• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 30/05/2002
  • Ngày hết hiệu lực: 27/07/2007
BỘ Y TẾ
Số: 05/2002/TT-BYT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thừa Thiên Huế, ngày 30 tháng 5 năm 2002

THÔNG TƯ

Hướng dẫn xét tặng danh hiệu

 Thầy thuốc Nhândân và Thầy thuốc Ưu tú lần thứ VI.

 

Thihành Pháp lệnh ngày 30 tháng 5 năm 1985 của Hội đồng Nhà nước quy định danhhiệu vinh dự Nhà nước để tặng các nghệ sĩ, thầy giáo, thầy thuốc và Nghị địnhsố 05/HĐBT ngày 09/1/1987 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thi hành Pháp lệnh của Hội đồngNhà nước quy định các danh hiệu vinh dự Nhà nước để tặng các thầy thuốc, Thôngbáo của Văn phòng Chủ tịch nước số 178/CV-CN ngày 25/6/1996 về việc Chủ tịch nướcđồng ý xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân và Thầy thuốc Ưu tú cho các dược sĩ công táctại bệnh viện và trên cơ sở đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm của đợt phongtặng danh hiệu lần thứ nhất, lần thứ hai và lần thứ ba, lần thứ tư, thứ năm, BộY tế hướng dẫn việc xét tặng danhhiệu Thầy thuốc Nhân dân và Thầy thuốc Ưu tú lần thứ VI như sau:

 

I. ĐỐITƯỢNG

1.Các bác sĩ, y sĩ, thầy thuốc y học dân tộc (gọi chung là thầy thuốc) làm côngtác vệ sinh phòng bệnh, phòng chống dịch, khám chữa bệnh, nghiên cứu y học, quản lý ở tất cả các đơn vị chuyên môn kỹthuật y tế từ Trung ương đến địa phương và y tế các ngành.

2.Dược sĩ đại học và dược sĩ trung học (gọi chung là dược sĩ) đã và đang công táctại các bệnh viện.

3.Các thầy thuốc và dược sĩ ở cáccơ quan quản lý trong ngành y tế mà trước đó đã có đủ thời gian trực tiếp làmchuyên môn kỹ thuật y tế đối với thầy thuốc và có đủ thời gian công tác tạibệnh viện đối với dược sĩ (cụ thể là tối thiểu phải đủ 10 năm trong 15 năm côngtác đối với Thầy thuốc Nhân dân và đủ 7 năm trong 10 năm đối với Thầy thuốc Ưu tú).

Cácthầy thuốc mà nhiệm vụ chính là làm công tác đào tạo tại các trường y tế khôngthuộc đối tượng xét tặng danh hiệu Thầy thuốc mà thuộc đối tượng xét tặng danhhiệu Nhà giáo.

Mỗicá nhân chỉ được xét tặng một trong ba danh hiệu vinh dự của Nhà nước (danhhiệu Nghệ sĩ, Nhà giáo, Thầy thuốc).

II. TIÊUCHUẨN

A. THẦY THUỐC NHÂN DÂN

1. Đạo đức: Trung thành với Tổ quốc,với chủ nghĩa xã hội, thiết tha yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao, giàulòng nhân ái, hết lòng vì người bệnh, vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏenhân dân theo lời Bác Hồdạy "Lương ynhư từ mẫu". Khiêm tốn học hỏi, trung thực, đoàn kết và tận tình giúp đỡđồng nghiệp, bồi dưỡng thế hệ trẻ. Tôn trọng luật pháp, luôn là tấm gương sángtrong ngành về nếp sống, tác phong và phẩm chất đạo đức và y đức.

2. Tài năng và cống hiến cho sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏenhân dân:

Đạtthành tích xuất sắc trong nhiều năm, nâng cao được chất lượng, hiệu quả công việc thuộc lĩnh vực mình phụtrách, được đồng nghiệp và các cấp quản lý thừa nhận, đánh giá cao.

nhiều đóng góp lớn xây dựng đơnvị và ngành về các mặt: phát triển chuyên môn kỹ thuật bồi dưỡng đào tạo cán bộxây dựng đội ngũ cán bộ kỹ thuật y dược, cải tiến tổ chức quản lý, góp phầnnâng cao chất lượng chuyên môn và hiệu quả phục vụ.

