NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ
Quy định chi tiết thi hành một số điều của
Pháp lệnh Tình trạng khẩn cấp trong trường hợp có thảmhoạ lớn, dịch bệnh nguy hiểm
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh tình trạng khẩn cấp ngày 23 tháng 3 năm 2000;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Bộ trưởngBộ Y tế,
NGHỊ ĐỊNH:
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.Phạm vi điều chỉnh
Nghịđịnh này quy định chi tiết việc tổ chức thi hành Nghị quyết của Uỷ ban Thườngvụ Quốc hội hoặc Lệnh của Chủ tịch nước ban bố tình trạng khẩn cấp khi có thảmhọa lớn, dịch bệnh nguy hiểm (sau đây gọi là tình trạng khẩn cấp) và áp dụngcác biện pháp đặc biệt trong tình trạng khẩn cấp.
Điều 2. Các nguyên tắc tổ chức thi hành Nghị quyết của Uỷ ban Thườngvụ Quốc hội, Lệnh của Chủ tịch nước ban bố tình trạng khẩn cấp và áp dụng cácbiện pháp đặc biệt trong tình trạng khẩn cấp
Việctổ chức thi hành Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Lệnh của Chủ tịch nướcban bố tình trạng khẩn cấp và áp dụng các biện pháp đặc biệt phải tuân thủ cácnguyên tắc sau đây:
1.Bảo đảm sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện, tuyệt đối của Đảng Cộng sản Việt Nam;
2.Bảo đảm sự chỉ đạo tập trung, thống nhất của Thủ tướng Chính phủ theo quy địnhcủa Pháp lệnh tình trạng khẩn cấp và Nghị định này;
3.Ưu tiên cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức và của nhân dân; ưutiên ứng cứu các địa bàn bị hậu quả nặng; hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả dothảm hoạ và dịch bệnh gây ra;
4.Chấp hành tuyệt đối và triển khai khẩn trương, kịp thời các quyết định, mệnhlệnh, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, của Ban chỉ đạo thi hành Nghị quyết củaUỷ ban Thường vụ Quốc hội, Lệnh của Chủ tịch nước ban bố tình trạng khẩn cấp(sau đây gọi là Ban chỉ đạo);
5.Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng, các cơ quan, tổ chức và quầnchúng nhân dân để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục hậu quả thảm hoạ, dịch bệnh;
6.Nghiêm cấm việc lợi dụng tình trạng khẩn cấp để xâm phạm lợi ích của Nhà nước,quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Điều 3. Đưa tin về tình trạng khẩn cấp
1.Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, BáoNhân dân, Báo Quân đội nhân dân có trách nhiệm đăng tải ngay toàn văn Nghịquyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội hoặc Lệnh của Chủ tịch nước ban bố tìnhtrạng khẩn cấp, các quyết định của Thủ tướng Chính phủ tổ chức thi hành Nghịquyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội hoặc Lệnh của Chủ tịch nước ban bố tìnhtrạng khẩn cấp; đưa tin kịp thời về các biện pháp đã được áp dụng tại địa bàncó tình trạng khẩn cấp và tình hình khắc phục hậu quả thảm hoạ, dịch bệnh; đăngtải toàn văn Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội hoặc Lệnh của Chủ tịch nướcbãi bỏ tình trạng khẩn cấp.
Nghịquyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội hoặc Lệnh của Chủ tịch nước ban bố hoặc bãibỏ tình trạng khẩn cấp được niêm yết công khai tại trụ sở các cơ quan, tổ chứcvà những nơi đông người qua lại.
2.Các báo khác ở Trung ương và địa phương, các đài phát thanh, truyền hình địa phươngvà các phương tiện thông tin đại chúng khác ở cơ sở có trách nhiệm đưa tin vềviệc ban bố tình trạng khẩn cấp và quá trình khắc phục hậu quả thảm hoạ, dịchbệnh.
CHƯƠNG II
TỔ CHỨC THI HÀNH NGHỊ QUYẾT CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐCHỘI
HOẶC LỆNH CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC BAN BỐ TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP
Điều 4. Ban chỉ đạo
1.Khi tình trạng khẩn cấp được ban bố, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lậpBan chỉ đạo và quy định chế độ làm việc của Ban chỉ đạo để giúp Thủ tướng triểnkhai thi hành Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội hoặc Lệnh của Chủ tịch nướcban bố tình trạng khẩn cấp.
Căncứ vào phạm vi địa bàn được ban bố tình trạng khẩn cấp và tính chất của thảmhoạ, dịch bệnh, Thủ tướng có thể tự mình hoặc chỉ định một Phó Thủ tướng hoặcmột Bộ trưởng quy định tại điểm a khoản 2 Điều này làm Trưởng Ban chỉ đạo.
2.Ban chỉ đạo do Thủ tướng hoặc Phó Thủ tướng làm Trưởng Ban chỉ đạo gồm cácthành viên sau đây:
a)Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học, Công nghệ vàMôi trường, Y tế;
b)Đại diện lãnh đạo Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính và Uỷ ban Trung ươngMặt trận Tổ quốc Việt Nam;
c)Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có tìnhtrạng khẩn cấp.
