• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 12/11/2015
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
Số: 08/2015/TT-BKHĐT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 28 tháng 9 năm 2015

THÔNG TƯ

Hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành Kế hoạch và Đầu tư

_______________________

 

Căn cứ Luật thi đua, khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003; Luật sửa đi, bổ sung một s điu ca Luật thi đua, khen thưởng ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật sa đi, bsung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng ngày 16 tháng 11 năm 2013;

Căn c Nghị định s 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phquy định chi tiết thi hành một sđiều của Luật thi đua, khen thưởng và Luật sa đi, bổ sung một s điều ca Luật thi đua, khen thưng;

Căn cNghị định s 39/2012/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2012 của Chính phsa đi, bổ sung một sđiều của Nghị định s 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 ca Chính ph quy đnh chi tiết thi hành một s điu của Luật thi đua, khen thưng và Luật sa đi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng;

Căn cứ Nghị định s65/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưng năm 2013;

Căn cứ Nghị định s 56/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức;

Căn cNghị đnh số 116/2008/NĐ-CP ny 14 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cu tchức của Bộ Kế hoạch và Đu tư;

Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành Kế hoạch và Đu tư như sau:

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thônh tư này hướng dẫn về công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Kế hoạch và Đầu tư bao gồm: Đối tượng, phạm vi, nguyên tắc, tiêu chuẩn khen thưởng; hình thức, nội dung tổ chức phong trào thi đua; thẩm quyền quyết định, trao tặng; thủ tục đề nghị xét khen thưởng; thẩm quyền thành lập, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng; Hội đồng sáng kiến các cấp; quỹ thi đua, khen thưởng và xử lý các vi phạm về thi đua, khen thưởng.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Đối tượng thi đua

Tập thể, cá nhân là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có hợp đồng lao động từ một năm trở lên được đóng bảo hiểm xã hội đang công tác tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư (sau đây viết tắt là Bộ), Sở Kế hoạch và Đầu tư (sau đây viết tắt là Sở), Ban Quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế (sau đây viết tắt là Ban Quản lý).

2. Đối tượng khen thưởng

a) Các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Tập thể, cá nhân có nhiều thành tích đóng góp trong sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành Kế hoạch và Đầu tư.

Điều 3. Mục tiêu, nguyên tắc thi đua, khen thưởng

1. Mục tiêu thi đua thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng năm 2013.

2. Nguyên tắc thi đua, khen thưởng thực hiện theo quy định tại Điều 1 Thông tư số 07/2014/TT-BNV ngày 29/8/2014 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng, Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ và Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng năm 2013 (sau đây viết tắt là Thông tư số 07/2014/TT-BNV).

Chương II

DANH HIỆU THI ĐUA, HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG, NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP BÌNH XÉT

Mục 1

PHONG TRÀO THI ĐUA, DANH HIỆU THI ĐUA

Điều 4. Hình thức, nội dung tổ chức phong trào thi đua

1. Hình thức, nội dung tổ chức phong trào thi đua thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 2 và Điều 3 Thông tư số 07/2014/TT-BNV.

2. Khi tổ chức các phong trào thi đua theo chuyên đề (hoặc theo đợt), các đơn vị trong Ngành xây dựng kế hoạch, báo cáo Hội đông Thi đua – Khen thưởng Bộ.

Điều 5. Tổ chức, hoạt động khối thi đua

1. Khối thi đua được tổ chức, phân chia trên cơ sở lựa chọn các đơn vị trong Ngành có chức năng, nhiệm vụ tương đồng hoặc gần về mặt địa lý để đảm bảo tính hợp lý trong hoạt động thi đua và bình xét khen thưởng. Khối thi đua ngành Kế hoạch và Đầu tư được phân chia như sau:

a) Các đơn vị thuộc Bộ gồm 04 khối (phụ lục số 3);

b) Các Sở gồm 09 khối (phụ lục số 4);

c) Các Ban Quản lý gồm 09 khối (phụ lục số 5);

d) Các đơn vị thuộc Tổng cục Thống kê gồm 04 khối (phụ lục số 6);

đ) Các Cục Thống kê gồm 10 khối (phụ lục số 7).

2. Hoạt động của khối thi đua

a) Hàng năm, tổ chức ký giao ước thi đua; xây dựng các tiêu chí thi đua cụ thể; bầu khối trưởng, khối phó; bình chọn, suy tôn các đơn vị tiêu biểu đề nghị khen thưởng;

b) Trưởng khối thi đua chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động của khối; chủ trì, phối hợp tổ chức sơ kết, tổng kết phong trào thi đua; trao đổi kinh nghiệm, tuyên truyền, phổ biến các mô hình mới, các điển hình tiên tiến trong khối.