Cócông trình nghiên cứu khoa học, sáng kiến hay ứng dụng tiến bộ khoa học kỹthuật có giá trị về y dược học hiện đại hoặc y dược học cổ truyền dân tộc đã đượcáp dụng rộng rãi, mang lại hiệu quả cao trong công tác chăm sóc và bảo vệ sứckhỏe nhân dân. Các công trình nghiên cứu khoa học, sáng kiến phải được Hội đồngkhoa học cấp Bộ trở lên công nhận, xếp hạngcao.

3. Thời gian trực tiếp làm chuyên môn kỹ thuật y tế.

Thựchiện Điều 2 của Nghị định số 05/HĐBT ngày 09/1/1987 của Hội đồng Bộ trưởng (naylà Chính phủ) đã quy định cụ thể đối với Thầy thuốc Nhân dân là:

Thờigian trực tiếp làm chuyên môn kỹ thuật trong ngành ít nhất là 15 năm.

Đốivới cán bộ làm công tác quản lý y tế thì phải có thời gian làm công tácchuyên môn kỹ thuật ít nhất là 10 năm trong số 15 năm công tác.

Đốivới những người làm công tác chuyên môn kỹ thuật ở vùng sâu, vùng xa, biên giới,hải đảo; người làm công việc độc hại, dễ bị lây nhiễm thì được giảm 5 năm.

Đốivới dược sĩ, thời gian công tác dược tại bệnh viện được tính là thời gian trựctiếp làm chuyên môn kỹ thuật y tế.

Tómlại Thầy thuốc Nhân dân là người thầy thuốc có phẩm chất đạo đức mẫu mực, trong sáng, có tài năng xuất sắc vàcống hiến lớn cho sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, thực sự làtấm gương sáng, được đồng nghiệp và nhân dân tin cẩn, kính trọng, có uy tínrộng rãi trong ngành và trong xã hội.

B. THẦY THUỐC ƯU TÚ

1. Đạo đức: (như Thầy thuốc Nhân dân).

2. Tài năng và cống hiến cho sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏenhân dân:

Đạtthành tích xuất sắc nhiều năm, nâng cao được chất lượng, hiệu quả công việcthuộc lĩnh vực mình phụ trách, được đồng nghiệp và cấp quản lý trực tiếp thừanhận.

Cónhiều đóng góp tích cực xây dựng đơn vị và ngành về các mặt: phát triển chuyênmôn kỹ thuật, bồi dưỡng đào tạo cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ kỹ thuật y dược,cải tiến tổ chức quản lý, do đó nâng cao được chất lượng chuyên môn và hiệu quảphục vụ.

Cóđề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật hoặcgiải pháp hữu ích có giá trị thuộc y dược học hiện đại hay y dược học cổ truyềndân tộc được ứng dụng rộng rãi, có hiệu quả thiết thực ở đơn vị, địa phương.

Cácđề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến này phải được Hội đồng khoa học của đơnvị trực thuộc Bộ, của Sở Y tếhoặc bệnh viện tỉnh công nhận, xếp hạng cao.

3. Thời gian trực tiếp làm chuyên môn kỹ thuật y tế.

Thựchiện như Điều 2 của Nghị định số 05/HĐBT ngày 09/11/1987 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đãquy định. Cụ thể đối với Thầy thuốc Ưu tú là:

Thờigian trực tiếp làm chuyên môn kỹ thuật trong ngành ít nhất là 10 năm.

Đốivới cán bộ làm công tác quản lý y tế thì phải có thời gian làm công tác chuyênmôn kỹ thuật ít nhất là 7 năm trong số 10 năm công tác.

Đốivới những người làm công tác chuyên môn kỹ thuật ở vùng sâu, vùng xa, biên giới,hải đảo; người làm công việc độc hại, dễ bị lây nhiễm thì được giảm 3 năm.

Đốivới dược sĩ, thời gian công tác dược tại bệnh viện được tính là thời gian trựctiếp làm chuyên môn kỹ thuật y tế.

Tómlại: Danh hiệu Thầy thuốc Ưu túlà thầy thuốc có phẩm chất đạo đức mẫu mực, trong sáng, có tài năng và thànhtích trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, được bệnh nhân, đồngnghiệp và nhân dân tin tưởng, quý mến.

C. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC XÉT CHỌN THẦY THUỐC NHÂN DÂN VÀTHẦY THUỐC ƯU TÚ

1.Mỗi cá nhân chỉ được tặng một trong ba danh hiệu vinh dự của Nhà nước. Nhưngmỗi danh hiệu đó có thể xét từ danh liệu Ưu tú lên danh hiệu Nhân dân nếu đủ tiêu chuẩn và điều kiện. Do vậyngười đạt danh hiệu Thầy thuốc Ưu túqua quá trình phấn đấu có thể được xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân nếuđạt tiêu chuẩn. Thời gian tối thiểu để được đưa ra xét tặng danh liệu Thầythuốc Nhân dân kể từ khi được tặng danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú lần trước đến thời giancông bố lần sau là 6 năm.

2.Tiêu chuẩn hàng đầu phải là phẩm chất đạo đức, tài năng nghề nghiệp và quátrình cống hiến cho ngành là tiêu chuẩn rất quan trọng. Tiêu chuẩn về thời giantrực tiếp làm chuyên môn kỹ thuậty tế chỉ là tiêu chuẩn để được vào diện xét chứ không phải là tiêu chuẩn quyếtđịnh trong việc xét chọn.

Cácđơn vị, địa phương cần đảm bảo nguyên tắc chặt chẽ, vận dụng các tiêu chuẩn đểxét chọn được những thầy thuốc có đức, có tài, có uy tín tiêu biểu cho ngành đểđề nghị xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú.

3.Việc xét tặng danh hiệu Thầy thuốc phải quan tâm trước hết đối với thầy thuốctrực tiếp làm chuyên môn kỹ thuật y tế: khám chữa bệnh, y học dự phòng, y tếcộng đồng, nghiên cứu khoa học y dược học.

4.Những người đang xem xét kỷ luật và đang trong thời gian bị kỷ luật không thuộcđối tượng xét chọn đanh hiệu Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú.

5.Đối với các thầy thuốc hiện đang công tác ở các cơ quan quản lý y tế, nếu có đủtiêu chuẩn như quy định trong Thông tư thì:

Cóthể tham gia bình xét tại cơ sở trực tiếp công tác trước khi làm công tác quảnlý hoặc tham gia bình xét tại văn phòng Sở Y tế hoặc văn phòng cơ quan các Bộ.

Trongthời gian làm công tác quản lý vẫn phát huy được các thành tích đã đạt được,đồng thời phải có những đóng góp có hiệu quả trong công tác quản lý, góp phầnxứng đáng vào sự phát triển và xây dựng ngành y tế, được cơ quan và quần chúngtín nhiệm cao.

6.Việc xét chọn phải căn cứ vào các tiêu chuẩn là chủ yếu, nhưng cần vận dụng hợplý đối với cán bộ có quá trình tham gia chống Pháp, chống Mỹ, cán bộ nữ, cán bộdân tộc ít người, cán bộ công tác ở vùng sâu, vùng xa, cán bộ trực tiếp làm chuyên môn kỹ thuật phục vụở chiến trường B, C, K, đã cónhiều đóng góp tích cực và có hiệu quả trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏenhân dân.

III. THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG XÉT TẶNG DANH HIỆU THẦY THUỐCNHÂN DÂN VÀ THẦY THUỐC ƯU TÚ CÁC CẤP (GỌI TẮT LÀ HỘI ĐỒNG XÉT TẶNG DANH HIỆUTHẦY THUỐC)

A. NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG CÁC CẤP

1.Chỉ đạo và đôn đốc việc xét tặng danh hiệu Thầy thuốc ở các Bộ, đơn vị, địa phương đảmbảo chất lượng, thời gian và theo đúng các văn bản quy định của Nhà nước, Chínhphủ và Bộ Y tế.

2.Hội đồng có nhiệm vụ xét chọn và đề nghị lên Hội đồng cấp trên danh sách nhữngcá nhân đủ tiêu chuẩn đạt danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú.

3.Hội đồng làm việc theo nguyên tắc dân chủ, tập thể và bầu phiếu kín. Phải có ítnhất 2/3 tổng số thành viên Hội đồng dự họp thì phiên họp mới hợp lệ. Chỉ nhữngcá nhân đạt ít nhất 2/3 số phiếu tín nhiệm của tổng số các thành viên Hội đồngtheo quyết định mới được đề nghị lên Hội đồng cấp trên xem xét.

B. THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG CÁC CẤP

1. Hội đồng Trung ương:

Đượcthành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Bộ trưởng Bộ Y tế là Chủ tịch Hội đồng Trung ương.

2. Hội đồng cấp Bộ của các Bộ, cơ quan ngang Bộ:

Cótừ 9 đến 15 thành viên do Bộ trưởng ra quyết định thành lập. Hội đồng gồm có:

Mộtđồng chí lãnh đạo Bộ làChủ tịch Hội đồng, Chủ tịch Công đoàn ngành là Phó chủ tịch (nếu Bộ nào không có công đoàn ngànhdọc thì Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ là Phó chủ tịch), các ủy viên là Vụ trưởngmột số vụ chức năng, đồng chí phụ trách y tế ngành, Chủ tịch Hội đồng khoa họcBộ, một số Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú (nếu có) hoặc các thầy thuốc, dược sĩ có năng lực và uy tínđại diện cho các hệ nội, ngoại, y học dự phòng, y học cổ truyền dân tộc, dược....

3. Hội đồng ở cấp tỉnh, thành phố (Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương):

Mỗitỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập một Hội đồng cấp tỉnh, có từ 9đến 15 thành viên do Giám đốc Sở Y tế đề nghị và đồng chí Chủ tịch hoặc Phó chủtịch y ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương ra quyết định thành lập.

Hộiđồng gồm có: đồng chí Giám đốc Sở Y tế là Chủ tịch Hội đồng. Chủ tịch Công đoàn ngành y tế địa phươnglà Phó chủ tịch. Các ủy viên là: Các Phó giám đốc Sở Y tế phụ trách chuyên ngành y, dược,Trưởng Phòng tổ chức cán bộ, Trưởng Phòng Nghiệpvụ y và dược của Sở, Chủ tịch Hội đồng khoa học của Sở, Chủ tịch Hội Y học cổ truyền dân tộc của tỉnh,Giám đốc bệnh viện đa khoa tỉnh, các thầy thuốc và dược sĩ có năng lực và uytín đại diện cho các hệ nội, ngoại, y học dự phòng y học cổ truyền dân tộc, dược....

4. Hội đồng ở các đơn vị trực thuộc Bộ và Hội đồng cơ quan Bộ:

Cótừ 9 đến 15 thành viên do Thủ trưởng đơn vị ra quyết định thành lập.

Hộiđồng ở các đơn vị trực thuộc Bộ gồm có: Thủ trưởng đơn vị làChủ tịch Hội đồng. Chủ tịch Công đoàn đơn vị là Phó chủ tịch. Các ủy viên là:Trưởng Phòng Tổ chức cán bộ, Trưởng PhòngNghiệp vụ (hay y vụ), một số Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú (nếu có) hoặc các thầythuốc và dược sĩ có năng lực và uy tín đại diện cho các khoa, phòng trong đơnvị.

Hộiđồng cơ quan Bộ gồm có: Thủ trưởng cơ quan làmChủ tịch Hội đồng, Chủ tịch công đoàn cơ quan là Phó chủ tịch. Các ủy viên là:Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, một số vụ trưởngcác vụ cục, một số Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú (nếu có) hoặc cáo thầythuốc và dược sĩ có năng lực, uy tín đại diện các vụ, cục trong cơ quan.

Tấtcả Hội đồng các cấp đều thành lập ban (hay tổ) thư ký để giúp việc Hội đồng doChủ tịch Hội đồng ra quyết định. Nơi nào không thành lập Hội đồng (trungtâm y tế huyện, các đơn vị trực thuộc Sở Y tế) cũng cần thành lập Ban Chỉ đạo(gồm Đảng, chính quyền, công đoàn, tổ chức cán bộ) để tiến hành chỉ đạo việcxét tặng được chu đáo, kịp thời.

IV. QUY TRÌNH XÉT CHỌN DANH HIỆU THẦY THUỐC NHÂN DÂNVÀ THẦY THUỐC ƯU TÚ

Bước 1.Chuẩn bị và quán triệt văn bản xét tặng ở cấp cơ sở:

Họpliên tịch Đảng, chính quyền, công đoàn, đoàn thanh niên để quán triệt văn bản,xây dựng kế hoạch triển khai và thành lập Hội đồng xét tặng danh hiệu Thầythuốc ở đơn vị, địa phương.

