• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 08/10/2002
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Số: 132/2002/QĐ-TTg
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thừa Thiên Huế, ngày 8 tháng 10 năm 2002
No tile

QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Về việc giải quyết đất sản xuất

và đất ở cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên.

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 14 tháng 7 năm 1993 và Luật sửa đổi, bổsung một số điều Luật Đất đai ngày 02 tháng 12 năm 1998, Luật sửa đổi, bổ sungmột số điều Luật Đất đai ngày 29 tháng 6 năm 2001;

Căn cứ Nghị quyết số 10/NQ-TW ngày 18 tháng 1 năm 2002 của Bộ Chính trị, Căn cứ Quyết định số168/2001/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ việc định hướngdài hạn, kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 và những giải pháp cơ bản phát triển kinhtế - xã hội vùng Tây Nguyên;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Giảiquyết đất cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên, nhằm bảo đảm cho đồng bào sống bằng nghềsản xuất nông, lâm nghiệp có đất sản xuất và đất ở để ổn định và từng bước nângcao đời sống, tăng cường khối đoàn kết dân tộc, thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng trên địa bàn Tây Nguyên.

Đếnhết năm 2003 cơ bản giải quyết xong đất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số tạichỗ chưa có hoặc chưa có đủ đất sản xuất và chưa có đất ở.

Điều 2.Mức giao tối thiểu đất sản xuất nông nghiệp và đất ở cho 1 hộ là 1,0 ha đất nương,rẫy hoặc 0,5 ha đất ruộng lúa nước 1 vụ hoặc 0,3 ha đất lúa nước 2 vụ và 400 m2đất ở; đối với đất có vườn cây lâu năm thì căn cứ vào khả năng khai thác thựctế của vườn cây và tình hình thiếu đất cụ thể ở từng nơi để có mức giao phù hợp. Trường hợp không cóđất nông nghiệp thì giao đất lâm nghiệp, mức giao theo Nghị định số163/1999/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 1999 của Chính phủ về giao đất, cho thuêđất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vàomục đích lâm nghiệp.

Điều 3. Nguyêntắc giải quyết.

1.Bảo đảm công bằng, công khai đến từng hộ, buôn, làng trên cơ sở pháp luật vàchính sách về đất đai của Nhà nước. Không xem xét giải quyết việc đòi lại đấtcũ.

2.Phù hợp với phong tục, tập quán của mỗi dân tộc, gắn với quy hoạch, kế hoạchphát triển kinh tế - xã hội của địa phương, hướng đến mục tiêu xây dựng nôngthôn văn minh hiện đại, bảo tồn bản sắc văn hóa của từng dân tộc.

3.Các hộ được giao đất phải trực tiếp quản lý và sử dụng đất để sản xuất và để ở.Trong thời gian 10 năm không được chuyển nhượng, cầm cố dưới bất cứ hình thứcnào. Mọi trường hợp sang nhượng, cầm cố sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyềnthu hồi và không cấp tại.

Điều 4.Quỹ đất để giao cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ chưa có hoặc chưa đủđất sản xuất và chưa có đất ở, bao gồm:

1.Đất do các nông, lâm trường chuyển giao, gồm:

a)Đất dôi ra sau khi quy hoạch lại, đất chưa sử dụng hoặc đất sản xuất không cóhiệu quả;

b)Đất thuộc các bến nước, gần buôn, làng của đồng bào dân tộc thiểu số đang sống;

c)Đất điều chỉnh từ các hộ nhận khoán của các nông, lâm trường có diện tích vượtmức bình quân chung của địa phương, bao gồm đất sản xuất nông nghiệp trồng câyngắn ngày, cây lâu năm, đất sản xuất lâm nghiệp.

2.Đất thu hồi của nông, lâm trường do cấp có thẩm quyền quyết định trong trườnghợp cần thiết.

3.Đất thu hồi của các doanh nghiệp sản xuất không hiệu quả, sử dụng sai mục đíchhoặc giải thể.

4.Đất điều chỉnh từ hộ nông dân có nhiều đất tự nguyện chuyển nhượng lại quyền sừdụng đất (có đền bù theo quy định của pháp luật).

5.Đất giành cho nhu cầu công ích do chính quyền xã quản lý.

6.Khai hoang đất trống đồi núi trọc, đất chưa sử dụng.

7.Đất lâm nghiệp có hợp thủy, đất có rừng nghèo kiệt, hiệu quả kinh tế thấp đượcphép chuyển đổi mục đích sử dụng sang sản xuất nông nghiệp (thực hiện thủ tụcchuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai và bảovệ phát triển rừng).

Điều 5.Về kinh phí thực hiện.

1.Ngân sách trung ương hỗ trợ:

Khaihoang bình quân 4,0 triệu đồng/ha; đối với hộ đồng bào tự tổ chức khai hoangtheo quy hoạch thì cũng được hỗ trợ theo mức này; Tiền đền bù công khai hoang,hoa lợi (nếu có) khi thu hồi đất của các hộ gia đình, không quá 4,0 triệuđồng/ha.

2.Đối với giá trị vườn cây phải thu hồi:

a)Trường hợp vườn cây của doanh nghiệp nhà nước:

Nếudo vốn ngân sách đầu tư cho doanh nghiệp nhà nước thì ghi giảm vốn cho doanhnghiệp tương ứng với giá trị thực tế vườn cây sau khi được đánh giá lại và ghinợ cho người dân được giao vườn cây;

Nếudo doanh nghiệp vay vốn tín dụng để đầu tư thì được khoanh nợ, ngân sách nhà nướchỗ trợ lãi suất cho tổ chức tín dụng.

b)Đối với vườn cây thu hồi của các doanh nghiệp dân doanh và của cá nhân do doanhnghiệp và cá nhân tự đầu tư thì sử dụng ngân sách địa phương để xử lý.