Điều 6. Danh hiệu thi đua

1. Đối với tập thể gồm: “Tập thể lao động tiên tiến”; “Tập thể lao động xuất sắc”; “Cờ thi đua cấp bộ”; “Cờ thi đua của Chính phủ” được xét tặng một lần vào dịp tổng kết năm.

2. Đối với cá nhân gồm: “Lao động tiên tiến”; “Chiến sĩ thi đua cơ sở”; “Chiến sĩ thi đua cấp bộ”; “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” được xét tặng một lần vào dịp tổng kết năm.

3. Tặng, thưởng các danh hiệu thi đua:

a ) Các tập thể, cá nhân thuộc Bộ được tặng các danh hiệu thi đua quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này;

b) Các Sở, Ban Quản lý được tặng, danh hiệu “Cờ thi đua cấp bộ” và được bình xét theo khối thi đua.

Điều 7. Tiêu chuẩn các danh hiệu thi đua đối với cá nhân

1. Danh hiệu "‘Lao động tiên tiến” được xét tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng năm 2013 (sau đây viết tắt là Nghị định số 65/2014/NĐ-CP). Trong đó, tiêu chuẩn hoàn thành tốt nhiệm vụ được dựa trên kết quả đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Nghị định số 56/201 5/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức (sau đây viết tắt là Nghị định số 56/2015/NĐ-CP).

2. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” được xét tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 65/2014/NĐ-CP. Trong đó, tiêu chuẩn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được dựa trên kết quả đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Nghị định số 56/201 5/NĐ-CP.

Tỷ lệ bình bầu không quá 15% tổng số cá nhân đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến” (theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 07/2014/TT-BNV); tỷ lệ bình bầu của lãnh đạo là 30% trên tổng số lãnh đạo. Nếu số dư quá bán được bầu thêm một.

3. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp bộ” được xét tặng cho cá nhân đạt tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng (sau đây viết tắt là Nghị định số 42/2010/NĐ-CP).

4. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” được xét tặng cho cá nhân đạt tiêu chuẩn quy định tại Điều 3 Nghị định số 65/2014/NĐ-CP.

Điều 8. Tiêu chuẩn các danh hiệu thi đua đối với tập thể

1. Danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” được xét tặng cho tập thể đạt các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật thi đua, khen thưởng năm 2003.

2. Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” được xét tặng cho tập thể đạt tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật thi đua, khen thưởng; năm 2003,

3. Danh hiệu “Cờ thi đua cấp bộ” được xét tặng cho tập thể đạt tiêu chuẩn quy định tại Điều 26 Luật thi đua, khen thưởng năm 2003.

a) Số lượng, quy định chung:

Khối các đơn vị thuộc Bộ: 09 cờ

Khối các Sở: 09 cờ

Khối các Ban Quản lý: 09 cờ

Khối các Cục Thống kê: 10 cờ

Khối các đơn vị thuộc Tổng cục Thống kê: 04 cờ

b) Căn cứ kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác hàng năm, Bộ trưởng xem xét, quyết định số lượng cụ thể trên cơ sở đề nghị của Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Bộ.

4. Danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ” được xét tặng cho tập thể đạt tiêu chuẩn quy định tại Điều 7 Thông tư số 07/2014/TT-BNV.

Mục 2

HÌNH THỨC, TIÊU CHUẨN KHEN THƯỞNG

Điều 9. Các loại hình khen thưởng

Thực hiện theo quy định tại Điều 10 Thông tư số 07/2014/TT-BNV,

Điều 10. Hình thức khen thưởng

1. Hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng

a) Bằng khen của Bộ trưởng;

b) Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp ngành Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam”; Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Thống kê Việt Nam”.

2. Hình thức khen thưởng của thủ trưởng đơn vị phân cấp: Giấy khen.

3. Áp dụng các hình thức khen thưởng

a) Các đơn vị thuộc Bộ thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này (đơn vị không phân cấp); khoản 1, khoản 2 Điều này (đơn vị phân cấp);

b) Các Sở, Ban Quản lý thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 11. Tiêu chuẩn khen thưởng

1. Bằng khen của Bộ trưởng

a) Tặng cho cá nhân đạt một trong các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định số 65/2014/NĐ-CP. Đối với trường hợp trước khi nghỉ hưu luôn hoàn thành nhiệm vụ nhưng chưa được tặng “Bằng khen của Bộ trưởng” trong quá trình công tác, có thể được xem xét, đề nghị khen thưởng;

b) Xét tặng cho tập thể đạt tiêu chuẩn quy định tại điểm 2 khoản 39 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật thi đua, khen thưởng năm 2013.

