CHỈ THỊ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TlỂN GIANG
Về việc triển khai thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị (Khóa IX) và Chỉ thỉ số 10/2002/CT-TTg ngày 19/03/2002 cua Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới
________________________
Ngày 02/01/2002, Bộ Chính trị (Khóa IX) đã ban hành Nghị quyết 08-NQ/TW về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới. Đây lNghị quyết quan trọng, với nhiều chủ trương lớn, có tính đột phá nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong cải cách tư pháp; xây dựng các cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn ttật tự an toàn xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.
Thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị, ngày 19/03/2002, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 10/2002/CT-TTg về việc triển khai thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới.
Để triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 10/2002/CT-TTg của Thủ tướng Chính phù, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các ngành, các cấp có liên quan tập trung thực hiện những nội dung chủ yếu sau:
1. Công an tỉnh:
1.1/ Xây dựng, củng cố cơ quan điều tra trong sạch, vững mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác điều tra tội phạm. Chuẩn bị điều kiện để thực hiện việc sáp nhập các cơ quan điều tra thuộc Công an tỉnh theo quy định. Thực hiện tốt công tác tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác tội phạm. Tăng cường phối hợp giữa cơ quan chuyên trách điều tra với các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra để phục vụ tốt công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.
1.2/ Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự trong lực lượng công an; rà soát lại các vụ oan sai, các vụ trốn khỏi nơi giam giữ, làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm để giải quyết, xử lý dứt điểm, phòng ngừa tái phạm.
1.3/ Rà soát đội ngũ cán bộ làm công tác tư pháp trong lực lượng Công an nhân dân, đặc biệt chú ý đội ngũ điều tra viên và Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra; bố trí những cán bộ có phẩm chất, đạo đức, năng lực tổ chức, chỉ huy, riắm vững pháp luật, giỏi về nghiệp vụ điều tra giừ chức vụ lãnh đạo cơ quan điều tra tỉnh, huyện; đánh giá trình độ chuyên môn và phẩm chất, đạo đức để có phương hướng, nội dung và biện pháp giáo dục, đào tạo, bồi dương thích hợp, theo hướng nâng cao tiêu chuẩn về chính trị, đạo đức và nghiệp vụ chuyên môn của đội ngũ cán bộ này. Đối vói các trường hợp chưa bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định, hạn chế về trình độ năng lực hoặc có biểu hiện sai phạm phải có biện pháp xử lý kịp thời, nghiêm minh theo đúng pháp luật và kỷ luật của ngành. Chú trọng việc tăng cường và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ điều tra cấp huyện.
1.4/ Rà soát, đánh giá thực trạng cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật, công cụ hỗ trợ của lực lượng bảo vệ và quản lý giam, giữ; điều kiện giam, giữ, ăn, ở, sinh hoạt của người bị tạm giữ, tạm giam và phạm nhân ở các nhà tạm giữ, trại tạm giam. Thực hiện xây dựng, cải tạo, nâng cấp, trang bị phương tiện các nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam theo đúng quy định.
1.5/ Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục - Đào tạo, Sở Y tế và các cơ quan hữu quan khác khảo sát, đánh giá hiệu quả hoạt động cải tạo phạm nhân; thực hiện Đề án đổi mới hoạt động giam giữ, cải tạo phạm nhân, tạo điều kiện cho các phạm nhân tái hòa nhập cộng đồng sau khi mãn hạn tù.
1.6/ Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Văn hóa - Thông tin, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, các cơ quan khác và UBND các huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công tăng cường việc triển khai thực hiện kế hoạch phòng chống tội phạm, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân tham gia phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm ngay tại ấp, khóm, khu phố, cụm dân cư. Đề xuất khen thưởng xứng đáng, kịp thời, đồng thời có những biện pháp bảo vệ những người có công phát hiện, tố giác tội phạm, giúp đỡ cơ quan công an bắt giữ kẻ phạm tội.
1.7/ Phối hợp với Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh và các cơ quan hữu quan tổ chức đóng góp ý kiến sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự đáp ứng yêu cầu công tác điều tra, truy tố, xét xử tội phạm trong thời kỳ mới.