Trongtrường hợp xét thấy cần thiết, Thủ tướng Chính phủ chỉ định các thành viên kháctham gia Ban chỉ đạo.
3.Ban chỉ đạo do Bộ trưởng làm Trưởng Ban chỉ đạo gồm các thành viên sau đây:
a)Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có tìnhtrạng khẩn cấp;
b)Đại diện các cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm a và b khoản 2 Điều này;
c)Người đứng đầu các Sở, Ban, ngành có liên quan ở địa phương và Chủ tịch Uỷ bannhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có tình trạng khẩn cấp.
4.Ban chỉ đạo có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a)Tham mưu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ các biện pháp triển khai thi hànhNghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội hoặc Lệnh của Chủ tịch nước ban bốtình trạng khẩn cấp;
b)Tổng hợp, đánh giá tình hình thảm hoạ, dịch bệnh tại địa bàn có tình trạng khẩncấp để báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
c)Thảo luận quán triệt về việc triển khai thực hiện các biện pháp đặc biệt đã đượcThủ tướng Chính phủ quyết định và thảo luận, quyết định các vấn đề quan trọngkhác theo đề nghị của Trưởng Ban chỉ đạo;
d)Quyết định huy động lực lượng thi hành các biện pháp đặc biệt theo quy định tạikhoản 2 Điều 5 của Nghị định này;
đ)Tổ chức việc tiếp nhận sự hỗ trợ của các lực lượng cứu hộ, cứu nạn quốc tế theoquyết định của Thủ tướng Chính phủ;
e)Chỉ đạo việc quản lý, phân bổ và thực hiện kiểm tra, giám sát việc sử dụngnguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước hoặc huy động từ sự đóng góp tựnguyện của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, từ nguồn viện trợ của cáctổ chức quốc tế và của tổ chức, cá nhân nước ngoài để khắc phục hậu quả thảmhoạ, dịch bệnh;
g)Các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Thủ tướng Chính phủ giao.
5.Trưởng Ban chỉ đạo có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a)Phân công, giao trách nhiệm chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ cụ thể cho các thànhviên Ban chỉ đạo;
b)Ban hành các quyết định, mệnh lệnh, chỉ thị để triển khai thực hiện các biệnpháp đặc biệt trong tình trạng khẩn cấp;
c)Quyết định theo thẩm quyền hoặc kiến nghị việc áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏviệc áp dụng các biện pháp đặc biệt trong tình trạng khẩn cấp;
d)Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp đặc biệt trong tình trạng khẩncấp.
TrưởngBan chỉ đạo là Phó Thủ tướng hoặc Bộ trưởng chịu trách nhiệm trước Thủ tướngChính phủ về việc triển khai thi hành Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hộihoặc Lệnh của Chủ tịch nước ban bố tình trạng khẩn cấp và các quyết định, mệnhlệnh, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.
Thànhviên Ban chỉ đạo chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban chỉ đạo về việc thực hiệncác nhiệm vụ được phân công và có thể được Trưởng Ban chỉ đạo uỷ quyền quyếtđịnh một số công việc cụ thể.
6.Ban chỉ đạo giải thể khi tình trạng khẩn cấp được bãi bỏ, trừ trường hợp Nghịquyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội hoặc Lệnh của Chủ tịch nước bãi bỏ tìnhtrạng khẩn cấp có quy định khác.
Điều 5. Cơ quan, tổ chức và người có trách nhiệm thi hành cácbiện pháp đặc biệt
1.Cơ quan, tổ chức và người có trách nhiệm thi hành các biện pháp đặc biệt trongtình trạng khẩn cấp là Ban chỉ đạo, các thành viên Ban chỉ đạo, các cơ quan cóđại diện là thành viên Ban chỉ đạo theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ vàcác lực lượng quy định tại khoản 2 Điều này.
2.Lực lượng thi hành các biện pháp đặc biệt trong tình trạng khẩn cấp bao gồm cáclực lượng cứu hộ, cứu nạn; cán bộ, nhân viên y tế; cán bộ, nhân viên các cơquan bảo vệ môi trường, nông nghiệp và phát triển nông thôn; lực lượng quânđội, công an, dân quân tự vệ, giao thông công chính, thông tin liên lạc và cáclực lượng khác được Ban chỉ đạo huy động hoặc tình nguyện tham gia khắc phụchậu quả thảm họa, dịch bệnh.
Cáclực lượng nói trên được tổ chức thành các đơn vị và đặt dưới sự chỉ đạo, điềuhành tập trung thống nhất của Ban chỉ đạo.
3.Khi thi hành nhiệm vụ, cán bộ, chiến sĩ, nhân viên thuộc lực lượng thi hành cácbiện pháp đặc biệt trong tình trạng khẩn cấp phải đeo phù hiệu theo quy địnhcủa Thủ tướng Chính phủ; phải chấp hành nghiêm chỉnh mọi quyết định, mệnh lệnh,chỉ thị của Trưởng Ban chỉ đạo và của Ban chỉ đạo, các quy định của pháp luật,điều lệnh, quy tắc chuyên môn nghiệp vụ và thực hiện đúng chức trách được giao;phải dựa vào sự hỗ trợ và chịu sự giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cáctổ chức thành viên.
