Sign In

QUYẾT ĐỊNH

Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quy định về trình tự, thủ tục thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi

Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố ban hành kèm theo Quyết định số 15/2017/QĐ-UBND ngày 10/4/2017

của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng

_____________________-

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật đất đai ngày 29/11/2013;

Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai;

Căn cứ Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất;

Căn cứ Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đi, bsung một snghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;

Theo đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 290/TTr-STNMT ngày 15/5/2020 và ý kiến thống nhất của các Thành viên Ủy ban tại cuộc họp Ủy ban nhân dân thành ph Đà Nng thường kỳ ngày 10/6/2020 (Thông o số 288/TB-VP ngày 17/6/2020 của Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nng).

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quy định về trình tự, thủ tục thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố ban hành kèm theo Quyết định số 15/2017/QĐ-UBND ngày 10/4/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố, như sau:

1. Khoản 2 Điều 3 được sửa đổi như sau:

“Điều 3. Căn cthực hiện việc thu hồi đất

2. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của quận, huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.”

2. Điều 5 được sửa đổi như sau:

“Điều 5. Giao nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng và bố trí tái định cư

Tổ chức làm nhiệm vụ thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng (sau đây gọi tắt là Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường) là: Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường của quận, huyện; Chủ đầu tư điều hành dự án hoặc các đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện việc bồi thường, giải phóng mặt bằng.”

3. Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 6. Kế hoch thu hồi đất

1. Kế hoạch thu hồi đất và phê duyệt Kế hoạch thu hồi đất

Căn cứ kế hoạch sử dụng đất hàng năm của quận, huyện được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt; Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường các quận, huyện chủ trì phối hợp với cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án đầu tư tổng hợp hồ sơ, xây dựng Kế hoạch thu hồi đất gửi cơ quan tài nguyên và môi trường kiểm tra. Trong thời gian 03 (ba) ngày làm việc (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ), cơ quan tài nguyên và môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt Kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm.

a) Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu, trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt Kế hoạch thu hồi đất đối với trường hợp thu hồi đất tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích cấp xã và trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân thành phố và Ủy ban nhân dân quận, huyện.

b) Phòng Tài nguyên và Môi trường quận, huyện tham mưu, trình Ủy ban nhân dân quận, huyện phê duyệt Kế hoạch thu hồi đất đối với trường hợp thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

c) Ủy ban nhân dân cùng cấp xem xét, phê duyệt Kế hoạch thu hồi đất, điều tra khảo sát, đo đạc, kiểm đếm trong thời gian 02 (hai) ngày làm việc.

d) Trường hợp khu vực thu hồi đất được Ủy ban nhân dân thành phố ủy quyền cho Ủy ban nhân dân quận, huyện quyết định thu hồi đất thì Phòng Tài nguyên và Môi trường quận, huyện tham mưu, trình Ủy ban nhân dân quận, huyện phê duyệt Kế hoạch thu hồi đất.

2. Hồ sơ trình phê duyệt Kế hoạch thu hồi đất

Hồ sơ trình phê duyệt Kế hoạch thu hồi đất gồm:

a) Tờ trình kèm theo dự thảo Kế hoạch thu hồi đất, điều tra khảo sát, đo đạc, kiểm đếm với các nội dung sau:

- Lý do thu hồi đất;

- Diện tích, vị trí khu đất thu hồi trên cơ sở hồ sơ địa chính hiện có hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; trường hợp thu hồi đất theo tiến độ thực hiện dự án thi ghi rõ tiến độ thu hồi đất;

- Kế hoạch điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm;

- Dự kiến về kế hoạch di chuyển và bố trí tái định cư;

- Giao nhiệm vụ lập, thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

b) Quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết, Bản vẽ vị trí, ranh giới, diện tích khu đất thu hồi để thực hiện dự án đã có trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.

3. Trường hợp dự án có sử dụng đất rừng thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường phải thực hiện thủ tục trình cơ quan có thẩm quyền thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng theo đúng quy định của pháp luật lâm nghiệp song song với thủ tục thu hồi đất theo quy định của pháp luật đất đai.”

4. Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 7. Thông báo thu hồi đất

1. Thông báo thu hồi đất

a) Trong thời gian 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch thu hồi đất, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường tại các quận, huyện có trách nhiệm nộp hồ sơ tại cơ quan tài nguyên và môi trường để thẩm tra và trình Ủy ban nhân dân cùng cấp ký Thông báo thu hồi đất.

b) Trước khi có Quyết định thu hồi đất, chậm nhất là 90 (chín mươi) ngày đối với đất nông nghiệp và 180 (một trăm tám mươi) ngày đối với đất phi nông nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo thu hồi đất cho người có đất thu hồi biết. Nội dung thông báo thu hồi đất bao gồm:

- Lý do thu hồi đất;

- Diện tích, vị trí khu đất thu hồi trên cơ sở hồ sơ địa chính hiện có hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; trường hợp thu hồi đất theo tiến độ thực hiện dự án thì ghi rõ tiến độ thu hồi đất;

- Kế hoạch điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm;

- Dự kiến về kế hoạch di chuyển và bố trí tái định cư.

c) Ủy ban nhân dân phường, xã nơi có đất thu hồi có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường triển khai thực hiện thông báo thu hồi đất; gửi thông báo thu hồi đất đến từng người có đất thu hồi, hợp phổ biến đến người dân trong khu vực có đất thu hồi và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết thông báo tại trụ sở Ủy ban nhân dân phường, xã và địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.

d) Trường hợp người sử dụng đất trong khu vực thu hồi đất đồng ý để cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất trước thời hạn quy định tại tiết b điểm 1 khoản 4 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất mà không phải chờ đến hết thời hạn thông báo thu hồi đất.

2. Trình ban hành Thông báo thu hồi đất

a) Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu, trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Thông báo thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích cấp xã và trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân thành phố và Ủy ban nhân dân quận, huyện.

b) Phòng Tài nguyên và Môi trường quận, huyện tham mưu, trình Ủy ban nhân dân quận, huyện ban hành Thông báo thu hồi đất đối với trường hợp thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

c) Trường hợp khu vực thu hồi đất được Ủy ban nhân dân thành phố ủy quyền cho Ủy ban nhân dân quận, huyện quyết định thu hồi đất thì Phòng Tài nguyên và Môi trường quận, huyện tham mưu, trình Ủy ban nhân dân quận, huyện ban hành Thông báo thu hồi đất.

3. Hồ sơ trình ban hành Thông báo thu hồi đất

Hồ sơ trình ban hành Thông báo thu hồi đất gồm:

a) Tờ trình và kèm theo dự thảo Thông báo thu hồi đất để thực hiện dự án theo Mẫu số 07 ban hành kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất.

Trường hợp dự án có sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng vào mục đích khác mà không thuộc trường hợp được Quốc hội quyết định đầu tư hoặc Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư thì phải có văn bản chấp thuận cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của Thủ tướng Chính phủ hoặc Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại Khoản 1 Điều 58 của Luật Đất đai năm 2013 và Khoản 2 Điều 68 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ; trường hợp dự án có sử dụng đất rừng sản xuất thì phải có văn bản quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc Hội đồng nhân dân thành phố theo quy định tại Điều 20 Luật Lâm nghiệp năm 2019 và Điều 41 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ.

b) Bản vẽ vị trí, ranh giới, điện tích khu đất thu hồi để thực hiện dự án (đã có trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm của quận, huyện được phê duyệt);

c) Trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với các thửa đất nằm trong ranh giới khu đất thu hồi để thực hiện dự án.”

5. Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 9. Hsơ ban hành Quyết định thu hồi đất

1. Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ban hành Quyết định thu hồi đất gồm:

a) Thông báo thu hồi đất;

b) Dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư đã được thẩm định và bản tổng hợp ý kiến đóng góp của người có đất bị thu hồi;

c) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật Đất đai và Điều 18 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 (nếu có);

d) Trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất;

đ) Tờ trình kèm theo dự thảo Quyết định thu hồi đất theo Mẫu số 10 ban hành kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

e) Trường hợp dự án có sử dụng đất rừng phải kèm theo hồ sơ về thu hồi rừng, hồ sơ về chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.

2. Tổ chức lâm nhiệm vụ bồi thường có trách nhiệm nộp Tờ trình đề nghị thu hồi đất và các hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này.”

6. Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 12. Thành lập Hội đồng bồi thưng, hỗ trợ và tái định cư

1. Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được thành lập theo từng dự án để thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn quận, huyện (sau đây gọi tắt là Hội đồng bồi thường).

2. Trong thời gian không quá 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày Kế hoạch thu hồi đất được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường có trách nhiệm gửi văn bản đến phòng Tài nguyên và Môi trường quận, huyện nơi có đất thuộc phạm vi dự án để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện quyết định thành lập Hội đồng bồi thường.

Hội đồng bồi thường được thành lập căn cứ vào nhu cầu, tiến độ giải phóng mặt bằng của từng dự án do Lãnh đạo Ủy ban nhân dân quận, huyện làm Chủ tịch Hội đồng và các thành viên gồm:

a) Lãnh đạo Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường - Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng;

b) Lãnh đạo của các Chủ đầu tư điều hành dự án - Phó Chủ tịch Hội đồng;

c) Lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường - Phó Chủ tịch Hội đồng;

d) Lãnh đạo Phòng Tài chính và Kế hoạch - Ủy viên;

đ) Lãnh đạo Phòng Quản lý đô thị các quận hoặc Phòng Kinh tế Hạ tầng huyện Hòa Vang - Ủy viên;

e) Lãnh đạo Phòng Lao động Thương binh và Xã hội - Ủy viên;

g) Lãnh đạo Ủy ban nhân dân phường, xã nơi có đất thu hồi - Ủy viên;

h) Lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường, xã nơi có đất thu hồi - Ủy viên;

i) Đại diện của những người sử dụng đất có đất thu hồi từ một đến hai người do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường, xã nơi có đất thu hồi giới thiệu;

k) Lãnh đạo Ban Quản lý dự án (nếu có) - Ủy viên;

l) Một số thành viên khác do Chủ tịch Hội đồng quyết định cho phù hợp với thực tế ở địa phương.

3. Trong thời gian không quá 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị về thành lập Hội đồng bồi thường, phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện ký quyết định thành lập Hội đồng bồi thường.

4. Hội đồng bồi thường làm việc theo nguyên tắc tập thể và quyết định theo đa số; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng. Chủ tịch Hội đồng bồi thường được sử dụng con dấu của Ủy ban nhân dân quận, huyện; Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng được sử dụng con dấu của đơn vị mình trong quá trình hoạt động.

5. Sau khi có quyết định thành lập Hội đồng bồi thường; Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường lập kế hoạch, tiến độ chi tiết giải phóng mặt bằng và tái định cư, thông qua Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để trình Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện phê duyệt.

- Thời gian lập kế hoạch tiến độ chi tiết giải phóng mặt bằng và tái định cư để trình Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện phê duyệt tối đa không quá 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày quyết định thành lập Hội đồng bồi thường.

- Trong thời gian không quá 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ trình, Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện có trách nhiệm ký quyết định phê duyệt.

6. Chủ đầu tư, Ban quản lý điều hành dự án phối hợp với các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm lập kế hoạch xây dựng khu tái định cư cụ thể cho từng dự án ngay khi triển khai lập, trình thẩm định và phê duyệt chủ trương đầu tư, dự án đầu tư, trong đó phải nêu rõ số liệu tổng quan về dự án, nhu cầu bố trí đất tái định cư và dự kiến phương án tái định cư (kể cả việc xây dựng khu tái định cư mới nếu cần thiết).

7. Hội đồng bồi thường tự chấm dứt nhiệm vụ sau khi hoàn thành việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và bàn giao đất cho chủ đầu tư dự án.”

7. Điều 24 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 24. Lập kế hoạch, niêm yết lấy ý kiến về dự thảo, hoàn chỉnh Kế hoạch bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

