• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 01/12/2012
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Số: 39/2012/TT-BGTVT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thừa Thiên Huế, ngày 24 tháng 9 năm 2012

 

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thực hiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kết cấu hạ tầng giao thông, công cụ hỗ trợ

và chính sách ưu tiên người khuyết tật tham gia giao thông công cộng

_____________________________

 

Căn cứ Luật Người khuyết tật số 51/2010/QH12 của Quốc hội ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định s 51/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cu tchức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Nghị định s 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Môi trường;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kết cu hạ tầng giao thông, công cụ hỗ trợ và chính sách ưu tiên người khuyết tật tham gia giao thông công cộng,

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh:

Thông tư này hướng dẫn thực hiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kết cấu hạ tầng giao thông, công cụ hỗ trợ và chính sách ưu tiên người khuyết tật tham gia giao thông công cộng.

2. Đối tượng áp dụng:

a) Tổ chức, cá nhân có liên quan trong lĩnh vực: thiết kế, xây dựng, nghiệm thu kết cấu hạ tầng giao thông; vận tải hành khách bằng phương tiện giao thông công cộng.

b) Người khuyết tật theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Người khuyết tật.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Phương tiện giao thông công cộng gồm: xe buýt, ô tô chở khách tuyến cố định, tàu bay chở khách, tàu hỏa chở khách (gồm cả phương tiện đường sắt đô thị), tàu thủy chở khách, phà chở khách.

2. Điểm dừng, đỗ: là điểm các phương tiện giao thông công cộng dừng, đỗ để đón, trả khách.

3. Bến, nhà ga: gồm bến xe, nhà chờ, trạm dừng nghỉ trên các tuyến vận tải đường bộ; ga đường sắt, ga đường sắt đô thị, bến đỗ đường sắt đô thị; nhà ga hàng không; cảng, bến thủy chở khách.

4. Phương tiện giao thông tiếp cận: là các phương tiện giao thông công cộng đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giao thông tiếp cận đngười khuyết tật tiếp cận, sử dụng.

Điều 3. Thc hiện quy chuẩn, tiêu chun kỹ thuật về kết cấu hạ tầng giao thông để ngưi khuyết tật tiếp cận sử dụng

1. Khi thiết kế, xây dựng, nghiệm thu kết cấu hạ tầng giao thông, chủ đầu tư phải phải áp dụng hệ thống quy chuẩn, quy định kỹ thuật về giao thông tiếp cận:

a) Đường, hè phố tại các đô thị áp dụng Khoản 4.7 Điều 4 Quy chuẩn QCXDVN 01 : 2002 Quy chuẩn xây dựng công trình để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng do Bộ Xây dựng ban hành (sau đây gọi tt là QCXDVN 01 : 2002).

b) Đi với điểm dừng, đỗ, bến, nhà ga:

- Lối vào công trình phải bảo đảm để người khuyết tật tiếp cận sử dụng. Yêu cầu kỹ thuật lối vào thực hiện theo Khoản 4.1 và Khoản 4.2 Điều 4 QCXDVN 01 : 2002.

- Khu vực ngồi chờ phải bố trí chỗ cho các đối tượng ưu tiên trong đó có người khuyết tật. Quy cách, số lượng, btrí chỗ ưu tiên thực hiện theo Đim 4.4.3 Khoản 4.4 Điều 4 QCXDVN 01 : 2002. Khu vực chỗ dành cho các đối tượng ưu tiên phải có biển báo, tín hiệu để người khuyết tật nhận biết, sử dụng. Quy cách biển báo, tín hiệu thực hiện theo Khoản 4.8 Điều 4 QCXDVN 01 : 2002.

- Các không gian công cộng trong bến, nhà ga (Khu bán vé, khu dịch vụ, khu vệ sinh, thang máy, điểm rút tiền, li thoát nạn) phải đáp ứng Khoản 4.4 và Khoản 4.6 Điều 4 QCXDVN 01 : 2002.

2. Đường và hè phố tại các đô thị; điểm dừng, đỗ; bến, nhà ga xây dựng trước khi Thông tư này có hiệu lực, tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác sử dụng có trách nhiệm lập kế hoạch cải tạo đáp ứng quy định tại Khoản 1 Điu này. Lộ trình cải tạo các công trình thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật (sau đây gọi tắt là Nghị định số 28/2012/NĐ-CP).

Điều 4. Phương tiện giao thông tiếp cận

1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt có trách nhiệm xây dựng kế hoạch đầu tư, cải tạo phương tiện đáp ứng quy chuẩn về giao thông tiếp cận. Số lượng phương tiện giao thông tiếp cận trên từng tuyến vận tải hành khách bằng xe buýt phải đáp ứng tỷ lệ do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định theo Đim a Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP.

2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách công cộng bằng đường sắt có trách nhiệm xây dựng kế hoạch đầu tư, ci tạo toa xe khách đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về giao thông tiếp cận quy định tại Mục 2.2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia vkiểm tra, nghiệm thu toa xe khi sản xut, lắp ráp và nhập khu mới QCVN 18 : 2011/BGTVT do Bộ Giao thông vận ti ban hành, số lượng phương tiện giao thông tiếp cận thực hiện theo Đim b Khoản 1 Điu 14 Nghị định s 28/2012/NĐ-CP.

