• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 01/07/2024
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
Số: 22/2023/TT-NHNN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Trà Vinh, ngày 29 tháng 12 năm 2023

THÔNG TƯ

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 41/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

 

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 102/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Theo đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng;

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 41/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 41/2016/TT-NHNN

1. Sửa đổi, bổ sung khoản 11 Điều 2 như sau:

“11. Khoản cho vay thế chấp nhà là khoản cho vay bảo đảm bằng bất động sản đối với cá nhân để mua nhà, bao gồm:

a) Khoản cho vay bảo đảm bằng bất động sản đối với cá nhân để mua nhà đáp ứng các điều kiện sau:

i) Nguồn tiền trả nợ không phải là nguồn tiền cho thuê nhà hình thành từ khoản cho vay;

ii) Nhà đã được hoàn thành để bàn giao theo hợp đồng mua bán nhà;

iii) Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có đầy đủ quyền hợp pháp để xử lý nhà thế chấp khi khách hàng không trả được nợ theo quy định của pháp luật về giao dịch đảm bảo và pháp luật về nhà ở;

iv) Nhà hình thành từ khoản cho vay thế chấp này phải được định giá độc lập (được bên thứ ba định giá hoặc được bộ phận độc lập với bộ phận phê duyệt tín dụng của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài định giá) với nguyên tắc thận trọng (giá trị không cao hơn giá thị trường tại thời điểm xét duyệt cho vay) theo quy định của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

b) Khoản cho vay để mua nhà ở xã hội, mua nhà ở theo các chương trình, dự án hỗ trợ của Chính phủ được xác định theo quy định của pháp luật về nhà ở đáp ứng các điều kiện tại các điểm a(i), a(iii), a(iv) khoản này.”

2. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 12 Điều 2 như sau:

“c) Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền theo hợp đồng cấp tín dụng để kiểm soát toàn bộ việc thanh toán, giải ngân theo tiến độ của dự án, đầu tư máy móc, thiết bị, mua hàng hóa và quản lý thu nhập, dòng tiền của việc kinh doanh, khai thác dự án, máy móc, thiết bị và hàng hóa đó để thu hồi nợ theo hợp đồng cấp tín dụng;”

3. Sửa đổi, bổ sung khoản 15 Điều 2 như sau:

“15. Giao dịch Reverse Repo là giao dịch trong đó một bên mua và nhận chuyển giao quyền sở hữu tài sản tài chính từ một bên khác, đồng thời cam kết sẽ bán lại và chuyển giao quyền sở hữu tài sản tài chính đó sau một thời gian xác định với một mức giá xác định, bao gồm cả giao dịch mua có kỳ hạn công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác.”

4. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 8 như sau:

“3. Giá trị số dư của khoản phải đòi (bao gồm cả số dư gốc; lãi phải thu, phí phải thu nếu có đang được hạch toán vào thu nhập theo quy định của pháp luật) của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được tính theo công thức:

Ei = Eoni + Eoffi x CCFi

Trong đó:

- Ei: Giá trị số dư xác định theo nguyên giá của khoản phải đòi thứ i;

- Eoni: Số dư phần nội bảng của khoản phải đòi thứ i;

- Eoffi: Số dư phần cam kết ngoại bảng của khoản phải đòi thứ i;

- CCFi: Hệ số chuyển đổi của phần cam kết ngoại bảng của khoản phải đòi thứ i theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.”

5. Sửa đổi, bổ sung khoản 7 Điều 9 như sau:

“7. Đối với tài sản là khoản phải đòi tổ chức tài chính (bao gồm cả tổ chức tín dụng), hệ số rủi ro tín dụng áp dụng như sau:

a) Đối với tổ chức tài chính nước ngoài (bao gồm cả tổ chức tín dụng nước ngoài) không phải là tổ chức tài chính quốc tế quy định tại khoản 20 Điều 2 Thông tư này, hệ số rủi ro tín dụng áp dụng theo thứ hạng tín nhiệm như sau:

Thứ hạng tín nhiệm

Từ AAA đến AA-

Từ A+ đến BBB-

Từ BB+ đến B-

Dưới B- hoặc không có xếp hạng

Hệ số rủi ro tín dụng

20%

50%

100%

150%

b) Đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại quốc gia khác, chi nhánh ngân hàng Việt Nam hoạt động tại nước ngoài áp dụng hệ số rủi ro tín dụng theo thứ hạng tín nhiệm của tổ chức tín dụng là ngân hàng mẹ.

