• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 13/05/2000
  • Ngày hết hiệu lực: 05/10/2003
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Số: 07/2000/TT-NHNN7
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thừa Thiên Huế, ngày 28 tháng 4 năm 2000
Ngân hàng Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam

THÔNG TƯ

Hướngdẫn thi hành Nghị định số 174/1999/NĐ-CP ngày 09/12/1999

củaChính phủ Về quản lý hoạt động kinh doanh vàng

 

Căn cứ Điều 19 Nghị định số174/1999/NĐ-CP ngày 09/12/1999 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanhvàng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thi hành Nghị định Về quản lý hoạtđộng kinh doanh vàng như sau:

 

Chương I.

QUY ĐỊNH CHUNG

Mục 1. Đối tượng, phạm vi điềuchỉnh

1. Đối tượngđiều chỉnh của Thông tư này là các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh vàngkhông bao gồm hoạt động khai thác và tinh luyện vàng của doanh nghiệp khai thácvàng.

2. Phạmvi điều chỉnh của Thông tư này là hoạt động kinh doanh vàng bao gồm vàng trangsức, vàng mỹ nghệ, vàng miếng và vàng nguyên liệu.

3. Việckinh doanh vàng tiêu chuẩn quốc tế được thực hiện theo quy định tại Nghị địnhsố 63/1998/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối vàThông tư số 01/1999/TT-NHNN7 ngày 16/4/1999 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướngdẫn thi hành Nghị định số 63/1998/NĐ-CP của Chính phủ.

Mục 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các cụm từdưới đây được hiểu như sau:

1."Sản xuất đơn chiếc vàng trang sức, mỹ nghệ" là sản xuất sản phẩmvàng trang sức, mỹ nghệ mang tính thủ công, truyền thống, không mang tính chấtsản xuất đại trà, hàng loạt.

2."Gia công vàng" là hoạt động theo đó bên nhận gia công thực hiện việcgia công vàng trang sức, mỹ nghệ, vàng miếng theo yêu cầu và bằng vàng nguyênliệu của bên đặt gia công để hưởng tiền gia công. Bên nhận gia công có thể cungứng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu vàng, phụ liệu, vật tư để gia công theothoả thuận trong hợp đồng gia công.

Mục 3. Vốn pháp định của doanhnghiệp kinh doanh vàng

1. Vốnpháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lậpdoanh nghiệp.

Giá trị tài sản để tính vốnpháp định gồm: Tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sửdụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật và các tàisản khác.

2. Xácđịnh giá trị tài sản để tính vốn của doanh nghiệp:

a. Đối với công ty trách nhiệmhữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh hoạt động kinh doanh vàng, vốn củacông ty khi thành lập doanh nghiệp do tất cả thành viên sáng lập xác định vàthông qua theo nguyên tắc nhất trí và ghi trong điều lệ công ty. Trong quátrình hoạt động, hội đồng quản trị công ty cổ phần, hội đồng thành viên công tytrách nhiệm hữu hạn, tất cả thành viên hợp danh của công ty hợp danh xác địnhlại giá trị tài sản để tính vốn của công ty.

b. Đối với doanh nghiệp tưnhân, vốn do chủ doanh nghiệp tư nhân tự xác định.

c. Đối với doanh nghiệp nhà nước,vốn được xác định căn cứ theo quyết định giao vốn của cơ quan nhà nước có thẩmquyền.

3. Ngườiđại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kinh doanh vàng chịu trách nhiệm vềtính trung thực, tính chính xác của số vốn được xác định khi thành lập doanhnghiệp và trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Mục 4. Quy định về kinh doanhvàng

1. Tổchức, cá nhân được thực hiện một, một số hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh vàngquy định tại các Mục 1, 2, 3 Chương II Thông tư này nếu có đủ điều kiện theoquy định. Những doanh nghiệp đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ theoquy định tại Mục 3 Chương II được hoạt động kinh doanh trong cả phạm vi quy địnhtại các Mục 1, 2 Chương II Thông tư này.

2. Cáchoạt động kinh doanh vàng sau đây phải có giấy phép của Ngân hàng Nhà nước:

a. Sản xuất, xuất khẩu, nhậpkhẩu vàng miếng;

b. Xuất khẩu, nhập khẩu vàngnguyên liệu dưới dạng khối, thỏi, lá, hạt, dây, bột;

c. Xuất khẩu, nhập khẩu vàng mỹnghệ có khối lượng lô hàng từ 03 (ba) kilôgam trở lên cho mỗi lần xuất khẩu,nhập khẩu.

3. Cáchoạt động kinh doanh vàng không thuộc phạm vi quy định tại điểm 2, Mục 4, ChươngI Thông tư này không phải có giấy phép của Ngân hàng Nhà nước.

Mục 5. Hoạt động của các doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Các doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động tronglĩnh vực sản xuất, gia công vàng trang sức, mỹ nghệ, trong quá trình hoạt độngcủa mình phải tuân thủ các quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam,quy định của giấy phép đầu tư và quy định tại Mục 6 Chương III Thông tư này.

 

Chương II.

HOẠT ĐỘNG KINH DOANHVÀNG

Mục 1. Điều kiện, phạm vi hoạtđộng của tổ chức, cá nhân mua, bán vàng

1. Điều kiện

a. Đăng ký kinh doanh theo quiđịnh của pháp luật;

b. Có dụng cụ cân đo vàng đượccơ quan quản lý nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng cấp giấy chứng nhậnkiểm định;

c. Có nhân viên hoặc thợ cótrình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu hoạt động mua, bán vàng, sửa chữa vàngtrang sức, mỹ nghệ.

