• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 04/09/2003
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Số: 169/2003/QĐ-TTg
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Trà Vinh, ngày 12 tháng 8 năm 2003

 

 

 

QUYẾT ĐỊNH 

Phêduyệt Đề án đổi mới phương thức điều hành

và hiệnđại hoá công sở của hệ thống hành chính nhà nướcgiai đoạn I (2003 - 2005)

 

THỦTƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chứcChính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Quyết định số136/2001/QĐ-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướngChính phủ phê duyệt Chương trình tổng thể cải cáchhành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010.

Theo đề nghị của Bộtrưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ,

 

QUYẾTĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệtĐề án đổi mới phương thức điều hành và hiện đạihoá công sở của hệ thống hành chính nhà nước giaiđoạn I (2003 - 2005).

Điều 2. Giao Vănphòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngànhcó liên quan triển khai thực hiện Đề án này.

Điều 3. Quyết địnhnày có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăngCông báo.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Vănphòng Chính phủ, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quanngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch yban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngchịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

ĐỀ ÁN

Đổi mới phương thức điều hành và hiện đại hoá

công sở củahệ thống hành chính nhà nước giai đoạn I (2003 - 2005)

(Ban hànhkèm theo Quyết định số 169/2003/QĐ-TTg

ngày 12tháng 8 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ)

I. BỐI CẢNHCỦA ĐỀ ÁN

Trước yêu cầu đẩy mạnhsự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vàtiến trình hội nhập quốc tế, một trong những vấn đềđặt ra là phải nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt độngquản lý của hệ thống hành chính nhà nước đối vớinền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.Việc xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn vàcơ cấu tổ chức của các cơ quan trong hệ thống hànhchính nhà nước phải tiến hành đồng thời với đổi mớiphương thức điều hành và hiện đại hoá công sở củahệ thống hành chính nhà nước, từng bước làm cho bộmáy hành chính phù hợp yêu cầu của cơ chế quản lýmới, như đã xác định trong Chiến lược phát triển kinhtế - xã hội giai đoạn 2001 - 2010: Xúc tiến nhanh và cóhiệu quả việc hiện đại hóa công tác hành chính.

1. Những kết quả đạtđược:

Thời gian qua, phương thứcđiều hành của Chính phủ và cơ quan hành chính nhànước các cấp đã từng bước được đổi mới. Chínhphủ, các bộ đã tập trung nhiều hơn vào công tác hoạchđịnh chính sách, xây dựng pháp luật trước hết là thểchế kinh tế; Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành xây dựngchiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xãhội của cả nước; tăng cường công tác thanh tra, kiểmtra việc chấp hành và tổ chức thực hiện đối với toànxã hội.

Các bộ, ngành và địaphương đã chú trọng vào việc hiện đại hoá công sở;đặc biệt về đầu tư sửa chữa, cải tạo nâng cấp, xâydựng công sở, trang thiết bị, phương tiện làm việc củacơ quan, từng bước cải thiện điều kiện làm việc chođội ngũ cán bộ, công chức, viên chức hành chính nhànước.

2. Những hạn chế:

Nền hành chính của chúng tavẫn còn mang nặng dấu ấn của cơ chế quản lý tập trungquan liêu bao cấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của cơchế quản lý mới cũng như yêu cầu phục vụ nhân dântrong điều kiện mới, hiệu lực, hiệu quả quản lý chưacao. Những hạn chế này thể hiện trên các mặt sau:

Phương thức điều hành củaChính phủ, các bộ, ngành ở Trung ương, yban nhân dân các cấp còn nhiều bất cập, vừa tập trungquan liêu lại vừa phân tán, chưa thông suốt; phân công,phân cấp thiếu rành mạch; trật tự, kỷ cương hànhchính chưa nghiêm; việc phối hợp giữa các cơ quan hànhchính nhà nước trong quá trình xây dựng, ban hành vàkiểm tra việc thực hiện chính sách, chiến lược, quyhoạch, kế hoạch còn nhiều yếu kém; quy chế làm việccủa các bộ, ngành và chính quyền địa phương cònthiếu và chưa thống nhất; quy trình giải quyết côngviệc trong các cơ quan hành chính nhà nước chưa đượcchuẩn hoá và công khai hoá; tình trạng họp và giấy tờhành chính còn nhiều;

