• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 22/08/2003
  • Ngày hết hiệu lực: 15/02/2014
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Số: 02/2003/QĐ-BTNMT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thừa Thiên Huế, ngày 29 tháng 7 năm 2003

QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Về việc ban hành quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực bảo vệ du lịch

____________________

 

 

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 27/12/1993;

Căn cứ Pháp lệnh Du lịch số 11/1999/PL-UBTVQH10 ngày 08/02/1999;

Căn cứ Nghị định số 175/CP ngày 18/10/2002 của Chính Phủ về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường;

Căn cứ Nghị định 91/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính Phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Căn cứ ý kiến của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 123/VPCP/KTTH ngày 8/1/2003 của Văn phòng Chính phủ;

Sau khi thống nhất với Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch (Công văn số 812/TCDL-PC ngày 27/6/2003 của Tổng cục Du lịch);

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ môi trường và Vụ trưởng Vụ pháp chế,

 

QUYẾT ĐỊNH: 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc các Sở Tài nguyên và Môi trường, Du lịch, Du lịch - Thương mại, Thương mại - Du lịch và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

  

QUY CHẾ

CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG VỀ BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC DU LICH

(Ban hành kèm theo Quyết định số 02/2003/QĐ-BTNMT
ngày 29 tháng 7 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

 

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Mục đích, phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Quy chế Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch được ban hành nhằm bảo vệ môi trường du lịch, ngăn ngừa và giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường trong quá trình tiến hành các hoạt động du lịch, bảo đảm phát triển du lịch một cách bền vững, góp phần bảo vệ môi trường của đất nước.

Quy chế này điều chỉnh các hoạt động liên quan trực tiếp đến môi trường du lịch trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và áp dụng đối với tổ chức, cá nhân hoạt động tại các khu, điểm, tuyến du lịch.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Ngoài các từ ngữ đã được giải thích trong Luật Bảo vệ môi trường và Pháp lệnh Du lịch, các từ ngữ trong Quy chế này được hiểu như sau:

1. Môi trường du lịch là môi trường tự nhiện bao gồm toàn bộ không gian lãnh thổ; đất, nước, không khí, các hệ sinh thái, các hệ động vật, thực vật, công trình kiến trúc và cảnh quan thiên nhiên nơi tiến hành các hoạt động du lịch.

2. Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch là các hoạt động cải thiện và tôn tạo môi trường du lịch; phòng ngừa, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường và sự cố môi trường xảy ra trong lĩnh vực du lịch.

3. Khu vực nhạy cảm về môi trường là khu vực mà các thành phần đất, nước, không khí, các cá thể sinh vật hoặc mối liên hệ giữa các thành phần này dễ bị thay đổi đặc tính do các hoạt động của con người.

4. Các hoạt động liên quan là các hoạt động không nhằm cung cấp hoặc sử dụng sản phẩm du lịch nhưng được tiến hành trong phạm vi khu, điểm du lịch hoặc khu vực đã được quy hoạch dành riêng cho phát triển du lịch.

Điều 3. Áp dụng các tiêu chuẩn môi trường trong hoạt động du lịch

Các tổ chức, cá nhân khi tổ chức hoặc thực hiện hoạt động du lịch phải tuân thủ các quy định và chỉ tiêu chất thải quy định tại Phụ lục III của Quy chế này; có trách nhiệm thông báo kịp thời và kiến nghị với Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Du lịch, Sở Du lịch - Thương mại, Sở Thương mại - Du lịch (Sau đây gọi chung là Sở quản lý về Du lịch) biện pháp xử lý khi chất lượng môi trường nơi diễn ra các hoạt động du lịch không đạt mức chỉ tiêu, điều kiện nêu tại Phụ lục I và Phụ lục II của Quy chế này.

CHƯƠNG II
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH LẬP DỰ ÁN,
THIẾT KẾ, XÂY DỰNG; CẢI TẠO, NÂNG CẤP CÁC KHU,
ĐIỂM DU LỊCH VÀ CÁC CÔNG TRÌNH PHỤC VỤ DU LỊCH

Điều 4. Thực hiện đánh giá tác động môi trường trong lĩnh vực du lịch

Chủ đầu tư, chủ quản các dự án hoạt động trong lĩnh vực du lịch phải lập và trình thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật.

Điều 5. Bảo đảm các yêu cầu cảnh quan và môi trường trong quá trình xây dựng tại các khu, điểm du lịch và các công trình phục vụ du lịch

1. Việc xây dựng các công trình tại các khu, điểm du lịch phải hài hòavới cảnh quan và môi trường xung quanh.

2. Tổ chức, cá nhân khi lập dự án, thiết kế, xây dựng các khu du lịch phải đảm bảo diện tích cây xanh và mặt nước trong khu du lịch phù hợp với mục đích và tính chất sử dụng của khu du lịch.

