NGHỊ QUYẾT
Về nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2002
_____________________
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 21/6/1994;
- Sau khi xem xét Báo cáo của UBND tỉnh về tình hình, kết quả thực hiện các nhiệm vu,ỷ chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2001; phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2002;
- Sau khi nghe phát biểu bổ sung của một số địa phương, đơn vị; báo cáo thẩm tra của các banHĐND tỉnh và ý kiến thảo luận của các đại biểu,
QUYẾT NGHỊ
Nhất trí với Báo cáo đánh giá tình hình và kết quả thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu kinh tế-xã hội năm 2001; phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2002 và các giải pháp nêu trong báo cáo của UBND tỉnh và các ban, ngành liên quan. HĐND tỉnh nhấn mạnh một số vấn đề sau :
A/ Về tình hình thực hiện nghị quyết của HĐND tỉnh trong năm 2001.
Năm 2001, năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng bộ tỉnh, trong bối cảnh tình hình thế giới, trong nước và tỉnh ta có nhiều diễn biến phức tạp, nhưng Đảng bộ và nhân dân tỉnh đã kế thừa và phát huy kết quả đạt được của các năm trước, đoàn kết một lòng, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, tạo chuyển biến đồng đều ở tất cả các địa phương, các ngành và lĩnh vực.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 9%, là năm có tốc độ tăng trưởng cao. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII đề ra. Có nhiều chỉ tiêu đạt và vượtkế hoạch: giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng 19,4% (riêng công nghiệp tăng 17%); giá trị các ngành dịch vụ tăng 7,2%; giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng 4,2% (riêng ngư nghiệp tăng 16,4%); giá trị kim ngạch xuất khẩu 35,2 triệu USD; tổng thu ngân sách vượt dự toán HĐND tỉnh giao 37%.
Bên cạnh sự giúp đỡ của Trung ương, chúng ta đã biết khơi dậy nguồn lực của các thành phần kinh tế, nên nhiều công trình phục vụ sản xuất và dân sinh được khởi công xây dựng và hoàn thành. Các công trình, dự án trọng điểm của kế hoạch 2001-2005 đã được khởi công xây dựng, tạo ra những tiền đề vật chất mới để thúc đẩy sự phát triển của những năm tiếp theo.
Những ngành, lĩnh vực có ưu thế và một số sản phẩm chủ lực tăng khá. Đặc biệt, lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh cả diện tích, năng suất và sản lượng tôm; xuất hiện nhiều mô hình nuôi có hiệu quả cao; nuôi tôm trên cát đang mở ra hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế đầm phá, vùng cát ven biển.
Hoạt động du lịch có bước phát triển về qui mô đầu tư, mở ra nhiều tour và điểm du lịch mới.
Các hoạt động giáo dục - đào tạo, văn hoá - thông tin, y tế, thể dục - thể thao, khoa học - công nghệ - môi trường đều có bước tiến mới. Nhịp độ tăng dân số giảm xuống mức 1,54%; tạo việc làm cho khoảng 13 nghìn lao động; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 17,29%. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện; bộ mặt nông thôn, thành thị đều khởi sắc.
An ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Môi trường xã hội, môi trường sinh thái được chăm lo, bảo vệ, tạo điều kiện ổn định để phát triển kinh tế bền vững.
Tuy nhiên, vẫn còn một số mặt yếu kém, tồn tại: tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, nhưng chưa bền vững; hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề ở nông thôn còn lúng túng; việc huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển chưa tương xứng với khả năng và lợi thế so sánh; chính sách thu hút đầu tư chưa tạo được sự hấp dẫn nhất là nguồn FDI; công tác qui hoạch chậm, kể cả quihoạch tổng thể và chi tiết; xúc tiến đầu tư, tìm kiếm thị trường còn yếu; tỷ lệ hộ nghèo còn cao; an ninh, chính trị và tình hình trật tự, an toàn xã hội vẫn còn những diễn biến phức tạp, đặc biệt tình hình tai nạn giao thông ngày càng gia tăng và trở nên nghiêm trọng. Việc giải quyết đơn thư của công dân chưa được xử lý triệt để ở cơ sở, nên vẫn còn nhiều vụ việc khiếu kiện kéo dài, đơn thư vượt cấp chậm được giải quyết.