c) Đối với tài sản là các khoản phải đòi tổ chức tín dụng trong nước, trừ các khoản phải đòi dưới hình thức giao dịch reverse repo đã được tính rủi ro tín dụng đối tác theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư này, hệ số rủi ro tín dụng áp dụng như sau:

Thứ hạng tín nhiệm

AAA đến AA-

A+ đến BBB-

BB+ đến BB-

B+ đến B-

Dưới B- và

Không có xếp hạng

Khoản phải đòi có thời hạn ban đầu từ 3 tháng trở lên

20%

50%

80%

100%

 

150%

 

Khoản phải đòi có thời hạn ban đầu dưới 3 tháng

10%

20%

40%

50%

70%

d) Ngân hàng là bên nhận chuyển giao bắt buộc và các tổ chức tín dụng khác được áp dụng hệ số rủi ro 0% đối với các khoản cho vay, bảo lãnh, tiền gửi tại bên được chuyển giao bắt buộc theo phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt.”

6. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 9 Điều 9 như sau:

“b) Đối với các doanh nghiệp khác, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xác định chỉ tiêu doanh thu, tỷ lệ đòn bẩy, vốn chủ sở hữu được xác định trên cơ sở số liệu Báo cáo tài chính năm (Báo cáo tài chính hợp nhất) được kiểm toán tại thời điểm gần nhất đối với các doanh nghiệp phải kiểm toán độc lập; Báo cáo tài chính năm (được kiểm toán, nếu có) hoặc Báo cáo tài chính nộp cho cơ quan thuế (có bằng chứng đã nộp cho cơ quan thuế) tại thời điểm gần nhất đối với doanh nghiệp không phải kiểm toán độc lập theo quy định của pháp luật như sau:

- Doanh thu lấy số liệu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;

- Tỷ lệ đòn bẩy = Tổng Nợ vay/Tổng tài sản;

Trong đó: Tổng Nợ vay (total debt) được xác định bằng tổng của các khoản mục vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn với khoản mục vay và nợ thuê tài chính dài hạn theo quy định hiện hành về kế toán.

- Vốn chủ sở hữu lấy số liệu trên Bảng cân đối kế toán.

(i) Hệ số rủi ro tín dụng áp dụng theo chỉ tiêu doanh thu, tỷ lệ đòn bẩy, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp như sau:

 

Doanh thu dưới 100 tỷ đồng

Doanh thu từ 100 tỷ đồng đến dưới 400 tỷ đồng

Doanh thu từ  400 tỷ đồng đến 1500 tỷ đồng

Doanh thu trên 1500 tỷ đồng

Tỷ lệ đòn bẩy dưới 25%

100%

80%

60%

50%

Tỷ lệ đòn bẩy từ 25% đến 50%

125%

110%

95%

80%

Tỷ lệ đòn bẩy trên 50%

160%

150%

140%

120%

Vốn chủ sở hữu âm hoặc bằng 0

250%

(ii) Hệ số rủi ro tín dụng 200% được áp dụng đối với các doanh nghiệp không cung cấp Báo cáo tài chính cho ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để tính các chỉ tiêu doanh thu, tỷ lệ đòn bảy, vốn chủ sở hữu;

(iii) Đối với các doanh nghiệp thành lập mới (không bao gồm các trường hợp thành lập do tổ chức lại, chuyển đổi hình thức pháp lý,...), hoạt động chưa được 01 năm, hệ số rủi ro tín dụng là 150%.”

7. Sửa đổi, bổ sung khoản 10 Điều 9 như sau:

“10. Đối với tài sản là khoản cho vay bảo đảm bằng bất động sản, hệ số rủi ro tín dụng áp dụng như sau:

a) Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xác định Tỷ lệ bảo đảm (viết tắt là LTV) đối với khoản phải đòi được đảm bảo bằng bất động sản như sau:

(i) Tỷ lệ bảo đảm (LTV) = Tổng số dư khoản phải đòi/Giá trị của tài sản bảo đảm. Trong đó:

- Tổng số dư khoản phải đòi (số dư nợ gốc nội bảng và cam kết ngoại bảng) bao gồm tổng số dư của khoản phải đòi và số dư của các khoản phải đòi khác được bảo đảm bằng bất động sản đó tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

- Giá trị của tài sản bảo đảm là giá trị của bất động sản bảo đảm cho các khoản phải đòi đó được xác định tại thời điểm xét duyệt cho vay.

