• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 10/10/2012
BỘ TÀI CHÍNH-BỘ CÔNG AN-BỘ QUỐC PHÒNG
Số: 141/2012/TTLT-BTC-BQP-BCA
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thành phố Huế, ngày 22 tháng 8 năm 2012

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

Hướng dẫn cơ chế hỗ trợ tài chính đối với doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng,

an ninh tại Nghị định số 104/2010/NĐ-CP ngày 11/10/2010 của Chính phủ

______________________________

 

Căn cứ Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005;

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 ca Chính phvề chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức ca Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định s104/2008/NĐ-CP ngày 16/9/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tchức của Bộ Quốc phòng;

Căn cNghị định số 77/2009/NĐ-CP ny 15/9/2000 của Chính phquy định chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cu tổ chức của Bộ Công an;

Căn cứ Nghị định số 104/2010/NĐ-CP ngày 11/10/2010 ca Chính phvề việc tchức, quản lý và hoạt động ca công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm ch shữu trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh;

Căn cNghị định số 46/2009/NĐ-CP ngày 13/5/2009 ca Chính ph quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Pháp lệnh Công nghiệp quc phòng;

Bộ trưởng Bộ Tài chính; Bộ trưởng Bộ Quc phòng và Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư liên tịch hướng dn cơ chế htrợ tài chính đi với doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh quy định tại Nghị định số 104/2010/NĐ-CP ngày 11/10/2010 ca Chính ph.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định một số cơ chế tài chính hỗ trợ đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh quy định tại Điều 11 Nghị định số 104/2010/NĐ-CP ngày 11/10/2010 của Chính phủ về tổ chức, quản lý và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh (sau đây viết tắt là: Nghị định số 104/2010/NĐ-CP của Chính phủ);

2. Đối tượng áp dụng là các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh (sau đây viết tắt là doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh) quy định lại Điều 3 Nghị định số 104/2010/NĐ-CP của Chính phủ và người lao động làm việc trong các doanh nghiệp này.

Điều 2. Nội dung hỗ trợ

Theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 104/2010/NĐ-CP của Chính phủ và quy định tại Điều 8 Nghị định số 46/2009/NĐ-CP ngày 13/5/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Công nghiệp quốc phòng (sau đây viết tắt là Nghị định số 46/2009/NĐ-CP của Chính phủ), nội dung hỗ trợ bao gồm:

1. Hỗ trợ tài chính đối với doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh.

2. Được hạch toán một số khoản chi phí đặc thù vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh.

3. Hỗ trợ người lao động trong doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ NỘI DUNG HỖ TRỢ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TRỰC TIẾP PHỤC VỤ QUỐC PHÒNG, AN NINH

Điều 3. Hỗ trợ tài chính đối với doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh

Trong quá trình hoạt động, ngoài những quy định chung về khuyến khích và hỗ trợ đầu tư theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh còn được hưởng một số chính sách hỗ trợ tài chính sau:

1. Được nhà nước đầu tư đủ vốn điều lệ để hình thành tài sản trực tiếp phục vụ sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh:

a) Doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh mới thành lập hoặc trong quá trình hoạt động được nhà nước đầu tư đủ vốn điều lệ.

b) Trình tự, thủ tục, phê duyệt và bổ sung vốn điều lệ cho doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định về hướng dẫn cơ chế tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu do Bộ Tài chính ban hành

c) Việc cấp bổ sung vốn điều lệ cho các doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh từ ngân sách nhà nước được thực hiện theo kế hoạch ngân sách nhà nước hàng năm và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

2. Được miễn tiền thuê đất, tiền sử dụng đất và thuế sử dụng đất đối với diện tích đất được sử dụng trong thời gian trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh. Trường hợp sử dụng đất quốc phòng, an ninh thực hiện theo hướng dẫn hiện hành của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.

a) Doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh báo cáo tổng diện tích đất đã được nhà nước giao, diện tích đất doanh nghiệp được thuê và sử dụng, trong đó có diện tích đất cần thiết sử dụng trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh (có xác nhận của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an) gửi cơ quan thuế địa phương.

- Căn cứ báo cáo của doanh nghiệp đã có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan thuế thông báo cho doanh nghiệp diện tích đất được miễn tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuê nhà đất và diện tích đất phải nộp tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế nhà đất. Hồ sơ, thủ tục để miễn nộp tiền thuê đất/tiền sử dụng đất và thuế nhà đất, thực hiện theo quy định của các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật đất đai hiện hành.