2. Phạm vi hoạt động

a. Mua, bán các loại vàng khôngphải vàng tiêu chuẩn quốc tế bao gồm vàng trang sức, mỹ nghệ, vàng miếng, vàngnguyên liệu;

b. Sửa chữa vàng trang sức, mỹnghệ theo uỷ quyền của các doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ hoặctheo yêu cầu của cá nhân;

c. Đặt gia công vàng trang sức,mỹ nghệ với các doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ, nhưng sản phẩmphải đóng ký mã hiệu của doanh nghiệp sản xuất;

d. Xuất khẩu, nhập khẩu vàngtheo quy định tại Chương III Thông tư này.

Mục 2. Điều kiện, phạm vi hoạtđộng của tổ chức, cá nhân gia công vàng trang sức, mỹ nghệ

1. Điều kiện

a. Đăng ký kinh doanh theo quiđịnh của pháp luật;

b. Có thợ có trình độ chuyên mônđáp ứng yêu cầu hoạt động gia công vàng trang sức, mỹ nghệ;

c. Có phương tiện đáp ứng yêucầu gia công vàng trang sức, mỹ nghệ; có dụng cụ cân đo vàng được cơ quan quảnlý nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng cấp giấy chứng nhận kiểm định.

2. Phạm vi hoạt động

a. Nhận gia công vàng trangsức, mỹ nghệ cho các đối tượng sau:

Doanh nghiệp hoạt động sản xuấtvàng trang sức, mỹ nghệ;

Tổ chức, cá nhân Việt Nam đặtgia công không vì mục đích thương mại;

Tổ chức, cá nhân nước ngoài.

b. Cá nhân là thợ kim hoàn từbậc 5 trở lên có đăng ký hoạt động gia công vàng trang sức, mỹ nghệ được sảnxuất đơn chiếc sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ để bày, bán hoặc để tham giahội chợ, triển lãm trong và ngoài nước. Các cá nhân sản xuất đơn chiếc vàngtrang sức, mỹ nghệ phải thông báo ký mã hiệu đóng trên sản phẩm cho Chi nhánhNgân hàng Nhà nước trên địa bàn, bảo đảm đúng chất lượng vàng đóng trên sảnphẩm và chịu trách nhiệm trước pháp luật về sản phẩm do mình sản xuất.

Mục 3. Điều kiện và phạm vihoạt động của doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ

1. Điều kiện

a. Là doanh nghiệp được thànhlập và đăng ký kinh doanh theo qui định của pháp luật;

b. Có máy móc, thiết bị, dụngcụ sản xuất đáp ứng yêu cầu sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ; có dụng cụ cân đovàng được cơ quan quản lý nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng cấp giấychứng nhận kiểm định; có phương tiện kiểm tra chất lượng vàng;

c. Có cán bộ quản lý và thợ cótrình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ;

d. Có vốn pháp định từ 5 (năm)tỉ đồng Việt Nam trở lên đối với các doanh nghiệp hoạt động tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh; 1 (một) tỉ đồng Việt Nam trở lên đối với các doanh nghiệp hoạtđộng tại các tỉnh, thành phố khác.

2. Phạm vi hoạt động

a. Sản xuất vàng trang sức, mỹnghệ;

b. Đặt gia công tại các doanhnghiệp sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ khác và các tổ chức, cá nhân đã đăng kýhoạt động gia công vàng trang sức, mỹ nghệ;

c. Nhận gia công vàng trangsức, mỹ nghệ cho các đối tượng sau:

Các doanh nghiệp sản xuất vàngtrang sức, mỹ nghệ khác;

Các tổ chức, cá nhân hoạt độngmua bán vàng (phải đóng ký mã hiệu của doanh nghiệp được sản xuất vàng trangsức, mỹ nghệ);

Tổ chức, cá nhân Việt Nam đặtgia công không vì mục đích thương mại;

Tổ chức, cá nhân nước ngoài.

d. Mua, bán các loại vàng khôngphải vàng tiêu chuẩn quốc tế;

đ. Xuất khẩu, nhập khẩu vàngnguyên liệu, vàng trang sức, mỹ nghệ, vàng miếng theo quy định tại Chương IIIThông tư này.

Mục 4. Điều kiện và phạm vihoạt động của doanh nghiệp sản xuất vàng miếng

1. Điều kiện

Ngân hàng Nhà nước xem xét cấpgiấy phép sản xuất vàng miếng cho các doanh nghiệp có đủ các điều kiện sau:

a. Là doanh nghiệp sản xuấtvàng trang sức, mỹ nghệ;

b. Có cơ sở vật chất - kỹthuật, máy móc, thiết bị đáp ứng yêu cầu sản xuất vàng miếng;

c. Có vốn pháp định từ 50 (nămmươi) tỷ đồng Việt Nam trở lên.

2. Phạm vi hoạt động

a. Sản xuất và nhận gia côngvàng miếng cho các tổ chức, cá nhân trong hạn mức được Ngân hàng Nhà nước cấpcho doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải đóng nhãn mác, ký mã hiệu của doanh nghiệpsản xuất vàng miếng theo quy định tại Điểm 7 Chương IV Thông tư này.

b. Thực hiện các hoạt động quyđịnh tại các Mục 1,2,3 Chương II Thông tư này.

