• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 15/11/2013
BỘ CÔNG AN
Số: 39/2013/TT-BCA
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thừa Thiên Huế, ngày 25 tháng 9 năm 2013

THÔNG TƯ
Quy định về giáo dục và tư vấn cho phạm nhân
sắp chấp hành xong án phạt tù

Căn cứ Luật Thi hành án hình sự năm 2010;

Căn cứ Nghị định s 77/2009/NĐ-CP ngày 15-9-2009 của Chính phquy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tchức ca Bộ Công an;

Căn cứ Nghị định số 80/2011/NĐ-CP ngày 16-9-2011 của Chính phủ quy định các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đi với người chấp hành xong án phạt tù;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BGDĐT ngày 06-02-2012 của Bộ Công an, Bộ Quc phòng, Bộ Tư pháp, Bộ Giáo dục và Đào tạo hưng dẫn việc tổ chức dạy văn hóa, giáo dục pháp luật, giáo dục công dân, phổ biến thông tin thời sự, chính sách và chế độ sinh hoạt; giải trí cho phạm nhân;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp;

Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định về giáo dục và tư vấn cho phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù,

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định nội dung, chương trình giáo dục và hoạt động tư vấn cho phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù.

Điều 2. Đối tưng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với phạm nhân sắp hết thời hạn chấp hành án phạt tù, phạm nhân đã được đề nghị đặc xá đang chờ quyết định của Chủ tịch nước, phạm nhân đã được đề nghị, giảm hết thời hạn chấp hành án phạt tù (gọi chung là phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù) tại các trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an, trại tạm giam thuộc Công an cấp tỉnh, Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 3. Nguyên tắc thực hiện

1. Tuân thủ quy định của Luật Thi hành án hình sự và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan.

2. Tạo điều kiện thuận lợi và bảo đảm cho tất cả phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù đều được giáo dục và tư vấn để tái hòa nhập cộng đồng, góp phần phòng ngừa tái phạm và vi phạm pháp luật.

Điều 4. Kinh phí bảo đảm

1. Nguồn kinh phí cho việc tổ chức nghiên cứu, biên soạn nội dung, chương trình, in ấn tài liệu và tổ chức thực hiện việc giáo dục, tư vấn cho phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù bao gồm:

a) Ngân sách Nhà nước bảo đảm trong dự toán kinh phí hàng năm của Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, của Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và của các trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an;

b) Trích kinh phí thu được từ kết quả lao động của phạm nhân theo quy định của pháp luật;

c) Đóng góp của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

2. Việc quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách Nhà nước và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

3. Cán bộ, chiến sỹ Công an và những người khác đến tham gia giáo dục, tư vấn cho phạm nhân được chi bồi dưỡng theo mức quy định tại khoản 1, 2, Điều 16 Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BGDĐT ngày 06-02-2012 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn việc tổ chức dạy văn hóa, giáo dục pháp luật, giáo dục công dân, phổ biến thông tin thời sự, chính sách và thực hiện chế độ sinh hoạt, giải trí cho phạm nhân.

Chương II

GIÁO DỤC CHO PHẠM NHÂN SẮP CHẤP HÀNH XONG ÁN PHẠT TÙ

Điều 5. Tổ chức tập trung đối tượng được giáo dục

1. Đối với phạm nhân đang chấp hành án tại trại giam: Trước khi phạm nhân hết thời hạn chấp hành án phạt tù từ một tháng đến hai tháng, Giám thị trại giam điều chuyển phạm nhân về một phân trại để tổ chức giáo dục; đối với trại giam có từ 5 phân trại trở lên thì có thể điều chuyển về 2 phân trại để tổ chức giáo dục. Trường hợp phân trại giam ở cách xa trung tâm từ 50 km trở lên thì có thể điều chuyển hoặc giữ nguyên tại phân trại đang quản lý phạm nhân để tổ chức giáo dục. Đối với phạm nhân là người nước ngoài, phạm nhân đang giam riêng, phạm nhân phạm tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia, không tập trung theo đội (tổ) thì phải tổ chức giáo dục theo nhóm hoặc từng cá nhân theo nội dung, chương trình quy định.