2. Số lượng, bình xét

a) Các đơn vị thuộc Bộ do Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ xem xét, quyết định;

b) Các Sở, Ban Quản lý tính theo tỷ lệ là 05 phòng (ban, cấp tương đương) được bình xét 01 phòng (ban, cấp tương đương) và 30 cá nhân được bình xét 01 cá nhân. Nếu số dư quá bán được bình xét thêm 01;

c) Khối thi đua:

Khối có dưới 6 đơn vị bình xét 01 bằng khen;

Khối có từ 06 - 09 đơn vị bình xét 02 bằng khen;

Khối có từ 10 đơn vị trở lên bình xét 03 bằng khen.

3. Kỷ niệm chương

a) Kỷ niệm chương “vì sự nghiệp ngành Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam” thực hiện theo quy định tại Thông tư số 05/2012/TT-BKHĐT ngày 19/10/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

b) Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Thống kê Việt Nam” thực hiện theo Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 768/QĐ-BKHĐT ngày 17/6/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

4. Giấy khen của thủ trưởng các đơn vị phân cấp thuộc Bộ thực hiện theo quy định tại khoản 42 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng năm 2013.

Mục 3

NGUYÊN TẮC, PHƯƠNG PHÁP BÌNH XÉT

Điều 12. Nguyên tắc bình xét

1. Việc xét khen thưởng được tiến hành khi tổng kết 01 năm công tác, một cuộc vận động, một đợt thi đua theo chuyên đề, một cuộc tổng Điều tra hoặc khi phát hiện gương người tốt, việc tốt.

2. Đơn vị thành lập có thời gian hoạt động từ 12 tháng trở lên thì được xem xét bình bầu danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”.

3. Việc họp xét khen thưởng được tiến hành khi có từ 80% trở lên tổng số cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hoặc thành viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của đơn vị.

4. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” được bỏ phiếu kín và có tỷ lệ trên 70% số phiếu bầu.

5. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp bộ”, “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” và các danh hiệu vinh dự Nhà nước phải được Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ xét, bỏ phiếu kín và có tỷ lệ phiếu bầu từ 90% trở lên, tính trên tổng số thành viên của Hội đồng. Nếu thành viên Hội đồng vắng mặt thì lấy ý kiến bằng phiếu bầu.

6. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Chiến sĩ thi đua cấp bộ”, “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” chỉ tiến hành bình xét khi cá nhân đã có quyết định công nhận sáng kiến, đề tài khoa học của Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở hoặc Hội đồng sáng kiến cấp bộ.

Điều 13. Phương pháp bình xét

1. Đối với các đơn vị không phân cấp tổ chức họp, bình xét tại đơn vị và trình Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ xem xét, quyết định.

2. Đối với các đơn vị phân cấp tổ chức họp, bình xét tại đơn vị, sau đó thủ trưởng đơn vị xem xét, quyết định khen thưởng thuộc thẩm quyền và trình Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ xem xét, quyết định khen thưởng thuộc thẩm quyền cấp Bộ và cấp Nhà nước. Đối với Tổng cục Thống kê, việc bình xét, khen thưởng được thực hiện theo quy định của ngành Thống kê.

3. Đối với lãnh đạo Bộ do Ban Cán sự Đảng, và Bộ trưởng xem xét, quyết định.

4. Đối với thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ do Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ xem xét, quyết định.

5. Đối với các Sở, Ban Quản lý, khối thi đua tổ chức họp, bình xét và trình Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ xem xét, quyết định.

Chương III

THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH, TRAO TẶNG, THỦ TỤC HỒ SƠ VÀ QUY TRÌNH ĐỀ NGHỊ KHEN THƯỞNG

Điều 14. Thẩm quyền quyết định khen thưởng

1. Bộ trưởng quyết định tặng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng: “Tập thể lao động tiên tiến”, “Tập thể lao động xuất sắc”, “Cờ thi đua cấp bộ”, “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Chiến sĩ thi đua cấp bộ”; “Bằng khen của Bộ trưởng”, Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp ngành Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam”, Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Thống kê Việt Nam”.

2. Thủ trưởng các đơn vị phân cấp thuộc Bộ quyết định tặng danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”, danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở” và hình thức “Giấy khen”.

