• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 11/04/2002
  • Ngày hết hiệu lực: 01/03/2015
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Số: 226/2002/QĐ-NHNN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thừa Thiên Huế, ngày 26 tháng 3 năm 2002

QUYẾT ĐỊNH CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Về việc ban hành Quy chế Hoạt động thanh toán qua cáctổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán

 

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Luật Các tổ chức tín dụng ngày 12/12/1997,

Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn vàtrách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 64/2001/NĐ-CP ngày 20/9/2001 của Chính phủ vềhoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế Hoạt động thanh toán qua các tổ chứccung ứng dịch vụ thanh toán.

Điều 2.Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký và thay thế cho Quyếtđịnh số 22/QĐ-NH1 ngày 21/2/1994 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Thểlệ thanh toán không dùng tiền mặt, Quyết định số 144/QĐ-NH1 ngày 30/6/1994 củaThống đốc Ngân hàng Nhà nước về điều kiện thực hiện thanh toán không dùng tiềnmặt đối với các Quỹ tín dụng nhân dân.

Điều 3.Chánh Văn phòng, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán,các tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán chịu trách nhiệm thi hành Quyếtđịnh này./.

 

QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN

QUA CÁC TỔ CHỨC CUNG ỨNG DỊCH VỤ THANH TOÁN

(Ban hành kèm theo Quyết địnhsố 226/2002/QĐ-NHNN

ngày 26/3/2002 của Thống đốc Ngânhàng Nhà nước)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1:Đối tượng và phạm vi áp dụng.

1.Quy chế này áp dụng cho các đối tượng hoạt động thanh toán sau:

a)Tổ chức cung ứng dịch vụ thanhtoán, bao gồm:

Ngânhàng Nhà nước Việt Nam (dưới đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước);

Cácngân hàng thành lập và hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng, bao gồm: ngânhàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách,ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác;

Quỹtín dụng nhân dân Trung ương;

Cáctổ chức tín dụng không phải là ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước cho phép làmdịch vụ thanh toán;

Cáctổ chức khác không phải là tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước cho phéplàm dịch vụ thanh toán.

b)Người sử dụng dịch vụ thanh toán là các tổ chức, cá nhân.

2.Quy chế này áp dụng cho các hoạt động thanh toán trong nước và quốc tế qua cáctổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm:

a)Mở tài khoản thanh toán

b)Thực hiện và sử dụng dịch vụ thanh toán

c)Tổ chức và tham gia các hệ thốngthanh toán.

3.Mọi hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải tuânthủ các quy định của Quy chế này và các văn bản quy định cụ thể khác của Ngânhàng Nhà nước có liên quan đến các hoạt động thanh toán.

Điều 2.Điều kiện cung ứng dịch vụ thanh toán đối với các tổ chức khác không phải làngân hàng:

1.Việc mở tàị khoản thực hiện các dịch vụ thanh toán của Kho bạc Nhà nước thựchiện theo các quy định trong Quy chế này và các quy định pháp luật khác có liênquan.

2.Việc mở tài khoản, thực hiện các dịch vụ thanh toán của Quỹ tín dụng nhân dânTrung ương thực hiện theo các quy định trong Quy chế này và các quy định phápluật khác có liên quan.

3.Việc mở tài khoản, thực hiện các dịch vụ thanh toán của Quỹ tín dụngnhân dân cơ sở chủ yếu phục vụ các thành viên khi được Ngân hàng Nhà nước chophép.

4.Việc mở tài khoản, thực hiện các dịch vụ thanh toán của các tổ chức không phảitổ chức tín dụng được thực hiện khi Ngân hàng Nhà nước cho phép nếu đáp ứng đầyđủ các điều kiện sau:

a)Có giấy phép thành lập hoặc giấyphép hoạt động hoặc đăng ký kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

b)Có phương án hoạt động thanh toán,trong đó chứng minh:

Dịchvụ thanh toán xin phép thực hiện là cần thiết và có liên quan chặt chẽ với hoạtđộng chính của mình;

Đápứng các điều kiện vật chất phù hợp với dịch vụ thanh toán xin phép thực hiện;

Cóđội ngũ cán bộ có có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ để quản lý và thực hiệndịch vụ thanh toán xin phép thực hiện.

c)Cung cấp đầy đủ các thông tin và tài liệu có liên quan theo yêu cầu của Ngânhàng Nhà nước khi xem xét cấp giấy phép và chịu trách nhiệm trước pháp luật vềtính chính xác, trưng thực của các thông tin cung cấp.

Điều 3.Điều kiện thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế đối với ngân hàng, các tổ chứckhác không phải là ngân hàng.

1.Đối với ngân hàng: là ngân hàng được phép hoạt động ngoại hối và có điều kiệnvật chất, đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ để quản lý, thựchiện dịch vụ thanh toán quốc tế.