Công sở của cơ quan hànhchính nhà nước các cấp được đầu tư, xây dựng thiếuquy hoạch, tuỳ tiện, gây tốn kém. Gần đây, một số cơquan hành chính nhà nước có điều kiện đã tiến hànhhiện đại hoá công sở, tuy nhiên chưa có bước đi cụthể, thiếu tính đồng bộ và chuẩn hoá, có nơi chưaphù hợp với trình độ của cán bộ, công chức và trìnhđộ tổ chức lao động trong cơ quan. Hiện đại hoá côngsở đang được hiểu một cách đơn thuần chỉ là xâycất công sở, mua sắm trang thiết bị kỹ thuật hiện đại,không tính đến khả năng sử dụng và hiệu quả kinh tếkỹ thuật.

3. Nguyên nhân:

Tình hình trên đây donhiều nguyên nhân gây ra, nhưng chủ yếu và trước hếtlà:

Xuất phát từ thói quen đãđược hình thành trong nền hành chính tập trung quanliêu bao cấp, các cơ quan từ trung ương đến địaphương chưa thật sự quan tâm đến việc đổi mớiphương thức chỉ đạo điều hành, đặc biệt là côngtác phối hợp giữa các cơ quan hành chính nhà nước ởtrung ương trong quá trình hoạch định và thực hiệnchính sách; quy chế công vụ, công chức chưa rõ ràng,cơ chế trách nhiệm cá nhân chưa được cụ thể, nhấtlà người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước;

Chính phủ chưa có quy hoạchtổng thể về hệ thống công sở, kế hoạch đầu tư sửachữa, cải tạo nâng cấp, xây dựng hệ thống công sở vàxây dựng tiêu chuẩn chế độ về trang thiết bị, phươngtiện làm việc của cơ quan và cán bộ, công chức, viênchức hành chính nhà nước. Các tiêu chuẩn về thiết kế,chế độ bảo hành, bảo trì và quy chế quản lý, sử dụngcông sở ban hành trước đây đã không còn phù hợp,gây lãng phí các nguồn lực, ngân sách của nhà nướcvà làm giảm hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quảnlý.

II. MỤC TIÊU, YÊU CẦUVÀ PHẠM VI CỦA ĐỀ ÁN

1. Mục tiêu:

Mục tiêu của đề án làtiếp tục đổi mới phương thức điều hành của hệ thốnghành chính nhà nước, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhậpquốc tế; từng bước hiện đại hoá công sở, trang bịcác phương tiện làm việc cần thiết; trước mắt, tậptrung xây dựng cơ sở khoa học, thực tiễn để ban hànhcác văn bản quy phạm pháp luật về phương thức điềuhành và hiện đại hoá công sở của hệ thống hành chínhnhà nước, là một bộ phận hợp thành của Chương trìnhtổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 -2010.

2. Yêu cầu:

a) Xác định rõ phươngthức điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủtheo hướng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tập trungchỉ đạo điều hành vĩ mô đối với toàn xã hội thôngqua việc xây dựng, ban hành và kiểm tra việc thực hiệnchính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch;

b) Hoàn thiện và nâng caochất lượng công tác phối hợp giữa các cơ quan nhànước trong việc xây dựng, thực hiện chính sách; xácđịnh rõ các nguyên tắc làm việc, quy chế hoá quy trìnhgiải quyết công việc của các cơ quan hành chính nhànước các cấp, theo hướng mỗi việc phải có một tổchức, một cá nhân chịu trách nhiệm, việc nào chưa thểgiao tách bạch cho một cơ quan thì phải quy định cơ quanchủ trì kèm theo quy chế phối hợp; siết chặt kỷ luật,kỷ cương hành chính, đề cao trách nhiệm cá nhân củacán bộ, công chức bằng các quy định cụ thể, nhất làtrách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hànhchính nhà nước;

