• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 26/06/2001
  • Ngày hết hiệu lực: 03/05/2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số: 22/2001/QĐ-BGDĐT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thừa Thiên Huế, ngày 26 tháng 6 năm 2001

QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Quy định về đào tạo để cấp bằng tốt nghiệp đại học thứhai

 

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ,quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, của cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 29/CP ngày 30/3/1994 của Chính phủ qui định vềnhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Đại học,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Những quy định chung

1.Văn bằng đại học thứ hai là văn bằng cấp cho những người đã có ít nhất một bằngtốt nghiệp đại học, sau khi hoàn thành đầy đủ chương trình đào tạo đại học củangành đào tạo mới, có đủ điều kiện để công nhận và cấp bằng tốt nghiệp đại học.

2.Đào tạo để cấp bằng tốt nghiệp đại học thứ hai nhằm đáp ứng nhu cầu chuyển đổinghề nghiệp, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng và nâng cao tính thích ứng của nguồnnhân lực trước đòi hỏi ngày càng tăng của xã hội.

3.Đào tạo để cấp bằng tốt nghiệp đại học thứ hai được thực hiện theo các phươngthức giáo dục chính qui và không chính qui với các hệ và các hình thức học sau:

a.Hệ không chính qui: Học theo hình thức vừa làm vừa học (học tập trung khôngliên tục - hệ tại chức cũ), học từ xa, tự học có hướng dẫn.

b.Hệ chính qui: Học tập trung liên tục tại trường.

4.Người học bằng đại học thứ hai là nam giới trong độ tuổi gọi nhập ngũ khôngthuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình theo qui định tại khoản 1Điều 1 của Nghị định số 3- CP ngày 16-1-1995 của Chính phủ và Thông tư Liên BộQuốc phòng - Giáo dục và Đào tạo số 1144/TTLB-QP-GDĐT ngày 15- 6-1995.

Điều 2: Điều kiện để học bằng đại học thứ hai

1.Công dân Việt Nam có đủ sức khoẻ để học tập theo qui định tại Thông tư liên BộY tế - Đại học, Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề (nay là Bộ Giáo dục và Đàotạo) số 10/TTLB ngày 18-8-1989 và Công văn hướng dẫn số 2445/TS ngày 20-8-1990của Bộ Giáo dục và Đào tạo, không trong thời gian can án hoặc bị truy cứu tráchnhiệm hình sự, đã có bằng tốt nghiệp đại học được đăng ký dự tuyển học bằng đạihọc thứ hai.

2.Nộp đầy đủ và đúng hạn hồ sơ đăng ký dự tuyển theo qui định của trường. Mẫu hồsơ đăng ký dự tuyển bằng đại học thứ hai được qui định tại phụ lục kèm theoQuyết định này.

3.Đạt yêu cầu tuyển sinh theo qui định của trường.

Điều 3: Điều kiện để được đào tạo bằng đại học thứ hai

1.Việc đào tạo bằng đại học thứ hai chỉ được thực hiện ở những cơ sở đào tạo đượcphép của Bộ Giáo dục và Đào tạo (hoặc của Đại học Quốc gia, Đại học Huế, Đạihọc Thái Nguyên, Đại học Đà Nẵng đối với các trường đại học thành viên, cáckhoa trực thuộc) ở những ngành đã được phép đào tạo hệ chính qui sau khi có ítnhất hai khoá chính qui của ngành đó tốt nghiệp.

2.Cơ sở đào tạo phải có văn bản đề nghị với Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Vụ Đạihọc và Vụ Kế hoạch và Tài chính) và với Đại học Quốc gia, Đại học Huế, Đại họcThái Nguyên, Đại học Đà Nẵng (đối với các cơ sở đào tạo trực thuộc Đại học).Trong văn bản cần nêu rõ số lượng đào tạo bằng đại học thứ hai cho từng ngành,qui mô hệ chính qui đang đào tạo của ngành này; điều kiện bảo đảm chất lượngđào tạo như đội ngũ giảng viên (số lượng, trình độ, tỷ lệ sinh viên/1giảngviên), trang thiết bị, cơ sở vật chất, tài liệu giảng dạy và học tập.