Giámđốc Sở Y tế, Thủ trưởng đơn vị trựcthuộc Bộ có trách nhiệm tổ chức hướngdẫn các văn bản: Pháp lệnh ngày 30 tháng 5 năm 1985, Nghị định số 05/HĐBT ngày09/1/1987 và Thông tư của Bộ Y tế hướngdẫn xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân và Thầy thuốc Ưu tú lần thứ VI đến toàn thể cán bộ, công chứcy tế thuộc đơn vị, địa phương mình quản lý:

Bước 2.Đề cử của quần chúng:

Saukhi đã nghiên cứu, thảo luận và nắm vững các văn bản quy định xét tặng, lãnhđạo đơn vị tổ chức họp cán bộ công nhân viên, đối chiếu các tiêu chuẩn vớithành tích từng cá nhân để đề cử những người xứng đáng đạt danh hiệu ở đơn vị, địa phương mình.

Từngđơn vị, địa phương phải lập danh sách những người được đề cử, kèm theo bản tómtắt thành tích từng người để niêm yết công khai.

Nếucó điều kiện, có thể tổ chức cho những người được đề cử báo cáo thành tích cánhân trước cán bộ công nhân viên toàn đơn vị.

Bước 3.Bầu phiếu kín trong hội nghị các thầy thuốc cơ sở:

các đơn vị trựcthuộc Bộ, mỗi đơn vị là một đơn vị bầu.

các tỉnh thành phốtrực thuộc Trung ương, các đơn vị bầu được quy định như sau:

Mỗibệnh viện đa khoa hoặc chuyên khoa tỉnh là một đơn vị bầu.

Vănphòng Sở Y tế bao gồm: Văn phòng Sở Y tế, các trạm, trung tâm, đơn vịy tế trực thuộc Sở Ytế, các Ủy ban, các hội về lĩnh vực y tếtrực thuộc y ban nhân dân tỉnh, thành phốlà một đơn vị bầu.

Trungtâm y tế huyện, quận bao gồm: bệnh viện huyện, quận, các đội và đơn vị thuộctrung tâm y tế, các trạm y tế xã, phường là một đơn vị bầu.

Ngườiđược tham gia bầu là: các thầy thuốc (bác sĩ, y sĩ, thầy thuốc y học dân tộc),dược sĩ và các cán bộ đại học khác cùng đơn vị công tác.

Kếtquả bầu phiếu kín chỉ có giá trị khi có trên 2/3 số người trong diện tham giabầu. Chỉ những Thầy thuốc nào đạt ít nhất 60% số phiếu tín nhiệm trên tổng sốngười tham gia bầu mới được đề nghị đưa ra xem xét tại Hội đồng cấp cơ sở.

Saukhi kiểm phiếu, Ban Chỉ đạo phải niêm yết hoặc thông báo công khai danh sáchnhững người đạt số phiếu tín nhiệm trong toàn đơn vị, để cán bộ công nhân viên biếtvà góp ý kiến; Hồ sơ của những thầy thuốc đạt được số phiếu 60% trở lên, Ban thưký tổng hợp và trình lên hội đồng cấp cơ sở xem xét theo quy định.

Bước 4.Xét tặng danh hiệu thầy thuốc tại các Hội đồng.

Tạicác Hội đồng cấp cơ sở (Hội đồng cấp tỉnh hoặc Hội đồng ở các đơn vị trực thuộcBộ):

Saukhi nghiên cứu kỹ các báo cáo thành tích cá nhân, đối chiếu với tiêu chuẩn xéttặng và được nghe ý kiến phản ánh của quần chúng, của các phòng chức năng, côngđoàn, thanh tra, nếu có đơn thư khiếu nại, tố cáo thì phải giải quyết ngay trướckhi đưa ra Hội đồng xem xét. Hội đồng họp thảo luận và bầu phiếu kín. Chỉ nhữngngười đạt được 2/3 trở lên số phiếu của tổng số thành viên Hội đồng (theo quyếtđịnh thành lập Hội đồng) thì mới lập danh sách gửi lên cấp Bộ.

Danhsách những người đạt số phiếu tín nhiệm Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú phải được niêm yết hoặcthông báo công khai trong toàn đơn vị, địa phương. Sau khi lấy ý kiến quầnchúng, Hội đồng cấp cơ sở họp lần cuối cùng để quyết định lập danh sách đề nghịlên Hội đồng cấp Bộ.

