• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 12/08/2000
  • Ngày hết hiệu lực: 19/08/2005
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Số: 2070/2000/QĐ-BGTVT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thành phố Huế, ngày 28 tháng 7 năm 2000

 

 

 

 

 

 

 

 

QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Ban hành quy định về việc kiểm tra chất lượng và antoàn kỹ thuật các loại phương tiện

cơ giới đường bộ được sản xuất, lắp ráp theo thiết kếtrong nước

 

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Căn cứ Nghị định số 22/CP ngày 22 tháng 3 năm 1994 của Chính phủ,quy định nhiệm vụ quyền hạn, trách nhiệm quản lý Nhà nước và cơ cấu tổ chức bộmáy của Bộ Giao thông Vận tải;

Căn cứ mục 3, điều 3 và mục 4, điều 4 Nghị định số 86/CP ngày 8tháng 12 năm 1995 của Chính phủ quy định phân công trách nhiệm quản lý Nhà nướcvề chất lượng hàng hóa;

Căn cứ Quyết định 75/TTg ngày 3 tháng 2 năm 1997 của Thủ tướngChính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Cục Đăng kiểm ViệtNam;

Căn cứ Thông tư số 1192/KCM-GTVT ngày 12 tháng 6 năm 1996 của LiênBộ Khoa học công nghệ và Môi trường và Giao thông Vận tải hướng dẫn thực hiệnNghị định 86/CP ngày 8 tháng 12 năm 1995 về việc phân công quản lý Nhà nuớc về chất lượng hànghóa;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ, Vụ trưởng Vụ Phápchế- Vận tải,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1:Nay ban hành kèm theo Quyết định này "Quy định về việc kiểm tra chấtlượng và an toàn kỹ thuật các loại phươngtiện cơ giới đường bộ được sản xuất lắp ráp theo thiết kế trong nước".

Điều 2:Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế choQuyết định số 1774/QĐ/KHKT-PCVT ngày 16 tháng 7 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Giaothông vận tải.

Điều 3: Cácông Chánh văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế- Vận tải, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam,các Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Giao thông công chính Tỉnh, Thành phố trựcthuộc Trung ương và Thủ trưởng đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hànhQuyết định này.

 

QUY ĐỊNH

VỀ VIỆC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG VÀ AN TOÀN KỸ THUẬT

CÁC LOẠI PHƯƠNG TIỆN CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ ĐƯỢC SẢN XUẤT,

LẮP RÁP THEO THIẾT KẾ TRONG NƯỚC

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2070/2000/QĐ-BGTVT

ngày 28 tháng 7 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Giao thôngVận tải)

1. QUY ĐỊNH CHUNG:

1.1.Sản xuất, lắp ráp phương tiện cơ giới đường bộ (CGĐB) theo quy định này là việcsử dụng toàn bộ các chi tiết, tổng thành, hệ thống mới 100% từ nguồn nhập khẩuhoặc sản xuất trong nước, bao gồm cả việc sử dụng đồng bộ các tổng thành, hệthống của các ô tô sát xi hoặc của các phương tiện CGĐB mới chưa qua sử dụng,chưa có biển số đăng ký để đóng mới, lắp ráp phương tiện CGĐB theo thiết kếtrong nước.

1.2.Thuật ngữ dùng trong quy định này được hiểu như sau:

Phươngtiện CGĐB bao gồm các loại phương tiện được định nghĩa tại TCVN 6211:1996 "Phương tiện giao thông đường bộ - Kiểu - Thuật ngữ và địnhnghĩa".

Ôtô sát xi là các ôtô ở dạng bán thành phẩm, có thể tự di chuyển, có buồng lái hoặc không có buồnglái, không có thùng chở hàng, không có khoang chở khách, không gắn thiết bịchuyên dùng.

Tổngthành được hiểu là: động cơ, hộp số, khung, buồng lái và thân xe hoặc thùng chởhàng hay thiết bị chuyên dùng lắp đặt trên phương tiện.

Hệthống được hiểu là: hệ thống truyền lực, hệ thống chuyển động, hệ thống treo,hệ thống phanh, hệ thống lái, hệ thống điện, đèn chiếu sáng và tín hiệu.

Sảnphẩm được hiểu là: các chi tiết, tổng thành, hệ thống hoặc các phương tiện CGĐBđược sản xuất lắp ráp tại các cơ sở sản xuất.

Sảnphẩm cùng loại là: các sản phẩm có cùng một chủ sở hữu công nghiệp, cùng thiếtkế, cùng thông số kỹ thuật, cùng mã số nhận dạng (trừ các ký tự thể hiện vị trítay lái, nơi sản xuất).