2. Đối với phạm nhân đang chấp hành án tại các trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện: Tùy theo số lượng phạm nhân, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện quyết định điều chuyển về một đội (tổ) phạm nhân hoặc giữ nguyên tại đội (tổ), nơi họ đang chấp hành án phạt tù để tổ chức giáo dục.

3. Đối với số phạm nhân đã được đề nghị xét đặc xá đang chờ quyết định của Chủ tịch nước hoặc đã được đề nghị giảm hết thời hạn chấp hành án phạt tù đang chờ quyết định của Tòa án: Ngay sau khi Tổ thẩm định liên ngành của Hội đồng tư vấn đặc xá Trung ương xét duyệt xong hoặc ngay sau khi Hội đồng thẩm định xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù của Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an hoặc Hội đồng của Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh có văn bản đề nghị giảm hết thời hạn chấp hành án phạt tù, Giám thị trại giam, trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải tổ chức quản lý theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này để tổ chức giáo dục và tư vấn cho họ.

4. Đối với phạm nhân nữ sắp chấp hành xong án phạt tù được tổ chức giáo dục riêng.

Điều 6. Nội dung, chương trình giáo dục

1. Nội dung, chương trình giáo dục chính, bao gồm:

a) Giáo dục pháp luật: Các quy định về xóa án tích, về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; quy định của pháp luật về cư trú, về bảo vệ an ninh, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tội phạm và các tệ nạn xã hội;

b) Phổ biến một số chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước và các thành tựu về phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng;

c) Giáo dục về chính sách đại đoàn kết dân tộc; về đạo đức, lối sống, nghị lực lập thân, lập nghiệp, nếp sống văn hóa, ý thức chấp hành các quy tắc đạo đức xã hội; trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội;

d) Giáo dục về hòa nhập cộng đồng; kỹ năng tìm kiếm việc làm, ổn định cuộc sống, khắc phục khó khăn, thách thức của cuộc sống, từ chối việc rủ rê, lôi kéo của các đối tượng xấu và phòng tránh các tệ nạn xã hội.

2. Chương trình giáo dục bổ trợ bao gồm: Tổ chức sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, đọc sách báo, nghe các chương trình phát thanh, xem video, truyền hình của Trung ương, địa phương và các hoạt động vui chơi, giải trí khác.

3. Đối với số phạm nhân là người chưa thành niên, cần tăng thời lượng giáo dục về đạo đức, kĩ năng sống và tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí.

4. Đối với phạm nhân là người nước ngoài, tiếp tục dạy tiếng Việt, giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc và pháp luật Việt Nam, đặc biệt là các quy định về cư trú, thủ tục xuất, nhập cảnh.

Điều 7. Phương pháp, hình thức giáo dục

1. Tổ chức giáo dục phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù theo các lớp học, có cán bộ, giáo viên, chuyên gia giảng bài, giới thiệu chuyên đề, cán bộ quản giáo theo dõi, hướng dẫn thảo luận theo đội (tổ), kết hợp phát tài liệu cho phạm nhân tự nghiên cứu, học tập và thảo luận. Kết thúc lớp học, cần tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả, cho phạm nhân viết thu hoạch, khai báo, tố giác tội phạm và các hành vi sai phạm của phạm nhân khác, tham gia ý kiến vào việc khắc phục sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân.

2. Kết hợp tổ chức truyền thông với các hình thức phát thanh, truyền hình cáp nội bộ, video, bảng tin, pa nô, áp phích hoặc tự nghiên cứu tài liệu.

3. Có thể mời những người đã chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương làm kinh tế có hiệu quả hoặc tham gia tích cực các hoạt động xã hội, các phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và các doanh nghiệp đến tọa đàm, trao đổi thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, việc làm, định hướng nghề nghiệp, phổ biến kinh nghiệm sống, hòa nhập cộng đồng, tìm kiếm việc làm, ổn định cuộc sống cho phạm nhân. Giám thị trại giam, trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện xem xét, quyết định việc mời các cơ quan, tổ chức, cá nhân đến thông tin, trao đổi với phạm nhân bảo đảm mục tiêu, yêu cầu và hiệu quả giáo dục.

4. Tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, các cuộc thi tìm hiểu, thi kĩ năng thực hành và các hoạt động giáo dục khác bằng các hình thức phong phú, đa dạng.

Điều 8. Tài liệu giáo dục

1. Chương trình, nội dung, tài liệu giáo dục do Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Công an, Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, sưu tầm, biên soạn phù hợp với yêu cầu giáo dục, thời điểm, trình độ nhận thức, đặc điểm vùng miền nơi phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù về cư trú.

2. Các trại giam, trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nghiên cứu, sưu tầm, bổ sung tài liệu, số liệu và dẫn chứng cụ thể ở đơn vị, địa phương để tham khảo, minh họa hoặc báo cáo thực tế nhằm đạt được mục tiêu, yêu cầu, nội dung giáo dục.

Điều 9. Cán bộ giáo dục

1. Cán bộ làm nhiệm vụ giáo dục, giảng bài cho phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù là lãnh đạo đơn vị, cán bộ các đội nghiệp vụ của trại giam, trại tạm giam, Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có trình độ đại học hoặc các cán bộ có năng lực, trình độ, kinh nghiệm công tác, có kiến thức về giáo dục, tâm lý, sư phạm.

2. Các trại giam, trại tạm giam, Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có thể mời giáo viên, báo cáo viên hoặc người có chuyên môn về pháp luật, giáo dục công dân có trình độ đại học hoặc cán bộ có năng lực, trình độ, kinh nghiệm công tác, có kiến thức về giáo dục, tâm lý, sư phạm của Cơ quan quản lý thi hành án hình sự Bộ Công an, Công an các đơn vị, địa phương, các cơ sở giáo dục thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tư pháp, Hội Liên hiệp thanh niên và Hội Luật gia của các tỉnh, thành phố tham gia giảng bài cho phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù.

Điều 10. Thi gian giáo dục

1. Đối với số phạm nhân sắp hết thời hạn chấp hành án phạt tù thì thời gian tổ chức giáo dục bắt đầu từ khi phạm nhân được điều chuyển về phân trại hoặc khu giam giữ dành riêng cho số đối tượng này. Thời gian học tập không dưới 15 ngày, trừ ngày chủ nhật, ngày lễ, Tết được nghỉ theo quy định.

2. Đối với số phạm nhân đã được đề nghị xét đặc xá đang chờ quyết định của Chủ tịch nước, thời gian tổ chức giáo dục bắt đầu từ khi Tổ thẩm định liên ngành của Hội đồng tư vấn đặc xá Trung ương xét duyệt xong đến khi công bố quyết định đặc xá. Thời gian học tập phải tiến hành liên tục, trừ ngày chủ nhật, ngày lễ, Tết được nghỉ theo quy định.

3. Đối với phạm nhân ở trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ đã được Hội đồng thẩm định xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù của Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an hoặc Hội đồng của Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh đề nghị giảm hết thời hạn chấp hành án phạt tù đang chờ quyết định của Tòa án, thời gian tổ chức giáo dục bắt đầu từ khi các Hội đồng nói trên có văn bản đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù đến khi công bố quyết định giảm hết thời hạn chấp hành án phạt tù. Thời gian học tập phải tiến hành liên tục, trừ ngày chủ nhật, ngày lễ, Tết được nghỉ theo quy định.

4. Tùy theo số lượng đối tượng tập trung giáo dục và thời gian cụ thể, Giám thị trại giam, trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện quyết định lịch học và bố trí cán bộ tổ chức quản lý, giáo dục cho phù hợp.

Điều 11. Quản lý hồ sơ, tài liệu

Các quyết định và kế hoạch tổ chức thực hiện của Giám thị trại giam, trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện về việc mở lớp giáo dục đối với phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù và các tài liệu liên quan (thời gian, địa điểm, số lượng, danh sách phạm nhân, nội dung giáo dục, phân công cán bộ, kinh phí, cơ sở vật chất bảo đảm, bài kiểm tra, báo cáo đánh giá kết quả học tập) phải được lưu giữ để phục vụ công tác tổng hợp, theo dõi và kiểm tra, thanh tra khi cần thiết.

