• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 16/03/2006
  • Ngày hết hiệu lực: 04/02/2008
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Số: 176/QĐ-BTS
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Toàn quốc, ngày 1 tháng 3 năm 2006

QUYẾT ĐỊNH

Về việc ban hành một số Quy định tạm thời đối với tôm chân trắng

_____________________________

 BỘ TRƯỞNG BỘ THUỶ SẢN

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Thuỷ sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Pháp lệnh giống vật nuôi số 16/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24 tháng 3 năm 2004;

Căn cứ Pháp lệnh Thú y ban hành kèm theo Lệnh số 06/2004/L/CTN ngày 12 tháng 5 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 43/2003/NĐ-CP ngày 02 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thuỷ sản;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ,

QUYẾT ĐỊNH :

Điều 1. Ban hành 04 Quy định tạm thời đối với tôm chân trắng như sau :

1. Yêu cầu chung đối với Trại sản xuất tôm chân trắng giống;

2. Yêu cầu kỹ thuật đối với tôm chân trắng bố mẹ;

3. Yêu cầu kỹ thuật đối với tôm chân trắng giống;

4. Quy định về vùng nuôi tôm chân trắng.

Điều 2. Những Quy định tạm thời trên là cơ sở cho việc quản lý, kiểm tra, đánh giá và công nhận:

- Trại sản xuất tôm chân trắng giống đạt yêu cầu đảm bảo chất lượng và vệ sinh thú y thuỷ sản;

- Tôm chân trắng bố mẹ đảm bảo chất lượng để sản xuất giống;

- Tôm chân trắng giống đảm bảo chất lượng để nuôi thương phẩm;

- Hoạt động nuôi tôm chân trắng ở các địa phương phù hợp quy định của Bộ Thuỷ sản.

Điều 3. Các quy định trên đây áp dụng đối với các tỉnh từ Quảng Ninh đến Bình Thuận.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 5. Chánh Văn phòng Bộ; Thủ trưởng các Vụ, Cục, Thanh tra Bộ, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ; Giám đốc các Sở Thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quản lý thuỷ sản; các cơ sở sản xuất giống và nuôi tôm chân trắng; các đơn vị có liên quan khác chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. 

 

KT. BỘ TRƯỞNG

(Đã ký)


Nguyễn Việt Thắng

 

QUY ĐỊNH TẠM THỜI

Yêu cầu chung đối với trại sản xuất tôm chân trắng giống

(Kèm theo Quyết định số 176/QĐ-BTS ngày 01/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản)

___________________________________

 1. Phạm vi áp dụng

Quy định này áp dụng cho các cơ sở sản xuất nhân tạo tôm chân trắng giống (Litopenaeus vannamei Boone,1931 hoặc Penaeus vannamei Boone, 1931).

2. Yêu cầu về địa điểm xây dựng trại giống

2.1 Vị trí xây dựng Trại.

2.1.1 Nơi có nguồn nước mặn tương đối ổn định trong năm và phù hợp với quy hoạch phát triển của ngành Thuỷ sản địa phương.

2.1.2 Phải được tách biệt với trại sản xuất tôm giống và vùng nuôi tôm bản địa

2.1.3 Môi trường đất và nước không bị nhiễm bẩn bởi chất thải của khu dân cư, khu công nghiệp, bến cảng, dầu khí và thuốc bảo vệ thực vật nông nghiệp.

2.2 Nguồn nước

2.2.1 Nước mặn

Sử dụng nguồn nước biển có độ mặn không dưới 28‰. Nguồn nước sạch đảm bảo các chỉ tiêu lý, hoá học theo đúng quy định của Bộ Thuỷ sản về yêu cầu chất lượng nước mặn để sản xuất tôm giống.

2.2.2 Nước ngọt

Sử dụng nguồn nước ngọt đảm bảo các chỉ tiêu lý, hoá học theo đúng quy định của Bộ Thuỷ sản về yêu cầu chất lượng nước ngọt để sản xuất tôm giống.

2.3 Yêu cầu kinh tế kỹ thuật khác

a. Thuận tiên giao thông

b. Có nguồn điện chủ động cho sản xuất.

3. Yêu cầu về công trình xây dựng và trang thiết bị

3.1 Quy cách, số lượng của các công trình xây dựng và trang thiết bị của Trại sản xuất tôm giống phải đáp ứng để sản xuất tối thiểu 250 triệu Post larvae 12 ngày tuổi (PL.12)/năm.