2.Đối với các tổ chức khác không phải là ngân hàng: được Ngân hàng Nhà nước chophép thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

Đượcphép hoạt động ngoại hối theo quy định của pháp luật;

Dịchvụ thanh toán quốc tế là cần thiết và có liên quan chặt chẽ với hoạt độngchính;

Đápứng các điều kiện vật chất phù hợp với dịch vụ thanh toán quốc tế,

đội ngũ cán bộ có trình độchuyên môn và nghiệp vụ để quản lý và thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế.

Điều 4.Mở và sử dụng tài khoản thanhtoán.

1.Tổ chức cung ứng dịch vụ thanhtoán được mở tài khoản theo yêu cầu của các tổ chức, cá nhân sau đây nếu phápluật không có quy định khác:

a)Tổ chức tín dụng nước ngoài hoạtđộng tại nước ngoài.

b)Các tổ chức Việt Nam và các tổ chức nước ngoài được phép hoạt động trên lãnhthổ Việt Nam;

c)Cá nhân là công dân Việt Nam có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vidân sự;

d)Cá nhân nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theoquy định của pháp luật nước mà cá nhân đó là công dân.

2.Loại tài khoản thanh toán, tính chất, điều kiện, thủ tục mở và sử dụng tàikhoản thanh toán do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán quy định phù hợp vớiquy định của Ngân hàng Nhà nước và các quy định pháp luật có liên quan.

Điều 5.Đảm bảo khả năng thanh toán.

1.Chủ tài khoản phải đảm bảo có đủ tiền trên tài khoản thanh toán tại thời điểmmà giao dịch thanh toán phải được thực hiện theo lệnh thanh toán mà chủ tàikhoản đã lập, hoặc theo thỏa thuận giữa chủ tài khoản và tổ chức cung ứng dịchvụ thanh toán, trừ các trường hợp thấu chi được quy định tại khoản 2 Điều này.

2.Tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụthanh toán chỉ được phép thấu chi theo hạn mức thấu chi đã được thỏa thuận bằngvăn bản với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, nếu các thỏa thuận này khôngtrái với các quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 6.Quản lý ngoại hối trong hoạt động thanh toán.

Cáctổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, người sử dụng dịch vụ thanh toán phải tuânthủ các quy định về quản lý ngoại hối của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước trongviệc mở tài khoản thực hiện và sử dụng dịch vụ thanh toán.

Chương II

SỬ DỤNG VÀ THỰC HIỆN DỊCH VỤ THANH TOÁN

MỤC 1. LỆNH THANH TOÁN, CHỨNG TỪ THANH TOÁN

Điều 7.Lệnh thanh toán và thực hiện lệnh thanh toán.

1.Lệnh thanh toán là lệnh của người sử dụng dịch vụ thanh toán đối với tổ chứccung ứng dịch vụ thanh toán dưới hình thức chứng từ giấy hoặc chứng từ điện tửhoặc các hình thức khác theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để yêucầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện giao dịch thanh toán.

2.Tổ chức cung ứng dịch vụ thanhtoán có nghĩa vụ điều chỉnh các giao dịch thanh toán trong trường hợp tổ chứccung ứng dịch vụ thanh toán đã thực hiện giao địch thanh toán không đúng yêucầu của lệnh thanh toán mà người sử dụng dịch vụ thanh toán lập.

Điều 8.Chứng từ thanh toán.

1.Chứng từ thanh toán là cơ sở để thực hiện giao dịch thanh toán. Chứng từ thanhtoán có thể được lập dưới hình thức chứng từ giấy, chứng từ điện tử hoặc cáchình thức khác theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2.Loại chứng từ, các yếu tố của chứng từ, việc lập kiểm soát, luân chuyển, bảoquản và lưu trú chứng từ, trách nhiệm của người sử dụng và cung ứng dịch vụthanh toán thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và pháp luật có liênquan về chứng từ thanh toán.

Mục 2. PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN, CUNG ỨNG PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN

Điều 9.Phương tiện thanh toán.

Cácphương tiện thanh toán bao gồm:

1.Tiền mặt: là tiền giấy và tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành, dùnglàm phương tiện thanh toán trên lãnh thổ Việt Nam.

2.Séc: là lệnh trả tiền của chủ tài khoản, được lập theo quy định của pháp luật,yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trích một số tiền từ tài khoản tiềngửi thanh toán của mình để trả cho người thụ hưởng có tên ghi trên séc hoặc trảcho người cầm séc.

3.Uỷ nhiệm chi hoặc lệnh chi: là phương tiện thanh toán mà người trả tiền lậplệnh thanh toán theo mẫu do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán quy định, gửicho tổ chức cúng ứng dịch vụ thanh toán nơi mình mở tài khoản yêu cầu tổ chứcđó trích một số tiền nhất định trên tài khoản của mình để trả cho người thụ hưởng.