3. Hồ sơ xin cấp giấy phép sảnxuất vàng miếng

Hồ sơ xin cấp giấy phép sảnxuất vàng miếng gửi về Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý Ngoại hối) bao gồm:

a. Đơn xin cấp giấy phép sảnxuất vàng miếng (theo mẫu tại Phụ lục 1);

b. Bản sao (có công chứng) giấychứng nhận đăng ký kinh doanh (chỉ nộp lần đầu hoặc khi có thay đổi);

c. Báo cáo tình hình nhà xưởng,máy móc, thiết bị;

d. Báo cáo tình hình cán bộquản lý, cán bộ kỹ thuật và thợ chuyên môn (chỉ nộp lần đầu hoặc khi có thayđổi);

Trong thời gian 10 (mười) ngàylàm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp hoặctừ chối cấp giấy phép sản xuất vàng miếng cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối,Ngân hàng Nhà nước có văn bản giải thích rõ lý do.

 

Chương III.

XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨUVÀNG

Mục 1. Xuất khẩu, nhập khẩuvàng trang sức (kể cả hàng trang sức mạ vàng)

Doanh nghiệp kinh doanh vàng đượcxuất khẩu, nhập khẩu vàng trang sức (kể cả hàng trang sức mạ vàng) theo giấychứng nhận đăng ký kinh doanh, không phải có giấy phép của Ngân hàng Nhà nước.

Mục 2. Xuất khẩu, nhập khẩuvàng mỹ nghệ

1. Doanhnghiệp kinh doanh vàng được xuất khẩu, nhập khẩu vàng mỹ nghệ có khối lượng lôhàng dưới 03 (ba) kilôgam cho mỗi lần xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy chứng nhậnđăng ký kinh doanh, không phải có giấy phép của Ngân hàng Nhà nước.

2. Doanhnghiệp kinh doanh vàng muốn xuất khẩu, nhập khẩu vàng mỹ nghệ có khối lượng lôhàng từ 03 (ba) kilôgam trở lên đến dưới 10 (mười) kilôgam cho mỗi lần xuấtkhẩu, nhập khẩu phải có giấy phép của Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nướctỉnh, thành phố (theo mẫu tại Phụ lục 4) nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Hồ sơ gửi Chi nhánh Ngân hàngNhà nước tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính bao gồm:

a. Đơn xin xuất khẩu, nhập khẩuvàng (theo mẫu tại Phụ lục 2);

b. Bản sao có công chứng giấychứng nhận đăng ký kinh doanh vàng (chỉ nộp lần đầu hoặc khi có thay đổi).

Trong thời gian 5 (năm) ngàylàm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nướctỉnh, thành phố xem xét cấp hoặc từ chối cấp giấy phép cho doanh nghiệp. Trườnghợp từ chối phải có văn bản giải thích rõ lý do.

3. Đối tượngthuộc điểm 2, Mục 2, Chương III Thông tư này muốn xuất khẩu, nhập khẩu vàng mỹnghệ có khối lượng lô hàng từ 10 (mười) kilôgam trở lên cho mỗi lần xuất khẩu,nhập khẩu phải gửi hồ sơ (theo quy định tại điểm 2 Mục này) đến Ngân hàng Nhà nước(Vụ Quản lý Ngoại hối) để xin cấp giấy phép.

Trong thời gian 10 (mười) ngàylàm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp hoặctừ chối cấp giấy phép cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối, Ngân hàng Nhà nướccó văn bản giải thích rõ lý do.

4. Doanhnghiệp được xuất khẩu, nhập khẩu hàng mỹ nghệ mạ vàng theo giấy chứng nhận đăngký kinh doanh, không phải có giấy phép của Ngân hàng Nhà nước.

Mục 3. Xuất khẩu, nhập khẩuvàng nguyên liệu, vàng miếng

1. Căn cứvào nhu cầu sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ và mục tiêu chính sách tiền tệtrong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp giấy phép xuất khẩu, nhậpkhẩu vàng nguyên liệu dưới dạng khối, thỏi, lá, hạt, dây, bột; xuất khẩu, nhậpkhẩu vàng miếng cho các doanh nghiệp kinh doanh vàng có đủ các điều kiện sau:

a. Có vốn pháp định từ 5 (năm)tỉ đồng Việt Nam trở lên;

b. Kinh doanh có lãi trong nămgần nhất.

2. Hồ sơgửi Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý Ngoại hối) bao gồm:

a. Đơn xin xuất khẩu, nhập khẩu(theo mẫu tại Phụ lục 2);

b. Bản sao (có công chứng) giấychứng nhận đăng ký kinh doanh vàng (chỉ nộp lần đầu hoặc khi có thay đổi);

c. Báo cáo kết quả hoạt độngkinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp trong năm gần nhất (nếu thựchiện xuất khẩu, nhập khẩu lần đầu trong năm).

Trong thời gian 10 (mười) ngàylàm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp hoặctừ chối cấp giấy phép cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối, Ngân hàng Nhà nướccó văn bản giải thích rõ lý do.

3. Doanhnghiệp có đăng ký kinh doanh vàng được xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu dướidạng dung dịch, vẩy hàn, muối vàng, bán thành phẩm vàng trang sức để phục vụsản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, khôngphải có giấy phép của Ngân hàng Nhà nước.

Mục 4. Nhập khẩu vàng để giacông các sản phẩm vàng cho nước ngoài

1. Các tổchức, cá nhân có đăng ký sản xuất hoặc gia công vàng trang sức, mỹ nghệ có hợpđồng gia công với nước ngoài được Ngân hàng Nhà nước cho phép nhập khẩu vàngnguyên liệu để gia công tái xuất các sản phẩm vàng cho nước ngoài. Giám đốc Chinhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố xem xét cấp giấy phép tạm nhập, táixuất (theo mẫu tại Phụ lục 5) cho các đối tượng này.