c) Quy trình giải quyết côngviệc trong các cơ quan hành chính nhà nước phải đượcchuẩn hoá và công khai hoá; hệ thống các biểu mẫu,giấy tờ hành chính được sử dụng thống nhất trong cáccơ quan hành chính nhà nước;

d) Xây dựng quy hoạch tổngthể hệ thống công sở của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơquan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các cấp; đồngthời định rõ kế hoạch đầu tư sửa chữa, cải tạo nângcấp, xây dựng công sở; xây dựng tiêu chuẩn hoá chếđộ về trang thiết bị, phương tiện làm việc của cáccơ quan hành chính nhà nước và cán bộ, công chức,viên chức hành chính nhà nước, làm cơ sở xác địnhnguyên tắc đầu tư, thứ tự đầu tư và bảo đảm sửdụng có hiệu quả nguồn vốn có tính đến hoàn cảnh cụthể của nước ta.

3. Phạm vi:

Đề án đổi mới phươngthức điều hành và hiện đại hoá công sở của hệ thốnghành chính nhà nước giai đoạn I (2003 - 2005) đượcgiới hạn trong phạm vi sau đây:

a) Đổi mới phương thứcđiều hành của hệ thống hành chính nhà nước;

b) Hiện đại hoá công sởcác cơ quan hành chính nhà nước các cấp.

III. NỘI DUNG CHỦ YẾUCỦA ĐỀ ÁN

Đề án đổi mới phươngthức điều hành và hiện đại hoá công sở của hệ thốnghành chính nhà nước giai đoạn I (2003 - 2005) đượcthực hiện thông qua các tiểu Đề án cụ thể sau đây:

Tiểu Đề án 1: Nâng caochất lượng công tác phối hợp giữa các cơ quan hànhchính nhà nước trong quá trình xây dựng, ban hành vàkiểm tra việc thực hiện chính sách, chiến lược, quyhoạch, kế hoạch

1. Mục tiêu:

Tạo được một sự chuyểnbiến về chất trong công tác phối hợp giữa các cơ quanhành chính nhà nước ở trung ương trong quá trình xâydựng, ban hành và kiểm tra việc thực hiện chính sách,chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phục vụ cho phát triểnkinh tế - xã hội. Định rõ được trách nhiệm của bộ,ngành và địa phương trong quá trình tham gia xây dựng,ban hành và kiểm tra việc thực hiện chính sách, chiếnlược, quy hoạch, kế hoạch.

2. Nội dung:

Khảo sát, đánh giá thựctrạng chất lượng công tác phối hợp giữa các cơ quanhành chính nhà nước trong việc xây dựng, ban hành vàkiểm tra việc thực hiện chính sách, chiến lược, quyhoạch, kế hoạch; nghiên cứu, xác định rõ các nguyênnhân và đưa ra những kiến nghị đổi mới công tác phốihợp, ban hành cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiệnchính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.

3. Phân công thực hiện:

Chủ trì: Văn phòng Chínhphủ,

Phối hợp: Các bộ, ngành vàđịa phương.

4. Sản phẩm của tiểu Đềán:

a) Báo cáo đánh giá vềthực trạng công tác phối hợp giữa các cơ quan hànhchính nhà nước trong quá trình xây dựng, ban hành vàkiểm tra việc thực hiện chính sách, chiến lược, quyhoạch, kế hoạch; những kiến nghị cụ thể (trong quý Inăm 2004);

b) Dự thảo Quyết định củaThủ tướng Chính phủ quy định cơ chế phối hợp giữacác cơ quan hành chính nhà nước trong quá trình xâydựng, ban hành và kiểm tra việc thực hiện chính sách,chiến lược, quy hoạch, kế hoạch (trong quý II năm 2004).