Trường hợp có biến động hoặc có thay đổi về diện tích đất sử dụng trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh, sau khi có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền, doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh thông báo cơ quan thuế để điều chỉnh cho phù hợp.

b) Đối với diện tích đất sử dụng vào mục đích kinh doanh thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước.

3. Được sử dụng các nguồn lực được giao để tổ chức sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ phục vụ quốc phòng, an ninh và hoạt động kinh doanh bổ sung nhưng không được ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh được giao, doanh nghiệp phải hạch toán riêng phần hoạt động kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật, đảm bảo các nguyên tắc theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 104/2010/NĐ-CP của Chính phủ.

4. Được nhà nước cấp kinh phí cho việc duy trì bảo dưỡng, sửa chữa và hỗ trợ lương cho người lao động trong biên chế thuộc các dây chuyền sản xuất sản phẩm trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh trong trường hợp tạm ngừng sản xuất.

a) Điều kiện để được cấp kinh phí duy trì, bảo dưỡng, sửa chữa và hỗ trợ lương cho lao động thuộc biên chế của dây chuyền sản xuất sản phẩm quốc phòng, an ninh trong trường hợp tạm ngừng sản xuất theo kế hoạch trong năm mà doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh không có khả năng tự bù đắp chi phí.

Trong đó việc hỗ trợ lương cho lao động thuộc biên chế dây chuyền sản xuất sản phẩm phục vụ quốc phòng, an ninh đối với thời gian ngừng việc trong trường hợp tiền lương thực tế của người lao động thấp hơn lương thời gian theo cấp bậc thợ và tiền lương tối thiểu theo quy định của nhà nước.

b) Hồ sơ đề nghị cấp kinh phí bao gồm:

Văn bản đề nghị của doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh về hỗ trợ kinh phí duy trì, bảo đường sửa chữa và hỗ trợ lương cho người lao động thuộc biên chế dây chuyền tạm ngừng sản xuất theo kế hoạch trong năm được cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an phê duyệt, kèm theo quyết định giao chỉ tiêu sản xuất sản phẩm quốc phòng, an ninh trong năm kế hoạch; quyết định phê duyệt về số lượng dây chuyền, thời gian tạm ngừng sản xuất trong năm của cấp có thẩm quyền và danh sách người lao động thuộc biên chế của dây chuyền tạm ngừng sản xuất.

c) Thời gian thực hiện:

- Hàng năm, doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh đối chiếu với điều kiện quy định tại điểm a, khoản 4 Điều này lập báo cáo xác định kinh phí cho việc duy trì, sửa chữa, bảo dưỡng và tiền lương cho người lao động thuộc biên chế của dây chuyền tạm ngừng sản xuất trong năm theo đúng định mức kinh tế kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc theo thiết kế, kỹ thuật của dây chuyền sản xuất, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Căn cứ vào mức kinh phí hỗ trợ được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cơ quan tài chính thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện cấp phát kinh phí cho doanh nghiệp theo quy định tại Điều 6 của Thông tư này.

5. Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí nhà trẻ, giáo dục tại địa bàn chưa có trường lớp theo hệ thống giáo dục công lập:

a) Điều kiện để hỗ trợ kinh phí hoạt động nhà trẻ, giáo dục do doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh quản lý tại địa bàn chưa có trường lớp theo hệ thống giáo dục công lập được Sở Giáo dục và Đào tạo địa phương nơi doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng đóng trụ sở xác nhận.

b) Nội dung và mức kinh phí hỗ trợ:

- Hỗ trợ kinh phí đầu tư ban đầu cho việc xây dựng trường lớp, mua sắm trang bị bàn, ghế và đồ dùng dạy học không quá 100 triệu đồng/lớp (đối với cơ sở chưa được đầu tư trang bị). Trường hợp trường lớp, đồ dùng dạy học đã hư hỏng cần được thay thế và bổ sung thì mức chi không quá 10 triệu đồng/lớp/ năm.

- Hỗ trợ kinh phí đảm bảo tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, các chế độ quy định khác cho giáo viên, cô nuôi dạy trẻ theo quy định hiện hành của nhà nước đối với địa bàn doanh nghiệp đang hoạt động.

c) Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí:

- Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí hoạt động nhà trẻ, giáo dục của doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.

