• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 15/11/2000
CHÍNH PHỦ
Số: 61/2000/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Trà Vinh, ngày 30 tháng 10 năm 2000

 

 

 

 

NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ

Quy định việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo

 

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Để thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo theo quy định tại Điều60 của Bộ luật Hình sự và các điều 227, 234, 237 và 238 của Bộ luật Tố tụngHình sự;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

 

NGHỊ ĐỊNH:

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.

1.Việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo nhằm tạo điều kiện cho người đượchưởng án treo làm ăn, sinh sống và chứng tỏ sự hối cải, hoàn lương của mìnhngay trong môi trường xã hội bình thường, dưới sự giám sát, giáo dục của cơquan, tổ chức, đơn vị quân đội, cơ sở giáo dục, đào tạo hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thịtrấn nơi người được hưởng án treo làm việc, công tác, học tập hoặc cư trú (sauđây gọi chung là cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục) và gia đình của người đó.

2.Người được hưởng án treo phải chịu thử thách dưới sự giám sát, giáo dục của cơquan, tổ chức giám sát, giáo dục và gia đình của người đó.

Khingười được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách vàcó nhiều tiến bộ, thì được Toà án xét rút ngắn thời gian thử thách theo quyđịnh tại khoản 4 Điều 60 của Bộ luật Hình sự.

Điều 2.

1.Cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục có trách nhiệm thực hiện các biện pháp cầnthiết bảo đảm hiệu quả thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo và phối hợp vớicác cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc giám sát, giáo dục người được hưởng ántreo.

2.Gia đình người được hưởng án treo có trách nhiệm giáo dục, giúp đỡ người đó sửachữa lỗi lầm, không vi phạm pháp luật và phạm tội mới; phối hợp chặt chẽ với cơquan, tổ chức giám sát, giáo dục trong việc giám sát, giáo dục người đó.

3.Các cơ quan, tổ chức hữu quan và cộng đồng dân cư nơi người được hưởng án treocư trú có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục trongviệc giáo dục, giúp đỡ người đó trong thời gian thử thách.

Điều 3. Cơquan, tổ chức giám sát, giáo dục nói trong Nghị định này là:

1.Cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý người được hưởng án treo, nếu người được hưởngán treo là cán bộ, công chức, người đang học tập tại các cơ sở giáo dục, đàotạo;

2.Đơn vị quân đội từ cấp đại đội hoặc tương đương trở lên, nếu người được hưởngán treo là quân nhân, công nhân quốc phòng;

3.Doanh nghiệp, hợp tác xã, nếu người được hưởng án treo là người lao động làmcông ăn lương;

4.y ban nhân dân xã, phường, thịtrấn nơi người được hưởng án treo cư trú, nếu người được hưởng án treo khôngthuộc đối tượng quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này.

 

Chương II

NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA NGƯỜI ĐƯỢC HƯỞNG ÁN TREO

Điều 4.Người được hưởng án treo có nghĩa vụ:

1.Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước; tích cực thực hiện các nghĩa vụcông dân và quy ước của thôn, làng, ấp, bản, cụm dân cư nơi mình cư trú;

2.Ghi chép đầy đủ các nội dung quy định trong sổ theo dõi người được hưởng ántreo và nộp lại cho người trực tiếp giám sát, giáo dục khi hết thời gian thửthách;

3.Chấp hành đầy đủ các hình phạt bổ sung và nghĩa vụ bồi thường thiệt hại (nếu có);

4.Hàng tháng phải báo cáo bằng văn bản với người trực tiếp giám sát, giáo dục vềtình hình rèn luyện, tu dưỡng của mình; trong trường hợp người được hưởng ántreo vắng mặt khỏi nơi cư trú trên 30 ngày, thì bản báo cáo phải có nhận xétcủa cảnh sát khu vực hoặc công an xã nơi người đó đến tạm trú;

5.Làm bản tự kiểm điểm về quá trình rèn luyện, tu dưỡng của mình gửi Thủ trưởngcơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục, khi đã chấp hành được một phần hai thờigian thử thách. Bản tự kiểm điểm phải có nhận xét của người trực tiếp giám sát,giáo dục và cảnh sát khu vực, công an xã hoặc tổ trưởng tổ dân phố, trưởngthôn, làng, ấp, bản nơi người đó cư trú;

6.Làm báo cáo về quá trình rèn luyện, tu dưỡng của mình gửi Thủ trưởng cơ quan,tổ chức giám sát, giáo dục, khi hết thời gian thử thách. Bản báo cáo phải cónhận xét của người trực tiếp giám sát, giáo dục. Đồng thời phải nộp lại sổ theodõi người được hưởng án treo cho người trực tiếp giám sát, giáo dục;