Tiểu Đề án 2: Rà soát,đánh giá quy chế làm việc của các cơ quan hành chínhnhà nước; xây dựng quy chế làm việc mẫu của Bộ, cơquan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, y ban nhân dân các cấp

1. Mục tiêu:

Quy chế hoá quy trình giảiquyết công việc của các cơ quan hành chính nhà nướccác cấp theo hướng mỗi việc phải có một tổ chức, mộtcá nhân chịu trách nhiệm, việc nào chưa thể giao táchbạch cho một cơ quan thì phải quy định cơ quan chủ trìkèm theo quy chế phối hợp; đề cao trách nhiệm cá nhâncủa cán bộ, công chức bằng các quy định cụ thể, nhấtlà trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hànhchính nhà nước.

2. Nội dung:

Điều tra, thu thập tài liệucác quy chế làm việc hiện hành các bộ, cơ quan ngangbộ, cơ quan thuộc Chính phủ, y bannhân dân các cấp;

Rà soát, đánh giá quy chếlàm việc của các cơ quan hành chính nhà nước; xâydựng quy chế làm việc mẫu của bộ, cơ quan ngang bộ, cơquan thuộc Chính phủ, y ban nhân dân các cấp.

3. Phân công thực hiện:

Chủ trì: Văn phòng Chínhphủ.

Phối hợp: Các bộ, ngành vàđịa phương.

4. Sản phẩm của tiểu Đềán:

a) Báo cáo đánh giá vềthực trạng quy chế làm việc của các cơ quan hành chínhnhà nước (trong quý IV năm 2003);

b) Dự thảo Quyết định củaThủ tướng Chính phủ ban hành quy chế làm việc mẫu củabộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, yban nhân dân các cấp (trong quý IV năm 2003);

c) Căn cứ quy chế làm việcmẫu, các bộ, ngành và địa phương xây dựng và banhành quy chế làm việc của cơ quan, địa phương mìnhphụ trách (trong quý I năm 2004).

Tiểu Đề án 3: Thí điểmvà triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng vàohoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước

1. Mục tiêu:

Xây dựng một quy trình xửlý công việc trong các cơ quan hành chính nhà nước mộtcách khoa học, hợp lý, tạo điều kiện để người đứngđầu cơ quan hành chính nhà nước kiểm soát được quátrình giải quyết công việc trong nội bộ của cơ quan,thông qua đó từng bước nâng cao chất lượng và hiệuquả của công tác quản lý và cung cấp dịch vụ công.

2. Nội dung:

Khảo sát tình hình, xâydựng văn bản về điều kiện áp dụng hệ thống quản lýchất lượng vào hoạt động của các cơ quan hành chínhnhà nước;

Lựa chọn một số cơ quanđể làm thí điểm và cấp chứng chỉ khi đạt yêu cầu;

Tiến hành tổng kết, đánhgiá, xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm phápluật quy định cho phép mở rộng áp dụng hệ thống quảnlý chất lượng; tổ chức áp dụng và cấp chứng chỉ chocác cơ quan đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý chấtlượng trong quản lý hành chính.

3. Phân công thực hiện:

Chủ trì: Bộ Khoa học vàCông nghệ.

Phối hợp: Văn phòng Chínhphủ, Bộ Nội vụ.

4. Sản phẩm của tiểu Đềán:

a) Báo cáo đánh giá tổngkết về thí điểm thực hiện hệ thống quản lý chấtlượng trong các cơ quan hành chính nhà nước (trong quýIV năm 2003).

b) Dự thảo Quyết định củaThủ tướng Chính phủ về việc áp dụng hệ thống quản lýchất lượng trong các cơ quan hành chính nhà nước (trongquý I năm 2004).

Tiểu Đề án 4: Cải tiếnchế độ họp, giảm bớt giấy tờ hành chính trong hoạtđộng của các cơ quan hành chính nhà nước

1. Mục tiêu:

Đổi mới một cách căn bảnchế độ họp và giấy tờ hành chính (không bao gồm vănbản quy phạm pháp luật) trong hoạt động của các cơ quanhành chính nhà nước; giảm tối đa và loại bỏ nhữngcuộc họp không cần thiết, xây dựng hệ thống mẫu vănbản hành chính thống nhất trong cơ quan hành chính nhànước các cấp.

2. Nội dung:

Khảo sát, đánh giá vềthực trạng họp và giấy tờ hành chính của các cơ quanhành chính nhà nước;

Xây dựng biểu mẫu, giấy tờhành chính trong các cơ quan hành chính nhà nước.