4.Uỷ nhiệm thu hoặc nhờ thu: là phương tiện thanh toán mà người thụ hưởng lậplệnh thanh toán theo mẫu do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán quyđịnh, gửi cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán ủy thác thu hộ mình một sốtiền nhất định.

5.Thẻ ngân hàng và phương tiện thanh toán do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toánphát hành và cấp cho người sử dựng dịch vụ thanh toán để sử dụng theo hợp đồngký kết giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và người sử dụng dịch vụ thanhtoán.

6.Các phương tiện thanh toán khác như hối phiếu, lệnh phiếu... theo quy định củapháp luật có liên quan.

Điều 10.Cung ứng phương tiện thanh toán.

1.Cung ứng phương tiện thanh toán bằng tiền mặt.

Cáctổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có nghĩa vụ đáp ứng đầy đủ kịp thời các yêucầu gửi và rút tiền mặt của người sử dụng dịch vụ thanh toán trong phạm vi số dư trêntài khoản và hạn mức thấu chi đã thỏa thuận của chủ tài khoản phù hợp với quyđịnh của pháp luật.

Tổchức cung ứng dịch vụ thanh toán được thỏa thuận với người sử dụng dịch vụthanh toán về việc báo trước khi rút tiền mặt số lượng lớn.

2.Cung ứng phương tiện thanh toán bằng séc: Thực hiện theo quy định của Chính phủvà hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước về phát hành và sử dụng séc.

3.Cung ứng phương tiện thanh toán bằng ủy nhiệm chi hoặc lệnh chi, ủy nhiệm thuhoặc nhờ thu: Thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về chứng từ thanhtoán.

4.Cung ứng phương tiện thanh toán bằng thẻ ngân hàng: Thực hiện theo quy định củaNgân hàng Nhà nước về phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân hàng.

5.Cung ứng phương tiện thanh toán khác thực hiện theo quy định của pháp luật cóliên quan.

Mục 3: DỊCH VỤ THANH TOÁN TRONG NƯỚC

Điều 11.Cung ứng dịch vụ thanh toán trong nước.

1.Dịch vụ thanh toán trong nước là dịch vụ và giao dịch thanh toán được xác lập,thực hiện và kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam, trừ trường hợp có liên quan đếntài khoản mở tại nước ngoài hoặc có doanh nghiệp chế xuất tham gia.

2.Dịch vụ thanh toán trong nước bao gồm các thể thức thanh toán quy định từ Điều12 đến Điều 17 Quy chế này.

Điều 12.Thanh toán bằng séc.

1.Trình tự, thủ tục thực hiện theo quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nướcvề phát hành và sử dụng séc, trừ quyđịnh về bảo đảm khả năng thanh toán thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điềunày.

2.Người ký phát hành séc (chủ tài khoản hoặc người được chủ tài khoản ủy quyền)có nghĩa vụ đảm bảo khả năng thanh toán cho tờ séc mà mình ký phát.

Tờséc được đảm bảo khả năng thanh toán là tờ séc khi xuất trình tại tổ chức cungứng dịch vụ thanh toán phục vụ người trả tiền phải đáp ứng một trong hai điềukiện sau:

Sốdư trên tài khoản của chủ tài khoản đủ để chi trả cho số tiền trên tờ séc đó;hoặc

Số dư trên tài khoản cộng với hạnmức thấu chi đủ để chi trả cho số tiền trên tờ séc đó.

Điều 13.Thanh toán bằng lệnh chi hoặc ủy nhiệm chi.

1.Lệnh chi hoặc ủy nhiệm chi được áp dụng trong thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụhoặc chuyển tiền của người sử dụng dịch vụ thanh toán trong cùng một tổ chứccung ứng dịch vụ thanh toán hoặc giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

2.Lệnh chi hoặc ủy nhiệm chi bao gồm các yếu tố sau:

Chữlệnh chi hoặc ủy nhiệm chi, số sê ri;

Họtên, địa chỉ, số hiệu tài khoản người trả tiền;

Tên,địa chỉ tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ người trả tiền;

Họ tên, địa chỉ, số hiệu tài khoảnngười thụ hưởng;

Tên,địa chỉ tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ người thụ hưởng;

Sốtiền thanh toán bằng chữ và bằng số,

Nơi,ngày tháng năm lập lệnh chi hoặc ủy nhiệm chi;

Chữký của chủ tài khoản hoặc người được chủ tài khoản ủy quyền;

Cácyếu tố khác do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán quy định không trái phápluật.

3.Điều kiện, thủ tục thanh toán, thời hạn thực hiện lệnh chi hoặc ủy nhiệm chi dotổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thỏa thuận với người sử dụng dịch vụ thanhtoán phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước.

