• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 19/02/1999
  • Ngày hết hiệu lực: 01/01/2004
BỘ THƯƠNG MẠI
Số: 123/1999/QĐ-BTM
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Trà Vinh, ngày 4 tháng 2 năm 1999

QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI

Về việc bổ sung Quy chế kinh doanh theo phương thức tạm nhập tái xuất

ban hành kèm theo Quyết định số 1311/1998/QĐ-BTM ngày 31/10/1998 của Bộ Thương mại

 _____________________

 

BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI

Căn cứ Nghị định 95/CP ngày 4/12/1993 của Chính phủ qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Thương mại;

Căn cứ Nghị định 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài;

Xét tính chất đặc thù của mặt hàng xăng dầu;

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu để bổ sung cho Quy chế kinh doanh theo phương thức tạm nhập tái xuất ban hành kèm theo Quyết định 1311/1998/QĐ-BTM ngày 31/10/1998 của Bộ Thươngmại.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế cho Quyết định 555/TM-XNK ngày 28/6/1995 của Bộ trưởng Bộ Thương mại về việc bổ sung Quy chế kinh doanh theo phương thức tạm nhập để tái xuất .

Điều 3. Các doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu, Vụ trưởng các Vụ có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

QUY CHẾ

KINH DOANH TẠM NHẬP TÁI XUẤT XĂNG DẦU

(Ban hành kèm theo Quyết định số 0123/1999/QĐ-BTM ngày 04/02/1999 của Bộ trưởng Bộ Thương mại).

 

I - Quy định chung:

Điều 1. Mặt hàng xăng dầu qui định trong Quy chế này bao gồm: xăng, diesel, dầu hoả, nhiên liệu bay (ZA1, TC1) và ma zút.

Điều 2. Tạm nhập tái xuất xăng dầu qui định trong Quy chế này là việc doanh nghiệp Việt Nam mua xăng dầu từ nước ngoài để bán lại cho doanh nghiệp của một nước khác, có làm thủ tục nhập khẩu xăng dầu vào Việt nam và làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt nam.

Các trường hợp mua xăng dầu từ nước ngoài để bán cho các đối tượng sau đây cũng được coi là kinh doanh tạm nhập tái xuất và phải thực hiện theo qui định của Quy chế này:

1. Các doanh nghiệp thuộc các khu chế xuất và các doanh nghiệp chế xuất nằm trong các khu công nghiệp, khu công nghệ cao.

2. Máy bay của các hãng hàng không Việt nam bay trên các tuyến bay quốc tế và máy bay của các hãng hàng không nước ngoài hạ cánh tại Việt Nam.

3. Tầu biển nước ngoài cập cảng Việt nam.

Điều 3. Doanh nghiệp được thực hiện tạm nhập tái xuất xăng dầu khi có văn bản cho phép của BộThương mại.

1. Các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu được ký kết hợp đồng nhập khẩu và xuất khẩu xăng dầu trước khi xin phép Bộ Thương mại.

2. Các doanh nghiệp khác có chức năng kinh doanh xăng dầu qui định trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nếu có nhu cầu kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu sẽ được Bộ Thương mại xem xét giải quyết từng thương vụ.

II. Thủ tục xin cấp giấy phép tạm nhập tái xuất xăng dầu:

Điều 4: Bộ Thương mại cấp giấy phép tạm nhập tái xuất xăng dầu cho các doanh nghiệp nêu tại Khoản 1 Điều 3 căn cứ vào hồ sơ sau đây:

1. Công văn đề nghị cấp giấy phép tạm nhập tái xuất xăng dầu, nêu rõ: số lượng, chủng loại xăng dầu xin tạm nhập tái xuất, khách mua hàng, cửa khẩu tạm nhập, cửa khẩu tái xuất, thời gian thực hiện....

2. Hợp đồng mua xăng dầu ký với khách hàng nước ngoài.

3. Hợp đồng bán xăng dầu ký với doanh nghiệp (nếu bán cho doanh nghiệp nước ngoài hoặc cho các đối tượng qui định tại Khoản 1 Điều 2), ký với các hãng hàng không (trường hợp bán cho các đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 2) và dự kiến kế hoạch bán hàng do Giám đốc doanh nghiệp đề nghị (trường hợp bán cho đối tượng quy định tại Khoản 3 Điều 2).

Trường hợp bán xăng dầu cho đối tượng qui định tại Khoản 1 Điều 2 phải có văn bản của cơ quan có thẩm quyền chấp thuận việc nhập khẩu xăng dầu phục vụ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Bộ Thương mại cấp giấy phép tạm nhập tái xuất xăng dầu cho doanh nghiệp trong vòng 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ hợp lệ.