Điều 15. Tổ chức trao thưởng

1. Nghi thức trao thưởng thực hiện theo quy định tại Nghị định số 145/2013/NĐ-CP ngày 29/10/2013 của Chính phủ về tổ chức ngày kỷ niệm, nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài.

2. Trường hợp tổ chức đón nhận riêng, đơn vị trình Bộ trưởng phê duyệt và phối hợp với Vụ Thi đua - Khen thưởng tổ chức trao tặng đúng nghi thức quy định.

Điều 16. Thủ tục trình khen thưởng

1. Quy định chung về trình khen thưởng thực hiện theo Điều 53 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP và khoản 1 Điều 1 Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng (sau đây viết tắt là Nghị định số 39/2012/NĐ-CP).

2. Cấp trình khen thưởng

a) Bộ trưởng trình Thủ tướng Chính phủ thực hiện theo quy định tại khoản 47 Điều 1 Luật thi đua, khen thưởng năm 2013;

b) Các đơn vị thuộc Bộ:

Thủ trưởng đơn vị không phân cấp trình Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ xem xét, quyết định khen thưởng cho tập thể, cá nhân thuộc đơn vị quản lý;

Thủ trưởng đơn vị phân cấp trình Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ xem xét, quyết định khen thưởng, thuộc thẩm quyền Bộ trưởng và cấp Nhà nước cho tập thể, cá nhân thuộc đơn vị quản lý;

Cục Đầu tư nước ngoài là đầu mối trình Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ xem xét, quyết định khen thưởng cho các cá nhân thuộc Bộ đang công tác theo nhiệm kỳ tại cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài.

c) Các Sở, Ban Quản lý trình Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ xem xét, quyết định tặng “Bằng khen của Bộ trưởng” cho phòng, ban, cấp tương đương và cá nhân thuộc đơn vị quản lý;

d) Trưởng khối thi đua trình Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ xem xét, quyết định tặng danh hiệu “Cờ thi đua cấp bộ” và “Bằng khen của Bộ trưởng” cho các thành viên trong khối;

đ) Khen ngoài Ngành và khen đối ngoại do các đơn vị trong Ngành có liên quan lập hồ sơ trình Hội đồng; Thi đua - Khen thưởng Bộ xem xét, quyết định.

Điều 17. Hồ sơ đề nghị khen thưởng

1. Đối với các đơn vị thuộc Bộ

a) Tờ trình kèm danh sách đề nghị khen thưởng (01 bản, Mẫu số 1a);

b) Trích Biên bản họp bình xét khen thưởng (01 bản, Mẫu số 1b);

c) Báo cáo thành tích của tập thể và cá nhân đề nghị khen thưởng:

Khen thưởng cấp bộ 01 bản (Tập thể Mẫu số 01, cá nhân Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định số 39/2012/NĐ-CP). Đối với danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Chiến sĩ thi đua cấp bộ” phải có quyết định công nhận sáng kiến, đề tài khoa học;

Khen thưởng của Thủ tướng Chính phủ 03 bản (Tập thể Mẫu số 01, cá nhân Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định số 39/2012/NĐ-CP);

Khen thưởng của Chủ tịch nước 04 bản báo cáo thành tích (Tập thể Mẫu số 01, cá nhân Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định số 39/2012/NĐ-CP).

2. Đối với các Sở, Ban Quản lý

a) Tờ trình kèm danh sách đề nghị khen thưởng (01 bản, Mẫu số 1a);

b) Trích Biên bản họp bình xét khen thưởng (01 bản, Mẫu số 1b);

c) Báo cáo thành tích của tập thể (phòng, ban và cấp tương đương) và cá nhân đề nghị khen thưởng 01 bản (Tập thể Mẫu số 01, cá nhân Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định số 39/2012/NĐ-CP). Đối với Giám đốc Sở, Trưởng Ban Quản lý phải có xác nhận của UBND cấp tỉnh.

3. Đối với khối thi đua

a) Tờ trình kèm danh sách đề nghị khen thưởng (01 bản, Mẫu số 1a);

b) Trích Biên bản họp bình xét khen thưởng (01 bản, Mẫu số 1b);

c) Báo cáo thành tích của tập thể đạt “Cờ thi đua cấp bộ” và “Bằng khen của Bộ trưởng” (Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 39/2012/NĐ-CP) và phải có xác nhận của UBND cấp tỉnh.

4. Hồ sơ khen thưởng theo thủ tục đơn giản thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 85 Luật thi đua, khen thưởng năm 2003.