- Xác nhận của Sở Giáo dục và Đào tạo địa phương về địa bàn nơi doanh nghiệp hoạt động chưa có trường lớp theo hệ thống giáo dục công lập.

- Bản giải trình mức kinh phí hỗ trợ: Doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh căn cứ vào điều kiện quy định tại điểm a khoản 5 Điều này và mức hỗ trợ quy định tại điểm b khoản 5 Điều này xác định mức kinh phí hỗ trợ hoạt động nhà trẻ, giáo dục do doanh nghiệp trực tiếp quản lý.

d) Trình tự và và thời gian thực hiện:

Hàng năm, căn cứ vào hồ sơ lập của doanh nghiệp, cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thẩm định và quyết định mức hỗ trợ kinh phí cho doanh nghiệp.

- Việc cấp phát kinh phí hỗ trợ nhà trẻ, giáo dục do doanh nghiệp quản lý thực hiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.

6. Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí cho công tác y tế đối với những nơi do điều kiện đặc biệt cần phải duy trì bệnh xá, cụ thể:

a) Điều kiện được hỗ trợ:

Doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh đóng tại các địa bàn đặc biệt khó khăn, ở xa các cơ sở khám, chữa bệnh theo quy định của nhà nước cần phải duy trì bệnh xá và được Bộ Quốc phòng, Bộ Công an phê duyệt.

b) Nội dung và mức kinh phí hỗ trợ:

- Chi để đầu tư, trang bị vật chất lần đầu đối với bệnh xá mới thành lập với mức kinh phí tối đa không quá 150 triệu đồng/01 bệnh xá.

- Chi thường xuyên cho hoạt động của bệnh xá.

+ Đối với bệnh xá đang hoạt động: căn cứ vào quyết toán chi thường xuyên năm trước để xác định mức hỗ trợ.

+ Đối với bệnh xá mới thành lập: Căn cứ vào dự toán chi thường xuyên cho hoạt động y tế của doanh nghiệp lập để xác định mức hỗ trợ. Việc xác định mức hỗ trợ chi thường xuyên cho hoạt động của bệnh xá, có thể tham khảo, vận dụng mức chi thường xuyên của các cơ sở y tế cùng loại, cùng quy mô trên địa bàn doanh nghiệp hoạt động.

c) Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí:

- Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí y tế của doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh được cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an xác nhận.

- Bản giải trình, xác định mức kinh phí hỗ trợ: Doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh đủ điều kiện được duy trì bệnh xá theo quy định tại điểm a, căn cứ vào mức hỗ trợ kinh phí quy định tại điểm b khoản 6 Điều này lập báo cáo mức kinh phí hỗ trợ.

d) Trình tự và thời gian thực hiện:

- Hàng năm, căn cứ vào dự toán kinh phí hỗ trợ hoạt động y tế của doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh được cấp có thẩm quyền thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an phê duyệt, cơ quan tài chính của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện cấp phát kinh phí cho doanh nghiệp theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.

7. Doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh thực hiện trích quỹ khen thưởng, phúc lợi và quỹ thưởng ban quản lý điều hành theo quy định về hướng dẫn chế độ phân phối lợi nhuận đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

Trường hợp doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh sử dụng lợi nhuận thực hiện sau thuế bao gồm cả lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh khác (nếu có) nhưng không đủ nguồn để trích lập quỹ phúc lợi, khen thưởng theo mức quy định, thì phần trích quỹ còn thiếu được nhà nước hỗ trợ, mức hỗ trợ tối da không vượt quá 2 tháng lương thực hiện trong năm bao gồm cả tiền lương cho thời gian ngừng việc quy định tại khoản 4 Điều này.

Điều 4. Hạch toán một số khoản chi đặc thù của doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh

Doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh được hạch toán một số khoản chi đặc thù vào giá thành sản phẩm, dịch vụ trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh gồm:

1. Chi phí tiền lương, BHXH, BHYT cho thời gian nghỉ chuẩn bị hưu (trường hợp không được Ngân sách nhà nước hỗ trợ hoặc được hỗ trợ nhưng không đủ);

2. Chi đảm bảo quân trang cho sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng, công an. Mức chi theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.

3. Chi cho công tác quốc phòng, an ninh công tác phục vụ quốc phòng, an ninh, quan hệ quân dân theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.