7.Trong trường hợp người được hưởng án treo đi ra khỏi nơi cư trú:

a)Nếu là cán bộ, công chức, quân nhân, công nhân quốc phòng, người lao động làmcông ăn lương, thì phải xin phép Thủ trưởng cơ quan, tổ chức nơi mình làm việc,đồng thời báo cho cảnh sát khu vực, công an xã hoặc tổ trưởng tổ dân phố, trưởngthôn, làng, ấp, bản nơi mình cư trú;

b)Nếu là người đang học tập tại các cơ sở giáo dục, đào tạo thì phải xin phép cơsở giáo dục, đào tạo nơi mình học tập, đồng thời báo cho cảnh sát khu vực, côngan xã hoặc tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản nơi mình cư trú;

c)Nếu là người được giao cho yban nhân dân xã, phường, thị trấn giám sát, giáo dục thì phải báo cáo với ngườitrực tiếp giám sát, giáo dục mình. Trong trường hợp đi khỏi nơi cư trú trên 30ngày, thì phải báo cáo bằng văn bản với Chủ tịch y ban nhân dân xã, phường, thị trấn giám sát, giáo dụcmình, trong đó ghi rõ thời gian vắng mặt, nơi đến tạm trú;

d)Trong trường hợp quy định tại các điểm a, b, c khoản 7 của Điều này, nếu ngườiđược hưởng án treo đi khỏi nơi cư trú qua đêm, thì khi đến nơi phải trình báongay và nộp sổ theo dõi người được hưởng án treo cho cảnh sát khu vực hoặc côngan xã nơi đến tạm trú.

Điều 5.

1.Người được hưởng án treo là cán bộ, công chức, quân nhân, công nhân quốc phòng,người lao động làm công ăn lương, nếu được tiếp tục làm việc tại cơ quan, tổchức, đơn vị quân đội nơi mình làm việc trước khi phạm tội, thì được bố trícông việc phù hợp với yêu cầu, mục đích giám sát, giáo dục và được hưởng chế độcủa cán bộ, công chức, quân nhân, người lao động làm công ăn lương theo côngviệc mà mình đảm nhiệm.

2.Người được hưởng án treo là người đang học tập tại cơ sở giáo dục, đào tạo, nếuđược tiếp tục học tập tại cơ sở giáo dục, đào tạo cũ thì được hưởng các quyềnlợi theo quy chế của cơ sở giáo dục, đào tạo đó.

3.Người được hưởng án treo không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1, 2 Điều nàythì được ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn giám sát, giáo dục, giúp đỡ tìmviệc làm, ổn định cuộc sống tại địa phương.

4.Người được hưởng án treo thuộc đối tượng quy định tại Điều 1 của Pháp lệnh Ưu đãi người hoạt động cáchmạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt độngkháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng hoặc người đang được hưởng các chếđộ bảo hiểm xã hội thì vẫn được hưởng chế độ theo quy định của pháp luật.

5.Người được hưởng án treo là cán bộ, công chức, quân nhân, công nhân quốc phòng,người lao động làm công ăn lương, thì thời gian thử thách cũng được tính vàothời gian công tác, thời gian tại ngũ nhưng không được tính vào thời gian xétnâng lương, phong quân hàm theo niên hạn. Thời gian thử thách được tính từ ngàycơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục người đó nhận được quyết định thi hành bảnán và trích lục bản án.

Điều 6.

Ngườiđược hưởng án treo có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục đề nghịToà án nhân dân cấp huyện hoặc Toà án quân sự khu vực nơi mình đang chịu thửthách xem xét việc rút ngắn thời gian thử thách, khi đã chấp hành được một phầnhai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ.

Trongthời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo lại phạm tội mới, thì không đượctiếp tục hưởng án treo mà phải chấp hành toàn bộ hình phạt tù của bản án trướcvà tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại khoản 5 Điều 60 củaBộ luật Hình sự.

 

Chương III

TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC VÀ GIA ĐÌNH

TRONG VIỆC GIÁM SÁT, GIÁO DỤC NGƯỜI ĐƯỢC HƯỞNG ÁN TREO

Điều 7.