3. Phân công thực hiện:

Chủ trì: Văn phòng Chínhphủ.

Phối hợp: Các bộ, ngành vàđịa phương.

4. Sản phẩm của tiểu Đềán:

a) Báo cáo đánh giá thựctrạng họp, giấy tờ hành chính và những kiến nghị đốivới chế độ họp, giấy tờ hành chính (trong quý I năm2004).

b) Dự thảo Quyết định củaThủ tướng Chính phủ quy định chế độ họp của các cơquan hành chính nhà nước (trong quý II năm 2004).

c) Dự thảo Quyết định củaThủ tướng Chính phủ quy định hệ thống các biểu mẫu,giấy tờ hành chính được sử dụng thống nhất của cáccơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước từ trungương đến địa phương (trong quý II năm 2004).

Tiểu Đề án 5: Khảo sát,đánh giá thực trạng và xây dựng quy hoạch tổng thể hệthống công sở các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộcChính phủ, y ban nhân dân các cấp

1. Mục tiêu:

Đánh giá thực trạng hệthống công sở của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quanthuộc Chính phủ; y ban nhân dân các cấp từ quyhoạch đến đầu tư xây dựng mới, sửa chữa cải tạo;đề xuất yêu cầu, nội dung và giải pháp hiện đại hoácông sở.

2. Nội dung:

Khảo sát, đánh giá thựctrạng hệ thống công sở các bộ, cơ quan ngang bộ, cơquan thuộc Chính phủ, y ban nhân dân các cấp; đề xuấtnội dung, nguyên tắc quy hoạch và quy hoạch tổng thểcông sở của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộcChính phủ, y ban nhân dân các cấp;

Nghiên cứu và xây dựng bộtiêu chuẩn công sở mới của các cơ quan hành chính nhànước;

Nghiên cứu, xây dựng môhình khu hành chính tập trung ở cấp tỉnh, huyện;

Nghiên cứu, xây dựng cácquy định về thiết kế mẫu, thiết kế điển hình, chếđộ bảo hành bảo trì, quy chế quản lý nhà công sở cáccơ quan hành chính nhà nước.

3. Phân công thực hiện:

Chủ trì: Bộ Xây dựng.

Phối hợp: Bộ Kế hoạch vàĐầu tư, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ, Bộ Nộivụ, Tổng cục Thống kê, các bộ, ngành và địa phương.

4. Sản phẩm của tiểu Đềán:

a) Báo cáo đánh giá thựctrạng hệ thống công sở và nhu cầu hiện đại hoá côngsở của các cơ quan hành chính nhà nước (trong quý Inăm 2004);

b) Dự thảo Nghị định củaChính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống côngsở của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chínhphủ, y ban nhân dân cấp tỉnh (trong quýII năm 2004);

c) Dự thảo Quyết định củaThủ tướng Chính phủ về tiêu chuẩn xây dựng nhà côngsở các cơ quan hành chính nhà nước (trong quý I năm2004);

d) Dự thảo Quyết định củaThủ tướng Chính phủ về mô hình công sở mẫu cho cáccơ quan hành chính nhà nước (trong quý I năm 2004);

đ) Dự thảo Quyết định củaThủ tướng Chính phủ về mô hình khu hành chính tậptrung ở cấp tỉnh, huyện (trong quý I năm 2004);

e) Dự thảo Quyết định củaThủ tướng Chính phủ về quy chế quản lý nhà công sởcác cơ quan hành chính nhà nước (trong quý II năm 2004);

g) Dự thảo Quyết định củaBộ trưởng Bộ Xây dựng quy định về thiết kế mẫu,thiết kế điển hình, chế độ bảo hành, bảo trì côngsở các cơ quan hành chính nhà nước (trong quý I năm2004);

h) Đề xuất cơ sở khoa họcđể thay đổi bổ sung nội dung các tiêu chuẩn Việt Namtrong lĩnh vực nhà công sở (trong quý I năm 2004).