2. Hồ sơgửi Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố nơi tổ chức, cá nhân đặt trụsở chính gồm:

a. Đơn xin tạm nhập khẩu vàngnguyên liệu để gia công tái xuất (theo mẫu tại Phụ lục 2);

b. Bản sao (có công chứng) giấychứng nhận đăng ký kinh doanh vàng;

c. Hợp đồng gia công với nướcngoài.

Trong thời gian 10 (mười) ngàylàm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nướctỉnh, thành phố xem xét cấp hoặc từ chối cấp giấy phép. Trường hợp từ chối phảicó văn bản giải thích rõ lý do.

Mục 5. Xuất khẩu vàng nguyênliệu của các doanh nghiệp khai thác vàng

Các doanh nghiệp khai thác vàngmuốn xuất khẩu vàng nguyên liệu gửi hồ sơ đến Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lýNgoại hối) để xem xét cho phép. Hồ sơ gồm có:

1. Đơnxin xuất khẩu vàng nguyên liệu (theo mẫu tại Phụ lục 2);

2. Bảnsao (có công chứng) Giấy phép khai thác vàng;

3. Ý kiến đề nghị của cơ quan quản lý trực tiếp của doanhnghiệp.

Trong thời gian 10 (mười) ngàylàm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp hoặctừ chối cấp giấy phép xuất khẩu vàng nguyên liệu cho doanh nghiệp. Trường hợptừ chối, Ngân hàng Nhà nước có văn bản giải thích rõ lý do.

Mục 6. Xuất khẩu, nhập khẩuvàng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

1. Căn cứvào kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,Ngân hàng Nhà nước cấp hạn ngạch nhập khẩu vàng nguyên liệu dưới dạng khối,thỏi, lá, hạt, dây, bột cho doanh nghiệp trong năm kế hoạch. Doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài không phải xin giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vàng từngchuyến.

2. Doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được xuất khẩu, nhập khẩu các loại vàng dướiđây không phải có giấy phép của Ngân hàng Nhà nước:

a. Xuất khẩu, nhập khẩu vàngnguyên liệu dưới dạng dung dịch, muối vàng, vẩy hàn, bán thành phẩm vàng trangsức;

b. Tái xuất khẩu vàng vàngtrang sức, mỹ nghệ được sản xuất từ nguồn vàng nguyên liệu nhập khẩu

b. Tạm nhập, tái xuất vàngtrang sức, mỹ nghệ để làm mẫu;

c. Xuất khẩu tạp chất có chứavàng tận thu trong quá trình sản xuất để thu hồi nguyên liệu vàng.

3. Vănbản cấp hạn ngạch của Ngân hàng Nhà nước là căn cứ để doanh nghiệp làm thủ tụcnhập khẩu đối với các loại vàng quy định tại điểm 1 Mục 6 Chương III Thông tưnày với cơ quan Hải quan.

4. Chậmnhất ngày 15/12 của năm tài chính hoặc khi cần điều chỉnh hạn ngạch, các doanhnghiệp gửi hồ sơ đến Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý Ngoại hối) xin cấp hạnngạch mới hoặc xin điều chỉnh hạn ngạch. Hồ sơ gồm có:

a. Đơn xin cấp hạn ngạch nhậpkhẩu vàng nguyên liệu theo mẫu tại Phụ lục 3;

b. Báo cáo tình hình thực hiệnxuất khẩu, nhập khẩu, tiêu thụ sản phẩm vàng tại thị trường Việt Nam của năm trướcnăm kế hoạch (tháng 12 ước tính) theo mẫu tại Phụ lục 6.

5. Nếudoanh nghiệp được phép tiêu thụ sản phẩm tại Việt Nam, trước khi mở cửa hàngphải thông báo với Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố nơi doanhnghiệp đặt cửa hàng về địa điểm bán hàng, ký mã hiệu đóng trên sản phẩm vàng.Những doanh nghiệp đã được mở cửa hàng trước ngày Thông tư này có hiệu lực phảithông báo với Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặtcửa hàng trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

Mục 7. Xuất khẩu, nhập khẩu sảnphẩm vàng để tham gia triển lãm, hội chợ

Việc xuất khẩu, nhập khẩu sảnphẩm vàng để tham gia triển lãm, hội chợ thực hiện theo quy định tại Nghị địnhsố 32/1999/NĐ-CP ngày 05/05/1999 của Chính phủ về khuyến mại, quảng cáo thươngmại và hội chợ, triển lãm thương mại và các văn bản pháp luật khác liên quan.

Mục 8. Xuất khẩu, nhập khẩu phimậu dịch vàng

Việc xuất khẩu, nhập khẩu phimậu dịch vàng trang sức, mỹ nghệ, vàng nguyên liệu, vàng miếng thực hiện theoquy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ.

 

Chương IV.

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔCHỨC, CÁ NHÂN

HOẠT ĐỘNG KINH DOANHVÀNG

1. Hoạtđộng kinh doanh vàng theo phạm vi qui định tại giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh và quy định tại Thông tư này.

2. Thườngxuyên bảo đảm các điều kiện theo quy định trong quá trình hoạt động kinh doanh.

3. Niêmyết công khai bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vàng, chất lượng, giámua, giá bán các loại sản phẩm vàng tại nơi giao dịch và chịu trách nhiệm trướcpháp luật về sản phẩm bán ra.

4. Thựchiện chế độ kế toán thống kê theo quy định của Pháp lệnh Kế toán, thống kê. Sửdụng hoá đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính.

5. Có phươngán bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường và phòng, chống cháy nổ trong hoạt độngkinh doanh.

