THÔNG TƯ
Hướng dẫn thủ tục Hải quan đối với
xăng dầu nhập khẩu và tạm nhập -tái xuất
Nghị định số 16/1999/NĐ-CP ngày 27/03/1999 quy định về thủ tục hảiquan, giám sát hải quan và lệ phí hải quan được áp dụng chung cho các đối tượnglàm thủ tục hải quan, trong đó xăng dầu nhập khẩu và xăng dầu tạm nhập táixuất, thuộc hàng hoá kinh doanh có điều kiện theo quy định tại các văn bản hiệnhành của Chính phủ và Bộ Thương mại.
Để bảo đảm thực hiện thống nhất thủ tục hải quan đối với loại hànghoá này, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thêm một số nội dung liên quan, cụ thể nhưsau:
I. NGUYÊN TẮC CHUNG:
1.Xăng dầu nhập khẩu và xăng dầu tạm nhập-tái xuất là đối tượng làm thủ tục hảiquan bao gồm: xăng (kể cả xăng làm dung môi), dầu hoả, dầu diezel (DO), ma dút(FO), zét A1 (nhiên liệu bay), TC1.
2.Người làm thủ tục hải quan đối với xăng dầu nhập khẩu và xăng dầu tạm nhập-táixuất bao gồm: các Doanh nghiệp chuyên doanh nhập khẩu xăng dầu đã được Thủ tướngChính phủ và Bộ Thương mại cho phép (doanh nghiệp là đầu mối nhập khẩu xăngdầu) hoặc doanh nghiệp, chi nhánh trực thuộc được uỷ quyền; Doanh nghiệp kháccó chức năng kinh doanh xăng dầu được Bộ Thương mại cho phép tạm nhập-tái xuấtxăng dầu theo từng thương vụ hoặc doanh nghiệp, chi nhánh trực thuộc được uỷquyền.
3.Căn cứ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, chỉ tiêu nhập khẩuxăng dầu Bộ Thương mại đã cấp cho doanh nghiệp hàng năm (kể cả khi điều chỉnh),giấy phép tạm nhập-tái xuất xăng dầu do Bộ Thương mại cấp, Hải quan thực hiệnviệc làm thủ tục hải quan (gồm cả xăng dầu nhập khẩu có nguồn gốc tạm nhập-táixuất).
4.Quy trình thủ tục hải quan đối với xăng dầu nhập khẩu, xăng dầu tạm nhập táixuất thực hiện theo quy định tại Nghị định 16/1999/NĐ-CP ngày 27/3/1999, Thôngtư 01/1999/TT-TCHQ ngày 10/5/1999 của Tổng cục Hải quan và các quy định cụ thểnêu tại Thông tư này.
Hảiquan thực hiện kiểm tra, giám sát chặt chẽ xăng dầu kể từ khi được chuyên chởtrên phương tiện vận tải tới cửa khẩu đầu tiên của Việt nam cho đến khi hoànthành thủ tục hải quan (đối với xăng dầu nhập khẩu) hoặc cho đến khi thực táixuất ra khỏi lãnh thổ Việt nam (đối với xăng dầu tạm nhậptái xuất); lập biênbản và xử lý vi phạm (nếu có) theo quy định hiện hành.
5.Căn cứ các quy định về thuế và quy định có liên quan, Hải quan thực hiện cácthủ tục thu thuế đối với xăng dầu nhập khẩu (gồm cả xăng dầu nhập khẩu có nguồngốc tạm nhập tái xuất), không thu thuế hoặc hoàn thuế đối với xăng dầu tạmnhập-tái xuất; thực hiện kiểm tra sau giải phóng hàng; truy thu tiền thuế, tiềnphạt khi phát hiện có vi phạm về thuế và vi phạm khác.
II. THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI XĂNG DẦU NHẬP KHẨU
1.Ngoài các giấy tờ phải nộp và xuất trình như đối với hàng hoá nhập khẩu thôngthường, doanh nghiệp là đầu mối nhập khẩu xăng dầu bổ sung vào hồ sơ hải quancác loại giấy tờ sau:
Chứngthư giám định về tên hàng, khối lượng của cơ quan giám định được phép theo quiđịnh của pháp luật Việt nam.