3.Trên cơ sở đề nghị của các cơ sở đào tạo, chỉ tiêu đào tạo đại học hệ chính quihàng năm và các điều kiện bảo đảm chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ giaochỉ tiêu tuyển sinh đào tạo bằng đại học thứ hai cho các cơ sở có đủ điều kiện.(Các Đại học giao chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo bằng đại học thứ hai cho các trườngđại học thành viên và các khoa trực thuộc).

Điều 4: Tuyển sinh

1.Sau khi nhận chỉ tiêu đào tạo bằng đại học thứ hai, Hiệu trưởng xác định số lượngtuyển sinh bằng thứ hai cho từng ngành đào tạo của trường và thông báo kế hoạchtuyển sinh trên các phương tiện thông tin đại chúng chậm nhất là 2 tháng trướcthời điểm tuyển sinh.

2.Hình thức tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh

a.Việc miễn thi áp dụng đối với các trường hợp sau:

Ngườiđã có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính qui đăng ký vào học ngành đào tạo mới hệchính qui hoặc hệ không chính qui trong cùng nhóm ngành và tại chính trường màmình đã học và tốt nghiệp đại học.

Ngườiđã có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính qui các ngành đào tạo thuộc nhóm ngànhkhoa học tự nhiên đăng ký vào học ngành đào tạo mới hệ không chính qui thuộcnhóm ngành kỹ thuật, công nghệ, kinh tế, ngoại ngữ.

Ngườiđã có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính qui các ngành đào tạo thuộc nhóm ngànhkhoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ đăng ký vào học ngành đào tạo mới hệkhông chính qui thuộc nhóm ngành kinh tế, ngoại ngữ.

Trongtrường hợp số thí sinh đăng ký dự tuyển vượt quá chỉ tiêu đào tạo được giao thìHiệu trưởng cơ sở đào tạo tổ chức việc kiểm tra để tuyển đủ chỉ tiêu. Môn kiểmtra, nội dung, hình thức kiểm tra do Hiệu trưởng qui định và thông báo cho thísinh.

b.Hình thức thi

Nhữngngười không thuộc diện miễn thi nêu tại điểm a khoản 2 Điều này và những ngườiđăng ký học để lấy bằng đại học thứ hai hệ chính qui phải thi hai môn thuộc phầnkiến thức giáo dục đại cương của ngành đào tạo thứ hai.

Hiệutrưởng cơ sở đào tạo qui định môn thi, nội dung, hình thức thi và thông báo trướccho thí sinh.

Mọiqui định về ra đề, bảo mật đề thi, tổ chức thi, chấm thi vận dụng các qui địnhcủa Qui chế tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyênnghiệp hệ chính qui ban hành theo Quyết định số 05/1999/QĐ-BGD&ĐT ngày 23 -02 - 1999 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3.Đối với các ngành sư phạm, an ninh quốc phòng và các ngành đặc thù thuộc lĩnhvực văn hoá, nghệ thuật, thể dục thể thao, Hiệu trưởng cơ sở đào tạo qui địnhcụ thể điều kiện đăng ký dự tuyển, qui định về các môn thi, nội dung, hình thứcvà tổ chức tuyển sinh.

Điều 5. Chương trình đào tạo và bảo lưu kiến thức

1.Chương trình đào tạo bằng thứ hai đối với từng ngành đào tạo là chương trìnhđào tạo hệ chính qui của ngành học đó đang được thực hiện tại cơ sở đào tạo.

2.Người học phải học đủ các học phần có trong chương trình đào tạo của ngành thứhai mà khi học ngành thứ nhất chưa được học hoặc đã học nhưng chưa đủ khối lượngqui định.

3.Người học chỉ được bảo lưu kết quả học tập đối với những học phần trong chươngtrình đào tạo ngành thứ nhất có số đơn vị học trình tương đương hoặc lớn hơn sovới chương trình đào tạo của ngành mới và đạt từ 5 điểm trở lên.

4.Dựa vào kết quả học tập trên bảng điểm kèm theo bằng, Hiệu trưởng cơ sở đào tạoquyết định việc bảo lưu kiến thức, khối lượng kiến thức, các học phần và nộidung phải học đối với từng sinh viên.