Công tác lãnh, chỉ đạo, điều hành tổ chức thực hiện; công tác quản lý nhà nước của một số ngành trên một số lĩnh vực còn yếu, chưa sát cơ sở; sự phối hợp giữa các ngành, địa phương chưa tốt... làm hạn chế hiệu quả tổ chức thực hiện.Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tiêu cực, tham nhũng và các tệ nạn xã hội chưa ngăn chặn triệt để, công tác cải cách hành chính thiếu đồng bộ, chưa toàn diện. Công tác cán bộ chậm luân chuyển, thay thế nên một số ngành, lĩnh vực còn trì trệ, ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế...
B/ Vềmục tiêu, nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2002.
I/ Các chỉ tiêu chủ yếu :
Hội đồng nhân dân tỉnh nhất trí thông qua các chỉ tiêu chủ yếu trong kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2002 như sau :
- Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) :9 -10%
- Giá trị sản xuất công nghiệp-xây dựng tăng :16 - 17%
- Giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp tăng :4 - 5%
(Ngư nghiệp tăng12-14%)
- Giá trị các ngành dịch vụ tăng :7 - 8%
- Sản lượng lương thực có hạt :212.000 tấn
- Tổng vốn đầu tư trên địa bàn :2000 tỷ đồng
- Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn :508 tỷ đồng
- Tổng chi ngân sách địa phương :778,9tỷ đồng
- Giá trị kim ngạch xuất khẩu :38 - 40 triệu USD
- Tỷ lệ dân số nông thôn dùng nước sạch :56%
- Tỷ lệ số xã có điện lưới:98,6%
- Tỷ lệ số hộ dùng điện :86%
- Số lao động được giải quyết việc làm :12.000-13.000 người
- Giảm tỷ lệ hộ đói nghèo :2,5 - 3%
- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm từ 31,9% xuống 30%
- Dân số:1.099.000 người
- Tỷ lệ sinh :19,3%0
(Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên :1,51%)
II. Để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội thực hiện nhiệm vụ năm 2002 và những năm sắp đến, HĐND xác định tập trung đầu tư cho 6 chương trình kinh tế - xã hội trọng điểm sau :
1. Chương trình chỉnh trang đô thị Huế.
2. Chương trình phát triển du lịch và Festival Huế 2002 .
3. Chương trình phát triển đô thị Chân Mây.
4. Chương trình di dân lòng hồ Tả Trạch.
5. Chương trình phát triển thủy sản.
6. Chương trình công nghệ thông tin và công nghiệp phần mềm.
III/ Về những nhiệm vụ cụ thể và giải pháp chủ yếu :
1. Các cấp, các ngành cần tập trung khắc phục tồn tại, yếu kém trong quản lý, điều hành. Có phương án và kế hoạch cụ thể để tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Quan tâm đặc biệt đối với công tác quy hoạch và kế hoạch sản xuất cho từng ngành, từng địa phương, đảm bảo cân đối giữợa sản xuất, chế biến và thị trường tiêu thụ.