Biênbản giao nhận hàng hoá giữa chủ phương tiện vận tải và doanh nghiệp nhập khẩu;
Giấyxác nhận đạt chất lượng nhập khẩu (hoặc thông báo miễn kiểm tra chất lượng) đốivới xăng dầu nhập khẩu thuộc danh mục kiểm tra nhà nước về chất lượng.
2.Hải quan cửa khẩu tiếp nhận hồ sơ hải quan(chưa đăng ký tờ khai) trước khi chophép bơm xăng dầu từ phương tiện vận tải vào bồn, bể thuộc kho chứa.
Trườnghợp chưa có hoá đơn thương mại (invoice) bản chính và chứng thư giám định vềtên hàng, khối lượng; giấy xác nhận đạt chất lượng nhập khẩu (hoặc thông báomiễn kiểm tra chất lượng) đối với xăng dầu nhập khẩu thuộc danh mục kiểm tranhà nước về chất lượng thì yêu cầu doanh nghiệp phải có văn bản cam kết nộp bổsung trong thời hạn 05 ngày làm việc (kể từ ngày Hải quan đóng dấu trênManifest) và đề nghị bơm xăng từ phương tiện vận tải lên bồn, bể chứa để chờhoàn thành thủ tục hải quan trong đó ghi rõ tên hàng, chủng loại, khối lượng,chất lượng, thời gian bắt đầu bơm xăng.
Đốivới biên bản giao nhận hàng hoá giữa chủ phương tiện vận tải và doanh nghiệpnhập khẩu, doanh nghiệp nộp ngay sau khi kết thúc việc bơm xăng từ phương tiệnvận tải lên bồn, bể chứa.
Chỉsau khi doanh nghiệp đã nộp bổ sung đủ các giấy tờ còn thiếu theo quy định thìHải quan mới đăng ký tờ khai.
3.Trường hợp doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu đối với xăng dầu có nguồn gốc tạmnhập tái xuất, Hải quan chỉ chấp thuận làm thủ tục hải quan khi:
Khốilượng xăng dầu đề nghị làm thủ tục nhập khẩu thấp hơn hoặc bằng khối lượng quyđịnh của Bộ Thương mại so với khối lượng đã tạm nhập mà không cần giấy phép củaBộ Thương mại và doanh nghiêp còn chỉ tiêu nhập khẩu xăng dầu cùng chủng loạido Bộ Thương mại cấp hàng năm.
Khốilượng xăng dầu đề nghị làm thủ tục nhập khẩu vượt quá số lượng quy định của BộThương mại so với khối lượng đã tạm nhập nhưng phải có giấy phép của Bộ Thươngmại tại thời điểm đăng ký tờ khai nhập khẩu.
4.Doanh nghiệp có trách nhiệm cung cấp sơ đồ, dung tích kho, bồn chứa, thẻ kho,thẻ bể cho Hải quan cửa khẩu làm thủ tục nhập khẩu xăng dầu; phải bảo đảm đủđiều kiện để Hải quan thực hiện các biện pháp kiểm tra, giám sát cần thiết. Hảiquan cửa khẩu làm thủ tục nhập khẩu giám sát chặt chẽ việc bơm xăng dầu từ phươngtiện vận tải lên bồn, bể theo quy định.
Saukhi bơm xong, Hải quan xác nhận thực tế xăng dầu nhập khẩu lên tờ khai hải quanđã được đăng ký để hoàn thành thủ tục nhập khẩu hoặc lập biên bản xác nhận thựctế xăng dầu nhập khẩu (kèm theo văn bản đề nghị bơm xăng của doanh nghiệp) đểchờ hoàn thành thủ tục nhập khẩu khi doanh nghiệp đã nộp bổ sung đủ các giấy tờnhư quy định tại điểm 2 phần II Thông tư này.