Chương III

TƯ VẤN CHO PHẠM NHÂN SẮP CHẤP HÀNH XONG ÁN PHẠT TÙ

Điều 12. Nội dung tư vấn

Tư vấn cho phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù nhằm cung cấp kiến thức, định hướng và nâng cao khả năng tự giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tái hòa nhập cộng đồng. Nội dung tư vấn bao gồm:

1. Tư vấn pháp luật, tâm lý, tình cảm, hôn nhân, gia đình, sức khỏe, phòng, chống ma túy, HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội.

2. Tư vấn, hỗ trợ về các thủ tục hành chính như: Đăng ký thường trú, tạm trú, thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng; cấp, đổi giấy Chứng minh nhân dân; các thủ tục vay vốn, đăng ký kinh doanh, học nghề và các vấn đề khác có liên quan.

3. Tư vấn về lao động, việc làm, sử dụng các ngành nghề đã được học, bảo hiểm xã hội và các vấn đề khác có liên quan.

Điều 13. Phương pháp tư vấn

1. Các trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện tổ chức cho phạm nhân trực tiếp trình bày, đăng ký tư vấn, ghi phiếu nêu các nội dung cần được tư vấn hoặc chủ động phát hiện các vướng mắc cần được tư vấn của phạm nhân, từ đó phân công cán bộ có hiểu biết về các lĩnh vực để tư vấn trực tiếp cho phạm nhân. Có thể tư vấn cho từng cá nhân, nhóm hoặc tập thể đông người có cùng nội dung tư vấn.

2. Việc tổ chức tư vấn riêng phải được thực hiện trong các phòng tư vấn. Các trại giam, trại tạm giam, Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện cần bố trí phòng tư vấn có trang bị bàn ghế làm việc và các phương tiện cần thiết phục vụ cho việc tư vấn. Sau mỗi lần tư vấn, cán bộ tư vấn phải ghi chép, theo dõi và đánh giá, báo cáo với lãnh đạo trực tiếp về kết quả thực hiện.

Điều 14. Cán btư vấn

1. Cán bộ tư vấn cho phạm nhân là lãnh đạo đơn vị, cán bộ các trại giam, trại tạm giam, Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có trình độ từ Trung học hoặc tương đương trở lên, có khả năng thực hiện công tác tư vấn.

2. Giám thị trại giam, trại tạm giam, Thủ trưởng Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có thể mời cán bộ của ngành Tư pháp, Giáo dục và Đào tạo, Hội Luật gia, Hội Liên hiệp Thanh niên, trường Đại học, Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS, Trung tâm tư vấn việc làm, các doanh nghiệp hoặc các cơ quan chức năng khác đến tư vấn cho phạm nhân. Những người thuộc Cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội đến tư vấn cho phạm nhân phải được lãnh đạo cơ quan, tổ chức đó giới thiệu đến làm việc bằng văn bản và được Giám thị trại giam, trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện đồng ý bố trí tư vấn cho phạm nhân.

Điều 15. Thi gian tư vấn

Khi nhận được phiếu đăng ký tư vấn hoặc phát hiện phạm nhân có vấn đề cần tư vấn, Giám thị trại giam, trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải cử cán bộ tư vấn cho phạm nhân. Những trường hợp cần thiết, nếu không được tư vấn có thể ảnh hưởng xấu đến tư tưởng phạm nhân, đe dọa đến tính mạng của họ hoặc người khác thì phải tư vấn ngay, kể cả ngoài giờ hành chính, ngày nghỉ, lễ, Tết.

Chương IV

PHỐI HỢP GIỮA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ TRONG CÔNG TÁC
GIÁO DỤC, TƯ VẤN CHO PHẠM NHÂN SẮP CHẤP HÀNH
XONG ÁN PHẠT TÙ

Điều 16. Phối hợp hoạt động giáo dục, tư vấn, tạo điều kiện cho phạm nhân tái hòa nhập cộng đồng

1. Các trại giam, trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh và cấp huyện chủ động phối hợp với Lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cảnh sát giao thông và các đơn vị chức năng khác có liên quan thuộc Công an các địa phương tổ chức tham gia giáo dục, tư vấn việc chấp hành pháp luật về giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, trật tự, an toàn giao thông; cấp, đổi giấy Chứng minh nhân dân và các nội dung thiết yếu khác cho phạm nhân.