2. Ngành Tư pháp:
2.1/ Kiện toàn tổ chức, hoạt động của các cơ quan tư pháp từ tỉnh đến cơ sở theo đúng quy định. Rà soát, củng cố đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch, vững mạnh, đủ sức hoàn thành nhiệm vụ tư pháp trong thời kỳ mới.
Thực hiện đủ biên chế, theo đủng tiêu chuẩn cán bộ tư pháp. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao năng lực và phẩm chất đạo đức, chính trị đội ngũ cán bộ làm công tác tư pháp. Phối hợp với Trường Đại học Luật, Trường Đào tạo các chức danh tư pháp trong việc đào tạo, đào tạo lại và đào tạo nghề cho các chức danh tư pháp, đội ngũ cán bộ thi hành án dân sự, công chứng, luật sư, giám định tư pháp...
Sở Tư pháp phối hợp với Công an tỉnh tham mưu đề xuất Uỷ ban nhân dân tỉnh trong việc tổ chức thực hiện Nghị định số 18/2002/NĐ-CP ngày 18/02/2002 của Chính phủ về xây dựng, quản lý các kho vật chứng phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.
2.2/ Nâng cao năng lực xây dựng, thẩm định, rà soát văn bản quy phạm pháp luật của địa phương, đảm bảo văn bản quy phạm pháp luật ban hành phù hợp pháp luật và tình hình thực tiễn của địa phương, có tính khả thi cao. Tham mưu Uy ban nhân dân tỉnh tổ chức lấy ý kiến các ngành, các cấp trong việc tham gia xây dựng văn bản pháp luật của trung ương. Tập trung trí tuệ đóng góp ý kiến sửa đổi, bổ sung các vãn bản pháp luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp, các cơ quan bổ trợ tư pháp.
Chủ động phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp trong công tác rà soát các văn bản quy phạm pháp luật do địa phương ban hành; kịp thời đề xuất, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ những văn bản không còn phù hợp.
2.3/ Thực hiện giải pháp đồng bộ đảm bảo thi hành nghiêm chỉnh Chỉ thị số 20/2001/CT-TTg ngày 11/09/2001 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự và các Thông tư hướng dẫn thi hành. Thực hiện đủ biên chế, nâng cao năng lực, trách nhiệm, điều kiện của cơ quan thi hành án dân sự. Phát huy vai trò của Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự tỉnh, huyện trong công tác thi hành án, đảm bảo các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành, chấp hành nghiêm chỉnh. Tăng cường phối hợp kiểm tra, chỉ đạo, hướng dẫn giải quyết và tháo gỡ kịp thời những vướng mắc trong công tác thi hành án dân sự. Giải quyết kịp thời, dứt điểm các khiếu nại, tố cáo về thi hành án.
2.4/ Kiện toàn tổ chức và tăng cường năng lực hoạt động bổ trợ tư pháp. Xây dựng kế hoạch giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Pháp lệnh Luật sứ. Kiện toàn và củng cố tổ chức Đoàn Luật sư tỉnh để hoạt động có hiệu qủa, đúng pháp luật. Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức chính quyền, Sở Y tế và các cơ quan chức năng xây dựng đội ngũ Giám định viên tư pháp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Kịp thời triển khai thực hiện các văn bản pháp luật mới về bán đấu giá tài sản, trợ giúp pháp lý, lý lịch tư pháp. Nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác trợ giúp pháp lý cho đối tượng nghèo, đối tượng chính sách và nhân dân ở vùng khó khăn. Triển khai thực hiện việc tin học hóa công tác quản lý, đăng ký hộ tịch, hoạt động công chứng và chuẩn bị thực hiện xã hội hóa các hoạt động công chứng theo quy định.