3.2 Các công trình của trại phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau :

3.2.1 Hệ thống bể nuôi tôm bố mẹ, bể giao vĩ và bể cho đẻ

a. Nền nhà đặt các bể nêu trên phải được láng bằng vật liệu không thấm nước, dễ thoát nước, dễ vệ sinh và khử trùng.

b. Dung tích các loại bể nói trên phải đảm bảo để sản xuất tối thiều 250 triệu PL.12/năm.

3.2.2 Hệ thống bể ương nuôi ấu trùng và ấp trứng Artemia.

a. Hệ thống bể ương nuôi ấu trùng và ấp trứng Artemia được bố trí độc lập nằm trong nhà bao che được bố trí ánh sáng hợp lý.

b. Nền nhà đặt các bể nêu trên phải được láng bằng vật liệu dễ thoát nước, dễ vệ sinh và khử trùng.

3.2.3 Nhà lưu giữ và nuôi sinh khối tảo.

a. Nhà lưu giữ tảo giống phải được trang bị điều hoà nhiệt độ, đèn neon và thiết bị lọc, sục khí sạch.

b. Nhà nuôi sinh khối tảo phải đảm bảo vệ sinh và vô trùng.

3.2.4 Hệ thống cung cấp nước cho trại sản xuất tôm giống gồm : trạm bơm đầu nguồn, bể lắng, bể xử lý nước, bể lọc nước và bể chứa nước đã lọc phải đảm bảo cung cấp đủ nước sạch đáp ứng công suất của trại.

3.2.5 Hệ thống xử lý nước thải.

a. Hệ thống đường nước thải phải được thiết kế theo nguyên tắc đảm bảo nước thoát nhanh, không bị ứ đọng trong quá trình sản xuất, côn trùng và vật gây hại không theo đường thoát nước xâm nhập vào trại.

b. Bể xử lý nước thải phải được thiết kế đảm bảo xử lý được lượng thải của cả hệ thống. Nước thải sau xử lý đảm bảo yêu cầu về chất lượng nước thải theo quy định của Bộ Thuỷ sản.

c. Bể chứa nước thải phải tách biệt khu sản xuất, không gây ô nhiễm ngược lại khu sản xuất.

3.2.6 Nhà đặt máy và kho vật tư thiết bị

a. Nhà đặt máy phải đảm bảo đườc xây dựng không liền kề với nguồn cung cấp nước và khu nhà sản xuất.

b. Kho vật tư thiết bị được xây dựng riêng biệt với nhà đặt máy.

4. Yêu cầu đảm bảo vệ sinh thú y thuỷ sản

4.1 Thực hiện biện pháp vệ sinh khử trùng đối với người và phương tiện trước khi vào khu sản xuất. Tiêu độc, xử lý hệ thống trại sau mỗi đợt cho đẻ và sau khi dịch bệnh xảy ra.

4.2 Trang thiết bị, dụng cụ sử dụng chuyên dùng đảm bảo vệ sinh.

4.3 Bảo quản, sử dụng thuốc, chế phẩm sinh học, thức ăn theo Quy định của Bộ Thuỷ sản.

5. Quản lý hoạt động trại sản xuất

5.1 Có hồ sơ lưu (ghi chép hàng ngày)

5.2 Có giấy chứng nhận kiểm dịch của các lô hàng nhập/xuất trại.

 

QUY ĐỊNH TẠM THỜI

Yêu cầu kỹ thuật đối với tôm chân trắng bố mẹ

(Kèm theo Quyết định số 176/QĐ-BTS ngày 01/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản)

__________________________________

 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng

Quy định này áp dụng đối với chất lượng tôm chân trắng (Litopenaeus vânnmei Boone, 1931 và Penaeus vannamei Boone, 1931) được sử dụng để nuôi vỗ thành thục và cho đẻ.

2. Nguồn gốc tôm bố mẹ

2.1 Tôm bố mẹ phải là dòng sạch bệnh (dòng SPF - Specific Pathogen Free) hoặc dòng kháng bệnh (dòng SPR - Specific Pathogen Resistant), có chứng chỉ gốc xuất xứ và kiểm dịch của cơ quan có thẩm quyền.

2.2 Nếu tôm bố mẹ được ương nuôi từ postlarrvae 12 - 15 ngày tuổi thì phải đảm bảo các điều kiện sau :

- PL 12-15 được sản xuất từ dòng SPF hoặc SPR, có chứng chỉ nguồn gốc xuất xứ và kiểm dịch của cơ quan có thẩm quyền.

- Quá trình ương nuôi PL12-15 thành tôm hậu bị phải được tiến hành trong bể có kiểm soát các yếu tố môi trường và bệnh.