3. Khuyến khích tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách công cộng bằng các loại hình phương tiện giao thông chưa quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, đầu tư, cải tạo phương tiện giao thông tiếp cận bố trí trên các tuyến vận tải hành khách để phục vụ nhu cầu tham gia giao thông của người khuyết tật.

Điều 5. Chính sách ưu tiên cho người khuyết tật khi tham gia giao thông bằng phương tiện giao thông công cộng

1. Ưu tiên khi mua vé, sp xếp chỗ ngồi:

a) Người khuyết tật khi tham gia giao thông bằng phương tiện giao thông công cộng được ưu tiên mua vé tại cửa bán vé; được sử dụng chỗ ngồi dành cho các đối tượng ưu tiên.

b) Tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách công cộng có trách nhiệm trợ giúp, hướng dẫn, sắp xếp chỗ ngồi thuận tiện cho người khuyết tật; hỗ trợ người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng khi lên, xuống phương tiện và sp xếp hành lý khi cần thiết.

2. Thực hiện miễn, giảm giá vé, giá dịch vụ cho người khuyết tật khi tham gia giao thông bằng phương tiện giao thông công cộng:

a) Người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng khi tham gia giao thông bằng phương tiện giao thông công cộng được miễn, giảm giá vé theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP.

b) Mức giảm giá vé, giá dịch vụ cho người khuyết tật do tổ chức, cá nhân quản lý, kinh doanh vận tải hành khách bằng phương tiện giao thông công cộng tự xây dựng và công bố thực hiện nhưng không thấp hơn mức giảm giá vé quy định tại khoản 2 Điu 12 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP.

c) Người khuyết tật sử dụng xe lăn thông dụng không gắn động cơ hoặc sử dụng các dng cụ cm tay để phục vụ việc đi lại của bản thân thì được min cước hành lý đối với xe lăn, dụng cụ đó khi tham gia giao thông bằng phương tiện giao thông công cộng.

d) Người khuyết tật đồng thời thuộc đối tượng được giảm giá vé, giá dịch vụ theo các chế độ khác nhau thì chỉ được hưởng một mức giảm giá vé cao nhất.

3. Thông tin trợ giúp người khuyết tật

a) Tổ chức, cá nhân qun lý, kinh doanh vận tải hành khách bằng phương tiện giao thông công cộng có trách nhiệm bố trí thiết bị, công cụ và nhân viên để trợ giúp người khuyết tật lên, xung phương tiện được thuận tiện. Phương án trợ giúp này phải được thông báo những nơi dễ nhận biết tại các bến, nhà ga đngười khuyết tật tiếp cận, sử dụng.

b) Khuyến khích tổ chức, cá nhân quản lý, kinh doanh điểm dừng, đỗ, bến, nhà ga; kinh doanh vận tải hành khách bng phương tiện giao thông công cộng tchức bộ phận, cổng thông tin đtiếp nhận phản ảnh, hướng dẫn, trả lời và trợ giúp người khuyết tật tham gia giao thông bằng phương tiện giao thông công cộng.

Điều 6. Trách nhiệm của các đi tượng tham gia giao thông bằng phương tiện giao thông công cộng

1. Hành khách tham gia giao thông bằng phương tiện giao thông công cộng có trách nhiệm nhường chỗ, ưu tiên cho người khuyết tật; phối hợp với nhân viên phục vụ của đơn vị vận tải trợ giúp người khuyết tật tham gia giao thông an toàn, thuận tiện.

2. Hành khách là người khuyết tật có trách nhiệm xuất trình giấy xác nhận khuyết tật đđược miễn, giảm giá vé, giá dịch vụ bằng phương tiện giao thông công cộng theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP.

Điều 7. Tổ chức thực hiện

1. Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các Cục quản lý chuyên ngành có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quy định ca pháp luật về người khuyết tật và các quy định của Thông tư này theo chức năng quản lý.

2. Cục Đăng kiểm Việt Nam có trách nhiệm xây dựng hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương tiện giao thông tiếp cận; tổ chức kiểm tra xác nhận phương tiện đáp ứng quy chun kỹ thuật quốc gia về giao thông tiếp cận.

3. Các SGiao thông vận tải có trách nhiệm:

a) Xây dựng và trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tỷ lệ phương tiện giao thông tiếp cận đối với từng tuyến vận tải hành khách bằng xe buýt theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP.

b) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quy định của pháp luật về người khuyết tật và các quy định của Thông tư này; thống kê việc thực hiện nâng cấp, cải tạo điểm dừng, đ, bến, nhà ga, phương tiện giao thông tiếp cận theo lộ trình quy định tại  Khoản 1 Điều 13 và Khon 1 Điều 14 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP định kỳ báo cáo Bộ Giao thông vận ti vào tháng 12 hàng năm.

Điều 8. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực k t ngày 01 tháng 12 năm 2012.

2. Trường hp quy chun vin dẫn áp dụng trong Thông tư này thay đổi, bsung hoặc thay thế thì áp dụng theo văn bản mới.

3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Tổng cục trưởng Tng cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng các Cục, Giám đốc các Sở Giao thông vận ti, Thủ trưởng cơ quan, tchức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Bộ trưởng

(Đã ký)

 

Đinh La Thăng

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.