ chức thực hiện nhiệm vụ báo cáo tổng hợp giá các loại đất cụ thể quy định tại điểm 2.1, Khoản 2, Mục IV Thông tư này phải chấp hành nghiêm túc những quy định về chế độ báo cáo (nội dung, thời gian ...).

3.2. Báo cáo tổng hợp giá các loại đất phải do Thủ trưởng cơ quan quy định tại điểm 2.2, Khoản 2, Mục IV Thông tư này ký tên, đóng dấu và chịu trách nhiệm về báo cáo đó.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Kinh phí đảm bảo cho các cuộc điều tra, khảo sát, thống kê giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở địa phương được bố trí từ nguồn ngân sách địa phương theo quy định tại điểm e, Khoản 3, Điều 16 Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.

Hàng năm căn cứ vào những văn bản hướng dẫn kinh phí cho điều tra khảo sát Phòng Tài chính Kế hoạch cấp huyện lập dự toán, phân bổ kinh phí cho công tác điều tra, khảo sát và tập huấn điều tra giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trình Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định theo hướng dẫn của Sở Tài chính.

Cơ quan tài chính các cấp căn cứ vào dự toán kinh phí cho các cuộc điều tra, khảo sát thống kê giá đất đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định để bảo đảm kinh phí cho công tác cuộc điều tra, khảo sát, và tập huấn điều tra thống kê; hướng dẫn việc quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí điều tra, khảo sát và tập huấn điều tra giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Ngân sách.

2. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

3. Trong quá trình thực hiện Thông tư nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản gửi Bộ Tài chính để hướng dẫn giải quyết./.

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Huỳnh Thị Nhân

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.