Chủsở hữu công nghiệp được hiểu theo quy định tại điều 33 chương 4 Nghị định số63/CP ngày 24/10/1996 của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp.

1.3.Đối tượng, phạm vi áp dụng:

Quyđịnh này được áp dụng cho việc thiết kế, sản xuất, lắp ráp các loại phương tiệnCGĐB nói tại mục 1.1. bao gồm cả việc thiết kế,sản xuất các chi tiết, các tổng thành, các hệ thống để lắp ráp các loại phươngtiện CGĐB nói trên.

Quyđịnh này không áp dụng cho các phương tiện CGĐB được sản xuất, lắp ráp dùng vàomục đích quân sự của Bộ quốc phòng và mục đích bảo đảm an ninh trật tự xã hộicủa Bộ Công an.

1.4.Đơn vị thiết kế:

Đơnvị thiết kế là các đơn vị có tư cách pháp nhân, có đăng ký kinh doanh ngànhnghề thiết kế phương tiện CGĐB phù hợp với các quy định của pháp luật hiệnhành, có đủ năng lực và các điều kiện đáp ứng được nhiệm vụ thiết kế.

1.5.Cơ sở sản xuất:

Cơsở sản xuất là các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, có đăng ký kinh doanhngành nghề sản xuất, lắp ráp phương tiện CGĐB phù hợp với các quy định của phápluật hiện hành, có đủ điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm đảm bảo chất lượngcủa các sản phẩm trong quá trình sản xuất, lắp ráp.

1.6.Cơ quan quản lý chất lượng:

CụcĐăng kiểm Việt Nam là Cơ quan quản lý Nhà nước chuyên nghành về chất lượng cácloại phương tiện giao thông vận tải (dưới đây viết tắt là Cơ quan QLCL) tổ chứcvà tiến hành việc thẩm định thiết kế, kiểm tra chất lượng và an toàn kỹ thuậtcho các đối tượng sản phẩm được nêu trong quy định này.

2. QUY ĐỊNH VỀ HỒSƠ THIẾT KẾ, THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ.

2.1. Hồ sơ thiết kế.

2.1.1.Hồ sơ thiết kế của các chi tiết, tổng thành, hệ thống bao gồm:

Bảnvẽ và các thông số kỹ thuật của sản phẩm;

Bảnvẽ bố trí chung đối với sản phẩm là các tổng thành, hệ thống.

2.1.2.Hồ sơ thiết kế của phương tiện bao gồm:

Cácbản vẽ kỹ thuật:

Bảnvẽ bố trí chung của sản phẩm;

Bảnvẽ lắp đặt tổng thành, hệ thống;

Bảnvẽ và các thông số kỹ thuật của các chi tiết, tổng thành, hệ thống được sảnxuất trong nước;

Bảnthông số, tính năng kỹ thuật của các tổng thành, hệ thống nhập khẩu;

Cácbản vẽ kỹ thuật phải được trình bầy theo các tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành.

Bảnthuyết minh tính toán bao gồm các nội dung sau:

Thuyếtminh đặc tính của sản phẩm;

Tínhtoán các đặc tính động học, động lực học;

Tínhtoán kiểm nghiệm bền.

2.1.3.Mỗi loại hồ sơ thiết kế nói trên được lập thành 03 bộgửi tới Cơ quan QLCLđể thẩm định.

2.2.Thẩm định thiết kế.

2.2.1.Thẩmđịnh thiết kế là việc xem xét, kiểm tra, đối chiếu các nội dung của hồ sơ thiếtkế sản phẩm với các tiêu chuẩn, quy định hiện hành về phương tiện CGĐB nhằm đảmbảo cho các phương tiện được sản xuất lắp ráp, đáp ứng các yêu cầu về chất lượng,an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

2.2.2.Kết quả thẩm định hồ sơ thiết kế phải được thông báo trong phạm vi 15 ngày kểtừ khi nhận được đầy đủ hồ sơ thiết kế hợp lệ. Trường hợp phải kéo dài thờigian thẩm định do yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ thiết kế thì Cơ quan QLCL phảithông báo bằng văn bản cho đơn vị thiết kế.

2.2.3.Sau khi thẩm định, hồ sơ được chuyển cho: đơn vị thiết kế, cơ sở sản xuất và lưutrữ tại Cơ quan QLCL.

3. QUY ĐỊNH VỀ SẢN XUẤT, LẮP RÁP

3.1.Việc sản xuất, lắp ráp các sản phẩm phải thực hiện theo đúng thiết kế đã đượcthẩm định, đảm bảo các yêu cầu về chất lượng và an toàn kỹ thuật.