5.Trường hợp xăng dầu nhập khẩu thuộc danh mục phải kiểm tra Nhà nước về chất lượngmà doanh nghiệp chưa có chứng thư giám định về tên hàng và khối lượng; giấy xácnhận đạt chất lượng nhập khẩu (hoặc thông báo miễn kiểm tra chất lượng) của lôxăng dầu nhập khẩu, nếu doanh nghiệp có bồn, bể chứa rỗng thì Hải quan chấpnhận cho bơm xăng dầu vào bồn, bể chứa đó, thực hiện việc niêm phong kẹp chìtheo thứ tự từng bồn, bể chứa ngay sau khi bơm xong.
6.Việc xác nhận thực tế xăng dầu nhập khẩu căn cứ vào kết quả kiểm tra, đối chiếuchủng loại, khối lượng xăng dầu được bơm lên bồn, bể chứa với chủng loại, khốilượng xăng dầu được ghi trong biên bản giao nhận hàng hoá và các chứng thư giámđịnh về tên hàng, khối lượng, giấy xác nhận đạt chất lượng nhập khẩu (quy địnhvề tiêu chuẩn Việt nam hoặc đăng ký chất lượng) đối với xăng dầu như nêu tạiđiểm 1 phần II trên (kể cả kết quả giám định sau khi đã lấy mẫu và mẫu lưu khicần thiết).
Nhữnglô xăng dầu nhập khẩu không đạt chất lượng buộc phải xuất trả lại, nếu chưaxuất trả được ngay, phải bơm vào bồn, bể chứa thì doanh nghiệp phải có bồn, bểchứa riêng để bảo quản và chịu sự giám sát liên tục của Hải quan cho đến khixuất trả hết.
7.Trên cơ sở số thuế tự tính thuế của doanh nghiệp trên tờ khai theo số liệu trênB/L, Manifest, Invoice (bản fax hoặc telex), Hải quan ra thông báo thuế nhậpkhẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt. Căn cứ kết quả xác nhận thực tế xăng dầu nhậpkhẩu, Hải quan tính lại thuế và doanh nghiệp thực hiện việc nộp thuế sau khidoanh nghiệp đã nộp bổ sung các giấy tờ như nêu tại điểm 2 phần II trên.
Thờiđiểm tính thuế (ngày doanh nghiệp đăng ký tờ khai với Hải quan), thời hạn nộpthuế (30 ngày) đối với xăng dầu nhập khẩu theo đúng quy định tại Điều 4 Nghịđịnh 94/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổsung một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Riêngđối với xăng dầu nhập khẩu có nguồn gốc tạm nhập tái xuất thì trong thời hạntạm nhập tái xuất theo văn bản quy định của Bộ Thương mại (áp dụng cho cả trườnghợp được phép gia hạn), trước khi chuyển sang nhập khẩu để tiêu thụ nội địa,doanh nghiệp phải thực hiện việc kê khai trên tờ khai nhập khẩu mới, đăng ký tờkhai, nộp đủ thuế và các khoản thu khác theo quy định đối với khối lượng xăngdầu này. Thời điểm Hải quan áp dụng tính thuế là ngày doanh nghiệp đã nộp tờkhai hàng hoá nhập khẩu cho cơ quan Hải quan. Thời hạn nộp thuế đối với xăngdầu nhập khẩu theo quy định hiện hành (30 ngày).
III. THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI XĂNG DẦU TẠM NHẬP TÁIXUẤT
1.Đối với xăng dầu tạm nhập: thủ tục như đối với xăng dầu nhập khẩu và theo cácquy định sau đây:
1.1Doanh nghiệp nộp và xuất trình các loại giấy tờ trong bộ hồ sơ hải quan theoqui định tại điểm 1 phần II Thông tư này (trừ giấy xác nhận đạt đạt chất lượngnhập khẩu hoặc thông báo miễn kiểm tra chất lượng của cơ quan kiểm tra Nhà nướcvề chất lượng).
1.2Trường hợp doanh nghiệp được Bộ thương mại cấp văn bản cho phép tạm nhập táixuất mà tạm nhập nhiều lần thì khi làm thủ tục tạm nhập lần đầu, doanh nghiệpphải nộp cho Hải quan 01 bản sao (có xác nhận của Doanh nghiệp) văn bản chophép của Bộ Thương mại. Hải quan đóng dấu "đã cấp phiếu theo dõi" vàobản chính và lập phiếu theo dõi trừ lùi theo quy định.