(ii) Giá trị của tài sản bảo đảm được xác định lại khi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có thông tin giá trị tài sản bảo đảm bị suy giảm trên 30% so với giá trị tại thời điểm xét duyệt cho vay (đối với trường hợp xác định lại được thực hiện lần đầu tiên) hoặc so với giá trị tài sản bảo đảm xác định lại gần nhất.

b) Hệ số rủi ro tín dụng áp dụng đối với khoản phải đòi được bảo đảm bằng bất động sản không kinh doanh theo chỉ tiêu Tỷ lệ bảo đảm (LTV) như sau:

LTV

LTV dưới 40%

LTV từ 40% trở lên đến dưới 60%

LTV từ 60% trở lên đến dưới 80%

LTV từ 80% trở lên đến dưới 90%

LTV từ 90% trở lên đến dưới 100%

LTV từ  100% trở lên

Hệ số rủi ro

30%

40%

50%

70%

80%

100%

c) Đối với khoản phải đòi được đảm bảo bằng bất động sản kinh doanh, hệ số rủi ro tín dụng áp dụng theo chỉ tiêu Tỷ lệ bảo đảm (LTV) đối với khoản phải đòi được đảm bảo bằng bất động sản kinh doanh như sau:

 

LTV dưới 60%

LTV từ 60% trở lên đến dưới 75%

LTV từ 75% trở lên

Khoản phải đòi được đảm bảo bằng bất động sản kinh doanh

75%

100%

120%

d) Đối với khoản phải đòi được đảm bảo bằng bất động sản là hỗn hợp bất động sản kinh doanh và bất động sản không kinh doanh, hệ số rủi ro tín dụng được xác định riêng cho từng bất động sản kinh doanh và bất động sản không kinh doanh tương ứng theo tỷ lệ tổng diện tích mặt bằng của bất động sản;

đ) Hệ số rủi ro tín dụng 150% được áp dụng đối với khoản phải đòi được đảm bảo bằng bất động sản mà ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không có thông tin về Tỷ lệ bảo đảm (LTV);

e) Hệ số rủi ro tín dụng 200% được áp dụng đối với tài sản là khoản cấp tín dụng chuyên biệt dưới hình thức cấp tín dụng tài trợ dự án kinh doanh bất động sản. Trường hợp đối với tài sản là khoản cấp tín dụng chuyên biệt dưới hình thức cấp tín dụng tài trợ dự án kinh doanh bất động sản khu công nghiệp, hệ số rủi ro tín dụng là 160%.”

8. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 11 Điều 9 như sau:

“b) Hệ số rủi ro áp dụng cho khoản cho vay thế chấp nhà ở theo Tỷ lệ bảo đảm (LTV) và Tỷ lệ thu nhập (DSC) như sau:

(i) Đối với khoản cho vay để mua nhà ở xã hội, mua nhà ở theo các chương trình, dự án hỗ trợ của Chính phủ:

Các khoản cho vay thế chấp nhà ở

LTV dưới 40%

LTV từ 40% trở lên đến dưới 60%

LTV từ 60% trở lên đến dưới 80%

LTV từ 80% trở lên đến dưới 90%

LTV từ 90% trở lên đến dưới 100%

LTV từ  100% trở lên

DSC từ 35% trở xuống

20%

25%

30%

35%

40%

45%

DSC trên 35%

25%

30%

35%

40%

45%

50%

(ii) Đối với khoản cho vay không thuộc quy định tại điểm b(i) khoản 11 Điều này:

Các khoản cho vay thế chấp nhà ở

LTV dưới 40%

LTV từ 40% trở lên đến dưới 60%

LTV từ 60% trở lên đến dưới 80%

LTV từ 80% trở lên đến dưới 90%

LTV từ 90% trở lên đến dưới 100%

LTV từ  100% trở lên

DSC từ 35% trở xuống

25%

30%

40%

50%

60%

80%

DSC trên 35%

30%

40%

50%

70%

80%

100%

9. Bổ sung khoản 12a sau khoản 12 Điều 9 như sau:

“12a. Đối với khoản phải đòi là khoản cho vay cá nhân phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, hệ số rủi ro tín dụng là 50%."