Tiểu Đề án 6: Lập kếhoạch đầu tư sửa chữa, cải tạo nâng cấp, xây dựng hệthống công sở các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộcChính phủ, y ban nhân dân các cấp giai đoạn2005 - 2010

1. Mục tiêu:

Lập kế hoạch để nắmđược nhu cầu cần đầu tư sửa chữa, cải tạo nâng cấp,xây dựng hệ thống công sở các bộ, cơ quan ngang bộ, cơquan thuộc Chính phủ, y ban nhân dân các cấp; trên cơ sởđó xác định nguyên tắc đầu tư, thứ tự đầu tư vàbảo đảm sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư xâydựng cơ bản, tiết kiệm cho ngân sách nhà nước.

2. Nội dung:

Nghiên cứu và lập kế hoạchđầu tư sửa chữa, cải tạo nâng cấp, xây dựng hệ thốngcông sở các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chínhphủ, y ban nhân dân các cấp.

3. Phân công thực hiện:

Chủ trì: Bộ Kế hoạch vàĐầu tư.

Phối hợp: Bộ Tài chính, BộXây dựng, Văn phòng Chính phủ.

4. Sản phẩm của tiểu Đềán:

a) Báo cáo tổng hợp kếhoạch đầu tư sửa chữa, cải tạo nâng cấp, xây dựng hệthống công sở của các cơ quan hành chính nhà nước(trong quý II năm 2004);

b) Dự thảo Quyết định củaThủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch đầu tư sửachữa, cải tạo nâng cấp, xây dựng hệ thống công sở củacác Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, yban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương(trong quý II năm 2004).

Tiểu Đề án 7: Điều tra,nghiên cứu, xây dựng tiêu chuẩn chế độ về trang thiếtbị, phương tiện làm việc của cơ quan và cán bộ, côngchức, viên chức hành chính nhà nước

1. Mục tiêu:

Tiêu chuẩn hoá về chế độtrang thiết bị, phương tiện làm việc của cơ quan vàcán bộ, công chức, viên chức hành chính nhà nước trênnguyên tắc bảo đảm sử dụng có hiệu quả và tiết kiệmcho ngân sách nhà nước.

2. Nội dung:

Điều tra, khảo sát đánhgiá thực trạng trang thiết bị, phương tiện làm việccủa cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức hành chínhnhà nước;

Nghiên cứu, xây dựng tiêuchuẩn chế độ về trang thiết bị, phương tiện làm việccủa cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức hành chínhnhà nước.

3. Phân công thực hiện:

Chủ trì: Bộ Tài chính.

Phối hợp: Bộ Kế hoạch vàĐầu tư, Bộ Nội vụ, Văn phòng Chính phủ, Tổng cụcThống kê.

4. Sản phẩm của tiểu Đềán:

a) Báo cáo đánh giá thựctrạng trang thiết bị, phương tiện làm việc của các cơquan hành chính nhà nước (trong quý IV năm 2003);

b) Dự thảo Quyết định củaThủ tướng Chính phủ về tiêu chuẩn chế độ trang thiếtbị, phương tiện làm việc của cơ quan và cán bộ, côngchức, viên chức hành chính nhà nước (trong quý I năm2004).

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Phân công thực hiện

a) Văn phòng Chínhphủ:

Chủ trì, phối hợp với cácbộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, yban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngtrong việc nghiên cứu xây dựng và triển khai thực hiệnĐề án đổi mới phương thức điều hành và hiện đạihoá công sở của hệ thống hành chính nhà nước; điềuhoà, phối hợp hoạt động của các cơ quan liên quan trongviệc thực hiện Đề án, bảo đảm sự lồng ghép có hiệuquả của các tiểu Đề án;

Tổ chức hướng dẫn, kiểmtra các bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, yban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngthực hiện Đề án đổi mới phương thức điều hành vàhiện đại hoá công sở của hệ thống hành chính nhànước; tổng hợp tình hình để thực hiện báo cáo địnhkỳ hàng quý lên Thủ tướng Chính phủ;