1.3Hải quan thực hiện kiểm tra, giám sát việc bơm xăng dầu tạm nhập vào bồn, bểchứa riêng. Nếu doanh nghiệp không có bồn, bể chứa riêng mà phải bơm chung vàobồn, bể có chứa xăng dầu nhập khẩu để tiêu thụ nội địa thì Hải quan chỉ chấpnhận cho bơm khi được cơ quan kiểm tra nhà nước kết luận là cùng chủng loại,chất lượng.
Trườnghợp doanh nghiệp đề nghị làm thủ tục tạm nhập tại một địa điểm được phép làmthủ tục hải quan trong nội địa thì doanh nghiệp phải ghi rõ vào văn bản đề nghịbơm xăng tại địa điểm các kho chứa xăng dầu nội địa, phải bảo đảm đủ điều kiệnđể Hải quan thực hiện các biện pháp kiểm tra, giám sát theo quy định.
1.4Trường hợp xăng dầu tạm nhập tái xuất được phép chuyển sang nhập khẩu để tiêuthụ nội địa như quy định tại điểm 3 phần II Thông tư này, nếu thuộc danh mụcphải kiểm tra Nhà nước về chất lượng mà khi tạm nhập chưa kiểm tra về chất lượngthì trước khi làm thủ tục chuyển sang tiêu thụ nội địa doanh nghiệp phải thựchiện kiểm tra Nhà nước về chất lượng.
1.5Hải quan làm thủ tục tạm nhập mở sổ theo dõi (kèm phụ lụcI) để phục vụ việcthanh khoản nêu tại điểm 3.2 phần III Thông tư này.
2. Đối với xăng dầu tái xuất:
2.1Trường hợp doanh nghiệp tạm nhập xăng dầu một lô lớn ở một cửa khẩu nhưng táixuất từng lô nhỏ từ các bồn, bể thuộc các kho chứa trong nội địa thì ngoài bộhồ sơ theo quy định, doanh nghiệp nộp thêm các giấy tờ sau cho Hải quan nơi làmthủ tục tái xuất:
Vănbản thông báo địa điểm các kho chứa xăng dầu nội địa để tái xuất.
Hoáđơn kiêm phiếu xuất kho: 01 bản (bản sao có xác nhận sao y bản chính của doanhnghiệp).
2.2Hải quan nơi làm thủ tục tái xuất chỉ chấp nhận làm thủ tục bơm xăng dầu đã tạmnhập để tái xuất từ các bồn, bể chứa (kể cả bồn, bể chứa thuộc các kho chứatrong nội địa) lên các phương tiện tải chuyên dùng để chuyên chở xăng dầu nếucác bồn, bể chứa trên phương tiện vận tải đó bảo đảm đủ điều kiện để Hải quanniêm phong được các vị trí cần thiết của bồn, bể chứa.
Hảiquan làm thủ tục tái xuất phải kiểm tra kỹ tất cả các hầm hàng, bồn, bể chứatrên phương tiện vận tải để đảm bảo chắc chắn bồn, bể chứa trên phương tiện vậntải rỗng trước khi cho bơm xăng dầu vào phương tiện vận tải; có trách nhiệm tổchức lực lượng để kiểm tra, giám sát chặt chẽ bảo đảm xăng dầu được tái xuấtđúng cửa khẩu, đúng đối tượng, đúng chủng loại, khối lượng và thời hạn ghi trênvăn bản cho phép của Bộ Thương mại.
2.3.Việc xác nhận thực tế xăng dầu tái xuất về chủng loại, khối lượng, chất lượng đượcthực hiện như quy định tại điểm 6 phần II Thông tư này.
2.4.Nếu doanh nghiệp làm thủ tục tạm nhập và tái xuất tại cùng một nơi thì Hải quannơi làm thủ tục có trách nhiệm bố trí lực lượng, tổ chức kiểm tra, giám sátchặt chẽ và xác nhận thực xuất.