4.Trong thời gian không quá 1 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được lệnhchi hoặc ủy nhiệm chi do tổ chức cung ứng địch vụ thanh toán phục vụ người trảtiền gửi đến, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ người thụ hưởng phảighi có vào tài khoản của người thụ hưởng theo yêu cầu của lệnh chi hoặc ủynhiệm chi đó.

Điều 14.Thanh toán bằng nhờ thu hoặc ủy nhiệm thu.

1.Nhờ thu hoặc ủy nhiệm thu được áp dụng trong giao dịch thanh toán giữa những ngườisử dụng dịch vụ thanh toán có mở tài khoản trong nội bộ tổ chức cung ứng dịchvụ thanh toán hoặc giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trên cơ sở cóthỏa thuận hoặc hợp đồng về các điều kiện thu hộ giữa bên trả tiền và bên thụ hưởng.

2.Nhờ thu hoặc ủy nhiệm thu bao gồm các yếu tố sau đây:

Chữnhờ thu hoặc ủy nhiệm thu, số sê ri;

Họtên, địa chỉ, số hiệu tài khoản người nhờ thu;

Tên,địa chỉ tổ chức cung ứng dịch vụ phục vụ người nhờ thu;

Họtên, địa chỉ, số tài khoản người trả tiền;

Tên,địa chỉ tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ người trả tiền;

Sốhợp đồng (hoặc đơn đặt hàng, thỏa thuận) làm căn cứ để nhờ thu; số lượng chứngtừ kèm theo;

Sốtiền nhờ thu bằng chữ và bằng số;

Nơi,ngày tháng năm lập chứng từ nhờ thu hoặc ủy nhiệm thu;

Ngàytháng năm tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ bên trả tiền thanh toán;

Ngàytháng năm tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ bên nhờ thu nhận đượckhoản thanh toán;

Cácyếu tố khác do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán quy định không trái phápluật.

3.Điều kiện, thủ tục thanh toán, thời hạn thực hiện nhờ thu hoặc ủy nhiệm thu dotổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thỏa thuận với người sử dụng dịch vụ thanhtoán phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước.

4.Trong thời gian không quá 1 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được ủy nhiệmthu do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ người thụ hưởng gửi đến, tổchức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ người trả tiền phải hoàn tất việctrích tài khoản của người trả tiền nếu trên tài khoản của người đó có đủ tiềnđể thực hiện giao dịch thanh toán; hoặc báo cho người trả tiền biết nếu trêntài khoản của người đó không có đủ tiền để thực hiện giao dịch thanh toán.

Điều 15.Thanh toán bằng thẻ ngân hàng.

Thanhtoán bằng thẻ ngân hàng thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về pháthành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân hàng.

Điều 16.Thanh toán bằng thư tín dụng.

1.Thư tín dụng là một văn bản cam kết có điều kiện được ngân hàng mở theo yêu cầucủa người sử dụng dịch vụ thanh toán (người xin mở thư tín dụng), theo đó ngânhàng thực hiện yêu cầu của người sử dụng dịch vụ thanh toán (người xin mở thưtín dụng) để:

Trảtiền hoặc ủy quyền cho ngân hàng khác trả tiền ngay theo lệnh của người thụ hưởngkhi nhận được bộ chứng từ xuất trình phù hợp với các điều kiện của thư tíndụng; hoặc

Chấpnhận sẽ trả tiền hoặc ủy quyền cho ngân hàng khác trả tiền theo lệnh của ngườithụ hưởng vào một thời điểm nhất định trong tương lai khi nhận được bộ chứng từxuất trình phù hợp với các điều kiện thanh toán của thư tín dụng.

2.Việc mở, phát hành, sửa đổi, thông báo, xác nhận, kiểm tra chứng từ, thanh toánvà quyền, nghĩa vụ của các bên liên quan trong thanh toán thư tín dụng do cácbên tham gia thanh toán thỏa thuận áp dụng và theo quy định hiện hành của phápluật Việt Nam.

Điều 17.Các thể thức thanh toán trong nước khác.

Việcthanh toán theo các thể thức thanh toán trong nước khác thực hiện theo quy địnhcủa Ngân hàng Nhà nước.

Mục 4. DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ

Điều 18.Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế.

1.Dịch vụ thanh toán quốc tế là dịch vụ mà giao dịch thanh toán thuộc một trongcác trường hợp sau:

a)Giao dịch thanh toán được xác lập hoặc thực hiện hoặc kết thúc ở nước ngoài; hoặc giao dịchthanh toán có liên quan đến tài khoản mở tại nước ngoài;

b)Giao dịch thanh toán có doanh nghiệp chế xuất tham gia.