3. Tổ chức, cá nhân khi thi công công trình xây dựng tại các khu vực ven bờ biển, hồ, sông, suối và các khu vực có bãi tắm du lịch không được gây xói lở, làm trượt đất, cát hoặc làm rơi vãi các loại vật liệu xây dựng và các loại chất thải xuống khu vực bãi tắm.

Điều 6. Áp dụng các quy định về bảo vệ môi trường lĩnh vực xây dựng

Tổ chức, cá nhân lập dự án, thiết kế, xây dựng, cải tạo, nâng cấp các khu, điểm du lịch và các công trình phục vụ du lịch phải tuân thủ các quy định tại Quy chế Bảo vệ môi trường lĩnh vực xây dựng ban hành kèm theo Quyết định số 29/1999/QĐ-BXD ngày 22/10/1999 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và văn bản pháp luật có liên quan.

CHƯƠNG III
TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC CÁ NHÂN TRONG VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG DU LỊCH TRONG QUÁ TRÌNH TIẾN HÀNH
CÁC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH

Điều 7. Trách nhiệm bảo vệ môi trường của các cơ sở lưu trú du lịch

1. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình hành động bảo vệ môi trường trong quá trình tiến hành các hoạt động du lịch;

2. Xây dựng phương án, chuẩn bị phương tiện và các điều kiện cần thiết để ứng phó với các sự cố môi trường có thể xảy ra; tích cực với các cơ quan hữu quan và tuân thủ các điều hành của cơ quan có thẩm quyền để khắc phục hậu quả do sự cố môi trường gây ra; thực hiện các biện pháp chống suy thoái và ô nhiễm môi trường, cải thiện điều kiện môi trường tại các cơ sở lưu trú du lịch.

3. Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường cho cán bộ, nhân viên trong cơ sở lưu trú;

4. Bảo đảm các điều kiện vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm khi cung cấp cho khách các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ khác trong cơ sở lưu trú theo quy định của pháp luật.

5. Đặt các thùng thu gom rác hợp vệ sinh, đảm bảo mỹ quan trong khuôn viên cơ sở lưu trú; thu gom toàn bộ rác trong cơ sở lưu trú và phân loại rác để xử lý tại chỗ hoặc vận chuyển đến nơi quy định; các chất thải nguy hại phải được phân loại riêng để xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý chất thải nguy hại;

6. Xử lý nước thải trong cơ sở lưu trú phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) về môi trường hiện hành;

7. Thực hiện các biện pháp chống ồn và ô nhiễm không khí do hoạt động của cơ sở lưu trú du lịch;

8. Sử dụng hợp lý điện, nước, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu và các tài nguyên khác trong quá trình hoạt động;

9. Xây dựng nội quy về bảo vệ môi trường của cơ sở lưu trú du lịch để phổ biến cho cán bộ, nhân viên của cơ sở lưu trú và khách lưu trú biết và thực hiện;

10. Bố trí cán bộ (chuyên trách hoặc kiêm nhiệm) có kiến thức, nghiệp vụ về bảo vệ môi trường theo dõi công tác bảo vệ môi trường trong cơ sở lưu trú du lịch;

11. Tham gia tích cực vào việc khắc phục ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường và các phong trào bảo vệ môi trường do địa phương và ngành du lịch phát động;

12. Thực hiện quản lý, theo dõi, đánh giá định kỳ về tình hình môi trường tại cơ sở lưu trú và các số liệu về tiêu thụ năng lượng, nước, về rác thải, nước thải; thu thập thông tin phản hồi của khách về môi trường tại cơ sở lưu trú để không ngừng cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường;

13. Báo cáo định kỳ hàng năm về công tác bảo vệ môi trường của cơ sở lưu trú du lịch cho Sở quản lý về du lịch trên địa bàn trước ngày 15 tháng 2 của năm sau.

Điều 8. Trách nhiệm bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành

1. Tuân thủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường khi xây dựng chương trình du lịch, không tổ chức các loại hình du lịch gây tổn hại đến môi trường;

2. Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào tài liệu hướng dẫn du lịch, thông báo, nhắc nhở, chỉ dẫn khách du lịch tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường nơi đến du lịch; không được phép đưa khách vào những nơi không được phép hoạt động du lịch tại các Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên và các khu vực cấm khác;

3. Thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình môi trường, không đưa khách đến các vùng bị ô nhiễm nặng, vùng đang xảy ra sự cố môi trường, đảm bảo an toàn cao nhất về sức khỏe, tính mạng cho du khách;

4. Trang bị kiến thức về bảo vệ môi trường, các biện pháp ứng cứu trong trường hợp xảy ra sự cố môi trường cho các hướng dẫn viên du lịch;

5. Tích cực tham gia hoạt động bảo vệ môi trường tại các địa phương nơi doanh nghiệp tổ chức các chương trình du lịch; tuân thủ sự điều hành của cơ quan có thẩm quyền về tránh và khắc phục hậu quả do sự cố môi trường gây ra.