Trườnghợp lô xăng dầu tái xuất được làm thủ tục tái xuất tại một cửa khẩu khác hoặctại một địa điểm được phép làm thủ tục hải quan trong nội địa sau đó vận chuyểnđến cửa khẩu xuất cuối cùng thì Hải quan nơi làm thủ tục tái xuất sau khi đãhoàn thành thủ tục theo quy định, lập phiếu giao nhận hồ sơ (mẫu phiếu kèm phụlục II), niêm phong hồ sơ lô hàng tái xuất, phải thông báo ngay bằng phươngtiện thông tin nhanh nhất (telex, fax) về số hiệu phương tiện vận tải và cácthông tin cần thiết liên quan đến lô xăng dầu tái xuất cho Hải quan cửa khẩuxuất cuối cùng để giám sát chặt chẽ lô xăng dầu đó cho đến khi ra khỏi cửa khẩuxuất, xác nhận thực xuất và thực hiện phối hợp với Hải quan nơi làm thủ tục táixuất theo quy định hiện hành.
2.5.Trách nhiệm của Hải quan cửa khẩu xuất cuối cùng: Mở Sổ theo dõi riêng đối vớixăng dầu tái xuất theo như quy định tại điểm 2.6.1 phần III Thông tư này, căncứ vào bộ hồ sơ lô xăng dầu tái xuất, niêm phong hải quan và những thông tinnhận được từ Hải quan làm thủ tục tái xuất để hoàn thành thủ tục hải quan đốivới lô hàng tái xuất qua cửa khẩu cuối cùng theo trình tự nghiệp vụ sau đây:
Tiếpnhận và kiểm tra bộ hồ sơ do Hải quan làm thủ tục tái xuất chuyển tới (do doanhnghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp chuyển).
Kiểmtra các vị trí niêm phong hải quan trên phương tiện vận tải, đối chiếu giữahàng hoá và tờ khai nếu còn nguyên niêm phong và phù hợp thì:
Giámsát cho phương tiện vận tải thực xuất qua biên giới, xác nhận thực xuất vào 02tờ khai và 02 phiếu giao nhận hồ sơ của lô hàng.
Thôngbáo ngay kết quả kiểm tra và niêm phong 01 bộ hồ sơ gửi qua chủ hàng trả choHải quan nơi làm thủ tục tái xuất gồm: 01 tờ khai, 01 Phiếu giao nhận hồ sơ;
Trảchủ hàng 01 tờ khai;
Lưulại Hải quan cửa khẩu xuất cuối cùng: 01 phiếu giao nhận.
Trườnghợp nếu có căn cứ khẳng định lô hàng tái xuất không đúng với thực tế bộ hồ sơhải quan về chủng loại, số lượng, niêm phong hải quan không còn nguyên vẹn hoặcniêm phong giả, Hải quan cửa khẩu xuất cuối cùng xem xét, quyết định tiến hànhtái kiểm tra, lấy mẫu (không quá 1 lít) trưng cầu giám định để xác định khối lượng,chủng loại lô hàng tái xuất trước khi làm thủ tục cho xuất qua cửa khẩu xuấtcuối cùng. Nếu kết quả tái kiểm tra thấy xăng dầu thực xuất đúng với tờkhai hải quan và bộ chứng từ thì lập biên bản xác nhận việc tái kiểm, sau đóniêm phong hải quan lại và làm thủ tục cho xuất.
Khiphương tiện chuyên chở xăng dầu tái xuất quay về phải tiến hành kiểm tra hầmhàng, các bồn, bể chứa trên phương tiện vận tải nhằm phát hiện hàng nhập lậuhoặc xăng dầu không tái xuất hết quay lại tiêu thụ trong nước.
