• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 23/09/1999
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Số: 27/1999/CT-TTg
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thừa Thiên Huế, ngày 23 tháng 9 năm 1999

CHỈ THỊ CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Về một số biện pháp đẩy mạnh thực hiện chương trình mía đường

_____________________________________

Sau hơn 4 năm thực hiện chương trình mía đường, ngành mía đường trong cả nước đãđạt được một số kết quả bước đầu: xây dựng mới và mở rộng 44 nhà máy, đầu tưphát triển được một số vùng nguyên liệu mía với các giống mía có năng suất caovà chất lượng tốt. Đến nay, có 41 nhà máy đã hoàn thành việc xây dựng và đi vàosản xuất, tạo thêm nhiều việc làm, góp phần xoá đói giảm nghèo ở nhiều vùngnông thôn nước ta.

Tuy nhiên, sản xuất mía đường đang gặp khó khăn về tiêu thụ sản phẩm, giá thành sảnxuất cao, nhiều nhà máy có nguy cơ không trả được nợ vốn vay nước ngoài nhậpthiết bị trả chậm và vốn vay trong nước đầu tư xây dựng. Nguyên nhân chủ yếu làdo thiếu nguyên liệu dẫn đến nhà máy không chạy hết công suất; giá mua và phívận tải mía đến nhà máy ở nhiều nơi còn quá cao; chưa phát huy được khả năngkinh doanh tổng hợp các sản phẩm sau đường... Để nhanh chóng khắc phục khó khănnày, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị Ủy ban nhân dân các tỉnh, các Bộ, ngành có liên quan tổ chức thựchiện tốt các nội dung sau:

1.Về phát triển vùng nguyên liệu:

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các tỉnh chỉ đạo việc rà soát lại quy hoạch vùngnguyên liệu mía của nhà máy, có kế hoạch và biện pháp cụ thể để phát triển vùngnguyên liệu, theo hướng cụ thể sau đây:

Phảitrồng đủ diện tích mía theo quy hoạch trong Quyết định đầu tư vùng nguyên liệuđã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; vùng mía nguyên liệu phải tập trung, cự lyvận chuyển gần nhà máy; được áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệmới, thâm canh cao, với giống mía có năng suất cao, chất lượng tốt; nơi có điềukiện, cần áp dụng biện pháp tưới nước cho mía.

2.Về vốn đầu tư và tín dụng:

Vốn đầu tư xây dựng các nhà máy đường là khá lớn bằng các nguồn vốn như: vay nướcngoài nhập thiết bị trả chậm, vay tín dụng nước ngoài từ nguồn của Ngân hàngphát triển châu Á(ADB), Quỹ Hỗ trợphát triển chính thức (ODA), tín dụng đầu tư theo kế hoạch Nhà nước, một số nhàmáy bắt đầu đi vào hoạt động, đã đến kỳ trả nợ. Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn, Ủy ban nhân dân các tỉnh phảichịu trách nhiệm chỉ đạo các nhà máy thuộc phạm vi quản lý của mình đề ra cácbiện pháp trả nợ, ưu tiên trước hết trả nợ vốn vay nước ngoài nhập thiết bị trảchậm. Trên cơ sở phát triển vùng nguyên liệu để phát huy tối đa công suất thiếtkế, giữ giá mua nguyên liệu hợp lý, kinh doanh tổng hợp, hạ nhanh giá thành sảnphẩm, kinh doanh có lãi, để tự tạo ra nguồn thu trả nợ.

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số: 194/1999/QĐ-TTg ngày 23 tháng 9 năm1999 về việc xử lý tài chính cho một số nhà máy đường đang gặp khó khăn để tạođiều kiện cho các nhà máy phát triển sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tiêu thụđược sản phẩm, có điều kiện trả được nợ, kinh doanh có hiệu quả. Đối với cácnhà máy còn lại thuộc chương trình mía đường sẽ có chính sách và quy định riêng.

Hiện nay, do đường sản xuất ra giá thành cao nên ứ đọng, tiêu thụ chậm và không xuấtkhẩu được. Do vậy, không tiếp tục xây dựng thêm nhà máy mới và mở rộng nhà máycũ. Ở những nơi nông dân đang trồngmía cung cấp đủ cho nhà máy hiện có, thì không mở rộng thêm diện tích và có thểcó một số diện tích trồng mía phải chuyển hướng sản xuất, các Ủy ban nhân dân địa phương giúpnhân dân nơi đó chọn cơ cấu cây trồng phù hợp để bảo đảm thu nhập cho nông dân.

Trên cơ sở các dự án vùng nguyên liệu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, ngoài vốntín dụng đầu tư theo kế hoạch Nhà nước cho vay để trồng mía, Ủy ban nhân dân các tỉnh thựchiện lồng ghép các chương trình trên địa bàn, tạo thêm nguồn vốn hỗ trợ cho ngườitrồng mía.