1. Kế hoạch bố trí tái định cư đối với từng dự án cụ thể (Kế hoạch tái định cư tổng thể).

a) Lập dự thảo Kế hoạch tái định cư tổng thể đối với từng dự án, cụ thể: Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường căn cứ vào quỹ đất tái định cư hiện có tại khu vực, nhu cầu bố trí tái định cư; có trách nhiệm phối hợp với Hội đồng bồi thường lập Kế hoạch tái định cư tổng thể đối với từng dự án cụ thể. Nội dung Kế hoạch phải thể hiện địa điểm, quy mô quỹ đất tái định cư, số hộ giải tỏa, số lô đất dự kiến bố trí tái định cư, tiêu chuẩn bố trí tái định cư theo mặt cắt đường, đơn giá, hệ số điều chỉnh áp dụng thu tiền sử dụng đất tái định cư theo quyết định cụ thể cho từng dự án và các tiêu chuẩn khác về quy định bố trí tái định cư. Để đảm bảo thông tin chính xác trước khi xây dựng Kế hoạch tái định cư tổng thể, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường phải tiến hành hoàn thành cơ bản công tác kiểm đếm hồ sơ đối với đất ở.

b) Thẩm định Kế hoạch tái định cư tổng thể: Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định, lập dự thảo Quyết định phê duyệt Kế hoạch tái định cư tổng thể, trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt (thời gian 10 ngày làm việc).

c) Phê duyệt Kế hoạch tái định cư tổng thể: Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, ký Quyết định phê duyệt Kế hoạch tổng thể (thời hạn 07 ngày làm việc).

d) Niêm yết, công khai Kế hoạch tái định cư tổng thể: Sau khi có Quyết định phê duyệt Kế hoạch tái định cư tổng thể; Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân phường, xã tổ chức niêm yết công khai ít nhất 15 (mười lăm) ngày tại trụ sở Ủy ban nhân dân phường, xã và địa điểm sinh hoạt khu dân cư nơi có đất bị thu hồi và tại nơi tái định cư trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chi tiết.

2. Về lập, thẩm tra, thông báo niêm yết công khai lấy ý kiến Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chi tiết:

a) Lập dự thảo Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chi tiết

Trong thời gian không quá 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày nhận đủ văn bản của các cơ quan liên quan xác nhận nội dung kiểm đếm, Biên bản họp tính pháp lý về đất đai và tài sản gắn liền với đất, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường có trách nhiệm lập dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chi tiết cho từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhà, đất trong phạm vi dự án.

Nội dung dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chi tiết gồm:

- Họ và tên, địa chỉ của người có đất thu hồi;

- Diện tích, loại đất, vị trí, nguồn gốc của đất thu hồi; số lượng, khối lượng, giá trị hiện có của tài sản gắn liền với đất bị thiệt hại;

- Các căn cứ tính toán số tiền bồi thường, hỗ trợ như giá đất tính bồi thường, giá nhà, công trình tính bồi thường, số nhân khẩu, số lao động trong độ tuổi, số lượng người được hưởng trợ cấp xã hội;

- Số tiền bồi thường, hỗ trợ;

- Chi phí lập và tổ chức thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng;

- Việc bố trí tái định cư;

- Việc di dời các công trình của Nhà nước, của tổ chức, của cơ sở tôn giáo, của cộng đồng dân cư;

- Việc di dời mồ mả;

- Các nội dung khác có liên quan (nếu có);

b) Thẩm tra dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chi tiết

Trong thời gian không quá 10 (mười) ngày làm việc kể từ khi nhận được dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, Hội đồng bồi thường chịu trách nhiệm thẩm tra dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chi tiết.

Trường hợp dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chi tiết cần phải tiếp tục hoàn chỉnh lại thì Hội đồng bồi thường hướng dẫn với Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường hoàn thiện dự thảo phương án trong thời gian không quá 05 (năm) ngày, kể từ ngày nhận được các phương án cần phải tiếp tục hoàn chỉnh;

c) Thông báo, niêm yết công khai lấy ý kiến về dự thảo phương án chi tiết.

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường chịu trách nhiệm và phối hợp với Ủy ban nhân dân phường, xã nơi có đất thu hồi tổ chức lấy ý kiến về dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo hình thức tổ chức họp trực tiếp với người dân bị thu hồi đất; đồng thời niêm yết công khai dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân phường, xã và địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi và tiếp nhận ý kiến đóng góp của người dân trong khu vực có đất thu hồi trong thời gian ít nhất 20 (hai mươi) ngày (trừ các trường hợp thu hồi đất quy định tại Điều 17 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ).