Điều 9. Trách nhiệm bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận chuyển khách du lịch

1. Sử dụng phương tiện vận chuyển khách du lịch phải đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định tại Quyết định số 4134/2001/QĐ-BGTVT ngày 5/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và các văn bản pháp luật có liên quan;

2. Hướng dẫn, nhắc nhở khách du lịch không xả rác bừa bãi trên đường đi;

3. Thu gom, đổ đúng nơi quy định rác thải phát sinh trên phương tiện trong quá trình vận chuyển khách du lịch;

4. Không thải khói, bụi, dầu, khí hoặc các chất chứa chất thải vượt tiêu chuẩn cho phép ra môi trường;

5. Không vận chuyển các chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ. Đối với các loại sản phẩm có mùi khó chịu mà được phép vận chuyển thì trước khi đưa lên phương tiện vận chuyển phải gói bọc kỹ, không để lọt mùi ra ngoài, không để rơi vãi trên phương tiện vận chuyển và trên đường vận chuyển;

6. Không vận chuyển trái phép các động vật, thực vật quý hiếm quy định tại Nghị định số 18/HĐBT ngày 17/1/1992 của Hội đồng Bộ trưởng quy định Danh mục thực vật, động vật rừng quý hiếm và chế độ quản lý, bảo vệ và Nghị định số 48/2002/NĐ-CP ngày 22/4/2002 của Chính phủ về việc sửa đổi , bổ sung Danh mục thực vật, động vật hoang dã quý hiếm ban hành kèm theo Nghị định số 18/HĐBT ngày 17/1/1992 của Hội đồng Bộ trưởng quy định danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý hiếm và chế độ quản lý, bảo vệ.

Điều 10. Trách nhiệm bảo vệ môi trường của Ban quản lý hoặc tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch

1. Xây dựng nội quy bảo vệ môi trường phù hợp với đặc thù của khu, điểm du lịch và niêm yết tại lối vào và những nơi dễ quan sát trong khu, điểm du lịch;

2. Đặt các thùng rác ở vị trí thuận tiện cho khách xả rác; thực hiện thu gom hoặc hợp đồng với các tổ chức, cá nhân khác để thu gom rác trong khu, điểm du lịch và chuyển đến nơi xử lý; xây dựng khu vệ sinh công cộng tại vị trí phù hợp, đảm bảo vệ sinh môi trường;

3. Bố trí cán bộ (chuyên trách hoặc kiêm nghiệm) có kiến thức, nghiệp vụ về bảo vệ môi trường theo dõi tình hình môi trường và việc thực hiện các yêu cầu bảo vệ môi trường trong khu, điểm du lịch;

4. Kiểm tra, hướng dẫn yêu cầu tổ chức, cá nhân có hoạt động tại khu, điểm du lịch thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường;

5. Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan chức năng tiến hành quan trắc, theo dõi biến động môi trường tại khu, điểm du lịch;

6. Thường xuyên theo dõi tình hình môi trường tại khu, điểm du lịch và lập báo cáo hiện trạng môi trường hàng năm gửi Sở quản lý về du lịch trước ngày 15 tháng 2 năm sau;

7. Kịp thời phát hiện các hiện tượng suy thoái, ô nhiễm, sự cố môi trường tại khu, điểm du lịch, thông báo ngay cho các cơ quan có trách nhiệm, đồng thời áp dụng các biện pháp ngăn ngừa và khắc phục hậu quả trong phạm vi khả năng;

8. Trường hợp khu, điểm du lịch nằm trong hoặc liền kề với các khu vực nhạy cảm về môi trường thì đảm bảo các hoạt động tại khu, điểm du lịch không ảnh hưởng xấu đến môi trường ở các khu vực xung quanh.

Điều 11. Trách nhiệm bảo vệ môi trường của khách du lịch.

1. Tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường tại nơi đến du lịch và sự chỉ dẫn về bảo vệ môi rường của doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu trú du lịch, của tổ chức, cá nhân vận chuyển khách du lịch và những người có thẩm quyền quản lý đến nơi du lịch;

2. Xả rác đúng nơi quy định;

3. Không xua đuổi, trêu chọc hoặc có hành vi khác xâm phạm đến sinh hoạt bình thường của các loài động vật tại nơi đến du lịch;

4. Không chặt cây, bẻ cành hoặc có hành vi khác phá hoại cây cối, các thảm thực vật tại nơi đến du lịch;

5. Không đốt lửa tại các nơi dễ gây cháy rừng hoặc hủy hoại thảm thực vật;

6. Không mang hóa chất độc hại, chất nổ, chất dễ gây cháy đến nơi du lịch;

7. Không mua bán, sử dụng động vật, thực vật quý hiếm quy định tại Nghị định số 18/HĐBT ngày 17/1/1992 của Hội đồng Bộ trưởng quy định Danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý hiếm và chế độ quản lý, bảo vệ và Nghị đinh số 48/2002/NĐ-CP ngày 22/4/2002 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Danh mục thực vật, động vật hoang dã quý hiếm ban hành kèm theo Nghị định số 18/HĐBT ngày 17/1/1992 của Hội đồng Bộ trưởng quy định Danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý hiếm và chế độ quản lý, bảo vệ và sản phẩm của chúng làm cảnh, thức ăn, thuốc hoặc hàng lưu niệm.