3.Những hộ được giao đất có vườn cây lâu năm thì ghi nợ (không tính lãi suất) giátrị vườn cây tại thời điểm được giao. Thời gian trả nợ phù hợp với chu kỳ kinhtế và thời gian kinh doanh còn lại của vườn cây, nhưng tối đa là 10 năm. Đốivới hộ trả nợ trước thời hạn quy định được giảm giá, mức giảm cụ thể do Bộ Tài chính quy định.

Chủtịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh Tây Nguyên chỉ đạo việc thu hồi nợ vườn cây củacác hộ được giao đất có gắn với vườn cây ở từng địa phương.

Nguồnnợ thu được, trước hết để trả vốn cho chủ vườn cây, số còn lại để đầu tư hạtầng cơ sở giao thông, thủy lợi, điện, nước sạch ở địa phương.

4.Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư căn cứ vàophương án cụ thể của từng tỉnh được cấp có thẩm quyền phê duyệt có trách nhiệmbố trí đủ vốn trong 2 năm (2002 và 2003) để thực hiện.

Năm2002 tạm ứng trước nguồn vốn ngân sách trung ương, phần còn lại bố trí trong dựtoán ngân sách năm 2003.

Điều 6. Hìnhthức giao đất và quản lý sử dụng đất đai.

1.Đối với đất sản xuất:

Hộđồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ sống bằng nghề nông, lâm nghiệp chưa có đấthoặc chưa đủ đất sản xuất có nhu cầu được Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyềngiao đất trực tiếp, mức giao như quy định tại Điều 2 của Quyết định này.

Đểgiúp đồng bào có đất sản xuất, bảo đảm phát triển sản xuất bền vững, có đờisống ổn định lâu dài, trong thời gian 10 năm, hộ đồng bào được giao đất theoQuyết định này không được sang nhượng, cầm cố dưới bất cứ hình thức nào. Tổchức, cá nhân nào đến nhận sang nhượng, cầm cố đất của đồng bào sẽ bị cơ quannhà nước có thẩm quyền ởđịa phương tịchthu không có bồi hoàn.

Saukhi giao đất cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, Uỷ ban nhân dân xã, phườngcó trách nhiệm kiểm tra chặt chẽ việc quản lý, sử dụng đất được giao đất theoQuyết định này, không để xảy ra tình trạng sang nhượng, cầm cố đất đai.

2.Đối với đất ở: Hộgia đình chưa cóđất ở thì được giao đất để làm nhà ở, mức giao như quy định tại Điều 2 củaQuyết định này và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dựng đất ổn định lâu dàitheo quy định của pháp luật.

Điều 7.Tổ chức chỉ đạo thực hiện.

1.Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh Tây Nguyên có trách nhiệm rà soát lại danhsách cụ thể các hộ cần được giao đất của địa phương mình; đồng thời chủ trìphối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn, Bộ Quốc phòng, Tổng công ty Cao suViệt Nam, Tổng công ty Cà phê Việt Nam, Binh đoàn 15, Binh đoàn 16 tổ chức sắpxếp lại các nông, lâm trường, các doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước trên địa bàncủa tỉnh theo hướng: chuyển giao cho chính quyền địa phương toàn bộ đất đai chưasử dụng, sử dụng không hiệu quả và một phân đất đang sử dụng (bao gồm đất bến nước,đất gần buôn, làng) của nông, lâm trường để giao ổn định lâu dài cho đồng bào.

Trongnăm 2002 phải hoàn thành việc làm thí điểm ở một số huyện, buôn, làng trọng điểm để rút kinh nghiệm, điều chỉnhbổ sung hoàn chỉnh phương án để trong năm 2003 cơ bản hoàn thành việc giao đấtsản xuất và đất ởtheo Quyết địnhnày.

Đồngthời với việc giao đất cần tổ chức tốt công tác khuyến nông, khuyến lâm, vayvốn, tiêu thụ sản phẩm, làm nhà ở,... thiết thực giúp đỡ đồng bào có thu nhậpổn ctịnh và cải thiện cuộc sống.

Thanhtra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất trên địa bàn, có biện pháp ngăn ngừa vàxử lý nghiêm theo pháp luật những hành vi mua bán, sang nhượng, cầm cố đất đaitrái pháp luật và trái với các quy định của Quyết định này.

2.Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn chủ trì phối hợp với các Bộ: Tài chính, Tài nguyên và Môi trường thẩm địnhphương án giải quyết đất sản xuất và đất ở của các tỉnh theo Quyết định này trước khi Chủ tịch Uỷ ban nhân dâncác tỉnh Tây Nguyên phê duyệt phương án cụ thể giải quyết đất của tỉnh mình.

3.Bộ Tài nguyên và Môi trường chủtrì phối hợp cùng BộNông nghiệp và Pháttriển nông thôn theo dõi, kiểm tra và đôn đốc việc triển khai thực hiện của cáctỉnh; Bộ Tài chính hướng dẫn, kiểm traviệc sử dụng các nguồn vốn để thực hiện Quyết định này.

Điều 8.Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 9.Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường,Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ViệtNam, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh: Lâm Đồng, Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tumchịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Thủ tướng

(Đã ký)

 

Phan Văn Khải

 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.