Việc tổ chức lấy ý kiến và niêm yết công khai dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải được lập thành biên bản, có xác nhận của đại diện Ủy ban nhân dân phường, xã, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường, xã và đại diện những người có đất thu hồi. Biên bản tổ chức lấy ý kiến phải ghi rõ số lượng ý kiến đồng ý, số lượng ý kiến không đồng ý, số lượng ý kiến khác của người bị thu hồi đất đối với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.”

8. Điều 27 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 27. Quy định về giao đất, thu tiền sử dụng đất và cấp Giấy chng nhận quyền sử dụng đất đối với các trường hợp thuộc diện btrí đất tái định cư:

1. Quy định về giao đất

a) Trong thời gian không quá 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày người sử dụng đất liên hệ và đề nghị nhận đất tái định cư (nhận đất thực tế), Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường có trách nhiệm thực hiện các thủ tục về việc bàn giao đất tại thực địa cho người sử dụng đất.

b) Trong thời hạn không quá 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày bàn giao đất tại thực địa cho người sử dụng đất, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường có trách nhiệm lập thủ tục và chuyển toàn bộ hồ sơ theo quy định cho Phòng Tài nguyên và Môi trường (qua bộ phận tiếp nhận và trả kết quả) để lập thủ tục trình Ủy ban nhân dân quận, huyện ban hành Quyết định giao đất.

c) Trong thời gian không quá 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đầy đủ hồ sơ, Phòng Tài nguyên và Môi trường lập thủ tục và trình Ủy ban nhân dân quận, huyện ban hành Quyết định giao đất và chuyển giao Quyết định cho Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai tại các quận, huyện để chuyển thông tin địa chính theo quy định.

2. Quy định về việc xác định và thông báo nghĩa vụ tài chính; nộp tiền sử dụng đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

a) Việc tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, xác lập hồ sơ và luân chuyển hồ sơ xác định nghĩa vụ tài chính, ban hành Thông báo nghĩa vụ tài chính, nộp tiền sử dụng đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thực hiện theo quy định về trình tự Bộ thủ tục hành chính một cửa của quận, huyện hoặc của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường quận, huyện.

b) Đối với trường hợp được ghi nợ tiền sử dụng đất tái định cư

Việc ghi nợ và trả nợ tiền sử dụng đất tái định cư được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 79/2019/NĐ-CP ngày 26/10/2019 của Chính phủ về sửa đổi điều 16 Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất;

Hộ gia đình, cá nhân nộp Đơn đề nghị ghi nợ tiền sử đụng đất và giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được ghi nợ tiền sử dụng đất cùng với hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật (trong đó bao gồm: Quyết định giao đất tái định cư và Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt) tại Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường quận, huyện.”

Điều 2. Xử lý chuyển tiếp

Các dự án, hồ sơ đang thực hiện trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện theo trình tự, thủ tục thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố tại Quyết định số 15/2017/QĐ-UBND ngày 10 tháng 4 năm 2017 và theo quy định hiện hành của Ủy ban nhân dân thành phố.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2020.

Bãi bỏ toàn bộ Quyết định số 861/QĐ-UBND ngày 22/2/2018 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc Phê duyệt Quy chế phối hợp giữa Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc tổ chức thực hiện một số chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm.

Điều 4. Chánh Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc Hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng; Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư; Cục trưởng Cục Thuế; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện; Chi cục Trưởng Chi cục Quản lý đất đai thành phố; Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố; Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các phường, xã; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: TNMT, XD, NN&PTNT;
- Vụ Pháp chế - Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Cục Kiểm tra VBQPPL - Bộ Tư pháp;
- TTTU, TTHĐND thành phố;
- Đoàn ĐBQH thành phố;
- CT, PCT, UV UBND thành phố;
- UBMTTQVN thành phố;
- CVP, các PCVP ĐĐBQH, HĐND & UBND thành phố;
- Các Sở, Ban, ngành, đoàn thể thành phố;
- Sở Tư pháp, Thanh tra thành phố;
- UBND các quận, huyện, phường, xã;
- Báo Đà Nẵng, Đài PTTH Đà Nẵng;
- Cổng thông tin điện tử thành phố;
- Lưu: VT, STNMT, NC-KSTTHC, ĐTĐT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
(Đã ký)
Huỳnh Đức Thơ

 

 

 

UBND thành phố Đà Nẵng

Chủ tịch

(Đã ký)

 

Huỳnh Đức Thơ