2. Công an các cấp ở địa phương cần có kế hoạch tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp chỉ đạo các tổ chức, đoàn thể xã hội, vận động các doanh nghiệp trên địa bàn nơi trại giam, trại tạm giam, Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện đóng quân để tham gia giáo dục, tư vấn, cung cấp các thông tin về lao động, việc làm cho số phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù và tổ chức tiếp nhận, giúp đỡ, tạo điều kiện cho họ có việc làm, ổn định cuộc sống sau khi chấp hành xong án phạt tù.

3. Thông qua việc tổ chức thăm gặp, hội nghị gia đình phạm nhân, các hoạt động khác và các phương tiện thông tin đại chúng, các trại giam, trại tạm giam, Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện tuyên truyền, khuyến khích các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia giáo dục, tư vấn và giúp đỡ, tạo các điều kiện cho phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng.

4. Các trại giam, trại tạm giam, Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện trong điều kiện, khả năng của mình, chủ động quan hệ, phối hợp và giới thiệu, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù trong việc học nghề, tìm kiếm việc làm.

Điều 17. Chuẩn bị tiếp nhận, tiếp tục quản lý, giáo dục và giúp đỡ phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng

1. Hai tháng trước khi phạm nhân sắp hết thời hạn chấp hành án phạt tù hoặc sau khi có kết quả thẩm định của Tổ thẩm định liên ngành của Hội đồng tư vấn đặc xá Trung ương nhất trí đề nghị đặc xá cho phạm nhân hoặc sau khi Hội đồng thẩm định xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù có thẩm quyền đồng ý đề nghị giảm hết thời hạn cho phạm nhân, các trại giam, trại tạm giam lập danh sách, thông báo kết quả chấp hành án phạt tù, hình phạt bổ sung mà phạm nhân còn phải chấp hành và thông tin cần thiết khác có liên quan gửi Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó về cư trú để có kế hoạch tiếp tục quản lý, giáo dục và tạo điều kiện cho họ tái hòa nhập cộng đồng.

Đối với phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù là người địa phương khác thì Thủ trưởng Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh để thông báo cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó về cư trú để quản lý, giáo dục và giúp đỡ họ.

2. Sau khi nhận được danh sách phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù do các trại giam, trại tạm giam, Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh chuyển đến, Công an cấp huyện chỉ đạo cán bộ, chiến sỹ, nhất là Cảnh sát khu vực, Cảnh sát phụ trách xã chủ động nắm chắc hoàn cảnh từng người sắp chấp hành xong án phạt tù trở về để có kế hoạch gặp gỡ, động viên, quản lý, giáo dục, giúp đỡ họ tái hòa nhập cộng đồng khi trở về địa phương.

Điều 18. Quản lý người chấp hành xong án phạt tù không rõ nơi cư trú

Hai tháng trước khi phạm nhân không xác định rõ nơi cư trú hoặc thay đổi nơi cư trú hết thời hạn chấp hành án phạt tù, Giám thị trại giam, trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có văn bản đề nghị Công an các địa phương có liên quan để phối hợp xác minh nhân thân của phạm nhân và xác định lại nơi cư trú.

Trường hợp không xác định được nơi về cư trú của phạm nhân thì trại giam, trại tạm giam, Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phạm nhân chấp hành án hoặc cơ quan, tổ chức khác, để tiếp nhận người chấp hành xong án phạt tù về cư trú. Nếu họ tự nguyện thì Giám thị trại giam, trại tạm giam xem xét, làm thủ tục đưa vào cơ sở sản xuất của Bộ Công an (nếu có) theo quy định của pháp luật.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 19. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2013. Các quy định trước đây của Bộ Công an về giáo dục và tư vấn cho phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

Điều 20. Trách nhiệm thi hành

1. Các Tổng cục trưởng, Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám thị trại giam, trại tạm giam, Trưởng Công an cấp huyện chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.

2. Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp chịu trách nhiệm giúp Bộ trưởng chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện Thông tư, nếu có vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương báo cáo về Bộ (qua Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp) để có hướng dẫn kịp thời.

 

Bộ trưởng - Đại tướng

(Đã ký)

 

Trần Đại Quang

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.