Điều 12. Trách nhiệm bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân trong khu, điểm du lịch

Tổ chức, cá nhân sinh sống, hoạt động trong các khu, điểm du lịch hoặc các khu vực đã được quy hoạch cho phát triển du lịch không được có các hoạt động gây tác động xấu đến cảnh quan môi trường du lịch; thực hiện thu gom, xử lý rác thải và tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường theo hướng dẫn của tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý khu, điểm du lịch; tham gia bảo vệ, tôn tạo môi trường du lịch, phòng và chống ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường trên địa bàn.

Điều 13. Bảo vệ môi trường tại các bãi tắm du lịch.

1. Tổ chức, cá nhân không được thải chất thải rắn xuống bãi tắm du lịch; các chất thải lỏng trước khi được thải xuống khu vực này phải được xử lý bảo đảm các chỉ tiêu chất thải quy định tại Phụ lục III của quy chế này.

2. Tổ chức, cá nhân không được đánh bắt thủy sản, neo đậu phương tiện đánh bắt thủy sản và phương tiện vận tải thủy ở khu vực bãi tắm.

Điều 14. Bảo vệ môi trường tại các khu rừng đặc dụng

Tổ chức, cá nhân kinh doanh các dịch vụ phục vụ khách du lịch tại các khu rừng đặc dụng phải tuân theo các quy định sau đây:

1. Không chặt phá cây trong khu rừng đặc dụng;

2. Không săn bắn, bẫy bắt động vật hoang dã theo quy định tại Chỉ thị số 359/CT-TTg ngày 29/5/1996 của Thủ tướng Chính phủ về những biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển các loài động vật hoang dã; các loài động vật quý hiếm quy định tại Nghị đinh số 18/HĐBT ngày 17/1/1992 của Hội đồng Bộ trưởng quy định Danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý hiếm và chế độ quản lý, bảo vệ và Nghị định số 48/2002/NĐ-CP ngày 22/4/2002 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Danh mục thực vật, động vật hoang dã quý hiếm ban hành kèm theo Nghị định số 18/HĐBT ngày 17/1/1992 của Hội đồng Bộ trưởng quy định danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý hiếm và chế độ quản lý, bảo vệ và sử dụng sản phẩm của chúng để làm cảnh, thức ăn, thuốc hoặc hàng lưu niệm;

3. Không tổ chức các hoạt động gây tiếng ồn và quấy nhiễu sinh hoạt bình thường của các loài động vật hoang dã;

4. Không đưa các loài động vật, thực vật lạ vào chăn thả, nuôi, trồng ở khu, điểm du lịch;

5. Không mang hóa chất độc hại, chất nổ, chất dễ gây cháy vào rừng; không đốt lửa trong các khu bảo vệ nghiêm ngặt;

6. Tổ chức thu gom rác thải, xử lý nước thải trong các cơ sở kinh doanh du lịch đạt tiêu chuẩn theo TCVN 5945-1995 trước khi đổ ra môi trường;

7. Thường xuyên phổ biến, giáo dục cho du khách và cộng đồng dân cư trong khu, điểm du lịch về bảo vệ đa dạng sinh học, phòng và chống cháy rừng, xả rác đúng nơi quy định.

Điều 15. Bảo vệ môi trường trong quá trình tiến hành các hoạt động lễ hội, liên hoan du lịch

1. Trong quá trình tiến hành các hoạt động lễ hội, liên hoan du lịch, Ban tổ chức phải khoanh vùng để hạn chế khách du lịch vào tham quan tại khu vực có hệ sinh thái nhạy cảm và có biện pháp tránh tập trung lượng khách quá lớn tại một thời điểm để bảo đảm tính bền vững của môi trường du lịch; bố trí nơi đặt thùng rác, các thiết bị vệ sinh đảm bảo vệ sinh và thuận tiện cho khách; tổ chức hoặc phối hợp với cơ quan liên quan tiến hành thu gom rác để đưa đến nơi xử lý.

2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ trong quá trình tổ chức lễ hội, liên hoan du lịch phải đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm. Chất thải trong quá trình hoạt động phải được thu gom và xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường.