2.Dịch vụ thanh toán quốc tế bao gồm các thể thức thanh toán quy địnhtại Điều 19 dưới đây:

Điều 19. Cácthể thức thanh toán quốc tế.

1.Thanh toán bằng thư tín dụng: Việc mở, phát hành, sửa đổi, thông báo, xác nhận,kiểm tra chứng từ, thanh toán và quyền, nghĩa vụ của các bên liên quan trongthanh toán thư tín dụng thực hiện theo các quy tắc chung về tín dụng chứng từdo Phòng Thương mại quốc tế ICC ban hành, do các bên tham gia thanh toán thỏathuận áp dụng và theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.

2.Thanh toán bằng séc thanh toán quốc tế, bằng lệnh chi hoặc ủy nhiệm chi quốctế, bằng nhờ thu hoặc ủy nhiệm thu quốc tế, bằng thẻ quốc tế và các thể thứcthanh toán khác: Trình tự' thủ tục thực hiện theo tập quán, thông lệ quốc tế vàthỏa thuận không trái pháp luật Việt Nam.

MỤC 5. DỊCH VỤ THU HỘ, CHI HỘ

Điều 20.Dịch vụ thu hộ, chi hộ.

1.Dịch vụ thu hộ là dịch vụ thanh toán mà tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toánthực hiện theo yêu cầu của người thụ hưởng nhằm đạt được sự trả tiền ngay hoặcchấp thuận trả tiền vào một thời điểm nhất định trong tương lai của người trảtiền. Dịch vụ thu hộ bao gồm việc nhận, xử lý, gửi chứng từ đi nhờ thu và thanhtoán kết quả nhờ thu, hủy nhờ thu theo yêu cầu của người sử dụng dịch vụ thanhtoán.

Cácthể thức thu hộ bao gồm: thu hộ séc, thu hộ thương phiếu, thực hiện nhờ thuhoặc ủy nhiệm thu và các thể thức thu hộ khác theo thỏa thuận không trái phápluật.

2.Dịch vụ chi hộ là dịch vụ thanh toán mà tổ chức cung ứng dịch vụthanh toán thực hiện theo yêu cầu của người có nghĩa vụ trả tiền để chi trả chongười thụ hưởng.

Cácthể thức chi hộ bao gồm: đại lý thanh toán thẻ, séc và các hình thức đại lý, ủythác hoặc chi hộ khác theo thỏa thuận không trái pháp luật.

CHƯƠNG III

TỔ CHỨC VÀ THAM GIA CÁC HỆ THỐNG THANH TOÁN

Điều 21:Hệ thống thanh toán, chủ trì và thành viên của hệ thống thanh toán.

Hệ thống thanh toán: làhệ thống được tổ chức theo quy tắc, điều kiện vụ tiêu chuẩn chung về thanh toántrên cơ sở thỏa thuận hoặc quy định giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toánchủ trì hệ thống và các thành viên trực tiếp nhằm thực hiện việc chuyển giao vàquyết toán các nghĩa vụ thanh toán giữa các thành viên:

2.Chủ trì hệ thống thanh toán: là tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chịu tráchnhiệm tổ chức hệ thống thanh toán, ban hành, hoặc thỏa thuận với các thành viêntrực tiếp về các quy tắc, điều kiện và tiêu chuẩn chung do hoạt động của hệthống thanh toán.

3.Thành viên trực tiếp: là thành viên của hệ thống thanh toán có nghĩa vụ quyếttoán với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chủ trì hệ thống thanh toán hoặcvới các thành viên trực tiếp khác đối với các giao dịch thanh toán thựchiện theo yêu cầu của người sử dụng dịch vụ thanh toán của mình hoặc của cácthành viên gián tiếp mà mình đại diện.

4.Thành viên gián tiếp: là thành viên không đủ điều kiện để trở thànhthành viên trực tiếp của hệ thống thanh toán, thực hiện giao dịch thanh toán qua hệ thống thanh toánthông qua một thành viên trực tiếp của hệ thống thanh toán đại diện cho mình vàchỉ có nghĩa vụ quyết toán với thành viên trực tiếp đó.

Điều 22.Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ.

1.Hệ thống thanh toán nội bộ: là hệ thống thanh toán được thiết lập để thực hiệngiao dịch thanh toán giữa các thành viên trực tiếp là đơn vị trực thuộc của tổchức cung ứng dịch vụ thanh toán chủ trì hệ thống.

2.Ngân hàng được tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ cho các thành viêntrực tiếp là các đơn vị trực thuộc.

Tổnggiám đốc (Giám đốc) ngân hàng chịu trách nhiệm về tổ chức hoạt động, tiêu chuẩntrang thiết bị kỹ thuật và phương tiện phục vụ, cán bộ vận hành hệ thống thanhtoán nội bộ, quy định các điều kiện, tiêu chuẩn, thủ tục tham gia đối với cácthành viên của hệ thống thanh toán nội bộ, quy định các biện pháp bảo mật,phòng chống gian lận, quy trình nghiệp vụ có liên quan đến hoạt động của hệ thốngthanh toán nội bộ.