6. Doanhnghiệp hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ, ngoài những quy định tạiđiểm 1, 2, 3, 4, 5 Chương IV còn phải:

a. Ghi nhãn hàng hoá theo quyđịnh của pháp luật;

b. Gửi văn bản thông báo ký mãhiệu của doanh nghiệp cho Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố nơidoanh nghiệp đặt trụ sở chính để theo dõi;

c. Đóng ký mã hiệu của doanhnghiệp và chất lượng vàng trên sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất;

d. Bảo đảm đúng chất lượng vàngđóng trên sản phẩm và chịu trách nhiệm trước pháp luật về sản phẩm do doanhnghiệp sản xuất.

7. Doanhnghiệp sản xuất vàng miếng phải thực hiện đúng quy định tại giấy phép; đăng kýký mã hiệu và chất lượng sản phẩm với Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý Ngoại hối)và đóng ký mã hiệu doanh nghiệp, khối lượng, chất lượng, số seri liên tục trênsản phẩm vàng miếng.

 

Chương V.

BÁO CÁO, KIỂM TRA VÀ XỬLÝ VI PHẠM

Mục 1. Chế độ báo cáo

1. Đối với các doanh nghiệpViệt Nam

Các doanh nghiệp kinh doanhvàng có sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ, sản xuất vàng miếng, xuất khẩu, nhậpkhẩu vàng nguyên liệu, vàng miếng, xuất khẩu nhập khẩu vàng mỹ nghệ có khối lượnglô hàng từ 3 kg trở lên phải báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước theo quy định dướiđây:

a. Hàng quý, năm các doanhnghiệp kinh doanh vàng có sản xuất vàng miếng, xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyênliệu, vàng miếng, phải báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh vàng theo mẫu tạiPhụ lục 7 Thông tư này cho Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý Ngoại hối) và Chinhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

b. Hàng năm các doanh nghiệphoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ, xuất khẩu nhập khẩu vàng mỹ nghệ cókhối lượng lô hàng từ 3 kg trở lên phải báo cáo tình hình hoạt động kinh doanhvàng theo mẫu tại Phụ lục 7 Thông tư này cho Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh,thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

2. Đối với các doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài

Hàng năm, các doanh nghiệp phảibáo cáo tình hình thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm tại ViệtNam cho Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối) theo mẫu tại Phụ lục 6 Thôngtư này, đồng gửi cho Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố nơi doanhnghiệp đặt trụ sở chính.

3. Đối với Chi nhánh Ngân hàngNhà nước

Hàng năm, Chi nhánh Ngân hàngNhà nước tỉnh, thành phố tổng hợp báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (qua VụQuản lý Ngoại hối) tình hình quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo mẫu tại Phụlục 8 Thông tư này, tình hình chấp hành các quy định về quản lý kinh doanh vàngcủa các doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ, vàng miếng, xuất khẩu,nhập khẩu vàng miếng, vàng nguyên liệu.

4. Thời hạn báo cáo

Đối với báo cáo quý: chậm nhấtngày 10 tháng đầu quý tiếp theo;

Đối với báo cáo năm: chậm nhấtngày 10 tháng 1 năm sau.

Mục 2. Kiểm tra, thanh tra

Các doanh nghiệp sản xuất vàngtrang sức, mỹ nghệ, sản xuất vàng miếng, xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu,vàng miếng, xuất khẩu nhập khẩu vàng mỹ nghệ có khối lượng lô hàng từ 3 kg trởlên chịu sự kiểm tra, thanh tra của Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thànhphố và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trên địa bàn về việc chấp hành cácquy định của Nhà nước về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, các quy định củaThông tư này và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Mục 3. Xử lý vi phạm

Các tổ chức, cá nhân có hành vivi phạm quy định tại Thông tư này và các quy định pháp luật khác có liên quan,tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặctruy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy địnhcủa pháp luật.

 

Chương VI.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

1. Thôngtư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế các văn bảnsau của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước:

Thông tư số 07/NH-TT ngày29/10/1993 hướng dẫn thi hành Nghị định số 63/CP ngày 24/9/1993 của Chính phủvề quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng, Quyết định số 208/QĐ-NH7ngày 12/6/1998 Về việc sửa đổi điểm a mục 2, Phần II Thông tư số 07/NH-TT ngày29/10/1993, Thông tư số 01/TT-NH7 ngày 24/1/1996 hướng dẫn thực hiện Nghị địnhsố 02/CP ngày 5/1/1995 của Chính phủ "Quy định về hàng hoá, dịch vụ cấmkinh doanh thương mại và hàng hoá, dịch vụ kinh doanh thương mại có điều kiện ởthị trường trong nước" đối với hoạt động kinh doanh vàng, Quyết định số149/QĐ-NH7 ngày 6/7/1994 ban hành Quy chế nhập vàng uỷ thác, Chỉ thị số03/CT-NH7 ngày 03/4/1997 Về việc tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt độngkinh doanh vàng.

2. Các tổchức, cá nhân đang hoạt động kinh doanh vàng phải hoàn tất việc điều chỉnh hoạtđộng kinh doanh vàng theo quy định tại Thông tư này như sau:

a. Tổ chức, cá nhân hoạt độngmua bán vàng, gia công vàng trang sức, mỹ nghệ chưa đáp ứng đầy đủ các điềukiện quy định tại Thông tư này phải hoàn tất việc điều chỉnh hoạt động theo cácquy định tại Thông tư này trong thời hạn 90 (chín mươi) ngày kể từ ngày Thông tưnày có hiệu lực.

b. Các Doanh nghiệp đã đăng kýsản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ, sản xuất vàng miếng (đăng ký chế tác vàngtheo Thông tư số 07/NH-TT ngày 29/10/1993 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướngdẫn thi hành Nghị định số 63/CP ngày 24/9/1993 của Chính phủ Về quản lý nhà nướcđối với hoạt động kinh doanh vàng), chưa đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy địnhtại Thông tư này phải hoàn tất việc điều chỉnh theo các quy định tại tiết a, b,c điểm 1, Mục 3; tiết a, b điểm 1, Mục 4 Chương II trong thời hạn 90 (chín mươi)ngày kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực; hoàn tất việc điều chỉnh theo quyđịnh tại tiết d điểm 1, Mục 3 và tiết c điểm 1, Mục 4 Chương II trong thời hạn02 (hai) năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực. Nếu quá thời hạn trên mà vốnpháp định vẫn chưa bổ sung đủ thì doanh nghiệp phải điều chỉnh hoạt động theoquy định tại Thông tư này.