Chủ trì, phối hợp với cáccơ quan có liên quan nghiên cứu, xây dựng cơ chế phốihợp giữa các cơ quan hành chính nhà nước trong quátrình xây dựng, ban hành và kiểm tra việc thực hiệnchính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; quy chếlàm việc mẫu của các bộ, ngành và y bannhân dân các cấp; chế độ họp, giấy tờ hành chínhtrong các cơ quan hành chính các cấp.

b) Bộ Kế hoạch vàĐầu tư:

Chủ trì, phối hợp với Vănphòng Chính phủ, Bộ Tài chính và các bộ, ngành, địaphương có liên quan đưa Đề án đổi mới phương thứcđiều hành và hiện đại hoá công sở của hệ thống hànhchính nhà nước giai đoạn I (2003 - 2005) vào kế hoạchnhà nước hàng năm;

Chủ trì, phối hợp với BộTài chính và các cơ quan có liên quan lập kế hoạchđầu tư sửa chữa, cải tạo nâng cấp và xây dựng hệthống công sở của các các bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quanthuộc Chính phủ, y ban nhân dân các tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương.

c) Bộ Tài chính:

Chủ trì, phối hợp với BộKế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ cân đốingân sách nhà nước cho Đề án đổi mới phương thứcđiều hành và hiện đại hoá công sở của hệ thống hànhchính nhà nước giai đoạn I (2003 - 2005) trong tổng dựtoán ngân sách nhà nước để trình Thủ tướng Chínhphủ xem xét, quyết định;

Bố trí đủ nguồn kinh phícho việc xây dựng, triển khai và thực hiện Đề án; kiểmtra tài chính trong việc thực hiện Đề án; tổng hợptình hình cấp phát kinh phí hàng năm cho các tiểu Đềán và duyệt quyết toán kinh phí các tiểu Đề án đãkết thúc;

Chủ trì, phối hợp các cơquan có liên quan xây dựng tiêu chuẩn chế độ về trangthiết bị, phương tiện làm việc của cơ quan và cán bộ,công chức, viên chức hành chính nhà nước.

d) Bộ Xây dựng:

Chủ trì, phối hợp các cơquan có liên quan xây dựng quy hoạch tổng thể hệ thốngcông sở, mô hình công sở mẫu, mô hình khu hành chínhtập trung cấp tỉnh và huyện, quy chế quản lý nhà côngsở, tiêu chuẩn xây dựng nhà công sở, thiết kế mẫu,thiết kế điển hình, chế độ bảo hành, bảo trì côngsở các cơ quan hành chính nhà nước.

đ) Bộ Nội vụ:

Phối hợp với Văn phòngChính phủ để gắn việc triển khai thực hiện Đề ánđổi mới phương thức điều hành và hiện đại hoá nềnhành chính nhà nước với Chương trình tổng thể cảicách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010;

Phối hợp với Bộ Kế hoạchvà Đầu tư, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ huyđộng nguồn lực quốc tế cho việc thực hiện Đề án.

e) Bộ Khoa học và Côngnghệ:

Chủ trì, phối hợp với Vănphòng Chính phủ, Bộ Nội vụ xây dựng hệ thống tiêuchuẩn về quản lý chất lượng áp dụng trong hoạt độngcủa các cơ quan hành chính nhà nước các cấp.

g) Tổng cục Thống kê:

Phối hợp với Văn phòngChính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, BộXây dựng để khảo sát, thống kê, đánh giá cơ sở vậtchất và trang thiết bị, phương tiện làm việc của hệthống công sở cơ quan hành chính nhà nước.

h) Các bộ, cơ quanngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ vày ban nhân dân các tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương:

Trong phạm vi chức năng cótrách nhiệm cùng phối hợp với cơ quan chủ trì triểnkhai những nội dung có liên quan đã nêu trong Đề án,định kỳ báo cáo kết quả về Văn phòng Chính phủ đểtổng hợp chung báo cáo cấp có thẩm quyền;

Xây dựng quy chế làm việc;quy hoạch tổng thể hệ thống công sở; lập kế hoạch đầutư sửa chữa, cải tạo nâng cấp và xây dựng hệ thốngcông sở thuộc phạm vi của bộ, ngành và địa phươngmình phụ trách;

Thí điểm và triển khai ápdụng hệ thống quản lý chất lượng vào hoạt động quảnlý của các cơ quan hành chính; cải tiến chế độ họpvà giảm bớt giấy tờ hành chính thuộc phạm vi của bộ,ngành và địa phương mình phụ trách;

2. Tiến độ thực hiện

Thời gian của đề án đãđược xác định trong từng tiểu Đề án. Đến cuối năm2005 tổ chức tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Đềán và tiếp tục xây dựng Đề án cho giai đoạn II (2006 -2010).