2. Tiếp tục nghiên cứu bổ sung chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn hơn và tiếp tục ban hành một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, thu hút nguồn lực đầu tư của nước ngoài FDI, ODA, NGO cho đầu tư phát triển nhất là đối với các chương trình kinh tế - xã hội trọng điểm, những ngành mũi nhọn, những lĩnh vực có lợi thế so sánh, sản phẩm có hiệu quả. Triển khai đồng bộ các biện pháp kích cầu, chính sách xã hội hoá, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư, xúc tiến du lịch để tranh thủ các nguồn lực đầu tư nhất là nguồn FDI, ODA tạo ra những tiền đề mới về phát triển công nghiệp, tăng thu ngân sách, thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển toàn diện, tạo tiền đề thực hiện kế hoạch 5 năm 2001-2005. Trong năm 2002, tập trung nghiên cứu, cụ thể hoá Nghị quyết Tỉnh uỷ về các chính sách kinh tế - xã hội sau đây:
+ Chính sách ưu đãi kích cầu đầu tư, thu hút đầu tư của các Tổng công ty mạnh của Trung ương vào địa bàn;
+ Chính sách đổi đất lấy hạ tầng;
+ Chính sách môi giới, thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI);
+ Chính sách khuyến khích phát triển các ngành, nghề tiểu thủ công nghiệp;
+ Chính sách cổ phần hoá, bán, khoán, cho thuê các doanh nghiệp nhà nước;
+ Chính sách cho các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu;
+ Chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng.
3. Thực hiện tốt việc sắp xếp, đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNN theo Nghị quyết TW3 (khoá IX); đẩy mạnh cổ phần hóa DNNN trên cơ sở đảm bảo quyền lợi của người lao động và lợi ích của Nhà nước; chăm lo các doanh nghiệp công ích để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này sản xuất, dịch vụ tốt hơn, đáp ứng yêu cầu của cộng đồng dân cư trong xã hội. Quan tâm đúng mức đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh; nghiên cứu ban hành những cơ chế, chính sách thỏa đáng của địa phương, thực hiện tốt chính sách của Nhà nước đã ban hành đối với cơ sở kinh tế vừa và nhỏ, kinh tế hợp tác, kinh tế tư nhân thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển.
4. Aùp dụng các biện pháp mạnh mẽ để phát triển thị trường cả trong và ngoài nước, xem đây là nhân tố có tính quyết định nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao hiệu quảkinh tế - xã hội. Nghiên cứu việc thành lập Trung tâm quảng bá, xúc tiến thương mại và đầu tư.
5. Nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo; duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và đẩy mạnh chương trình phổ cập trung học cơ sở. Triển khai thực hiện tốt kế hoạch tổ chức Festival Huế 2002; đẩy mạnh cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư". Duy trì, phát triển các hoạt động văn hóa lành mạnh; không ngừng phát huy các giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể của vùng đất cố đô; chú ý các ngành nghề thủ công mỹ nghệ, các loại hình văn hoá, nghệ thuật đặc trưng- gắn văn hoá với du lịch. Đi đôi với việc đẩy mạnh các phong trào, các cuộc vận động về văn hoá cần tăng cường công tác quản lý các dịch vụ văn hóa. Thực hiện có hiệu quả việc đưa văn hóa, thông tin về cơ sở. Tăng cường đầu tư công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, đặc biệt là ở tuyến huyện, cơ sở; đầu tư đúng mức cho các môn thể thao thành tích cao gắn với việc đẩy mạnh phong trào thể dục, thể thao quần chúng; tích cực chuẩn bị các điều kiện phục vụ cho Hội khỏe Phù Đổng 2004. Có kế hoạch tổ chức kỷ niệm trọng thể 55 năm ngày thương binh liệt sĩ.
6. Thực hiện có hiệu qủa các chương trình mục tiêu quốc gia; tập trung giải quyết các vấn đề xã hội, nhất là vấn đề xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm. Tập trung nghiên cứu, xây dựng các giải pháp XĐGN cụ thể, áp dụng cho từng vùng, từng địa phương, nhất là ở các xã miền núi, xã đặc biệt khó khăn. Triển khai mua 30% Bảo hiểm y tế cho người nghèo. Có phương án để sử dụng hiệu quả nguồn trích 5% chi hành chính cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm.
