• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 04/09/2002
  • Ngày hết hiệu lực: 09/08/2007
BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
Số: 65/2002/QĐ-BKHCNMT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thừa Thiên Huế, ngày 19 tháng 8 năm 2002

QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG

BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG

Về việc ban hành Danh mục phương tiện đo phải kiểm địnhvà việc đăng ký kiểm định.

 

BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG

Căn cứ Pháp lệnh Đo lường ngày 06 tháng 10 năm 1999;

Căn cứ Nghị định số 22/CP ngày 22 tháng 5 năm 1993 của Chính phủ về nhiệm vụ,quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường;

Căn cứ Điều 12 Nghị định số 06/2002/NĐ-CP ngày 14 tháng 1 năm 2002của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Đo lường;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chấtlượng,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.Ban hành kèm theo Quyết định này Danh mục phương tiện đo phải kiểm định và việcđăng ký kiểm định.

Điều 2.Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng chịu trách nhiệm hướng dẫn và kiểm traviệc thi hành Quyết định này.

Điều 3.Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký và thay thếQuyết định số 2537/1998/QĐ-BKHCNMT ngày 31 tháng 12 năm 1998 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trườngvề việc ban hành Danh mục phương tiện đo phải được kiểm định nhà nước.

Điều 4.Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, các Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượngvà các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết địnhnày./.

 

DANH MỤC PHƯƠNG TIỆN ĐO PHẢI KIỂM ĐỊNH VÀ VIỆC ĐĂNG KÝKIỂM ĐỊNH

(Ban hành kèm theo Quyết định số 65/2002/QĐ-BKHCNMTngày 19/8/2002

của Bộ trưởngBộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường).

1. Danh mục phương tiện đo phải kiểm định:

1.1.Phương tiện đo sử dụng vào mục đích định lượng hàng hoá, dịch vụ trong mua bánvà thanh toán; phương tiện đo liên quan trực tiếp đến việc đảm bảo an toàn, bảovệ sức khỏe và môi trường quy định trong bảng sau đây:

 

Mã số

 

Tên phương tiện đo

 

Chu kỳ kiểm định theo mục đích sử dụng

Định lượng hàng hoá hay dịch vụ

An toàn, sức khoẻ, môi trường

 (1)

(2)

(3)

(4)

1

Độ dài

 

 

1.1

Thước thương nghiệp

Chỉ kiểm định ban đầu

 

 

 

(KĐBĐ)

 

1.2

Thước cuộn

KĐBĐ

 

1.3

Taximet

1 năm

 

2

Khối lượng

 

 

2.1

Cân phân tích, cân kỹ thuật

1 năm

 

2.2

Cân thông dụng

 

 

2.2.1

Cân bàn

1 năm

 

2.2.2

Cân đĩa

1 năm

 

2.2.3

Cân đồng hồ lò xo

1 năm

 

2.2.4

Cân treo

1 năm

 

2.3

Cân ôtô

1 năm

 

2.4

Cân toà hoả tĩnh

1 năm

 

2.5

Cân tàu hoả động

2 năm

 

2.6

Cân kiểm tra quá tải

 

1 năm

2.7

Cân băng tải

1 năm

 

2.8

Quả cân

1 năm

 

3

Dung tích - Lưu lượng

 

 

3.1

Phương tiện đo dung tích thông dụng (ca đong, bình đong, thùng đong, chum đong)

 

 

3.1.1

Đến 20 lít bằng thuỷ tinh

KĐBĐ

 

3.1.2

Đến 20 lít bằng kim loại, nhựa

2 năm

 

3.1.3

Trên 20 lít đến 500 lít

2 năm

 

3.2

Phương tiện đo dung tích thuỷ tinh thí nghiệm (ống đong chia độ, buret, pipet...)

 

KĐBĐ

3.3

Bể đong cố định:

 

 

3.3.1

Bể trụ nằm ngang

5 năm

 

3.3.2

Bể trụ đứng

5 năm

 

3.4

Xi téc ôtô

1 năm

 

3.5

Cột đo nhiên liệu

1 năm

 

3.6

Đồng hồ nước lạnh

5 năm

 

3.7

Đồng hồ xăng dầu

1 năm

 

4

Áp xuất

 

 

4.1

Áp kế

 

1 năm

4.2

Huyết áp kế

 

1 năm

5

Nhiệt độ

 

 

5.1

Nhiệt kế:

2 năm

 

5.2

Nhiệt kế y học:

 

 

5.2.1

Kiểu thuỷ tinh - thuỷ ngân

 

KĐBĐ

5.2.2

Kiểu điện tử

 

1 năm

6

Hoá lý

 

 

6.1

Máy đo độ ẩm hạt

1 năm

 

6.2

Máy đo độ pH

 

1 năm

6.3

Tỷ trọng kế

1 năm

 

6.4

Phương tiện đo độ ẩm không khí

 

1 năm

6.5

Máy đo độ ồn

 

1 năm

6.6

Máy đo độ cồn trong hơi thở

 

1 năm

7

Điện - Điện từ

 

 

7.1

Công tơ điện 1 pha

5 năm

 

7.2

Công tơ điện 3 pha

2 năm

 

7.3

Máy biến dòng đo lường (TI)

5 năm

 

7.4

Máy biến áp đo lường (TU)

5 năm

 

7.5

Máy đo điện trở cách điện (mêgômet)

 

1 năm

7.6

Máy đo điện trở tiếp đất (terômet)

 

1 năm

7.7

Máy đo điện tim

 

2 năm

7.8

Máy đo điện não

 

2 năm

7.9

Máy đo tốc độ xe cơ giới

 

1 năm

8

Bức xạ

 

 

8.1

Máy xạ trị

 

2 năm

8.2

Máy X - quang y tế

 

2 năm

8.3

Máy chụp cắt lớp vi tính dùng trong y tế

 

2 năm

1.2.Chuẩn dùng để kiểm định phương tiện đo trong bảng trên phải được kiểm định. Chukỳ kiểm định theo Quy trình kiểm định chuẩn do Tổng cục Tiêu chuẩn đo lườngchất lượng ban hành.