CHƯƠNG IV
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH

Điều 16. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường

1. Chủ trì hoặc phối hợp với Tổng cục Du lịch soạn thảo và ban hành tiêu chuẩn chất lượng môi trường du lịch Việt Nam, tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch;

2. Hướng dẫn các Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở quản lý về du lịch xây dựng và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành các quy định về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch ở địa phương và triển khai các hoạt động bảo vệ môi trường du lịch;

3. Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền cơ chế khuyến khích các cơ sở kinh doanh du lịch áp dụng các giải pháp bảo vệ môi trường, tiêu chuẩn môi trường;

4. Chủ trì và phối hợp với Tổng cục Du lịch tiến hành đánh giá Bản giải trình về các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường của các dự án có ảnh hưởng đến chất lượng môi trường du lịch;

5. Chỉ đạo tổ chức hệ thống quan trắc, theo dõi hiện trạng môi trường tại các khu, điểm du lịch và cung cấp thông tin thu được cho các Sở quản lý về du lịch;

6. Hướng dẫn Tổng cục Du lịch, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành đánh giá, xác định thiệt hại và khắc phục hậu quả suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường do sự cố môi trường gây ra có ảnh hưởng đến du lịch;

7. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, phương án huy động, triển khai lực lượng, phương tiện trong phạm vi quản lý của mình để tham gia, phối hợp ứng phó sự cố môi trường trong lĩnh vực du lịch;

8. Phối hợp với Tổng cục Du lịch và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan tiến hành kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm.

9. Chủ trì hoặc phối hợp với Tổng cục Du lịch tổ chức tuyên truyền, giáo dục và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch;

10. Phối hợp với Tổng cục Du lịch hướng dẫn việc tổ chức bình chọn, trao giải hàng năm cho các tổ chức, cá nhân thuộc ngành du lịch có thành tích xuất sắc trong công tác bảo vệ môi trường.

Điều 17. Trách nhiệm của Tổng cục Du lịch

1. Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển du lịch;

2. Chủ trì hoặc phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức tuyên truyền, giáo dục và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch;

3. Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ công tác bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch của các Sở quản lý về du lịch;

4. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan phòng ngừa, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường trong lĩnh vực du lịch;

5. Phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc ủy quyền cho Sở quản lý về du lịch phối hợp với các cơ quan đó để xác định danh giới, phạm vi hoạt động du lịch, các loại hình du lịch được phép hoạt động, diện tích công trình kiến trúc, các chỉ tiêu bảo vệ sinh thái, đa dạng sinh học tại các khu rừng đặc dụng và các khu bảo tồn khác;

6. Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền cơ chế khuyến khích các tổ chức cá nhân thực hiện hoạt động cải thiện, tôn tạo môi trường du lịch trong quá trình hoạt động;

7. Xây dựng tiêu chuẩn và tặng các danh hiệu du lịch thân thiện môi trường (khách sạn xanh, khu du lịch xanh, chương trình du lịch xanh) cho các cơ quan kinh doanh du lịch thực hiện tốt các quy định về bảo vệ môi trường;

8. Khi xem xét, công nhận các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh du lịch phải xem xét việc tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường.

Điều 18. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường

1. Cung cấp cho Sở quản lý về du lịch các số liệu theo định kỳ để xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường hoặc thông tin theo yêu cầu về chỉ tiêu chất lượng, hiện trạng môi trường khu, điểm du lịch thuộc địa bàn quản lý;

2. Thực hiện hoạt động quan trắc các chỉ tiêu môi trường có liên quan đến du lịch theo đề nghị của Sở quản lý về du lịch ở địa phương;

3. Phối hợp với Sở quản lý về du lịch thông tin cho các cơ quan quản lý có liên quan, các cơ sở kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư tại khu, điểm du lịch và khách du lịch biết về hiện trạng môi trường trong lĩnh vực du lịch tại địa phương

4. Hướng dẫn chủ đầu tư, chủ quản của các dự án có ảnh hưởng đến chất lượng môi trường du lịch về thủ tục lập, thẩm định và phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường, Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường;

5. Phối hợp với Sở quản lý về du lịch đánh giá Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường của các dự án có ảnh hưởng đến chất lượng môi trường du lịch;

6. Phối hợp với Sở quản lý về du lịch tổ chức thực hiện kế hoạch phòng, chống và khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực du lịch, kế hoạch ứng phó và khắc phục sự cố môi trường trong lĩnh vực du lịch ở địa phương;

7. Phối hợp với Sở quản lý về du lịch kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất về công nghệ, thiết bị quy trình vận hành và khả năng ứng phó sự cố môi trường của các cơ sở kinh doanh du lịch ở địa phương;

8. Thông báo cho Sở quản lý về du lịch các thông tin về sự cố môi trường một cách đầy đủ, kịp thời và chính xác khi phát hiện sự cố môi trường có nguy cơ gây tổn hại đến môi trường khu, điểm du lịch;

9. Phối hợp với Sở quản lý về du lịch xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch.

Điều 19. Trách nhiệm của Sở quản lý về du lịch

1. Giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng quy hoạch phát triển du lịch của địa phương theo hướng phát triển du lịch bền vững phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

2. Tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn các cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường;

3. Kiến nghị với Uỷ ban nhân dân địa phương về kế hoạch tăng cường bảo vệ môi trường vào thời kỳ du lịch cao điểm trong năm;

4. Xây dựng và triển khai các mô hình thu hút sự tham gia của các tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư vào phát triển du lịch và bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch;

5. Theo dõi tình hình môi trường du lịch tại địa phương; phát hiện kịp thời các hiện tượng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường, các hành vi xâm phạm môi trường du lịch; xử lý hoặc kiến nghị các cơ quan có trách nhiệm để xử lý;

6. Lập báo cáo hiện trạng môi trường du lịch hàng năm gửi Tổng cục Du lịch và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chậm nhất vào ngày 31 tháng 3 năm sau theo hướng dẫn tại phụ lục IV của Quy chế này; thực hiện báo cáo đột xuất trong trường hợp xảy ra sự cố môi trường du lịch trên địa bàn.