3.Kho bạc Nhà nước Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương được tổ chức hệ thống thanhtoán nội bộ theo quy định tại khoản 2 Điều này.

4.Tổ chức khác được làm dịch vụ thanh toán không thuộc đối tượng quy định tạikhoản 2 và khoản 3 Điều này tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ khi được Ngânhàng Nhà nước cho phép.

Điều 23.Tổ chức và tham gia thanh toán liên ngân hàng.

1.Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương được tổ chức vàtham gia thanh toán liên ngân hàng song phương với tổ chức cung ứng dịch vụthanh toán khác bằng cách:

a)Mở tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đó:

b)Cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đó mở tài khoản thanh toán tại mình.

Cácđiều kiện, thủ tục, cam kết, quy định về thanh toán giữa hai bên do hai bênthỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật.

2.Các tổ chức khác được làm dịch vụ thanh toán không thuộc đối tượng quy định tạikhoản 1 Điều này được tổ chức và tham gia thanh toán liên ngân hàng khi đượcNgân hàng Nhà nước cho phép:

3.Ngân hàng Nhà nước tổ chức hệ thống thanh toán liên ngân hàng để thực hiện cácgiao dịch thanh toán giữa các thành viên trực tiếp là Ngân hàng Nhà nước, tổchức tín dụng, tổ chức khác được làm dịch vụ thanh toán.

Hệthống thanh toán liên ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước được tổ chức theo haihình thức sau đây:

a)Thanh toán bù trừ bao gồm các hình thức: Thanh toán bù trừ giấy và thanh toánbù trừ điện tử.

Ngânhàng Nhà nước quy định các điều kiện thanh viên tham gia hệ thống thanh toán bùtrừ, có quyền đình chỉ việc tham gia thanh toán bù trừ đối với thành viên thamgia nếu thành viên đó vi phạm quy định về thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước.

Căncứ vào khối lượng giao dịch thanh toán trong ngày, Ngân hàng Nhà nước quy địnhsố phiên bù trừ hàng ngày cho các thành viên tham gia.

Cácthành viên trực tiếp thực hiện việc quyết toán ròng vào lúc kết thúc phiên bùtrừ.

b)Thanh toán từng lần qua tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước bao gồm cáchình thức: Thanh toán bằng chứng từ giấy và thanh toán điện tử.

Ngânhàng Nhà nước quy định các điều kiện thành viên tham gia hệ thống thanh toán,có quyền đình chỉ việc tham gia thanh toán đối với thành viên tham gia nếuthành viên đó vi phạm quy định về thanh toán từng lần qua tài khoản tiền gửitại Ngân hàng Nhà nước.

Cácthành viên trực tiếp phải thực hiện quyết toán tổng ngay khi thực hiện một lệnhthanh toán. Ngân hàng Nhà nước có quyền từ chối thực hiện giao dịch thanh toánđối với lệnh thanh toán nếu trên tài khoản của thành viên gửi lệnh, số dư cộngvới hạn mức thấu chi (nếu có) không đủ để quyết toán cho lệnh thanh toán đó.

Trậttự ưu tiên thực hiện lệnh thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nướcnhư sau:

Lệnhthanh toán khẩn được thực hiện trước; và

Lệnhthanh toán nào đến trước được thực hiện trước.

Trườnghợp lệnh thanh toán gửi đến nhưng trên tài khoản của thành viên gửi lệnh, số dưcộng với hạn mức thấu chi (nếu có) không đủ để quyết toán, thì thành viên đó đượcquyền thay đổi trật tự ưu tiên của lệnh thanh toán hoặc chuyển sang thực hiệnlệnh thanh toán tiếp theo.

4.Các tổ chức tín dụng, tổ chức khác làm dịch vụ thanh toán được trở thành thànhviên trực tiếp của hệ thống thanh toán liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước tổchức nếu đáp ứng đủ điều kiện thành viên theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Cáctổ chức tín dụng, tổ chức khác làm dịch vụ thanh toán nếu không đủ điều kiện đểtrở thành thành viên trực tiếp, có thể trở thành thành viên gián tiếp của hệthống thanh toán liên ngân hàng đo Ngân hàng Nhà nước tổ chức.

Điều 24.Quyết toán và đảm bảo khả năng quyết toán.

1.Quyết toán là việc chi trả bằng tiền của thành viên tham hệ thống thanh toán,nhằm hoàn thành nghĩa vụ trả tiền phát sinh khi thực hiện lệnh thanh toán quahệ thống thanh toán với các thành viên khác của hệ thống thanh toán.