3. ChánhVăn phòng Ngân hàng Nhà nước, Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, Vụ trưởng VụQuản lý Ngoại hối, Thủ trưởng các đơn vị liên quan và Giám đốc Chi nhánh Ngânhàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi chức năng củamình chịu trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn, triển khai, thực hiện Thông tư này./.

                                                                                   

Phụ lục 1

TÊN DOANH NGHIỆP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦNGHĨA VIỆT NAM

 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /

.................., ngày... tháng ... năm ...

ĐƠN XIN CẤP GIẤY PHÉPSẢN XUẤT VÀNG MIẾNG

Kính gửi: Ngân hàng Nhànước Việt Nam

(Vụ Quản lý Ngoại hối)

1. Tên doanh nghiệp:

2. Trụ sở chính: (ghi rõ sốnhà, phường, thị trấn, quận, thị xã, thành phố, tỉnh)

3. Điện thoại:               Fax:

4. Họ và tên Tổng Giám đốc(Giám đốc):

5. Quyết định thành lập:

6. Cơ quan ra quyết định thànhlập:

7. Giấy chứng nhận ĐKKD số:

8. Vốn pháp định:

Căn cứ các điều kiện quy địnhtại Thông tư số 07/TT-NHNN7 ngày 28/4/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướngdẫn thực hiện Nghị định số 174/1999/NĐ-CP ngày 09/12/1999 của Chính phủ về quảnlý hoạt động kinh doanh vàng, đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp giấy phépsản xuất vàng miếng cho ... (tên doanh nghiệp).

... (tên doanh nghiệp) xin camđoan:

Có đủ các điều kiện để sản xuấtvàng miếng theo quy định tại Thông tư số 07/TT-NHNN7 ngày 28/4/2000 của Thốngđốc Ngân hàng Nhà nước;

Chịu trách nhiệm trước phápluật về các thông tin trong đơn này và các tài liệu đính kèm;

Tuân thủ các quy định về quảnlý hoạt động kinh doanh vàng, các quy định về quản lý ngoại hối và các quy địnhkhác có liên quan của pháp luật Việt Nam.

                                                            Tổnggiám đốc (giám đốc)

                                                                         (Ký tên, đóng dấu)

Hồ sơ gửi kèm:

Bản sao có công chứng QĐ thànhlập DN;

Bản sao có công chứng giấyCNĐKKD;

Báo cáo tình hình nhà xưởng máymóc thiết bị;

Báo cáo tình hình cán bộ quảnlý, cán bộ kỹ thuật, thợ chuyên môn;

Phụ lục 2

TÊN DOANH NGHIỆP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnhphúc

Số: /

.................., ngày... tháng ... năm ...

 

ĐƠN XIN XUẤT KHẨU, NHẬPKHẨU VÀNG

Kính gửi: Ngân hàng Nhànước Việt Nam

(Vụ Quản lý Ngoại hối)

1. Tên doanh nghiệp:

2. Trụ sở chính: (ghi rõ sốnhà, phường, thị trấn, quận, thị xã, thành phố, tỉnh)

3. Điện thoại:               Fax:

4. Họ và tên Tổng Giám đốc(Giám đốc):

5. Quyết định thành lập:

6. Cơ quan ra quyết định thànhlập:

7. Giấy chứng nhận ĐKKD số:

8. Vốn điều lệ: (vốn đầu tư đốivới DN tư nhân)

Căn cứ các điều kiện quy địnhtại Thông tư số 07/TT-NHNN7 ngày 28/4/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướngdẫn thực hiện Nghị định số 174/1999/NĐ-CP ngày 09/12/1999 của Chính phủ về quảnlý hoạt động kinh doanh vàng, đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp giấy phépxuất khẩu (nhập khẩu) vàng cho ... (tên doanh nghiệp), với nội dung như sau:

1. Loại vàng xin xuất khẩu(nhập khẩu):

Loại vàng

(ghi rõ từng loại)

Khối lượng

Chất lượng

Giá trị

(quy USD)

- Mỹ nghệ:

 

 

 

- Vàng miếng:

 

 

 

- Nguyên liệu:

 

 

 

2. Mục đích xuất khẩu (nhậpkhẩu):

3. Xuất khẩu (nhập khẩu) quacửa khẩu:

4. Thời gian dự định xuất khẩu(nhập khẩu): .../.../...... (tên doanh nghiệp) xin cam đoan:

Chịu trách nhiệm trước phápluật về các thông tin trong đơn này và các tài liệu đính kèm;

Sử dụng đúng mục đích lượngvàng nhập khẩu (nếu xin nhập khẩu);

Tuân thủ các quy định về quảnlý hoạt động kinh doanh vàng, các quy định về quản lý ngoại hối và các quy địnhkhác có liên quan của pháp luật Việt Nam.