1.Cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục người được hưởng án treo có trách nhiệm vàquyền:

a)Phân công người trực tiếp giám sát, giáo dục người được hưởng án treo;

b)Tạo điều kiện để người được hưởng án treo tham gia vào hoạt động chung của cơquan, tổ chức giám sát, giáo dục nơi người đó làm việc hoặc cư trú;

c)Phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan khác và gia đình người được hưởng ántreo trong việc giáo dục, cảm hoá, giúp họ sửa chữa lỗi lầm.

d)Yêu cầu người được hưởng án treo thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình; cóbiện pháp ngăn ngừa, uốn nắn kịp thời khi người được hưởng án treo có biểu hiệntiêu cực và thông báo với cơ quan có thẩm quyền để xử lý khi cần thiết;

đ)Kịp thời biểu dương khi người được hưởng án treo có nhiều tiến bộ, tích cựctham gia các hoạt động xã hội hoặc lập công;

e)Cho phép người được hưởng án treo được vắng mặt ở nơi cư trú;

g)Tự mình hoặc theo đề nghị của người được hưởng án treo đề nghị Toà án nhân dâncấp huyện hoặc Toà án quân sự khu vực nơi người được hưởng án treo đang chịuthử thách xem xét việc rút ngắn thời gian thử thách, khi người đó chấp hành đượcmột phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ;

h)Cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong thời gian thử thách cho người được hưởngán treo theo mẫu thống nhất kèm theo Nghị định này;

i)Nhận xét bằng văn bản và ghi vào sổ theo dõi người được hưởng án treo về quátrình thử thách của người đó khi người đó chuyển đi nơi khác.

2.Khi đề nghị Toà án xem xét việc rút ngắn thời gian thử thách quy định tại điểme khoản 1 của Điều này, cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục người được hưởng ántreo phải gửi kèm hồ sơ đề nghị rút ngắn thời gian thử thách.

Hồsơ đề nghị gồm có:

a)Bản đề nghị của cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục về việc rút ngắn thời gianthử thách cho người được hưởng án treo;

b)Sổ theo dõi người được hưởng án treo;

c)Quyết định của Toà án về việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo và tríchlục bản án;

d)Đơn xin rút ngắn thời gian thử thách của người được hưởng án treo (nếu họ có đềnghị);

đ)Bản tự kiểm điểm của người được hưởng án treo;

e)Biên bản cuộc họp kiểm điểm người được hưởng án treo.

3.Đối với người được hưởng án treo là cán bộ, công chức, quân nhân, công nhânquốc phòng, người lao động làm công ăn lương, người đang học tập tại các cơ sởgiáo dục, đào tạo chịu thử thách tại cơ quan, tổ chức, đơn vị quân đội, cơ sởgiáo dục, đào tạo, thì ngoài những trách nhiệm và quyền được quy định tại khoản1 Điều này, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị quân đội, cơ sở giáo dục, đàotạo đó còn có trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơingười được hưởng án treo cư trú.

4.Cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục không được đặt thêm nghĩa vụ và hạn chếkhác đối với người được hưởng án treo ngoài những nghĩa vụ quy định tại Điều 4Nghị định này và những hạn chế đã ghi rõ trong bản án của Toà án.

Điều 8.

1.Trong trường hợp quy định tại điểm e và h khoản 1 Điều 7 của Nghị định này, cơquan, tổ chức giám sát, giáo dục phải tổ chức cuộc họp để người được hưởng ántreo kiểm điểm, làm cơ sở cho việc nhận xét, đánh giá quá trình thử thách củangười được hưởng án treo.

2.Việc kiểm điểm được thực hiện như sau:

a)Cán bộ, công chức, sĩ quan quân đội, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốcphòng, người lao động làm công ăn lương kiểm điểm trước tập thể đơn vị nơi mìnhlàm việc;

b)Người đang học tập tại các cơ sở giáo dục, đào tạo kiểm điểm trước tập thể lớpnơi mình đang học tập;

c)Người được giao cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn giám sát, giáo dụckiểm điểm trước thôn, làng, ấp, bản hoặc tổ dân phố nơi mình cư trú.

d)Việc kiểm điểm phải có sự tham gia của người trực tiếp giám sát, giáo dục và đượclập thành biên bản.

Điều 9. Ngườiđược phân công trực tiếp giám sát, giáo dục người được hưởng án treo có tráchnhiệm và quyền:

1.Chủ động gặp gỡ để động viên, giúp đỡ người đó chấp hành nghiêm chỉnh pháp luậtcủa Nhà nước, tích cực thực hiện các nghĩa vụ công dân trong thời gian thửthách;

2.Ba tháng một lần báo cáo với Thủ trưởng cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục vềtình hình chấp hành án treo của người được hưởng án treo, trừ trường hợp độtxuất hoặc cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục yêu cầu;

3.Khi người được hưởng án treo đã đủ điều kiện xét giảm thời gian thử thách theoquy định tại khoản 4 Điều 60 của Bộ luật Hình sự, thì báo cáo với Thủ trưởng cơquan, tổ chức giám sát, giáo dục để đề nghị Tòa án xét giảm thời gian thửthách; trong trường hợp người đó đã chấp hành xong thời gian thử thách thì đềnghị Thủ trưởng cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục cấp giấy chứng nhận đã chấphành xong thời gian thử thách cho người đó;