2.5/ Tăng cường thực hiện Kế hoạch 1861/1998/KH.UB của Ủy ban nhân dân tỉnh về tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; hướng mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đến tận cơ sở và nhân dân. Sở Tư pháp tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 02/1998/CT-TTg và Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg ngày 07/01/1998 của Thủ tướng Chính phủ về công tác phổ biến giáo dục pháp luật. Chủ trì xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện có hiêu quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật đến 2010 đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của công tác này trong thời kỳ mới. Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh củng cố, nâng cao vai trò của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật các cấp.
Phối hợp với Ban Tổ chức chính quyền, Trường Chính trị, Hội Luật gia tỉnh mở các lớp trung cấp luật, các lớp đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ tư pháp, cán bộ hòa giải cơ sở.
Tăng cường và củng cố các tổ chức hòa giải ở cơ sở. Phát huy các hình thức hòa giải thích hợp, có hiệu quả.
2.6/ Phối hợp với Tòa án nhân dân tỉnh trong thực hiện nhiệm vụ quản lý Tòa án cấp huyện về mặt tổ chức; thực hiện chuyển giao công tác quản lý Toà án nhân dân cấp huyện theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Tòa án nhân dân và các văn bản hướng dẫn thi hành của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
2.7/ Sở Tư pháp có trách nhiêm phối hợp với các ngành chức năng giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức sơ kết, tổng kết thưc hiên Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị và chỉ thị của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chánh - Vật giá có trách nhiệm phối hợp vói các cơ quan hữu quan trong việc xây dựng, thực hiện kế hoạch đầu tư ở địa phương, bảo đảm đầu tư tập trung, tăng cường cơ sở vật chất, điều kiện làm việc cho các cơ quan tư pháp địa phương theo mục tiêu, kế hoạch và cơ cấu đầu tư, xây dựng đã được duyệt.
4. Sở Văn hóa - Thông tin, Báo Ấp Bắc, Đài Phát thanh - Truyền hình và hệ thổng truyền thanh ở cơ sở thường xuyên thông tin, tuyên truyền về hoạt động của các cơ quan tư pháp; tích cực tham gia vào việc phát hiện vi phạm, tội phạm. Kịp thời biểu dương những cá nhân, tập thể tiêu biểu, xuất sắc trong hoạt đông tư pháp, đặc biệt là những cá nhân, tổ chức dũng cảm đấu tranh chống tội phạm, bảo vệ công lý, phê phán hành vi tiêu cực, vô trách nhiệm.
5. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công:
5.1/ Đảm bảo các điều kiện để Hội đồng nhân dân cùng cấp tăng cường hoạt động giám sát đối vói công tác tư pháp, đặc biệt là việc chấp hành pháp luật trong lĩnh vực bắt, tạm giữ, tạm giam, truy tố, xét xử và thi hành án.
5.2/ Đề cao trách nhiệm trong việc chỉ đạo, phối hợp giữa các cơ quan tư pháp cấp huyện và tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan tư pháp tại địa phương thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, nhất là các công việc trọng tâm về công tác tư pháp theo Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị, nhằm bảo đảm trật tự, kỷ cương, an toàn xã hội và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
5.3/ Phối hợp với các cơ quan hữu quan đẳm bảo các điều kiện cần thiết để các quyết định, bản án đã có hiệu lực pháp luật phải được tôn trọng và thi hành nghiêm chỉnh. Nâng cao vai trò và đảm bảo điều kiện cho Ban chỉ đạo thi hành án dân sự huyện hoạt động có hiệu quả.
5.4/ Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở địa phương, huy động các cơ quan, tổ chức và các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương tham gia vào việc phổ biến giáo dục pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.
Chỉ đạo các cơ quan tư pháp ở cơ sở trong việc tăng cường, củng cố tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức hòa giải ở cơ sở.
5.5/ Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn thực hiện tốt các nhiệm vụ của tư pháp cơ sở.
Uỷ ban nhân dân tỉnh đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tích cực tham gia giám sát việc thực hiện chỉ thị này và vận động các thành viên cùa tổ chức mình cùng tham gia.
Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu thủ trưởng các sở, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công triển khai rộng rãi chỉ thị này đến các cơ quan, đơn vị và nhân dân để thông suốt thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc kịp thời báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh theo dõi, chỉ đạo./-