Quyếttoán bao gồm hai loại sau:

a)Quyết toán ròng: là việc quyết toán được thực hiện đối với kết quả bù trừ giữasố phải thu, phải trả trong khoảng thời gian của một phiên bù trừ đối với mỗithành viên tham gia.

b)Quyết toán tổng: là việc quyết toán thực hiện đối với tổng số tiền của mỗi lệnhthanh toán ngay khi lệnh thanh toán đó được thực hiện.

2.Các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán là thành viên trực tiếp của hệ thốngthanh toán liên ngân hàng phải quyết toán theo quy định tại điểm a và điểm bkhoản 3 Điều 23 Quy chế này.

3.Trường hợp không có đủ số dư trên tài khoản thanh toán để thực hiện việc quyếttoán, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải:

a)Tự thu xếp nguồn vốn hoặc vay của các tổ chức tín dụng khác để quyết toán;

b)Vay Ngân hàng Nhà nước theo điều kiện do Ngân hàng Nhà nước quy định.

CHƯƠNG IV

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN THAM GIA HOẠT ĐỘNG THANHTOÁN

Điều 25.Quyền của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

1.Quy định phí dịch vụ thanh toán đối với dịch vụ thanh toán mà mình cung cấp,các biện pháp bảo mật, phòng chống gian lận đảm bảo an toàn trong thanh toán,đóng tài khoản khi tài khoản không hoạt động trong thời hạn dài và số dư thấp dướimức quy định của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, quy định về hạn mức thấu chi và các quy định kháckhông trái pháp luật

2.Yêu cầu người sử dụng dịch vụ thanh toán cung cấp thông tin có liên quan khi sửdụng dịch vụ thanh toán và trong quá trình sử dụng dịch vụ thanh toán.

3.Từ chối cung cấp dịch vụ thanh toán khi người sử dụng dịch vụ thanh toán khôngđáp ứng đầy đủ các điều kiện để sử dụng dịch vụ thanh toán, không tuân thủ quyđịnh của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoặc vi phạm các thỏa thuậnkhác.

Điều 26.Nghĩa vụ của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

1.Thực hiện giao dịch thanh toán kịp thời, an toàn theo yêu cầu của người sử dụngdịch vụ thanh toán, niêm yết công khai về phí dịch vụ thanh toán, giữ bí mậtcác thông tin liên quan đến tài khoản thanh toán của người sử dụng dịch vụthanh toán, trừ các trường hợp được pháp luật quy định, giải quyết hoặc trả lờicác khiếu nại của người sử dụng dịch vụ thanh toán tổ trong phạm vi quyền hạncủa mình.

2.Từ chối thực hiện giao dịch thanh toán đã có bằng chứng về nguồn gốc bất hợppháp.

3.Không được che dấu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về người sử dụng dịch vụthanh toán, số tiền thanh toán và các thông tin có liên quan khác đối với cácgiao dịch thanh toán đã có bằng chứng về nguồn gốc bất hợp pháp.

4.Cung cấp thông tin cho chủ tài khoản theo quy định tại Điều 31 Quy chế này; báocáo Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Điều 32 Quy chế này.

Điều 27.Quyền của người sử dụng dịch vụ Thanh toán.

1.Thỏa thuận với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán về hạn mức thấu chi và các thỏa thuận khác không tráipháp luật.

2.Yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cung cấp thông tin theo quy địnhtại Điều 31 Quy chế này.

3.Khiếu nại và đòi bồi thường thiệt hại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khitổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán: thực hiện giao địch thanh toán chậm so vớithỏa thuận; không thực hiện giao dịch thanh toán hoặc thực hiện giao dịch thanhtoán không đúng số tiền, người được thụ hưởng theo yêu cầu của lệnh thanh toánđó; thu phí dịch vụ thanh toán không theo loại phí hoặc mức phí mà tổ chức cungứng dịch vụ thanh toán đã công bố và các vi phạm khác.

Điều 28.Nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ thanh toán.

1.Trả phí dịch vụ thanh toán cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán; hoàntrả đầy đủ, đúng hạn số tiền thấu chi trên tài khoản thanh toán (nếu có thỏathuận) và tiền lãi tính trên số tiền thấu chi đó theo quy định của tổ chức cungứng dịch vụ thanh toán và thực hiện đầy đủ các quy định khác của tổ chức cungứng dịch vụ thanh toán.

2.Hoàn trả tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trong trường hợp thụ hưởng số tiềnkhông có căn cứ pháp luật thông qua giao dịch thanh toán do tổ chức cung ứngdịch vụ thanh toán thực hiện.