5. Đối với những đơn vị có nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 39/2012/NĐ-CP.

Điều 18. Thời gian gửi hồ sơ đề nghị khen thưởng

1. Các đơn vị thuộc Bộ:

a) Khen thưởng thuộc thẩm quyền cấp bộ: Trước ngày 15/01 hàng năm;

b) Khen thưởng cấp Nhà nước: Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày có quyết định của Bộ trưởng, các tập thể, cá nhân hoàn thiện hồ sơ gửi về Vụ Thi đua - Khen thưởng;

c) Đối với Tổng cục Thống kê: Đợt 1 trước ngày 31/12; đợt 2 trước ngày 5/02 hàng năm.

2. Các Sở, Ban Quản lý: Trước ngày 31/01 hàng năm.

3. Các khối thi đua: Trước ngày 15/02 hàng, năm.

4. Khen thưởng đột xuất, khen thưởng chuyên đề: Sau 15 ngày, kể từ khi lập được thành tích đột xuất hoặc kết thúc chuyên đề công tác. Đối với Tổng Điều tra chu kỳ 5 năm, gửi hồ sơ sau 90 ngày; chu kỳ 10 năm sau 180 ngày, kể từ ngày kết thúc.

5. Khen thưởng quá trình cống hiến: Trước ngày 31/7 hàng năm.

6. Khen thưởng các trường hợp khác: Thời gian thẩm định, trình ký quyết định khen thưởng là 15 ngày làm việc, tính từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị.

7. Ngoài việc gửi hồ sơ bằng văn bản theo quy định, các đơn vị gửi hồ sơ điện tử ở dạng word về địa chỉ mail: tdkt@mpi.gov.vn.

Điều 19. Quản lý, lưu trữ hồ sơ khen thưởng

1. Các đơn vị trong Ngành có trách nhiệm quản lý, lưu trữ hồ sơ khen thưởng theo quy định hiện hành.

2. Khuyến khích các cơ quan, đơn vị ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý, lưu trữ hồ sơ khen thưởng.

Chương IV

HỘI ĐỒNG THI ĐUA - KHEN THƯỞNG, HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN

Điều 20. Thẩm quyền thành lập Hội đồng Thi đua - Khen thưởng, Hội đồng sáng kiến các cấp

1. Bộ trưởng quyết định thành lập Hội đồng, Thi đua - Khen thưởng Bộ để chỉ đạo công tác thi đua, khen thưởng trong toàn Ngành; Hội đồng sáng kiến cấp bộ để giúp Bộ trưởng xem xét, công nhận và đánh giá mức độ ảnh hưởng của sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học.

2. Thủ trưởng, đơn vị phân cấp quyết định thành lập Hội đồng Thi đua - Khen thưởng để chỉ đạo công tác thi đua, khen thưởng; Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở để giúp thủ trưởng đơn vị xem xét, công nhận và đánh giá mức độ ảnh hưởng của sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học của đơn vị.

Điều 21. Nguyên tắc làm việc, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng, Hội đồng sáng kiến các cấp

1. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng, Hội đồng sáng kiến các cấp làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ và quyết định theo đa số. Trường hợp ý kiến các thành viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng, Hội đồng sáng kiến ngang nhau thì ý kiến của Chủ tịch Hội đồng là ý kiến quyết định.

2. Nguyên tắc làm việc, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng, Hội đồng sáng kiến cấp bộ thực hiện theo Quy chế hoạt động của Hội đồng do Bộ trưởng quy định.

3. Nguyên tắc làm việc, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng, Hội đồng sáng kiến các đơn vị phân cấp do thủ trưởng các đơn vị quy định.

Điều 22. Trách nhiệm của Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Bộ

1. Thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Quyết định số 450/QĐ-BKH ngày 09/4/2009 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Vụ Thi đua - Khen thưởng.

2. Căn cứ kết luận của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ, Bộ trưởng:

a) Trình Bộ trưởng ký Quyết định khen thưởng thuộc thẩm quyền;

b) Hoàn thiện hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ đối với khen thưởng cấp Nhà nước.