CHƯƠNG V
KHEN THƯỞNG, XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 20. Khen thưởng

Tổ chức cá nhân có thành tích trong việc bảo vệ, tôn tạo môi trường du lịch được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Điều 21. Xử lý vi phạm

Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định tại Quy chế này đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Tổ chức, cá nhân có hành vi gây ô nhiễm, suy thoái hoặc sự cố môi trường trong quá trình hoạt động du lịch hoặc gây tác động xấu đến môi trường du lịch phải có biện pháp khắc phục và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Trường hợp tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái hoặc sự cố môi trường mà không có các biện pháp khắc phục hoặc biện pháp khắc phục không đủ khôi phục tình trạng ban đầu thì phải chịu trách nhiệm thanh toán mọi chi phí khắc phục theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

CHƯƠNG VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 23. Trách nhiệm tổ chức thực hiện

Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng cục Du lịch, các đơn vị thuộc Bộ Tài Nguyên và Môi trường, các Sở Tài nguyên và Môi trường, Du lịch, Du lịch - Thương mại, Thương mại - Du lịch và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quy chế này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh bằng văn bản về Bộ Tài nguyên và Môi trường để nghiên cứu, giải quyết.

  

PHỤ LỤC I

CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG ĐỂ TỔ CHỨC
MỘT SỐ LOẠI HÌNH DU LỊCH CƠ BẢN

 

Yếu tố môi trường

Đơn vị

Du lịch tham quan

Du lịch nghỉ dưỡng

Du lịch thể thao-mạo hiểm

Du lịch sinh thái

Chất lượng nước sinh hoạt

 

 

 

 

 

PH

 

6.5 - 8.5

6.5 - 8.5

6.5 - 8.5

6.5 - 8.5

Độ trong

Cm

>30

>30

>30

>30

Mùi vị

 

0

0

0

0

Muối mặn vùng nội địa

mg/l

250

250

250

250

Muối mặn vùng ven biển

mg/l

400

400

400

400

Đồng

mg/l

0,2

0,2

0,2

0,2

Sắt

mg/l

0,3

0,3

0,3

0,3

Mangan

mg/l

0,1

0,1

0,1

0,1

Kẽm

mg/l

5,0

5,0

5,0

5,0

Asen

mg/l

0,05

0,05

0,05

0,05

Chì

mg/l

0,05

0,05

0,05

0,05

Thủy ngân

mg/l

0,001

0,001

0,001

0,001

Chất tẩy rửa

mg/l

0

0

0

0

Coliform

MPN/100ml

0

0

0

0

Chất lượng nước mặt lục địa

 

 

 

 

 

pH

 

 

 

5,5 - 9,0

5,5 - 9,0

Mùi

 

 

 

Không khó chịu

Không khó chịu

BOD(20?C)

mg/l

-

-

<25

<25

COD

mg/l

-

-

>25

>25

Oxy hòa tan

mg/l

-

-

>2

>2

Chất rắn lơ lửng

mg/l

-

-

50

50

DDT

mg/l

-

-

0,01

0,01

Đồng

mg/l

-

-

1,0

1,0

Sắt

mg/l

-

-

2,0

2,0

Mangan

mg/l

-

-

0,8

0,8

Kẽm

mg/l

-

-

2,0

2,0

Asen

mg/l

-

-

0,1

0,1

Chì

mg/l

-

-

0,1

0,1

Thủy ngân

mg/l

-

-

0,002

0,002

Chất tẩy rửa

mg/l

-

-

0,5

0,5

Coliform

PN/100ml

-

-

5.000

5.000

Dầu mỡ

mg/l

-

-

0,3

0,3

Chất lượng nước biển

 

 

 

 

 

BOD

mg/l

-

-

20<

20<

COD

mg/l

-

-

25<

25<

Hàm lượng vật chất lơ lửng

mg/l

-

-

50<

50<

pH

 

-

-

6,5 - 8,5

6,5 - 8,5

Mùi

 

-

-

Không khó chịu

Không khó chịu

Chì

mg/l

-

-

0,1<

0,1<

Kẽm

mg/l

-

-

0,1<

0,1<

Đồng

mg/l

-

-

0,02<

0,02<

Váng dầu

mg/l

-

-

Không

Không

Nhũ dầu

mg/l

-

-

0,3<

0,3<

Coliform

PN/100ml

-

-

1.000<

1.000<

Tổng hóa chất bảo vệ thực vật (trừ DDT)

mg/l

-

-

Tiêu chuẩn nước uống

Tiêu chuẩn nước uống

Chất lượng không khí

 