Căncứ vào thiết kế đã được thẩm định, cơ sở sản xuất có trách nhiệm xây dựng quytrình công nghệ, quy trình kiểm tra chất lượng và an toàn kỹ thuật và phảitrang bị đầy đủ các thiết bị kiểm tra cần thiết cho từng công đoạn sản xuất tươngứng. Các thiết bị này phải được kiểm tra, hiệu chuẩn theo các quy định hiệnhành.

3.2.Đối với loại sản phẩm cùng loại đã được cấp giấy chứng nhận chất lượng để sảnxuất hàng loạt, cơ sở sản xuất có trách nhiệm duy trì chất lượng sản phầm theođúng các chỉ tiêu đã được chứng nhận và phải chịu trách nhiệm về chất lượng sảnphẩm của mình.

4. QUY ĐỊNH VỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG VÀ AN TOÀN KỸ THUẬT

4.1.Hồ sơ kiểm tra

4.1.1.Hồ sơ kiểm tra các chi tiết, tổng thành, hệ thống gồm có:

Hồsơ thiết kế của sản phẩm đã được thẩm định;

Bảnthuyết minh các ký hiệu được sử dụng đóng trên sản phầm;

Bảnthuyết minh quy trình công nghệ sản xuất, quy trình kiểm tra chất lượng sảnphẩm;

Biênbản thử nghiệm sản phẩm của cơ sở sản xuất;

Bảnsao chứng chỉ chất lượng (nếu có) phân biệt cho các trường hợp sau:

Chứngnhận chất lượng của cơ quan có thẩm quyền đốivới các sản phẩm sản xuất theo thiết kế trong nước;

Vănbản do chủ sở hữu công nghiệp nước ngoài của sản phẩm xác nhận đạt chất lượng tươngđương với sản phẩm nguyên mẫu cùng loại đối với các sản phẩm sản xuất theo côngnghệ do nước ngoài chuyển giao;

Chứngchỉ chất lượng của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài đối với các sản phẩmnhập khẩu.

4.1.2.Hồ sơ kiểm tra của các phương tiện CGĐB gồm có:

Hồsơ thiết kế, ảnh chụp kiểu dáng phương tiện;

Bảnthống kê các chi tiết, tổng thành, hệ thống sản xuất trong nước và nhập khẩu;

Quytrình công nghệ sản xuất, lắp ráp; tiêu chuẩn và quy trình kiểm tra chất lượngphương tiện;

Chứngchỉ chất lượng của các tổng thành, hệ thống liên quan đến an toàn kỹ thuật củaphương tiện;

Bảnđăng ký và thuyết minh về phương pháp đóng số động cơ, số khung;

Tàiliệu kỹ thuật giới thiệu tính năng và đặc tính kỹ thuật của phương tiện phục vụcho việc khai thác, sử dụng;

Kếtquả kiểm tra chất lượng của cơ sở sản xuất đối với sản phẩm mẫu ở các công đoạnsản xuất, lắp ráp.

Mỗiloại hồ sơ nói trên được lập thành 01 bộ gửi tới Cơ quan QLCL để làm cơ sở cho việc kiểm trachất lượng và an toàn kỹ thuật.

4.2.Kiểm tra chất lượng và an toàn kỹ thuật

4.2.1.Kiểm tra chất lượng và an toàn kỹ thuật là việc xem xét, thử nghiệm, đánh giáchất lượng của các chi tiết, tổng thành, hệ thống cũng như của toàn bộ phươngtiện được sản xuất, lắp ráp theo hồ sơ thiết kế đã được thẩm định và theo cáctiêu chuẩn, quy định hiện hành về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

4.2.2.Việc kiểm tra được thực hiện theo phương thức kiểm tra sản phẩm mẫu. Sản phẩmmẫu sử dụng cho việc kiểm tra chứng nhận chất lượng phải phù hợp về chủng loại,thông số kỹ thuật và xuất xứ theo đúng hồ sơ kiểm tra đã quy định tại mục 4.1.

Căncứ vào phương pháp thử theo các các tiêu chuẩn hiện hành, Cơ quan QLCL quy địnhcụ thể số lượng mẫu thử phải thử nghiệm.

4.2.3.Sau khi sản phẩm mẫu kiểm tra đạt tiêu chuẩn, Cơ quan QLCL cấp Giâý chứng nhận chất lượngcho loại sản phẩm đó theo một trong các mẫu quy định tại phụ lục 1 của quy địnhnày.

4.2.4.Đối với các sản phẩm là các chi tiết, tổng thành, hệ thống liên quan đến antoàn kỹ thuật của phương tiện đã có một trong số các chứng chỉ chất lượng nêutại mục 4.1.1. của quy định này thì Cơ quan QLCL có thể miễn kiềm tra.