Danhsách đề nghị xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân và Thầy thuốc Ưu tú của các địa phương, đơn vịtrực thuộc Bộ phải có ý kiến đồng ý của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung Trung ương sở tại (ký tên, đóng dấu) trước khi gửi lên Hộiđồng cấp Bộ.

TạiHội đồng cấp Bộ:

Saukhi nghiên cứu danh sách đề nghị của các địa phương, các đơn vị trực thuộc Bộ,Hội đồng cấp Bộ họp thảo luận, xem xét và bầuphiếu kín. Chỉ những người đạt được 2/3 trở lên số phiếu bầu của tổng số thànhviên Hội đồng (theo quyết định thành lập Hội đồng) thì mới lập danh sách gửilên Hội đồng cấp Trung ương.

Danhsách những người đạt số phiếu tín nhiệm Thầy thuốc Nhân dân và Thầy thuốc Ưu tú phải được thông báo trởlại với Hội đồng cấp cơ sở. Sau khi đã nghe ý kiến phản ánh của các đơn vị, địaphương, Hội đồng họp lần cuối để quyết định lập danh sách đề nghị lên Hội đồngtrung ương.

Tấtcả những trường hợp đã tham gia bình xét nhưng không đạt hoặc không được đềnghị lên Hội đồng cấp trên, nếu xét tại cấp nào thì cấp đó phải có trách nhiệmthông báo và giải thích lý do cho đương sự để biết. Tránh đơn thư gửi lên cấptrên.

V. HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG DANH HIỆU THẦY THUỐC NHÂNDÂN VÀ THẦY THUỐC ƯU TÚ

A. Hồ sơ cá nhân (mỗi mẫu nộp về Bộ 2 bản).

1.Bản thành tích cá nhân (mẫu 1)* không quá 3 trang đánh máy, có xác nhận của Thủtrưởng trực tiếp (ký tên, đóng dấu).

2.Bản thành tích nghiên cứu khoa học, sáng kiến (mẫu 2)* có xác nhận của Thủ trưởngđơn vị, địa phương (ký tên, đóng dấu).

B. Hồsơ đề nghịcủa Hội đồng cấp dưới (mỗi mẫu nộp về Bộ 2bản).

1.Tờ trình lên Hội đồng cấp trên(Mẫu 3)*.

2.Báo cáo về quy trình xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân và Thầy thuốc Ưu tú của Bộ, ngành, đơn vị, địaphương.

3.Danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân và Thầy thuốc Ưu tú (Mẫu 4)*.

4.Quyết định thành lập Hội đồng.

5.Biên bản bầu phiếu của Hội đồng (Mẫu 5)*

6.Biên bản bầu phiếu của quần chúng.

VI. THỜI GIAN TIẾN HÀNH

Đểkịp trình Chính phủ và Chủ tịch nước ra quyết định phong tặng danh hiệu Thầythuốc Nhân dân và Thầy thuốc Ưu túvào dịp kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam ngày 27 tháng 2 năm 2003, Bộ Y tế đề nghị các Bộ, ngành, đơnvị, địa phương tiến hành xem xét khẩn trương, đảm bảo thời gian quy định nhưsau:

Ngày31 tháng 7 năm 2002 là thời hạn cuối cùng để Hội đồng cấp tỉnh và Hội đồng cácđơn vị trực thuộc Bộnộp hồ sơ lên Hộiđồng cấp Bộ.

Ngày31 tháng 8 năm 2002 là thời hạn cuối cùng để Hội đồng cấp Bộ nộp hồ sơ lên Hội đồng Trung ương.

Thôngtư này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Thông tư số 10/2000/TT-BYT ngày12/5/2000. Nhận được Thông tư này, các đơn vị, địa phương, Bộ, ngành phải tổchức triển khai thực hiện ngay. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướngmắc thì liên hệ với Bộ Ytế (Vụ Pháp chế -là cơ quan thường trực của Hội đồng xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân,Thầy thuốc Ưu tú cấp Bộ và cấp Trung ương. Điện thoại:04.8464407 hoặc 04.8464416 xin số 202) để kịp hướng dẫn cách giải quyết./.

 

Bộ trưởng

(Đã ký)

 

Đỗ Nguyên Phương

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.