13. Phương tiện đo không thuộc bảng trên, nếu dùng vào việc giám định tư pháp vàcác hoạt động công vụ khác của Nhà nước phải được kiểm định theo từng trườnghợp cụ thể. Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng có trách nhiệm tổ chức thựchiện công việc này theo yêu cầu của cơ quan nhà nước liên quan.

2. Đăng ký kiểm định phương tiện đo.

2.1.Quy định chung.

2.1.1.Đối tượng phải đăng ký kiểm định.

Tổchức, cá nhân (gọi chung là cơ sở) sản xuất, sửa chữa, nhập khẩu và sử dụng phươngtiện đo thuộc danh mục phải kiểm định thực hiện đăng ký kiểm định với tổ chứckiểm định có thẩm quyền theo quy định sau:

a)Cơ sở sản xuất, nhập khẩu phươngtiện đo phải đăng ký kiểm định ban đầu;

b)Cơ sở sử dụng phương tiện đo phải đăng ký kiểm định định kỳ;

c)Cơ sở sửa chữa phương tiện đo phảiđăng ký kiểm định bất thường.

2.1.2.Đối với những phương tiện đo mới sản xuất, nhập khẩu hoặc sau sửa chữa chỉ cóthể kiểm định được khi ởvị trí lắp đặt vậnhành thì cơ sở sử dụng phương tiện đo tiến hành đăng ký kiểm định ban đầu hoặcbất thường với tổ chức được kiểm định loại phương tiện đo này.

2.1.3.Theo khả năng kiểm định đã được công nhận hoặc ủy quyền của các tổ chức kiểmđịnh, cơ sở có thể lựa chọn nơi đăng ký kiểm định thuận tiện nhất cho việc kinhdoanh, sản xuất và sử dụng của mình.

2.1.4.Tổ chức kiểm định có trách nhiệmtiếp nhận và đáp ứng các yêu cầu về kiểm định phương tiện đo của cơ sở phù hợpkhả năng kiểm định đã được công nhận hoặc ủy quyền. Trường hợp, có những phươngtiện đo vượt quá khả năng kiểm định của mình, tổ chức kiểm định hướng dẫn cơ sởđến đăng ký ở một tổ chức kiểm định gần nhấtcó khả năng kiểm định được những phương tiện đo này.

2.1.5.Tổ chức kiểm định có trách nhiệmthu và quản lý phí kiểm định theo quy định hiện hành.

2.2.Thể thức đăng ký.

2.2.1.Khi có nhu cầu kiểm định với số lượng lớn, cơ sở phải gửi bản đăng ký kiểm địnhphương tiện đo tới tổ chức kiểm định (mẫu bản đăng ký theo Phụ lục).

Chậmnhất là 10 ngày kể từ ngày nhận được bản đăng ký kiểm định của cơ sở, tổ chứckiểm định phải thông báo cho cơ sở biết kế hoạch cụ thể thực hiện việc kiểmđịnh này và các công việc mà cơ sở xin kiểm định cần chuẩn bị.

2.2.2.Trường hợp nhu cầu kiểm định là đơn chiếc và đơn giản, cơ sở có thể thông báocho tổ chức kiểm định biết trước khi mang phương tiện đo đến mà không cần đăngký trước. Tổ chức kiểm định có trách nhiệm đáp ứng nhu cầu này phù hợp với khảnăng và kế hoạch kiểm định của mình./.

 

     Phụ lục

TÊN CƠ SỞ

Số: .............

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

......... ngày........ tháng........ năm........

Kính gửi: ................... (Tên tổ chức kiểm định)........

BẢN ĐĂNG KÝ

KIỂM ĐỊNH PHƯƠNG TIỆN ĐO

1.Tên cơ sở đăng ký kiểm định: ..........................

Địachỉ:

SốĐiện thoại:

Fax:

2.Xin đăng ký kiểm định các phương tiện đo sau đây:

Số

thứ

tự

Phương tiện đo cần kiểm định

Các yêu cầu về kiểm định

Tên phương

tiện đo

Phạm vi đo

Cấp/độ

chính xác

Số lượng

kiểm định

Chế độ kiểm

định

Thời gian

kiểm định

Nơi kiểm

định

1

2

 

 

 

 

 

 

 

Thủ trưởng cơ sở đăng ký kiểmđịnh

(Ký tên, đóng dấu)

Nơinhận:

Nhưtrên;

Lưu.

Ghichú:.

Cột"Cấp/độ chính xác" ghi cấp chính xác hoặc đặc trưng cho độ chính xác(sai số cho phép, giá trị độ chia, độ không đảm bảo đo,...).

Cột"Chế độ kiểm định" ghi rõ chế độ kiểm định ban đầu, định kỳ, hay bấtthường.

Cột"Nơi kiểm định" ghi rõ đề nghị được kiểm định tại tổ chức kiểm địnhhay tại cơ sở (kiểm định tại chỗ).

 

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Bùi Mạnh Hải

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.