2.6 Đối với xăng dầu tái xuất qua cửa khẩu sân bay quốc tế:
2.6.1Hải quan sân bay quốc tế mở sổ theo dõi (từng năm theo lịch) với nội dung:
Sốtờ khai ngày tháng năm
Số,ngày văn bản cho phép; thời hạn hiệu lực;
Phươngtiện vận chuyển; hoặc phương tiện mua xăng dầu (Số ký hiệu, quốc tịch)
Ngàygiờ xuất cảnh; hoặc thời gian bán xăng dầu;
Chủngloại xăng dầu (ký mã hiệu)
Sốlượng xăng dầu thực tái xuất; hoặc số lượng xăng dầu thực bán;
Sốngày tờ khai tạm nhập
2.6.2Hàng ngày, Hải quan sân bay quốc tế tiếp nhận tờ khai của doanh nghiệp bán xăngdầu (các chi nhánh Công ty xăng dầu Hàng không trực thuộc doanh nghiệp được BộThương mại cho phép tạm nhập tái xuất xăng dầu) tại các sân bay quốc tế. Căn cứnhu cầu cung cấp xăng dầu cho các chuyến bay quốc tế, các doanh nghiệp bán xăngdầu mở tờ khai trước khi bán xăng dầu cho các chuyến bay quốc tế theo hợp đồng(hoặc văn bản thoả thuận) bán xăng dầu ký với các hãng hàng không của Việt namvà nước ngoài tại sân bay mình quản lý. Mỗi ngày mở 01 tờ khai tái xuất để bánxăng dầu cho các máy bay nước ngoài hạ cánh tại Việt nam; 01 tờ khai tái xuấtbán xăng dầu cho các chuyến bay quốc tế của Việt nam Airlines và 01 tờ khai tái xuấtbán xăng dầu cho các chuyến bay quốc tế của Pacific Airlines.
2.6.3Hải quan sân bay quốc tế thu nhận bộ chứng từ của mỗi lần bán xăng dầu cho từngmáy bay do Chi nhánh Công ty xăng dầu Hàng không (doanh nghiệp bán xăng dầu)nộp để thanh khoản tờ khai xuất khẩu, gồm:
Hoáđơn bán hàng (hoặc hoá đơn kiêm phiếu xuất kho theo mẫu của Bộ tài chính)
Đơnđặt hàng (order) mua xăng dầu có chữ ký của Cơ trưởng hoặc đại diện của Hãnghàng không (mẫu do Công ty xăng dầu Hàng không thống nhất phát hành chung chocác Chi nhánh của mình tại các sân bay quốc tế)
Mỗingày, trên cơ sở tờ khai của chi nhánh Công ty xăng dầu hàng không đã đăng kývà các chứng từ nêu trên, Hải quan sân bay quốc tế xác nhận trên từng hoá đơnbán hàng, đảm bảo đúng số lượng, chủng loại nhiên liệu thực xuất bán cho từngchuyến bay quốc tế; cuối ngày ghi kết quả kiểm tra và xác nhận thực xuất lên tờkhai tái xuất trên cơ sở tổng hợp số liệu xăng dầu đã xuất bán ghi trên hoá đơnkiêm phiếu xuất kho có xác nhận của nhân viên hải quan giám sát máy bay.
2.6.4Hải quan sân bay quốc tế có trách nhiệm bố trí lực lượng, tố chức kiểm tra,giám sát chặt chẽ, xác nhận thực xuất đối với xăng dầu bán cho từng chuyến bayquốc tế.
2.6.5Những trường hợp bán xăng dầu cho các chuyến bay quốc tế của Việt nam Airlines và Pacific Airlines không xuất cảnh ngay(bay đến một sân bay khác trong nước sau đó mới xuất cảnh), Hải quan sân bayquốc tế yêu cầu doanh nghiệp bán xăng dầu xây dựng định mức xăng sử dụng baytuyến trong nước và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật. Căn cứ định mức, Hảiquan xác nhận lượng xăng dầu thực tái xuất tính tính từ khi máy bay xuất cảnh(ví dụ: bơm xăng dầu tại Sân bay Nội bài là 100 tấn, định mức bay từ Sân bayNội bài đến Tân sơn nhất là 5 tấn thì Hải quan sân bay Nội bài xác nhận thựctái xuất số xăng dầu là 95 tấn) và thanh khoản tờ khai tái xuất trong ngày.