 

 

 

 

Nồng độ SO2 (24 giờ)

mg/m3

0,05<

0,05<

0,05<

0,05<

Nồng độ CO (24 giờ)

mg/m3

3,0<

3,0<

3,0<

3,0<

Nồng độ NO2 (24 giờ)

mg/m3

0,1<

0,1<

0,1<

0,1<

Hàm lượng bụi (24 giờ)

mg/m3

0,05- 0,1

0,05- 0,1

0,05- 0,1

0,05- 0,1

Tiếng ồn

DB

45 - 50

45 - 50

35 - 40

35 - 40

 

PHỤ LỤC II

ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG ĐỂ TỔ CHỨC MỘT SỐ
LOẠI HÌNH DU LỊCH CƠ BẢN

 

Yếu tố môi trường

Đơn vị

Du lịch tham quan

Du lịch nghỉ dưỡng

Du lịch thể thao-mạo hiểm

Du lịch sinh thái

Điều kiện môi trường

 

 

 

 

 

Độ mặn

%o

>20

>20

-

>20

Độ cao sóng biển

M

2,0<

2,0<

-

2,0<

Tốc độ dòng chảy

m/giây

0,2<

0,2<

-

0,2<

Nhiệt độ nước

OC

>20

>20

-

>20

Nhiệt độ không khí

OC

>25

>25

-

>25

Tầm nhìn xa

Km

>10

-

>10

>10

Đặc điểm sinh thái

 

 

 

 

 

Các loại động vật gây hại

 

Không có mặt

Không có mặt

Không có mặt

Không có mặt

Tảo, nấm có độc tố (Dinoflagellate,....)

 

Không có mặt

Không có mặt

Không có mặt

Không có mặt

Điều kiện khác (Sức chứa)

 

 

 

 

 

Diện tích mặt nước cho một du khách

m2/người

-

15 - 20

-

-

Diện tích bãi cát cho một du khách

m2/người

-

10 - 15

-

-

Mật độ TB người tắm biển trong thời gian cao điểm

người/m dài bờ biển

-

4

-

-

Thuyền buồm

chiếc/ha

2 - 4

2 - 4

2 - 4

-

Lướt ván

người/ha

-

1 - 2

1 - 2

-

Picnic

người/ha

40 - 100

-

-

40- 100

Vui chơi giải trí ngoài trời

m2/người

100

100

-

-

Đi bộ trong rừng

người/km

10

-

10

10

Đi săn

người/ha

-

-

2

-

 

PHỤ LỤC III

CHỈ TIÊU MỘT SỐ YẾU TỐ CHẤT THẢI TỪ HOẠT ĐỘNG
DU LỊCH RA MÔI TRƯỜNG

 

Yếu tố môi trường

Đơn vị đo

Giới hạn khung

Nước thải từ họat động dịch vụ và sinh hoạt của khách

 

 

Mùi, cảm quan

 

Không có mùi khó chịu

pH

 

5,0 - 8,5

Chất rắn lơ lửng

mg/l

40 - 50

BOD (20?C)

mg/l

50 - 40

COD

mg/l

100 - 80

SO3 2-

mg/l

1,0

Nitơ tổng số

mg/l

20 - 15

Phospho tổng số

mg/l

6 - 5

Dầu, mỡ

mg/l

10

Coliform

MPN/100ml

3.000

Chất thải rắn

 

Hiện nay chưa có tiêu chuẩn/quy định cụ thể nào về quản lý chất thải rắn

Khí thải từ các phương tiện vận tải khách

 

 

CO

mg/l

200

SO2

mg/l

200

Pb

mg/l

5

Nước thải từ các tàu thuyền chở khách

 

 

Dầu, mỡ khoáng

mg/l

5

Tiếng ồn từ các phương tiện vận tải khách

 

 

Xe máy đến 125 cm3

dBA

80

Xe máy trên 125 cm3

dBA

85

Xe chở khách dưới 12 chỗ ngồi

dBA

80

Xe chở khách trên 12 chỗ ngồi

dBA

85

Ca nô, thuyền chở khách (công suất đến 200 mã lực, tương đương 150Kw)

dBA

88

Tầu, thuyền chở khách (công suất trên 200 mã lực, tương đương 150 Km)

dBA

90

 

PHỤ LỤC IV

KHUNG BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG DU LỊCH
DÀNH CHO CÁC CƠ SỞ QUẢN LÝ VỀ DU LỊCH

 

PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG

(Tổng quan tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương, chú trọng những vấn đề phát triển có khả năng có những tác động đáng kể đến môi trường)

Tổng quan về phát triển kinh tế - xã hội

1. Các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội cơ bản

2. Tình hình thực hiện các mục tiêu.

Tổng quan về các vấn đề môi trường gây áp lực.