4.2.5.Việc kiểm tra và chứng nhận chất lượng sản phẩm được thực hiện trong phạm vi 15ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp phải kéodài thời gian do yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ hoặc hoàn thiện sản phẩm mẫuthì Cơ quan QLCL phải thông báo bằng văn bản chocơ sở sản xuất.

4.2.6.Đối với sản phẩm cùng loại đã được Cơ quan QLCL cấp giấy chứng nhận chất lượng, nếu cơ sở sản xuất đápứng các điều kiện quy định tại mục 4.2.7 sẽ được Cơ quan QLCL ủy quyền bằng văn bản để tựnghiệm thu và cấp Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng theo quy định tại mục4.2.8. cho từng sản phầm tiếp theo và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩmcủa mình.

4.2.7.Điều kiện để cơ sở sản xuất được ủy quyền kiểm tra chất lượng cho các sản phẩmsản xuất hàng loạt như sau:

Thỏamãn các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị nêu tại mục 1.5 vàmục 3. của quy định này.

Cókỹ thuật viên thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm được Cơ quan QLCL đào tạo, cấp chứng chỉ nghiệpvụ kiểm tra chất lượng.

Cơquan QLCL tiến hành kiểm tra và ủy quyềnbằng văn bản cho cơ sở sản xuất có đủ đìêu kiện nói trên.

4.2.8.Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng được lập theo các mẫu quy định tại phụ lục2.

Cácphiếu xuất xưởng lập theo mẫu 2a do cơ sở sản xuất tự phát hành và quản lý dùngđể cấp cho sản phẩm là tổng thành, hệ thống.

Cácphiêú xuất xưởng lập theo mẫu 2b do Cơ quan QLCL thống nhất phát hành, quản lý và hướng dẫn sử dụng dùngđể cấp cho sản phẩm là phương tiện CGĐB;

Ngườiký tên trên phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng phải là giám đốc cơ sở sảnxuất hoặc người được giám đốc ủy quyền bằng văn bản, được Cơ quan QLCL chấp thuận.

4.3.Hồ sơ kỹ thuật cấp cho sản phẩm

Cơsở sản xuất có trách nhiệm cấp cho từng sản phẩm xuất xưởng các hồ sơ kỹ thuậtsau đây:

4.3.1.Đối với các sản phầm là tổng thành, hệ thống:

Phiếukiểm tra chất lượng xuất xưởng theo quy định tại mục 4.2.8;

Bảnthông số, tính năng kỹ thuật của sản phẩm.

4.3.2.Đối với các phương tiện CGĐB:

Phiếukiểm tra chất lượng xuất xưởng theo quy định tại mục 4.2.8.

Tàiliệu kỹ thuật giới thiệu tính năng và đặc tính kỹ thuật của phương tiện phục vụcho việc khai thác, sử dụng;

Phiếubảo hành sản phẩm.

4.3.3.Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng cấp cho phương tiệnCGĐB được sản xuất, lắp ráp nói tại mục 4.3.2. dùng để làm thủ tục đăng ký phương tiện.

5. CÁC ĐIỀU KHOẢN KHÁC

5.1.Định kỳ 06 tháng một lần, Cơ quan QLCL tổng hợp tình hình thực hiện công tác kiểm tra chất lượng sản phẩmđể báo cáo Bộ Giao thông Vận tải (qua Vụ khoa học Công nghệ) và thông báo choCục đường bộ Việt Nam biết.

5.2.Hồ sơ kiểm tra phải được lưu trữ tại Cơ quan QLCL và tại cơ sở sản xuất ít nhất 05 năm.

5.3.Sau khi ủy quyền, Cơ quan QLCL cónhiệm vụ kiểm tra cơ sở sản xuất trong việc đảm bảo chất lượng của các sản phẩmsản xuất, lắp ráp. Trường hợp phát hiện cơ sở sản xuất vi phạm các quy địnhliên quan đến việc đảm bảo chất lượng sản phẩm thì Cơ quan QLCL có thể thu hồi Giấy ủy quyềnkiểm tra chất lượng.

5.4.Cơ quan QLCL được phép thu các khoản thuliên quan đến việc kiểm tra chứng nhận chất lượng sản phẩm theo các quy địnhhiện hành.

5.5.Những giấy chứng nhận chất lượng, phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng, tem chophép kiểm tra chất lượng đã được cấp cho các sản phẩm quy định tại mục 1.3. trướcngày Quyết định này có hiệu lực thì vẫn có giá trị sử dụng.

5.6.Cơ quan QLCL căn cứ chức năng, nhiệm vụ cótrách nhiệm hướng dẫn cụ thể việc thi hành quy định này./.

 

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Lã Ngọc Khuê

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.