- Tôm hậu bị phải được kiểm tra đảm bảo sạch bệnh trước khi tuyển chọn thành tôm bố mẹ để nuôi thành thục và cho đẻ.

2.3 Không tuyển chọn tôm bố mẹ từ nguồn tôm nuôi thương phẩm tại các ao đầm.

3. Yêu cầu kỹ thuật

3.1 Chọn tôm bố mẹ cho nuôi vỗ thành thục

Chất lượng tôm bố mẹ để nuôi vỗ thành thục phải theo đúng yêu cầu kỹ thuật được quy định trong Bảng 1.

Bảng 1 - Yêu cầu kỹ thuật chọn tôm bố mẹ nuôi vỗ thành thục

TT

Chỉ tiêu

Yêu cầu kỹ thuật

1

Khối lượng (g)

Không nhỏ hơn

35

40

2

Ngoại hình

- Cơ thể nguyên vẹn, cân đối, vỏ không thô ráp hoặc dập nứt.

- Râu dài 1,5 - 2,0 lần chiều dài thân, đầy đủ các phần phụ bộ

3

Màu sắc

Tự nhiên như màu của loài

4

Trạng thái hoạt động

Khoẻ mạnh, hoạt động bình thường

5

Mức độ nhiễm bệnh

Không có mầm bệnh bệnh Taura (TSV), bệnh đốm trắng (WSSV), bệnh đầu vàng (YHV), bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu (IHHNV), BP, …

Không có mầm bệnh vi khuẩn

6

Cơ quan sinh dục

- Petasma còn nguyên vẹn, không có vết lạ

- Túi chứa tinh hơi phồng, màu trắng sữa

- Thelycum còn nguyên vẹn, không có vết lạ.

- Buồng trứng từ giai đoạn I đến III.

3.2 Chọn tôm bố mẹ cho đẻ 

Chất lượng tôm bố mẹ để cho đẻ phải theo đúng yêu cầu kỹ thuật được quy định trong Bảng 2.

Bảng 2 - Yêu cầu kỹ thuật chọn tôm bố mẹ cho đẻ

TT

Chỉ tiêu

Yêu cầu kỹ thuật

1

Ngoại hình

- Cơ thể nguyên vẹn, cân đối, vỏ không thô ráp hoặc dập nứt.

- Râu dài 1,5 - 2,0 lần chiều dài thân, đầy đủ các phần phụ bộ

2

Màu sắc

Tự nhiên như màu của loài

Tự nhiên như màu của loài

3

Khối lượng (g)

không nhỏ hơn

40

45

4

Tuyến sinh dục

- Túi chứa tinh căng phồng, không bị các vết đen,

- Có màu trắng sữa

- Phát triển lan rộng ở phía trên của khoang giáp đầu ngực và kéo dài dọc lưng xuống đuôi.

- Có màu hồng đậm.

5

Mức độ nhiễm bệnh

Không mầm bệnh virus (TSV, WSSV, YHV, IHHNV, BP, …)

Không có mầm bệnh vi khuẩn

6

Thời gian sử dụng tôm bố mẹ

Tôm bố mẹ nuôi và cho đẻ chỉ được sử dụng không quá 5 đén 6 tháng tính từ lần đẻ đầu tiên

4. Phương pháp kiểm tra các chỉ tiêu

4.1 Dụng cụ lấy mẫu và kiểm tra ngoại hình :

Bảng 3 : Dụng cụ lấy mẫu và kiểm tra ngoài hình tôm bố mẹ

TT

Tên dụng cụ

Quy cách, chất liệu

Số lượng

1

Cân điện tử

Độ chính xác 0,1g

1

2

Vợt thu tôm bố mẹ

Mắt lưới 2a = 1cm

4

3

Thước đo

Chính xác đến mm

1

4

Kính lúp

Độ phóng đại 10 lần

1

5

Kính hiển vi

Độ phóng đại 20, 40, 100 lần

1

4.2 Lấy mẫu kiểm tra :

- Đối với đàn tôm nuôi vỗ thành thục : lấy mẫu không dưới 30 cá thể.

- Đối với đàn tôm cho đẻ : lấy mẫu không dưới 10% số lượng cá thể.

4.3 Ngoại hình

Quan sát, đánh giá các chỉ tiêu về ngoại hình, màu sắc và các phần phụ của tôm bố mẹ để chọn cho giao vĩ hoặc tiếp tục nuôi vỗ thành thục theo các chỉ tiêu quy định trong Bảng 1 và Bảng 2. Cân khối lượng và đo chiều dài cho từng cá thể trong mẫu kiểm tra.