4.Đề xuất các biện pháp phối hợp cụ thể với gia đình người được hưởng án treo,với các tổ chức nơi người được hưởng án treo chịu thử thách trong việc giámsát, giáo dục người đó;

5.Phối hợp với cảnh sát khu vực, công an xã hoặc tổ trưởng tổ dân phố, trưởngthôn, làng, ấp, bản nơi người được hưởng án treo cư trú trong việc giám sát,giáo dục người đó;

6.Hàng tháng ghi nhận xét về tình hình tu dưỡng, rèn luyện của người được hưởngán treo vào sổ theo dõi;

7.Lập hồ sơ theo dõi việc chấp hành án treo của người được hưởng án treo.

Điều 10.

1.Hồ sơ theo dõi việc thử thách của người được hưởng án treo gồm:

a)Sổ theo dõi người được hưởng án treo do Tòa án cấp;

b)Trích lục bản án và quyết định thi hành án;

c)Quyết định của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục người được hưởngán treo về việc phân công người trực tiếp giám sát, giáo dục người đó;

d)Bản cam kết của gia đình, nếu người được hưởng án treo là người chưa thànhniên;

đ)Bản báo cáo của người được hưởng án treo với người trực tiếp giám sát, giáo dụcvề tình hình rèn luyện, tu dưỡng của mình;

e)Bản báo cáo của người được phân công trực tiếp giám sát, giáo dục về tình hìnhchấp hành án treo của người được hưởng án treo;

g)Biên bản cuộc họp kiểm điểm người được hưởng án treo;

h)Bản tự kiểm điểm của người được hưởng án treo;

i)Bản nhận xét về quá trình thử thách của người được hưởng án treo;

k)Quyết định của Tòa án rút ngắn thời gian thử thách (nếu có);

l)Giấy chứng nhận đã chấp hành xong thời gian thử thách;

m)Các tài liệu khác liên quan đến việc giám sát, giáo dục người được hưởng ántreo.

2.Khi người được hưởng án treo chấp hành xong thời gian thử thách, thì người trựctiếp giám sát, giáo dục có trách nhiệm giao hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều nàycho các cơ quan, tổ chức sau đây quản lý:

a)Bộ phận quản lý nhân sự của cơ quan, tổ chức, đơn vị quân đội, cơ sở giáo dục,đào tạo trực tiếp quản lý người được hưởng án treo là cán bộ, công chức, quânnhân, công nhân quốc phòng, người lao động làm công ăn lương, người đang họctập tại các cơ sở giáo dục, đào tạo;

b)y ban nhân dân xã, phường, thịtrấn nơi người đó cư trú, nếu người được hưởng án treo không thuộc đối tượngnói tại điểm a khoản 2 Điều này.

Điều 11. Trongtrường hợp người được hưởng án treo chuyển đi nơi khác thì cơ quan, tổ chứcgiám sát, giáo dục có trách nhiệm thông báo ngay cho Tòa án đã ra quyết địnhthi hành án kèm theo hồ sơ của người đó để Tòa án làm thủ tục cần thiết giaocho cơ quan, tổ chức nơi người được hưởng án treo chuyển đến tiếp tục giám sát,giáo dục.

Điều 12. Giađình của người được hưởng án treo có trách nhiệm và quyền:

1.Luôn quan tâm, gần gũi và có biện pháp cụ thể giúp đỡ người được hưởng án treosửa chữa lỗi lầm của mình, không vi phạm pháp luật; nhắc nhở, uốn nắn kịp thờikhi người đó có hành vi sai trái;

2.Phối hợp chặt chẽ với người trực tiếp giám sát, giáo dục người được hưởng ántreo trong việc quản lý, giáo dục người đó; trong trường hợp người bị kết án làngười chưa thành niên, thì gia đình của người đó phải có bản cam kết với cơquan, tổ chức giám sát, giáo dục;

3.Thông báo cho cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục người được hưởng án treo vềkết quả rèn luyện, tu dưỡng của người đó khi có yêu cầu;

4.Tham dự các cuộc họp kiểm điểm người được hưởng án treo;

5.Thực hiện việc bồi thường thiệt hại do người được hưởng án treo là người chưathành niên gây ra. Đối với người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18tuổi, thì chỉ bồi thường khi người đó không có đủ tài sản để bồi thường.

 

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 13. Ngườinào vi phạm các quy định của Nghị định này, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lýkỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định củapháp luật.

Điều 14. Nghịđịnh này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 15.Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ,Chủ tịch y ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

TM. CHÍNH PHỦ

Thủ tướng

(Đã ký)

 

Phan Văn Khải

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.