3. Xác định các yêu cầuvề nguồn lực

a) Về nhân lực:

Huy động chuyên gia giỏi, amhiểu lĩnh vực này tham gia (cả trong và ngoài nước);

Sử dụng đội ngũ chuyên giacủa các bộ, ngành và địa phương để thực hiện Đềán.

b) Về tài chính:

Các khoản chi thực hiện Đềán:

Xây dựng chương trình, kếhoạch của các tiểu Đề án;

Tổ chức khảo sát các bộ,ngành, địa phương và nước ngoài;

Điều tra, khảo sát, thốngkê cơ sở vật chất hệ thống công sở;

Thuê chuyên gia tư vấn;

Tổ chức hội thảo lấy ýkiến các nhà khoa học, nhà quản lý;

Xây dựng, hoàn chỉnh dựthảo báo cáo và các văn bản pháp quy;

Tổ chức tập huấn, triểnkhai thực hiện.

Dự toán kinh phí cho việcthực hiện Đề án đổi mới phương thức điều hành vàhiện đại hoá công sở của hệ thống hành chính nhànước giai đoạn I (2003 - 2005):

Căn cứ vào Đề án đãđược Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và dự toán chitiết do các Bộ được phân công thực hiện các tiểu Đềán lập trên cơ sở đề nghị của Văn phòng Chính phủ,Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư cótrách nhiệm bố trí kinh phí ngân sách để thực hiệnĐề án, trong đó có phân theo nhu cầu hàng năm vànguồn vốn bố trí cho năm 2003.

Nguồn kinh phí này đượcchuyển vào tài khoản của Văn phòng Chính phủ để BanĐiều hành Đề án quản lý và phân bổ cho các cơ quanchủ trì thực hiện các tiểu Đề án.

4. Ban Điều hành Đề án

Thành lập Ban Điều hànhĐề án đổi mới phương thức điều hành và hiện đạihoá công sở của hệ thống hành chính nhà nước giaiđoạn I (2003 - 2005). Ban Điều hành hoạt động kiêmnhiệm do một Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ làmTrưởng ban, các ủy viên là đại diện lãnh đạo Bộ Kếhoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Khoahọc và Công nghệ, Bộ Nội vụ. Vụ trưởng Vụ Cải cáchhành chính Văn phòng Chính phủ là ủy viên thư ký.

Giúp việc Ban Điều hànhĐề án có Tổ thư ký. Tổ thư ký gồm một số cán bộ,chuyên viên của Văn phòng Chính phủ, Bộ Xây dựng, BộKế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Tưpháp, Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng cục Thống kê.

Quy chế hoạt động và tổchức cụ thể của Ban Điều hành Đề án do Trưởng BanĐiều hành ban hành sau khi thống nhất ý kiến của cácbộ, ngành có liên quan.

Ban Điều hành chịu tráchnhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Chủnhiệm Văn phòng Chính phủ về việc tổ chức thực hiệnĐề án đổi mới phương thức điều hành và hiện đạihoá công sở của hệ thống hành chính nhà nước giaiđoạn I (2003 - 2005).

Trong quá trình triển khaithực hiện Đề án, nếu có vướng mắc, các Bộ, cơ quanngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, y bannhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cầnbáo cáo kịp thời về Văn phòng Chính phủ để tổng hợpbáo cáo, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉđạo Cải cách hành chính của Chính phủ xem xét, cho ýkiến chỉ đạo./.

Thủ tướng

(Đã ký)

 

Phan Văn Khải

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.