Điều 5. Hỗ trợ đối với người lao động trong doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh

Người lao động trong doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh được hưởng các chế độ chính sách quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định số 46/2009/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện của cơ quan có thẩm quyền. Các khoản chi phí có liên quan đến chế độ, chính sách đối với người lao động được hạch toán vào chi phí hoạt động của doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật, trừ những khoản kinh phí đã được nhà nước hỗ trợ theo quy định tại Điều 3 Thông tư này.

Chương III

LẬP DỰ TOÁN, CẤP PHÁT VÀ THANH QUYẾT TOÁN KINH PHÍ HỖ TRỢ

Điều 6. Lập phê duyệt dự toán và cấp kinh phí hỗ trợ cho doanh nghiệp trục tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh.

1. Hàng năm, doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh thuộc đối tượng được hỗ trợ tài chính lập dự toán chi tiết theo từng nội dung quy định tại Điều 3 Thông tư này báo cáo cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an để thẩm định và tổng hợp chung trong dự toán ngân sách của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.

2. Hàng năm, Bộ Tài chính căn cứ vào báo cáo tổng hợp dự toán kinh phí hỗ trợ các doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an để xem xét, tổng hợp báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

3. Căn cứ vào dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và thông báo của Bộ Tài chính; Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, thực hiện phân bố chi tiết nhiệm vụ chi hỗ trợ cho từng doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh theo từng nội dung quy định tại Điều 3 Thông tư này, gửi Bộ Tài chính thẩm định làm căn cứ thực hiện cấp phát theo quy định hiện hành; Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện cấp phát kinh phí cho các doanh nghiệp bằng hình thức rút dự toán.

Riêng các khoản chi: cấp bổ sung vốn điều lệ, cấp bù 2 quỹ khen thưởng và phúc lợi cho các doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh từ ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính thẩm định và cấp phát trực tiếp cho doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh bằng lệnh chi tiền theo đề nghị của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.

Điều 7. Thanh quyết toán kinh phí

1. Kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh được hỗ trợ kinh phí phải thực hiện lập báo cáo tài chính theo quy định hiện hành, trong đó có báo cáo quyết toán việc sử dụng kinh phí được hỗ trợ của ngân sách nhà nước.

2. Hàng năm, Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tiến hành kiểm tra định kỳ, đột xuất việc sử dụng kinh phí hỗ trợ và kiểm tra quyết toán việc sử dụng kinh phí hỗ trợ theo chế độ quy định của nhà nước và quy định tại Thông tư này. Trường hợp doanh nghiệp chi sai chế độ quy định hoặc vượt mức chi quy định thì cơ quan tài chính xử lý xuất toán khoản đã chi không đúng quy định. Người quyết định chi sai phải bồi thường và tùy theo mức độ vi phạm phải chịu hình thức xử lý theo quy định của pháp luật.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 8. Hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 10 năm 2012; các mức hỗ trợ kinh phí quy định tại Thông tư này được áp dụng từ năm ngân sách 2012. Thông tư này thay thế Thông tư liên tịch số 118/2005/TTLT/BTC-BQP ngày 22/12/2005 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Quốc phòng, Thông tư liên tịch số 159/2007/TTLT/BTC-BQP ngày 31/12/2007 sửa đổi bổ sung Thông tư liên tịch số 118/2005/TTLT/BTC-BQP hướng dẫn một số điều về tài chính đối với công ty quốc phòng tại Nghị định số 31/2005/NĐ-CP ngày 11/03/2005 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích.

2. Ngoài việc thực hiện những quy định lại Thông tư này, các doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh còn phải thực hiện các quy định tại Quy chế quản lý tài chính của công ty TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu, các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính và các văn bản pháp luật liên quan khác.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị gửi ý kiến về Liên Bộ Tài chính, Quốc phòng, Công an để nghiên cứu, hướng dẫn bổ sung./.

KT. BỘ TRƯỞNG Bộ Tài chính
Thứ trưởng

KT. BỘ TRƯỞNG Bộ Công an
Thứ trưởng - Thượng tướng

KT. BỘ TRƯỞNG Bộ Quốc phòng
Thứ trưởng - Thượng tướng

(Đã ký)

(Đã ký)

(Đã ký)

   

Đặng Văn Hiếu

Lê Hữu Đức

Trần Văn Hiếu

 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.