Điều 29.Trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

1.Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện giao dịch thanh toánchậm, sai sót do lỗi của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán gây thiệt hại chongười sử dụng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có tráchnhiệm bồi thường thiệt hại cho người sử dụng dịch vụ thanh toán theo mức phạtchậm trả tối đa bằng mức lãi suất quá hạn loại cho vay cao nhất tại tổ chức cung ứng dịchvụ thanh toán vi phạm, số ngày và người thụ hưởng số tiền phạt tính như sau:

a)Nếu thanh toán chậm, số ngày phạt tính từ thời điểm kết thúc thời hạn quy địnhcho thể thức thanh toán đó đến ngày tài khoản của người sử dụng dịch vụ thanhtoán được ghi có đủ số tiền.

b)Nếu ghi nợ sai tài khoản hoặc ghi nợ sai thừa số tiền thanh toán, số ngày phạttính từ thời điểm tài khoản bị ghi sai cho đến khi tổ chức cung ứng dịch vụthanh toán hoàn trả đủ số tiền vào tài khoản của người sử dụng dịch vụ thanhtoán sau khi điều chỉnh sai sót, tính trên số tiền sai thừa.

c)Nếu ghi có sai tài khoản hoặc ghi có sai thiếu số tiền thanh toán: Số ngày phạttính từ thời điểm kết thúc thời hạn quy định cho thể thức thanh toán đó đến khitài khoản đúng hoặc số tiền sai thiếu của người sử dụng dịch vụ thanh toán đượcghi có đủ sau khi điều chỉnh sai sót, tính trên số tiền sai thiếu.

2.Trường hợp người sử dụng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toánvi phạm các quy định do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán công bố, các thỏathuận, cam kết giữa người sử dụng dịch vụ thanh toán và tổ chức cung ứng dịchvụ thanh toán gây thiệt hại thì bên gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm bồithường thiệt hại.

Điều 30.Tranh chấp và giải quyết tranh chấp.

1.Trường hợp có khiếu nại hoặc tranh chấp giữa người sử dụng dịch vụ thanh toánvà tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trước hết các bên liên quan cần giảiquyết bằng thỏa thuận.

2.Nếu hai bên không thỏa thuận được về việc giải quyết tranh chấp thì có thể thỏathuận về cơ quan giải quyết tranh chấp để xử lý.

3.Trường hợp không thỏa thuận được về việc giải quyết tranh chấp và về cơ quan giải quyết tranh chấp, các bênliên quan có thể khởi kiện trước cơ quan pháp luật.

CHƯƠNG V

THÔNG TIN, BÁO CÁO VÀ BẢO MẬT THÔNG TIN

Điều 31.Thông tin.

1.Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có nghĩa vụ thông tin định kỳ cho chủ tàikhoản về số dư và giao dịch thanh toán trên tài khoản của chủ tài khoản.

2.Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có thể cung cấp thông tin đột xuất theo yêucầu của chủ tài khoản.

Điều 32.Báo cáo.

1.Định kỳ hàng tháng, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán báo cáo về hoạt độngthanh toán theo các chỉ tiêu do Ngân hàng Nhà nước quy định.

2.Ngoài các báo cáo định kỳ, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có nghĩa vụ báocáo theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước để phục vụ cho các mục tiêu quản lý nhànước về hoạt động thanh toán.

Điều 33.Bảo mật thông tin.

Việcgiữ bí mật, lưu trữ và cung cấp các thông tin liên quan đến tiền gửi của ngườisử dụng dịch vụ thanh toán tại tổ chức cung ứng địch vụ thanh toán thực hiệntheo quy định của pháp luật.

CHƯƠNG VI

VI PHẠM VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 34.Xử lý vi phạm.

1.Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định tróng Quy chế này tùy theo tính chất, mứcđộ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính theo quy định của pháp luậthoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2.Tổ chức cung ứng dịch vụ thanhtoán vi phạm có thể bị Ngân hàng Nhà nước đình chỉ hoặc thu hồi giấy phép hoạtđộng thanh toán.

3.Người sử dụng dịch vụ thanh toán vi phạm có thể bị Ngân hàng Nhà nước, tổ chứccung ứng dịch vụ thanh toán đình chỉ tạm thời hoặc vĩnh viễn quyền sử dụng dịchvụ thanh toán theo quy định của pháp luật.

CHƯƠNG VII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 35:Trách nhiệm thi hành.

TổngGiám đốc (Giám đốc) các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chịu trách nhiệm hướngdẫn cụ thể nghiệp vụ thanh toán cho các đơn vị trực thuộc và phổ biến cho ngườisử dụng dịch vụ thanh toán biết.

Thanhtra Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện Quy chế này đốivới các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

Điều 36.Sửa đổi, bổ sung.

Việcsửa đổi, bổ sung Quy chế này thuộc thẩm quyền của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước./.

 

KT. THỐNG ĐỐC
Phó Thống đốc

(Đã ký)

 

Dương Thu Hương

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.