2.7Đối với xăng dầu tái xuất qua cửa khẩu cảng biển, cửa khẩu đường bộ, cửakhẩu đường sông: Hải quan cửa khẩu mở sổ theo dõi riêng theo từng năm, Sổ đóngdấu giáp lai có ký xác nhận của Lãnh đạo Hải quan cửa khẩu về số trang, như quyđịnh tại điểm 2.6.1 phần III Thông tư này. Hải quan làm thủ tục tái xuất căn cứbộ hồ sơ tái xuất tiến hành kiểm tra, giám sát, ghi kết quả xăng dầu thực táixuất vào tờ khai (mã số, chủng loại, khối lượng), niêm phong, kẹp chì phươngtiện và hoàn thành thủ tục theo quy định.
Trườnghợp doanh nghiệp được phép tạm nhập xăng dầu theo lô lớn ở một cửa khẩu và táixuất theo từng lô nhỏ từ các kho chứa nội địa để bán cho các đối tượng là cácdoanh nghiệp thuộc các khu chế xuất và các doanh nghiệp chế xuất nằm trong cáckhu công nghiệp, khu công nghệ cao, tàu biển nước ngoài cập cảng Việt nam, Hảiquan nơi làm thủ tục tái xuất xăng dầu từ các kho chứa trong nội địa căn cứ vàoxác nhận thực tế xăng dầu tạm nhập của Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập để làmthủ tục tái xuất, lập phiếu giao nhận hồ sơ và chuyển lại Hải quan nơi làm thủtục tạm nhập cùng bộ hồ sơ tái xuất theo quy định để Hải quan nơi làm thủ tụctạm nhập có cơ sở thanh khoản tờ khai.
2.8Thủ tục hải quan đối với xăng dầu của doanh nghiệp chuyên doanh nhập khẩu xăngdầu bán cho các doanh nghiệp thuộc các khu chế xuất và các doanh nghiệp chếxuất nằm trong các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, các tàu biển nước ngoàicập cảng Việt nam được tiến hành như thủ tục đối với xăng dầu tái xuất khỏilãnh thổ Việt nam.
3.Thanh khoản hồ sơ xăng dầu tạm nhập tái xuất:
3.1Trong phạm vi 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm nhập tái xuất (áp dụng cho cảtrường hợp được phép gia hạn) theo văn bản quy định của Bộ Thương mại, nếu chưathực tái xuất, doanh nghiệp phải tạm nộp thuế theo thông báo thuế của Hải quan,và sẽ được xem xét hoàn thuế sau này theo khối lượng xăng dầu thực tái xuất.Nếu quá 15 ngày mà chưa nộp thuế thì sẽ bị xử lý phạt chậm nộp theo đúng quyđịnh của các Luật thuế hiện hành.
3.2Căn cứ tờ khai tạm nhập-tái xuất và hồ sơ hải quan, Hải quan tỉnh, thành phốnơi làm thủ tục tạm nhập thực hiện thủ tục hoàn thuế đối với xăng dầu sau khiđã tái xuất thực hiện theo quy định tại Thông tư 172/1998/TT-BTC ngày22.12.1998 của Bộ Tài chính và các văn bản hướng dẫn của Tổng cục Hải quan cóliên quan; thanh khoản hồ sơ xăng dầu tạm nhập tái xuất theo quy định hiệnhành.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1.Hàng quý (3 tháng một lần), Hải quan tỉnh, thành phố có trách nhiệm làm thủtục, giám sát hải quan đối với hoạt động nhập khẩu, tạm nhập-tái xuất xăng dầudiễn ra trên địa bàn phải báo cáo Tổng cục Hải quan (Cục Giám sát quản lý) vềviệc thực hiện Thông tư này (kèm phụ lục III). Báo cáo phân tích rõ loại xăngdầu nhập khẩu, tạm nhập-tái xuất, những vấn đề vướng mắc và đề xuất biện phápgiải quyết.
2.Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Mọihành vi vi phạm các quy định của thông tư này và quy định khác của pháp luậtliên quan đều bị xử lý theo quy định hiện hành.
3.Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về Hải quan có trách nhiệm giúp Tổng cục trưởngTổng cục Hải quan theo dõi, kiểm tra đôn đốc chỉ đạo, giải quyết vướng mắc phátsinh của Cục Hải quan các tỉnh, thành phố trong quá trình thực hiện Thông tưnày./.