                                                 Tổng giám đốc (giám đốc)

                                                             (Ký tên, đóng dấu)

Hồ sơ gửi kèm:

Bản sao có công chứng QĐ thànhlập DN;

Bản sao có công chứng giấyCNĐKKD;

Bản sao có công chứng giấy phépkhai thác vàng; ý kiến của cơ quan quản lý trực tiếp của doanh nghiệp (đối vớidoanh nghiệp khai thác vàng xin xuất khẩu vàng nguyên liệu).

Báo cáo kết quả hoạt động kinhdoanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp năm gần nhất (nếu xin xuất khẩu,nhập khẩu vàng nguyên liệu, vàng miếng);

Hợp đồng gia công với nướcngoài (nếu nhập khẩu vàng để gia công tái xuất);

Phụ lục 3

TÊN DOANH NGHIỆP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦNGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnhphúc

Số: /

.................., ngày... tháng ... năm ...

ĐƠN XIN CẤP HẠN NGẠCHNHẬP KHẨU VÀNG NGUYÊN LIỆU

(Áp dụng đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài)

Kính gửi: Ngân hàng Nhànước Việt Nam

(Vụ Quản lý Ngoại hối)

1. Tên doanh nghiệp:

2. Trụ sở chính: (ghi rõ số nhà, phường, thị trấn, quận, thị xã, thànhphố, tỉnh)

3. Điện thoại: ............................Fax:............................

4. Họ và tên Giám đốc:

5. Giấy phép đầu tư số: ... ngày cấp ...

6. Hình thức đầu tư: (100% vốn nước ngoài/liên doanh...)

7. Vốn đầu tư:   Theo giấy phépThực hiện

Trong đó:         - Vốn pháp định:

                        - Vốn vay:                                          

8. Tỉ lệ xuất khẩu:

Theo giấy phép đầu tư:

Thực hiện:

9. Số lượng cán bộ, công nhân:

10. Thời gian bắt đầu đi vào hoạt động:

Căn cứ các điều kiện quy địnhtại Thông tư số 07/TT-NHNN7 ngày 28/4/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướngdẫn thực hiện Nghị định số 174/1999/NĐ-CP ngày 09/12/1999 của Chính phủ về quảnlý hoạt động kinh doanh vàng, đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp hạn ngạchnhập khẩu vàng nguyên liệu (hoặc điều chỉnh hạn ngạch) cho ... (tên doanhnghiệp) trong năm ...., với nội dung cụ thể như sau:

STT

Diễn giải

(loại vàng)

Chất lượng

(%)

Khối lượng

(kg)

Giá trị ước tính

(USD)

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

...

 

 

 

 

Tổng số

 

 

... (tên doanh nghiệp) xin cam đoan:

Chịu trách nhiệm trước pháp luật về các thông tin trong đơn này và cáctài liệu đính kèm;

Tuân thủ các quy định về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, quy định vềquản lý hoạt động kinh doanh vàng, quy định về quản lý ngoại hối và các quyđịnh khác có liên quan của pháp luật Việt Nam.

                                                                         Giám đốc (tổng giám đốc)

                                                                                     (Ký tên, đóng dấu)

Hồ sơ gửi kèm:

Bản sao giấy phép đầu tư (chỉ gửi lần đầu hoặc khi có thay đổi);

Báo cáo tình hình thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, tiêu thụ sản phẩm vàngtại Việt Nam;

Kế hoạch sản xuất kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ trong năm kế hoạch.

Phụ lục 4

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM          

CHI NHÁNH TỈNH, THÀNH PHỐ........                                                       

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Số: ..........

....., ngày ... tháng... năm ...

GIẤY PHÉP XUẤT NHẬPKHẨU VÀNG MỸ NGHỆ

GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH NGÂNHÀNG NHÀ NƯỚC TỈNH THÀNH PHỐ

Căn cứ Nghị định số174/1999/NĐ-CP ngày 9/12/1999 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanhvàng;

Căn cứ Thông tư số 07/TT-NHNN7ngày 28/4/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thi hành Nghị định số174/1999/NĐ-CP ngày 9/12/1999 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanhvàng;

Xét Hồ sơ xin cấp giấy phép của...,

           

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Cho phép ... (tên doanh nghiệp) được xuất khẩu (nhập khẩu) ... kg (bằngchữ: ...) vàng mỹ nghệ qua cửa khẩu ...

Điều 2. Giấy phép này có giá trị đến ngày .../.../...

Điều 3. ... (tên doanh nghiệp) phải thực hiện đúng nội dung quy định tại giấyphép này, các quy định về quản lý ngoại hối, quản lý hoạt động kinh doanh vàngvà các quy định pháp luật khác có liên quan.

Điều 4. Chậm nhất đến ngày .../.../..., ... (tên doanh nghiệp) phải báo cáotình hình xuất khẩu (nhập khẩu) theo giấy phép này cho Chi nhánh Ngân hàng Nhànước tỉnh, thành phố....

Chi nhánh Ngân hàng Nhà nướctỉnh, thành phố...

Nơi nhận:                                                                                 Giámđốc

- Doanh nghiệp nêu tại điểm 1,

- NHNN (Vụ QLNH) để b/c,

- Lưu CN NHNN.

Phụ lục 5

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

CHI NHÁNH TỈNH, THÀNH PHỐ........

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: ........

......., ngày ... tháng... năm ...

 

GIẤY PHÉP TẠM NHẬP, TÁIXUẤT VÀNG

 GIÁM ĐỐC CHINHÁNH NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC TỈNH THÀNH PHỐ

Căn cứ Nghị định số 174/1999/NĐ-CP ngày 9/12/1999 củaChính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng;

Căn cứ Thông tư số 07/TT-NHNN7 ngày 28/4/2000 củaThống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thi hành Nghị định số 174/1999/NĐ-CPngày 9/12/1999 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng;

Xét Hồ sơ xin cấp giấy phép của ...,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Cho phép ... (tên doanh nghiệp) được tạm nhập khẩu ... kg (bằng chữ:...) vàng nguyên liệu qua cửa khẩu ... để gia công tái xuất.