1. Quá trình đô thị hóa và các vấn đề môi trường gây áp lực.

2. Phát triển giao thông và môi trường (đặc biệt đối với các công trình cấp tỉnh, quốc gia và quốc tế)

3. Phát triển công nghiệp và môi trường (đặc biệt đối với các khu công nghiệp tập trung).

4. Phát triển nông nghiệp và môi trường (đặc biệt đối với nuôi trồng thủy sản, hồ chứa, trồng rừng và làng nghề).

5. Phát triển các ngành dịch vụ - thương mại và môi trường.

6. Phát triển dân số và môi trường (đặc biệt với các khu vực thành phố lớn, vùng sâu vùng xa, khu công nghiệp tập trung, hoạt động di dân và y tế vệ sinh cộng đồng).

 

PHẦN 2
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG DU LỊCH

Phần này chia thành các mục theo những thành phần môi trường. Việc trình bày từng mục cần thống nhất theo mô hình "áp lực - Hiện trạng - Tác động - Đáp ứng". Những đánh giá cần tập trung đối với khu - điểm du lịch hoặc các khu vực được quy hoạch để phát triển du lịch. Các đánh giá đưa ra cần kèm theo những số liệu để minh chứng cụ thể về tình trạng môi trường có đáp ứng hay không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng môi trường cho việc tổ chức những loại hình du lịch chính được xem là thế mạnh của địa phương (căn cứ vào khung chỉ tiêu môi trường ban hành kèm quy chế bảo vệ môi trường trong ngành du lịch)

1. Môi trường không khí.

2. Môi trường nước lục địa (bao gồm nước mặn và nước ngầm).

3. Môi trường nước biển ven bờ (đối với các địa phương có biển).

4. Môi trường đất.

5. Hiện trạng rừng và đa dạng sinh học.

6. Chất thải (rắn, lỏng) và chất thải nguy hại.

7. Tai biến và sự cố môi trường.

PHẦN 3
QUẢN LÝ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH

Phần này cần nêu tác động của những hoạt động du lịch chính đến môi trường bao gồm: số lượng chất thải và chất lượng chất thải sau khi đã qua xử lý (nếu có) được đưa trực tiếp ra môi trường, tổng lượng nước ngầm đã và cần được khai thác để phục vụ nhu cầu du lịch; số lượng các loài động vật quý hiếm bị khai thác.

Bên cạnh đó trong báo cáo cần phải nêu rõ những biện pháp (pháp lý, công nghệ...) đã được sử dụng để quản lý những tác dộng nêu trên với các số liệu dẫn chứng cụ thể trên cơ sở so sánh với khung chỉ tiêu môi trường trong hoạt động du lịch ban hành kèm theo quy chế Bảo vệ môi trường trong ngành du lịch.

Đối với những chỉ tiêu nào chưa thể xác định được cần nêu rõ nguyên nhân (ví dụ: Không có thiết bị đo; không có cán bộ chuyên môn; không có đủ kinh phí để phân tích mẫu hoặc thuê thiết bị;v.v.)

1. Chất thải rắn

- Từ các cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch.

- Từ các địa điểm tham quan du lịch.

2. Chất thải lỏng

Từ các cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch.

Từ các địa điểm tham quan du lịch.

3. Chất thải khí

Từ các cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch.

Từ các phương tiện vận chuyển khách du lịch.

4. Tiếng ồn

Từ các cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch.

Từ các phương tiện vận chuyển khách du lịch.

5. Suy giảm đa dạng sinh học

Tình hình khai thác các loài động vật, thưc vật quý hiếm quy định tại Nghị định số 18/HĐBT ngày 17/1/1992 của Hội đồng Bộ trưởng quy định danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý hiếm và chế độ quản lý, bảo vệ và Nghị định số 48/2002/NĐ-CP ngày 22/4/2002 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung danh mục thực vật, động vật hoang dã quý hiếm ban hành kèm theo Nghị định số18/HĐBT ngày 17/1/1992 của Hội đồng Bộ trưởng quy định Danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý hiếm và chế độ quản lý, bảo vệ, để làm hàng lưu niệm tại các điểm tham quan du lịch, các cơ sở lưu trú và dịch vụ.

6. Mức độ khai thác nước gồm phục vụ du lịch

Tổng lượng khai thác

So với nhu cầu nước được khai thác cho dân sinh.

So với năng lực đáp ứng của các bể nước được điều tra.

PHẦN 4
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trong phần này cần đưa ra những đánh giá chung về tình trạng môi trường đối với phát triển du lịch, phạm vi và mức độ của hoạt động du lịch tác động đến môi trường, hiệu lực của những công cụ quản lý môi trường đang được áp dụng tại địa phương và những kiến nghị chủ yếu để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về môi trường trong lĩnh vực du lịch.

Bộ trưởng

(Đã ký)

 

Mai Ái Trực

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.