10. Sửa đổi, bổ sung điểm e khoản 3 Điều 11 như sau:

“e) Trường hợp kết hợp hai hoặc nhiều biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng khác nhau cho một khoản phải đòi, giao dịch thì ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải phân tách các phần giao dịch, khoản phải đòi theo từng biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng để tính riêng giá trị số dư của từng phần của khoản phải đòi, giao dịch đó theo quy định tại Thông tư này. Trường hợp không phân tách được các phần giao dịch, khoản phải đòi theo từng biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài áp dụng một biện pháp có giá trị giảm thiểu rủi ro nhiều nhất.”

11. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 11 như sau:

“4. Giá trị số dư của khoản phải đòi, giao dịch có giảm thiểu rủi ro tín dụng được tính theo công thức sau:

Ei* = max{0,[Ej - ∑Cj*(1-Hcj-Hfxcj)]} + max{0,[Ek - ∑Lk*(1-Hfxlk)]} + max{0,[El - Gl (1-CRWgtorl/CRWl)]} + max{0,[En - CDn*(1- Hfxcdn)]} + Ex

Trong đó:

Ei = Ej + Ek + El + En + Ex

- Ei*: Giá trị số dư của khoản phải đòi, giao dịch thứ i được điều chỉnh giảm theo các biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng;

- Ei : Giá trị số dư của khoản phải đòi, giao dịch thứ i được tính theo quy định tại Điều 8 Thông tư này;

- Ej: Giá trị số dư của khoản phải đòi, giao dịch thứ i được tính theo quy định tại Điều 8 Thông tư này được điều chỉnh giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng tài sản bảo đảm;

- Ek: Giá trị số dư của khoản phải đòi, giao dịch thứ i được tính theo quy định tại Điều 8 Thông tư này được điều chỉnh giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng bù trừ số dư nội bảng;

- El: Giá trị số dư của khoản phải đòi, giao dịch thứ i được tính theo quy định tại Điều 8 Thông tư này được điều chỉnh giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng bảo lãnh của bên thứ ba;

- En: Giá trị số dư của khoản phải đòi, giao dịch thứ i được tính theo quy định tại Điều 8 Thông tư này được điều chỉnh giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng sản phẩm phái sinh tín dụng;

- Ex: Giá trị số dư của khoản phải đòi, giao dịch thứ i được tính theo quy định tại Điều 8 Thông tư này không được điều chỉnh giảm thiểu rủi ro tín dụng;

- Cj*: Giá trị của tài sản bảo đảm hiệu chỉnh theo độ lệch thời hạn;

- Hcj: Hệ số hiệu chỉnh tài sản bảo đảm;

- Lk*: Giá trị nợ phải trả nội bảng được hiệu chỉnh theo độ lệch thời hạn;

- Gl: Giá trị bảo lãnh của bên thứ ba;

- CRWgtorl: Hệ số rủi ro tín dụng của bên bảo lãnh;

- CRWl: Hệ số rủi ro tín dụng của khách hàng;

- CDn*: Giá trị của sản phẩm phái sinh tín dụng được hiệu chỉnh theo độ lệch thời hạn;

- Hfxc, Hfxl, Hfxcd: hệ số hiệu chỉnh độ lệch tiền tệ tương ứng giữa khoản phải đòi, giao dịch và biện pháp giảm thiểu rủi ro. Hệ số hiệu chỉnh độ lệch tiền tệ bằng không (0) khi khoản phải đòi, giao dịch và biện pháp giảm thiểu rủi ro cùng một loại tiền tệ.”

12. Sửa đổi, bổ sung Điều 12 như sau:

“Điều 12. Giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng tài sản bảo đảm

1. Việc giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng tài sản bảo đảm chỉ áp dụng đối với các tài sản bảo đảm sau đây:

a) Tiền mặt, giấy tờ có giá, thẻ tiết kiệm do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành;

b) Vàng (vàng tiêu chuẩn, vàng vật chất, vàng trang sức với giá trị được chuyển đổi giá trị sang vàng 99.99);

c) Giấy tờ có giá do Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các ngân hàng chính sách phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán;

d) Chứng khoán nợ do chính phủ các nước, tổ chức công lập của chính phủ các nước phát hành được doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm độc lập xếp hạng từ BB- trở lên;

đ) Chứng khoán nợ do doanh nghiệp phát hành được doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm độc lập xếp hạng từ BBB- trở lên;

e) Cổ phiếu được niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam.