Điều 2. Giấy phép này có giá trị đến ngày ..../.../...

Điều 3. ...(tên doanh nghiệp) phải tái xuất toàn bộ sản phẩm gia công từ lượngnguyên liệu nhập khẩu này trước ngày .../.../...

Điều 4. ... (tên doanh nghiệp) phải thực hiện đúng nội dung quy định tại giấyphép này, các quy định về quản lý ngoại hối, quản lý hoạt động kinh doanh vàngvà các quy định pháp luật khác có liên quan.

Điều 5. Chậm nhất đến ngày .../.../..., ... (tên doanh nghiệp) phải báo cáotình hình tạm nhập, tái xuất vàng theo giấy phép này cho Chi nhánh Ngân hàngNhà nước tỉnh, thành phố ...

Phụ lục 6

Tên Doanh nghiệp:

Địa chỉ:

Điện thoại:

Fax:

Kính gửi:      - Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý Ngoại hối)

- Chinhánh NHNN tỉnh, thành phố ...

 

BÁO CÁO TÌNH HÌNH XUẤTKHẨU, NHẬP KHẨU VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀNG TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

Năm ...............

                                                 (Áp dụng đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài)

Loại vàng

 

Tồn đầu kỳ

Nhập khẩu

Mua trong nước

Xuất khẩu

Bán trong nước

Tồn cuối kỳ

và chất lượng

Hạn ngạch

Khối

Giá trị

Khối

Giá trị

Khối

Giá trị

Khối

Giá trị

Khối

Giá trị

Khối

Giá trị

 

(khối lượng)

lượng

 

lượng

 

lượng

 

lượng

 

lượng

 

lượng

 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

12

13

14

15

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                                                                                                                .....,ngày ... tháng ... năm ...                                                                                                                                                           

Lập biểu                                              Kiểmsoát                                            TổngGiám đốc (Giám đốc)

 

Phụ lục 7

Tên doanh nghiệp:

Địa chỉ:

Điện thoại: ...................           Fax:

 

Kính gửi:        -Ngân hàng Nhà nước việt nam (Vụ Quản lý Ngoại hối)

                        -Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố ............

BÁO CÁO TÌNH HÌNH HOẠTĐỘNG KINH DOANH VÀNG

Quý ... năm ...

                        Đơn vị tính: kg (khối lượng), USD, VND(giá trị)

Chỉ tiêu

Khối lượng

(quy 99,99%)

Giá trị

1. Sản xuất (kể cả gia công cho tổ chức, cá nhân trong nước):

 

 

            Vàng trang sức, mỹ nghệ:

 

 

            Vàng miếng:

 

 

2. Gia công tái xuất cho nước ngoài

 

 

3. Nhập khẩu (giá trị ghi USD)

 

 

Trong đó:

 

 

            Vàng mỹ nghệ:

 

 

            Vàng miếng:

 

 

            Vàng tiêu chuẩn quốc tế:

 

 

            Vàng nguyên liệu:

 

 

4. Xuất khẩu (giá trị ghi USD)

 

 

Trong đó:

 

 

            Vàng mỹ nghệ:

 

 

            Vàng miếng:

 

 

            Vàng tiêu chuẩn quốc tế*:

 

 

            Vàng nguyên liệu:

 

 

..., ngày... tháng...năm...

Lập biểu                                  Kiểmsoát                    Giám đốc (TổngGiám đốc)

                                                                                                (kýtên, đóng dấu)

 

Phụ lục 8

CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NHÀNƯỚC

Tỉnh, thành phố:.........................

             Kính gửi:       Thốngđốc Ngân hàng Nhà nước

                                    (VụQuản lý Ngoại hối)

BÁO CÁO TÌNH HÌNH QUẢNLÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀNG

Năm ...

1. Tình hình kinh doanh:

Đơn vị tính: kg (khối lượng), USD, VND (giá trị)

Chỉ tiêu

Khối lượng (quy 99,99%)

Giá trị

Tăng/giảm so

với năm trước

1. Sản xuất (kể cả gia công cho tổ chức, cá nhân trong nước):

 

 

 

            Vàng trang sức, mỹ nghệ:

 

 

 

            Vàng miếng:

 

 

 

2. Gia công tái xuất cho nước ngoài

 

 

 

3. Nhập khẩu (giá trị ghi USD) vàng mỹ nghệ từ 3 - 10 kg

 

 

 

4. Xuất khẩu (giá trị ghi USD) vàng mỹ nghệ từ 3 - 10 kg

 

 

 

2. Số lượng các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanhvàng trên địa bàn:

Chỉ tiêu

DN Nhà nước

DN Tư nhân

CTy TNHH,CP

Cá nhân

1

2

3

4

5

1. Mua bán vàng

 

 

 

 

2. Gia công vàng trang sức mỹ nghệ

 

 

 

 

3. Thợ bậc 5 sản xuất đơn chiếc sản phẩm vàng

 

 

 

 

4. Sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ

 

 

 

 

3. Tình hình chấp hành các quy định về quản lý hoạtđộng kinh doanh vàng của các doanh nghiệp:

Lập biểu                                  Kiểmsoát                                ...,ngày... tháng... năm...

                                                                                                            Giám đốc

                                                                                                     (ký tên, đóng dấu)

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước

(Đã ký)

 

Lê Đức Thuý

 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.