7. Có kế hoạch, biện pháp huy động tốt sự tham gia của toàn xã hội đi đôi với xây dựng lực lượng nồng cốt, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ đấu tranh phòng chống và hạn chế các tệ nạn xã hội, mại dâm, ma túy. Tăng cường tuyên truyền giáo dục và có giải pháp cụ thể nhằm hạn chế tình trạng tai nạn giao thông trên địa bàn.
8. Củng cố quốc phòng an ninh; nâng cao tinh thần cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu của tất cả các lực lượng, các địa phương, đơn vị; chủ động phòng chống làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Đẩy mạnh các biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm; nâng cao chất lượng công tác điều tra, truy tố, xét xử, không để sót tội phạm, hạn chế tối đa tình trạng bắt, giam giữ, xét xử không theo đúng quy định của pháp luật. Củng cố, nâng cao chất lượng thi hành án, tránh tình trạng tồn đọng án đã có hiệu lực pháp luật không được thi hành.
9. Chỉ đạo và chuẩn bị tốt các kế họach, điều kiện cần thiết để bảo vệ an toàn tuyệt đối, đảm bảo tổ chức thành công cuộc bầu cử Quốc hội khóa XI trên địa bàn; Festival Huế 2002 và các ngày lễ, các chương trình hoạt động lớn tại địa phương.
10. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, mở rộng diện thực hiện mô hình "một cửa" ở các cơ quan hành chính các cấp. Chú trọng hơn nữa công tác quy hoạch, đào tạo, sắp xếp, sử dụng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, cán bộ khoa học - kỹ thuật và cán bộ quản lý; đặc biệt quan tâm đến đội ngũ cán bộ cơ sở xã, phường, thị trấn.
Kiên quyết đấu tranh ngăn chặn và đẩy lùi tệ tham nhũng, buôn lậu, làm ăn phi pháp. Có biện pháp cụ thể nhằm khắc phục tình trạng lãng phí, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, chi tiêu hành chính. Xử lý kịp thời, nghiêm minh các vụ việc tiêu cực, tham nhũng theo qui định của pháp luật. Tăng cường thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện thực hiện ngày càng tốt hơn quyền làm chủ thực sự của nhân dân; đẩy mạnhviệc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, kiên quyết ngăn chặn và xử lý kịp thời những hành vi lợi dụng khiếu nại, tố cáo làm mất ổn định xã hội.
11. Trên cơ sở những chủ trương, biện pháp điều hành kế hoạch kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách được HĐND tỉnh thông qua, UBND tỉnh khẩn trương cụ thể hoá các chương trình, phân công trách nhiệm rõ ràng để chỉ đạo, điều hành các ngành, các huyện và thành phố Huế thực hiện thống nhất; kịp thời dự báo, theo dõi chặt chẽ diễn biến, tác động của tình hình thế giới, trong nước và những vấn đề phát sinh để có sự điều chỉnh phù hợp với thực tế và báo cáo HĐND tỉnh tại kỳ họp giữa năm.
V/ Giao trách nhiệm cho Thường trực HĐND, UBND, các Ban của HĐND và các đại biểu HĐND tỉnhcăn cứ nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp chặt chẽ với UBMTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên triển khai, quán triệt Nghị quyết của HĐND tỉnh đến các cấp, các ngành, các cơ sở và động viên cán bộ, nhân dân phấn đấu thực hiện những nhiệm vụ đã đề ra. UBND tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo các cấp, các ngành đề ra kế hoạch cụ thể triển khai Nghị quyết HĐND; tạo sự phối hợp đồng bộ trong tổ chức thực hiện các chương trình trọng điểm mà HĐND đã thông qua.
HĐND tỉnh kêu gọi toàn thể cán bộ, quân và dân trong tỉnh, nêu cao tinh thần làm chủ, đoàn kết, phát huy những kết quả đã đạt được, phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế-xã hội năm 2002, tạo tiền đề thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm 2001-2005.
Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh thông qua lúc 15giờ 00 phút ngày 24 tháng 01 năm 2002