4.4 Kiểm tra tuyến sinh dục :

4.4.1 Buồng trứng

Xác định các giai đoạn chín sinh dục của buồng trứng bằng cách bắt từng cá thể, quan sát bằng mắt thường trong điều kiện ánh sáng tự nhiên hoặc ánh sáng đèn pin, quan sát đánh gí như sau :

- Giai đoạn I : buồng trứng là một dải nhỏ trong suốt chưa nhìn thấy bằng mắt thường, phải dùng kính lúp để quan sát.

- Giai đoạn II : buồng trứng là một dải mảnh màu hồng nhạt, phát triển từ giữa khoang giáp đầu ngực tới gần đuôi.

- Giai đoạn III : buồng trứng là một dải lớn và dài màu hồng, phần giáp đầu ngực lan rộng hơn.

- Giai đoạn IV : buồng trứng có màu hồng đậm, phát triển lan rộng ra hai bên phủ kín phần giáp đầu ngực và kéo dài dọc lưng tới đuôi.

4.4.2 Túi tinh

Nhẹ nhàng lật ngửa tôm đực, bằng mắt thường quan sát mức độ phồng và màu trắng sữa đậm của túi tinh trong điều kiện ánh sáng tự nhiên để đánh giá chất lượng túi tinh.

4.5 Kiểm tra mức độ nhiễm bệnh :

4.5.1 Lấy mẫu : 1 - 2% tổng đàn tôm bố mẹ.

4.5.2 Kiểm tra mầm bệnh virus TSV, WSSV, YHV, IHHNV, BP, ... bằng phương pháp Polymerase Chain Reaction (PCR).

4.5.3 Kiểm tra mầm bệnh vi khuẩn theo phương pháp xét nghiệm thông thường.


QUY ĐỊNH TẠM THỜI

Yêu cầu kỹ thuật đối với tôm chân trắng

(Kèm theo Quyết định 176/QĐ-BTS ngày 01/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản)

___________________________________

 1. Đối tượng

Quy định này áp dụng đối với chất lượng tôm giống 12 ngày tuổi (PL.12) của tôm chân trắng (litopenaeus vânnmei Boone, 1931, hoặc Penaeus vânnmei Boone, 1931).

2. Yêu cầu kỹ thuật

Chất lượng tôm chân trắng giống PL.12 phải theo đúng yêu cầu kỹ thuật được quy định trong Bảng 1.

Bảng 1. Yêu cầu kỹ thuật đối với tôm chân trắng giống PL 12

TT

Chỉ tiêu

Yêu cầu

1

Nguồn gốc

- Tôm giống chân trắng PL 12 phải được sản xuất từ tôm bố mẹ theo Quy định tạm thời về tôm chân trắng bố mẹ (Ban hành theo Quyết định số 176/QĐ-BTS ngày 01/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản).

- Nếu tôm chân trắng giống đực nhập khẩu thì cỡ phải từ PL12 trở lên, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và có kiểm dịch của cơ quan có thẩm quyền

2

Chỉ tiêu cảm quan

 

2.1

Trạng thái hoạt động

- Tôm bơi thành đàn ngược dòng liên tục quanh thành bể ương hoặc chậu.

- Có phản xạ tốt khi có tác động đột ngột về tiếng động mạnh và ánh sáng.

2.2

Ngoại hình

- Các phụ bộ hoàn chỉnh, các đốt bụng hình chức nhật, cơ bụng căng tròn.

- Đầu và thân cân đối, không có dị tật

- Chân đuôi mở rộng dạng chữ V khi bơi.

2.3

Màu sắc

Màu tự nhiên của loài

2.4

Chiều dài thân

- Chiều dài thân lớn hơn 9 mm

- Tôm đồng đều về kích cỡ, tỉ lệ chênh lệch đàn không lớn hơn 10%.

3

Mức dộ nhiễm bệnh

 

3.1

Bệnh do vi khuẩn

Không có mầm bệnh

3.2

Bệnh do nấm

Không có mầm bệnh

3.3

Bệnh nguyên sinh động vật

Cho phép dưới 10% số cá thể trong mẫu nhiễm

 

Bệnh virus

Không có mầm bệnh virus (TSV, WSSV, YHV, IHHNV, BP, …)

3. Phương pháp kiểm tra các chỉ tiêu

3.1 Dụng cụ kiểm tra

Bảng 2 : Dụng cụ kiểm tra chất lượng tôm giống

TT

Tên dụng cụ

Quy cách, chất liệu

Số lượng

1

Thước kẻ ly, giấy ô ly

Có vạch chia chính xác mm

1

2

Lam kính

 

10

3

Cốc đốt

Thể tích 100 - 500ml

3

4

Chậu nhựa

Màu trắng đục

2

5

Vợt thu tôm post

Mắt lưới 250 - 500 àm

4

6

Kính lúp

Độ phóng đại 10 lần

1

7

Kính hiển vi

Độ phóng đại 20, 40, 100 lần

1

3.2 Thu mẫu

Dùng vợt vớt tôm giống trong bể ương theo chiều thẳng đứng từ dưới lên ở 4 góc và trung tâm bể. Số lượng tôm giống vớt ở mỗi điểm lẫy mẫu phải không nhỏ hơn 100 cá thể.