Điều 5: Các doanh nghiệp nêu tại Khoản 2 Điều 3 nếu có nhu cầu kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu, cần gửi văn bản về Bộ Thương mại giải trình cụ thể phương án kinh doanh và khả năng thực hiện bảo đảm hiệu quả, an toàn, đúng quy định.

Trong vòng 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được công văn đề nghị của doanh nghiệp, Bộ Thương mại sẽ có văn bản cho phép doanh nghiệp triển khai ký kết hợp đồng mua bán hoặc thông báo lý do không giải quyết.

III. Quy định việc thực hiện tạm nhập tái xuất xăng dầu:

Điều 6. Xăng dầu tái xuất phải được thanh toán qua ngân hàng bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi theo đúng các qui định hiện hành của Nhà nước về quản lý ngoại hối.

Điều 7. Doanh nghiệp được phép tạm nhập xăng dầu theo một lô lớn và tái xuất nguyên lô hoặc theo từng lô nhỏ từ các kho chứa trong nội địa theo đúng số lượng và chủng loại đã tạm nhập.

Điều 8. Đối với các doanh nghiệp là đầu mối nhập khẩu xăng dầu, khối lượng xăng dầu thực tái xuất được phép chênh lệch thấp hơn không quá 10% so với khối lượng đã tạm nhập. Lượng xăng dầu chênh lệch này phải nộp đủ thuế và các khoản thu khác như đối với xăng dầu nhập khẩu để tiêu thụ nội địa và phải tính trừ vào chỉ tiêu nhập khẩu xăng dầu cùng chủng loại Bộ Thương mại đã giao cho doanh nghiệp hàng năm.

Các doanh nghiệp nêu tại Khoản 2 Điều 3 phải tái xuất toàn bộ khối lượng xăng dầu đã tạm nhập.

Điều 9. Hồ sơ nộp cho cơ quan Hải quan để làm thủ tục tạm nhập tái xuất xăng dầu bao gồm:

1. Hợp đồng mua hàng, hợp đồng bán hàng (bản sao có xác nhận của doanh nghiệp).

2. Văn bản của Bộ Thương mại cho phép doanh nghiệp tạm nhập tái xuất xăng dầu (bản sao có xác nhận của doanh nghiệp).

3. Các chứng từ liên quan đến giao nhận hàng hoá theo qui định của Hải quan.

Trường hợp căn cứ văn bản cho phép của Bộ Thương mại, doanh nghiệp ủy quyền cho các doanh nghiệp hoặc chi nhánh trực thuộc làm thủ tục tạm nhập và hoặc tái xuất xăng dầu thì doanh nghiệp hoặc chi nhánh trực thuộc phải xuất trình thêm văn bản uỷ quyền hợp lệ, nêu rõ số lượng, chủng loại xăng dầu uỷ quyền thực hiện.

IV. Điều khoản thi hành:

Điều 10. Các doanh nghiệp đã được phép kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu có trách nhiệm báo cáo định kỳ 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và hàng năm về tình hình thực hiện theo biểu mẫu đính kèm.

Điều 11. Các vấn đề khác có liên quan đến kinh doanh tạm nhập tái xuất không nêu tại Quy chế này được thực hiện theo qui định tại Quy chế kinh doanh theo phương thức tạm nhập tái xuất ban hành kèm theo Quyết định 1311/1998/QĐ-BTM ngày 31/10/1998 của Bộ trưởng Bộ Thương mại.

Điều 12. Quy chế này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ban hành và thay thế cho Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 555/TM-XNK ngày 28/6/1995 của Bộ Trưởng Bộ Thương mại về việc bổ sung Quy chế kinh doanh theo phương thức tạm nhập để tái xuất./.

Tên D.N báo cáo

Số:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

......., ngày        tháng        năm 199

BÁO CÁO THỰC HIỆN TẠM NHẬP TÁI XUẤT XĂNG DẦU

.............. THÁNG NĂM 199

Giấy phép tạm nhập tái xuất

Đối tượng tái xuất

Số lượng đã được duyệt

(tấn)

Số lượng đã tạm nhập (tấn)

Số lượng đã tái xuất

(tấn)

Trị giá đã tái xuất

(USD)

 Ghi chú

Tổng số:

Trong đó:

- Xăng

- Diesel

- Ma zut

- Dầu hoả

- Nhiên liệu bay

 

 

 

 

 

 

Cv số /TM-XNK ngày tháng năm 1999

- Xăng

- Diesel

Kampuchia

 

 

 

 

 

Cv số /TM-XNK

ngày tháng năm 1999

- Ma zut

- Nhiên liệu bay

 

Lào

 

 

 

 

 

Cv số /TM-XNK

ngày tháng năm 1999

- Diesel

Tầu biển nước ngoài

 

 

 

 

 

Cv số /TM-XNK

ngày tháng năm 1999

- Nhiên liệu bay

Máy bay nước ngoài

 

 

 

 

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Lương Văn Tự

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.