3. Thông báo cho đơn vị trình khen để bổ sung, hoàn thiện đối với hồ sơ chưa đúng quy định.

4. Khi nhận được quyết định khen thưởng trong thời gian 10 ngày làm việc phải trích quyết định, sao y, sao lục và gửi quyết định đến các đơn vị trong Ngành, đồng thời gửi đăng tải trên “Cổng Thông tin điện tử” của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Chương V

QUỸ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG

Điều 23. Nguồn, mức trích và quản lý Quỹ thi đua, khen thưởng

1. Nguồn và mức trích Quỹ thi đua, khen thưởng, thực hiện theo quy định tại Điều 67 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP và Thông tư số 71/2011/TT-BTC ngày 24/5/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc trích lập, quản lý và sử dụng Quỹ thi đua, khen thưởng.

2. Vụ Thi đua - Khen thưởng chủ trì, phối hợp với Văn phòng Bộ quản lý Quỹ thi đua, khen thưởng theo quy định hiện hành.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư khuyến khích các tổ chức, cá nhân hỗ trợ, đóng góp để bổ sung Quỹ thi đua, khen thưởng.

Điều 24. Sử dụng Quỹ thi đua, khen thưởng

1. Chi tiền thưởng hoặc mua tặng phẩm cho các tập thể, cá nhân công tác tại các đơn vị không phân cấp thuộc Bộ được Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ. Bộ trưởng khen thưởng.

2. Chi in giấy chứng nhận, giấy khen, bằng khen, làm kỷ niệm chương, huy hiệu, cờ thi đua, khung bằng khen.

3. Hàng năm trích 20% Quỹ thi đua, khen thưởng của Bộ để chi cho công tác tổ chức, chỉ đạo các phong trào thi đua, bao gồm các nhiệm vụ sau:

a) Tổ chức các cuộc họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng;

b) Xây dựng, tổ chức phát động, triển khai các phong trào thi đua trong toàn Ngành và chi tham gia các hoạt động của khối thi đua các Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương;

c) Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện phong trào thi đua và công tác khen thưởng;

d) Tập huấn nghiệp vụ về thi đua, khen thưởng; tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua; hội nghị sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, công tác tuyên truyền, biểu dương, nhân rộng điển hình tiên tiến;

đ) Một số nội dung chi khác do người có thẩm quyền quyết định.

4. Quỹ thi đua, khen thưởng của các đơn vị phân cấp thuộc Bộ được sử dụng:

a) Chi tiền thưởng cho các tập thể, cá nhân thuộc đơn vị được cấp trên tặng thưởng;

b) Chi tiền thưởng cho các tập thể, cá nhân được thủ trưởng đơn vị tặng thưởng theo thẩm quyền;

c) Chi cho công tác tổ chức phong trào thi đua và các hoạt động phục vụ công tác thi đua, khen thưởng.

5. Cách tính tiền thưởng được thực hiện theo quy định tại Điều 70, Điều 71, Điều 72, Điều 73, Điều 74, Điều 75, Điều 76 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP.

Điều 25. Nguyên tắc chi thưởng

Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 68 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP.

Chương VI

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ, KIỂM TRA, XỬ LÝ VI PHẠM,

GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG

Điều 26. Quyền và nghĩa vụ của tập thể, cá nhân trong thi đua, khen thưởng

Thực hiện theo quy định tại Điều 77, Điều 78, Điều 79 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP.

Điều 27. Kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng

1. Vụ Thi đua - Khen thưởng có trách nhiệm kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng tại các đơn vị trong Ngành theo quy định hiện hành.

2. Thủ trưởng các đơn vị trong Ngành có trách nhiệm kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng tại đơn vị.

3. Trưởng khối thi đua có trách nhiệm kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng của khối theo nội dung giao ước thi đua đã ký kết.

Điều 28. Xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo

Thực hiện theo quy định tại Điều 80, Điều 81, Điều 82, Điều 83, Điều 84 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP.

Chương VII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 29. Tổ chức thực hiện và hiệu lực thi hành

1. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, giám đốc các Sở, trưởng các Ban Quản lý chịu trách nhiệm trước Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ, Bộ trưởng về công tác thi đua, khen thưởng thuộc thẩm quyền.

2. Hàng năm, các đơn vị trong Ngành có trách nhiệm sơ kết, tổng kết, đánh giá, bình xét khen thưởng và gửi báo cáo về Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ; tuyên truyền, phát hiện các gương người tốt, việc tốt, trong phong trào thi đua để bồi dưỡng, nhân rộng các điển hình; đấu tranh, phê phán các hành vi vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng.

3. Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký và thay thế Thông tư số 06/2012/TT-BKHĐT ngày 19/10/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam.

4. Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị trong Ngành tổ chức thực hiện Thông tư này.

5. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc các cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

Bộ trưởng

(Đã ký)

 

Bùi Quang Vinh

Tải file đính kèm
 

This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.