Thả tôm đã vớt tại 5 điểm lấy mẫu vàu chậu đựng mẫu chứa nước của bể ương và để nơi râm mát.

3.3 Kiểm tra các chỉ tiêu.

3.3.1 Trạng thái hoạt động

- Quan sát trực tiếp hoạt động bơi và bám của tôm trong chậu.

- Thử phản ứng ngược dòng nước : lấy tay khuấy nhẹ tạo dòng nước xoáy trong chậu, sau đó quan sát tôm bơi ngược dòng nước và bám dưới đáy.

- Thử phản ứng với tiếng động : gõ nhẹ vào thành chậu để quan sát phản ứng của tôm giống.

- Thử phản xạ với ánh sáng : đặt chậu chứa tôm giống vào chỗ tối, dùng đèn pin chiếu đột ngột trực tiếp vào chậu để quan sát phản xạ của tôm.

3.3.2 Ngoại hình và màu sắc

Dùng cốc thuỷ tinh múc cả nước và tôm giống trong chậu, đặt cốc đựng mẫu lên ngang tầm mắt và hướng ra phía có nguồn sáng tự nhiên để quan sát màu sắc, vật dính trên thân và phụ bộ của tôm giống. Sau đó, đặt cốc đựng mẫu dưới tầm mắt có che ánh sáng dưới đáy cốc nhìn trực tiếp từ trên xuống để quan sát màu sắc và ngoại hình của tôm giống.

Tiến hành quan sát không ít hơn ba lần, mỗi lần khoảng từ 15 đến 20 cá thể.

3.3.3 Chiều dài

Đặt tôm giống nằm duỗi thẳng trên giấy kẻ li. Đọc chiều dài từ mút chuỷ đến mút đuôi của từng cá thể.

Số cá thể đo chiều dài không ít hơn 30 cá thể. Lấy kết quả đo chiều dài trung bình để tính độ lệch của đàn.

3.3.4 Mức độ nhiễm bệnh

a. Kiểm tra mầm bệnh virus TSV, WSSV, YHV, IHHNV, BP, … bằng phương pháp Plymerase Chain Reaction (PCR).

b. Kiểm tra mầm bệnh vi khuẩn theo phương pháp xét nghiệm thông thường.

c. Kiểm tra nấm và nguyên sinh động vật theo phương pháp thông thường.

 


QUY ĐỊNH TẠM THỜI

Vùng nuôi tôm chân trắng

(Kèm theo Quyết định 176/QĐ-BTS ngày 01/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản)

________________________________

 1. Phạm vi áp dụng

Quy định này áp dụng cho vùng nuôi tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931 hoặc Penaeus vannamei Boone, 1931).

2. Yêu cầu chung đối với vùng nuôi tôm chân trắng

2.1 Tôm chân trắng chỉ được nuôi theo phương thức bán thâm canh và thâm canh.

2.2 Vùng nuôi tôm chân trắng phải nằm trong kế hoạch phát triển nuôi tôm chân trắng của tỉnh.

2.3 Vùng nuôi tôm chân trắng không được nuôi lẫn với các đối tượng tôm khác.

2.4 Hệ thống cấp và thoát nước trong vùng nuôi tôm chân trắng phải được bố trí riêng rẽ để tránh gây ô nhiễm. Các cơ sở nuôi tôm chân trắng trong vùng nuôi tôm chân trắng thực hiện đúng Tiêu chuẩn ngành 28 TCN 190:2004 “Cơ sở nuôi tôm - Điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm”.

3. Phòng trị dịch bệnh

Vùng nuôi tôm chân trắng phải chấp hành sự giám sát và kiểm tra của các cơ quan quản lý, cơ quan quản lý thú y thuỷ sản địa phương và Trung ương về phòng trừ dịch bệnh, tự trả chi phí khử trùng, tiêu độc và tiêu diệt mầm bệnh khi có dịch bệnh xảy ra.

Đang cập nhật

(Đã ký)

 

Nguyễn Việt Thắng

Tải file đính kèm
 

This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.