Điều 6: Tổ chức đào tạo, đánh giá kết quả học tập, xét công nhậntốt nghiệp và cấp văn bằng

1.Hiệu trưởng các cơ sở đào tạo căn cứ vào số lượng người học, ngành đã học,ngành đăng ký sẽ học, hệ đào tạo, hình thức học bằng đại học thứ hai để tổ chứclớp học cho người học phù hợp.

2.Đào tạo để cấp bằng tốt nghiệp đại học thứ hai theo phương thức, hệ, hình thứchọc nào thì áp dụng các Qui chế hiện hành về tổ chức đào tạo, kiểm tra, thi vàcông nhận tốt nghiệp, cấp bằng tốt nghiệp đối với phương thức, hệ, và hình thứchọc đó như sau:

a.Người học theo hình thức vừa làm vừa học (hệ tại chức cũ), thực hiện các quiđịnh về thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, xét và công nhận tốt nghiệptheo Qui chế của hệ không chính qui; nếu đủ điều kiện tốt nghiệp được cấp bằngđại học thứ hai theo hình thức vừa làm vừa học (hệ tại chức cũ).

b.Người học theo hình thức từ xa, tự học có hướng dẫn, thực hiện các qui định vềkiểm tra, thi, và công nhận tốt nghiệp theo Qui chế đối với hình thức này; nếuđủ điều kiện công nhận tốt nghiệp được cấp bằng tốt nghiệp đại học theo hìnhthức học từ xa, tự học có hướng dẫn.

c.Người học theo hình thức tập trung liên tục tại trường, thực hiện đầy đủ cácqui định về thi tuyển sinh, học lý thuyết, thực hành, bài tập, làm đồ án, khoáluận, làm luận văn hoặc thi cuối khoá, thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tậptheo Qui chế của hệ chính qui; nếu đủ điều kiện xét và công nhận tốt nghiệp nhưhệ chính qui thì được cấp bằng tốt nghiệp đại học hệ chính qui.

3.Trong văn bằng tốt nghiệp ghi hình thức đào tạo, dưới dòng chữ Bằng tốt nghiệpđại học ghi trong ngoặc đơn dòng chữ: "Bằng thứ hai".

Điều 7: Báo cáo và quản lý hồ sơ học tập

1.Chậm nhất là một tháng sau khi hoàn tất công tác tuyển sinh, cơ sở đào tạo phảigửi báo cáo danh sách tuyển sinh, và một tháng sau khi kết thúc mỗi khoá học,gửi báo cáo danh sách sinh viên được cấp bằng tốt nghiệp về Bộ Giáo dục và Đàotạo và Bộ chủ quản để theo dõi.

2.Các trường đại học thành viên, các khoa trực thuộc của các Đại học Quốc gia,Đại học Huế, Đại học Thái Nguyên, Đại học Đà Nẵng gửi báo cáo về các Đại học màmình trực thuộc.

3.Hồ sơ theo dõi tuyển sinh, kết quả học tập, cấp bằng tốt nghiệp của ngườihọc bằng đại học thứ hai thuộc diện hồ sơ lưu trữ lâu dài tại cơ sở đào tạo.

Điều 8: Kinh phí đào tạo

1.Kinh phí đào tạo bằng đại học thứ hai do người học hoặc cơ quan cử người đi họcchịu trách nhiệm. Học phí thu được là nguồn ngân sách bổ sung của trường

2.Việc thu, sử dụng học phí thực hiện theo các qui định hiện hành của Nhà nước.

Điều 9: Điều khoản thi hành

1.Văn bản này áp dụng đối với khoá tuyển sinh từ năm học 2001 - 2002. Đối vớicác khoá đào tạo bằng đại học thứ hai thí điểm trước đây đã được Bộ Giáo dục vàĐào tạo cho phép được tiếp tục thực hiện cho đến kết thúc khoá học theo quiđịnh tại các văn bản đó.

2.Các Ông (bà) Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Đại học, Thủ trưởng các đơn vịcó liên quan thuộc Bộ, Giám đốc các đại học, Hiệu trưởng các trường đại họcchịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Vũ Ngọc Hải

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.