3.Về phát triển kết cấu hạ tầng:

Đối với đường giao thông phục vụ vận chuyển mía, các địa phương dùng vốn ngân sáchNhà nước đầu tư làm đường trục chính ngoài khu vực nhà máy. Đối với đường vậnchuyển nội bộ trong vùng nguyên liệu thì xây dựng bằng vốn huy động của dân vàvốn tài trợ của nhà máy.

Đối với vùng có điều kiện làm thuỷ lợi để trồng mía có tưới, trên cơ sở dự án đượcduyệt, Ngân sách Nhà nước đầu tư cho các công trình thuỷ lợi đầu mối như hồchứa, kênh trục chính, người trồng mía và nhà máy phải bỏ vốn làm các côngtrình thuỷ lợi nhỏ, nội vùng.

Các nhà máy đường ngoài việc sử dụng nguồn vốn từ 10% giá mía tính trong giá thànhđể đầu tư phát triển vùng nguyên liệu, còn được sử dụng để đầu tư các côngtrình thuỷ lợi, giao thông phục vụ vùng nguyên liệu của nhà máy.

4.Về tiêu thụ sản phẩm:

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các tỉnh chỉ đạo các nhà máy đường thuộc Bộ, tỉnh tựchịu trách nhiệm tìm biện pháp tiêu thụ hết lượng đường đã sản xuất, hiện đangtồn đọng như: tăng cường công tác khuyến mại, hạ giá đường bán ra; tạo điềukiện sớm hình thành Hiệp hội mía đường để phối hợp với các nhà máy đường điềuhoà giá mía, giá đường trong nước và xuất khẩu (nếu có) để đảm bảo tiêu thụ hếtsản phẩm mà không bị thua lỗ.

Các nhà máy phải chấm dứt tình trạng tranh mua nguyên liệu mía, đẩy giá mía lên quácao làm cho giá đường quá cao, khó tiêu thụ, ngược lại ép cấp, ép giá mua míavới giá quá thấp gây thiệt thòi cho người trồng mía. Từ vụ mía năm 1999 - 2000,phải công khai giá mua mía ngay từ đầu vụ, đảm bảo cho người trồng mía có thunhập từ cây mía trên đơn vị diện tích cao hơn so với trồng cây trồng khác và có cơ cấu hợp lý trong giá thành đường.

Rà soát lại chi phí sản xuất, giảm tối đa chi phí quản lý, gián tiếp; sớm có quyhoạch, kế hoạch đầu tư phát triển các công nghiệp cạnh đường, sau đường, thựchiện kinh doanh tổng hợp, sử dụng, tận dụng những sản phẩm phụ để sản xuất phânvi sinh, ván ép, thức ăn chăn nuôi, cồn, điện... góp phần tăng nguồn thu, hạgiá thành đường, từ đó hạ được giá bán ra, tăng khả năng tiêu thụ đường, từng bướcnâng cao khả năng cạnh tranh về đường của nước ta trên thị trường.

Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp, trước hết là các nhà máy đường phát triểnsản xuất các sản phẩm có dùng đường, để tăng nhanh lượng tiêu thụ đường thôngqua các sản phẩm đó.

Ban Chỉ đạo chống buôn lậu và gian lận thương mại (Ban 853 Trung ương), Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương có kế hoạch và biện pháp cụ thể ngăn chặn tình trạngbuôn lậu đường ăn qua biên giới và các cửa khẩu theo tinh thần chỉ đạo của Chỉthị số 853/1997/CT-TTg ngày 11 tháng 10 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ vềviệc đấu tranh chống buôn lậu trong tình hình mới.

Bản thân các doanh nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Bộ Thươngmại có trách nhiệm tìm kiếm thị trường để khi cần thiết thì tổ chức việc xuấtkhẩu đạt hiệu quả.

5.Về cổ phần hoá:

Triển khai cổ phần hoá nhà máy đường, nhằm huy động thêm nguồn vốn đầu tư, gắn tráchnhiệm giữa nhà máy với nguời trồng mía, giữa nhà máy với công nhân, giữa nhàmáy với các chủ lò đường tư nhân. Trước mắt, chọn nhà máy đang hoạt động cóhiệu quả làm thí điểm cổ phần hoá có sự tham gia cổ phần của công nhân nhà máy,nông dân trồng mía, lò đường tư nhân trong vùng, để rút kinh nghiệm mở rộng.

6.Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ,Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh có nhàmáy đường chịu trách nhiệm phổ biến, triển khai thực hiện Chỉ thị này đến từngnhà máy đường và người trồng mía để thực hiện./.

 

KT. THỦ TƯỚNG

Phó Thủ tướng

(Đã ký)

 

Nguyễn Công Tạn

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.