2. Tài sản bảo đảm quy định tại khoản 1 Điều này phải đảm bảo:

a) Tuân thủ đúng quy định pháp luật về giao dịch đảm bảo;

b) Giấy tờ có giá, chứng khoán nợ, cổ phiếu không do khách hàng và (hoặc) công ty mẹ, công ty con, công ty liên kết của khách hàng phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán.

c) Tài sản bảo đảm quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều này phải có giao dịch khớp lệnh trong thời gian 10 ngày làm việc liền kề trước thời điểm tính toán và được tính theo giá thị trường tham chiếu hàng ngày (daily mark-to-market).

3. Hệ số hiệu chỉnh tài sản bảo đảm (Hc) tính theo tỷ lệ phần trăm (%) được xác định như sau:

a) Tiền mặt, thẻ tiết kiệm và giấy tờ có giá do chính ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành, giấy tờ có giá do Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các ngân hàng chính sách phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán có hệ số hiệu chỉnh bằng 0;

b) Thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá, chứng khoán, vàng có hệ số hiệu chỉnh như sau:

Xếp hạng tín nhiệm của người phát hành giấy tờ có giá, chứng khoán

Thời hạn còn lại

Chính phủ (bao gồm cả các tổ chức áp dụng hệ số rủi ro tín dụng tương đương chính phủ)

(%)

Các tổ chức phát hành khác

(%)

AAA đến AA-

≤ 1 năm

0,5

1

> 1 năm, ≤ 5 năm

2

4

> 5 năm

4

8

- A+ đến BBB-

- Thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác

≤ 1 năm

1

2

> 1 năm, ≤ 5 năm

3

6

> 5 năm

6

12

BB+ đến BB- trừ Thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác

Tất cả các loại thời hạn

15

 

Cổ phiếu được tính vào chỉ số chứng khoán VN30/HNX30 (bao gồm cả trái phiếu chuyển đổi của các loại cổ phiếu này) và Vàng

15

Cổ phiếu khác được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam

25

4. Giá trị của tài sản bảo đảm hiệu chỉnh theo độ lệch thời hạn (C*) theo công thức sau:

C* = C x (t - 0.25) / (T - 0.25)

Trong đó:

- C: giá trị của tài sản bảo đảm;

- T: được xác định là giá trị tối thiểu của (5 năm, thời hạn còn lại của giao dịch, khoản phải đòi tính theo năm);

- t: được xác định là giá trị tối thiểu của (T tính theo năm, thời hạn còn lại của tài sản bảo đảm tính theo năm).

5. Hệ số hiệu chỉnh độ lệch tiền tệ giữa khoản phải đòi, giao dịch và tài sản bảo đảm (Hfxc) là 8%.”

13. Bổ sung điểm d sau điểm c khoản 2 Điều 14 như sau:

“d) Tổ chức tài chính quốc tế.”

14. Sửa đổi, bổ sung Điều 17 như sau:

“Điều 17. Quy định, quy trình xác định trạng thái rủi ro thị trường để quản lý rủi ro thị trường

1. Để xác định vốn yêu cầu cho rủi ro thị trường, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có quy định bằng văn bản về các điều kiện, tiêu chí xác định các khoản mục thuộc phạm vi sổ kinh doanh để tính các trạng thái rủi ro trên sổ kinh doanh, đảm bảo tách biệt với sổ ngân hàng. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải:

a) Phân biệt các giao dịch trên sổ kinh doanh và sổ ngân hàng. Dữ liệu về giao dịch phải được ghi nhận chính xác, đầy đủ và kịp thời vào hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý rủi ro và hệ thống sổ sách kế toán của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

b) Xác định được bộ phận kinh doanh trực tiếp thực hiện giao dịch;

c) Giao dịch trên sổ kinh doanh và sổ ngân hàng phải được phản ánh trên hệ thống sổ sách kế toán và phải được đối chiếu với số liệu ghi nhận của bộ phận kinh doanh (nhật ký giao dịch hoặc hình thức ghi nhận khác);

d) Bộ phận kiểm toán nội bộ phải thường xuyên rà soát, đánh giá các khoản mục trên sổ kinh doanh và sổ ngân hàng.

2. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được phép phân loại lại và chuyển các khoản mục từ sổ kinh doanh sang sổ ngân hàng khi các khoản mục đó không còn đáp ứng được điều kiện, tiêu chí theo quy định tại khoản 1 Điều này, không được chuyển các công cụ tài chính từ sổ ngân hàng sang sổ kinh doanh.

3. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có chính sách, quy trình xác định trạng thái rủi ro để tính vốn yêu cầu cho rủi ro thị trường. Các chính sách, quy trình tối thiểu gồm:

a) Chiến lược tự doanh đối với từng loại tiền tệ, công cụ tài chính, sản phẩm phái sinh, đảm bảo không bị hạn chế về mua, bán hoặc có khả năng phòng ngừa được rủi ro;  

b) Các hạn mức rủi ro thị trường theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; các hạn mức phải được rà soát, đánh giá tối thiểu một năm một lần hoặc vào thời điểm có thay đổi lớn ảnh hưởng tới trạng thái rủi ro thị trường;

c) Quy trình quản lý trạng thái rủi ro thị trường phải đảm bảo:

(i) Các trạng thái rủi ro thị trường được nhận diện, đo lường, theo dõi, quản lý và giám sát chặt chẽ;

(ii) Có bộ phận riêng để thực hiện các giao dịch tự doanh, trong đó các giao dịch viên có quyền tự chủ thực hiện các giao dịch trong phạm vi các hạn mức và chiến lược tự doanh; có bộ phận quản lý, hạch toán theo dõi các giao dịch tự doanh và các khoản mục trên sổ kinh doanh;

(iii) Các trạng thái rủi ro và kết quả đo lường rủi ro phải được báo cáo cho các cấp thẩm quyền theo quy định về quản lý rủi ro của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

(iv) Tất cả các trạng thái tài chính trên sổ kinh doanh phải được đo lường và định giá theo giá thị trường hoặc dữ liệu thị trường ít nhất một ngày một lần để xác định mức lỗ, lãi và trạng thái rủi ro thị trường;

(v) Các dữ liệu thị trường đầu vào phải được thu thập tối đa từ nguồn phù hợp với thị trường và thường xuyên được soát xét lại tính phù hợp của các dữ liệu thị trường đầu vào.

d) Các quy định về điều kiện, tiêu chí ghi nhận các khoản mục trên sổ kinh doanh và chuyển các khoản mục giữa sổ kinh doanh và sổ ngân hàng theo quy định của pháp luật;

đ) Các phương pháp đo lường rủi ro thị trường (trong đó mô tả đầy đủ các giả định và các tham số được sử dụng); các phương pháp đo lường rủi ro thị trường phải được rà soát, đánh giá hàng năm hoặc khi có thay đổi bất thường ảnh hưởng tới trạng thái rủi ro thị trường;

e) Quy trình giám sát các trạng thái rủi ro và việc tuân thủ các hạn mức rủi ro thị trường theo chiến lược tự doanh của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

4. Quy định, quy trình quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều này phải được các cấp có thẩm quyền của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phê duyệt, ban hành, sửa đổi, bổ sung, định kỳ ít nhất một năm một lần và được kiểm toán nội bộ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

5. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gửi các quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều này cho Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) để giám sát trước khi thực hiện. Trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) sẽ có ý kiến bằng văn bản gửi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để sửa đổi, bổ sung các quy định, quy trình này.”

15. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 18 như sau:

“4. Vốn yêu cầu cho rủi ro ngoại hối (KFXR) chỉ áp dụng đối với trường hợp tổng giá trị trạng thái ngoại hối ròng (bao gồm cả vàng) của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài lớn hơn 2% vốn tự có của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Vốn yêu cầu cho rủi ro ngoại hối và tổng trạng thái ngoại hối ròng bao gồm cả vàng được tính theo hướng dẫn tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.”

16. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 21 như sau:

“1. Giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật và phân công của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong việc chấp hành quy định tại Thông tư này.”

17. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 22 như sau:

“2. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên địa bàn theo quy định của pháp luật và phân công của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong việc chấp hành quy định tại Thông tư này.”

Điều 2. Thay thế Phụ lục 01, Phụ lục 02, Phụ lục 03, Phụ lục 04 và Phụ lục 06 của Thông tư số 41/2016/TT-NHNN bằng Phụ lục 01, Phụ lục 02, Phụ lục 03, Phụ lục 04 và Phụ lục 06 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 3. Trách nhiệm tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.

Điều 4. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2024./.

 

 

KT. THỐNG ĐỐC
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

(Đã ký)

 

Đoàn Thái Sơn

 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.