Cánbộ, chiến sĩ, nhân viên thuộc lực lượng thi hành các biện pháp đặc biệt trongtình trạng khẩn cấp bị thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ trong khi thi hànhnhiệm vụ được hưởng các chế độ chính sách theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 6.Trách nhiệm của các Bộ, ngành
1.Các Bộ, ngành có đại diện là thành viên Ban chỉ đạo có trách nhiệm:
a)Trực tiếp theo dõi, đánh giá tình hình về những vấn đề thuộc phạm vi quản lýcủa mình tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp báo cáo Ban chỉ đạo;
b)Chủ động đề xuất phương án khắc phục hậu quả thảm hoạ, dịch bệnh; tham mưu đểBan chỉ đạo và Trưởng Ban chỉ đạo kịp thời ban hành các quyết định, mệnh lệnh,chỉ thị triển khai thực hiện các biện pháp đặc biệt đã được Thủ tướng Chính phủquyết định;
c)Cử, biệt phái hoặc điều động cán bộ, chiến sĩ, nhân viên thuộc quyền quản lýcủa mình tham gia lực lượng thi hành các biện pháp đặc biệt trong tình trạngkhẩn cấp theo yêu cầu của Ban chỉ đạo, trừ trường hợp việc điều động thuộc thẩmquyền của Chủ tịch nước;
d)Tổ chức huy động, tập trung phương tiện, vật tư, trang thiết bị thuộc quyềnquản lý của mình để chủ động hỗ trợ khắc phục hậu quả thảm hoạ, dịch bệnh khicần thiết;
đ)Trực tiếp chỉ đạo thi hành hoặc hướng dẫn địa phương thi hành các biện pháp đặcbiệt trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của mình;
e)Đáp ứng kịp thời các yêu cầu khác của Ban chỉ đạo.
2.Các Bộ, ngành khác trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình cótrách nhiệm đáp ứng kịp thời yêu cầu của Ban chỉ đạo về huy động lực lượng, phươngtiện, vật tư, trang thiết bị khắc phục hậu quả thảm hoạ, dịch bệnh; hướng dẫnxử lý các khó khăn, vướng mắc về chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến tráchnhiệm quản lý của mình trong quá trình khắc phục hậu quả thảm hoạ, dịch bệnh vàđáp ứng kịp thời các yêu cầu khác của Ban chỉ đạo.
3.Bộ Tài chính có trách nhiệm kịp thời hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước đểkhắc phục hậu quả thảm hoạ, dịch bệnh theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 7. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp
1.Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tại địa bàn có tình trạngkhẩn cấp có trách nhiệm:
a)Thông báo ngay cho các Uỷ ban nhân dân cấp dưới, các cơ quan, ban ngành trựcthuộc và nhân dân địa phương về việc ban bố tình trạng khẩn cấp, các biện phápđược quyết định áp dụng tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp và các quyết định,mệnh lệnh, chỉ thị của Ban chỉ đạo và của Trưởng Ban chỉ đạo;
b)Chấp hành các quyết định, mệnh lệnh, chỉ thị của Ban chỉ đạo và của Trưởng Banchỉ đạo;
c)Thi hành các biện pháp đặc biệt trong tình trạng khẩn cấp theo sự phân công củaBan chỉ đạo; phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức, cáclực lượng thi hành các biện pháp đặc biệt trong tình trạng khẩn cấp thực hiệnnhiệm vụ;
d)Tổ chức và chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, lực lượng ở địa phương thực hiện cácbiện pháp khắc phục hậu quả thảm hoạ, dịch bệnh;
đ)Hướng dẫn nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp,các quyết định, mệnh lệnh, chỉ thị của Ban chỉ đạo và Trưởng Ban chỉ đạo;
e)Lập kế hoạch, phương án cụ thể sơ tán người, tài sản kịp thời nhằm bảo vệ vàhạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản tại địa bàn có tìnhtrạng khẩn cấp;
g)Huy động lực lượng, kinh phí, vật tư, phương tiện hiện có của địa phương vàđộng viên nhân dân đóng góp nhân lực, vật lực tham gia khắc phục hậu quả thảmhoạ, dịch bệnh;
h)Bảo đảm an ninh trật tự tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp;
i)Bảo đảm các cơ quan, đơn vị thuộc các ngành giao thông công chính, điện, nước,bưu chính, viễn thông, phát thanh, truyền hình, vệ sinh, y tế địa phương duytrì hoạt động thường xuyên, liên tục trong thời gian có tình trạng khẩn cấp;
k)Thường xuyên báo cáo Ban chỉ đạo về kết quả khắc phục hậu quả thảm hoạ, dịchbệnh trên địa bàn; kịp thời kiến nghị Ban chỉ đạo báo cáo đề nghị Thủ tướngChính phủ quyết định huỷ bỏ việc áp dụng các biện pháp đặc biệt ở những vùng,địa phương đã ổn định được tình hình.
2.Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh tại địa bàn có tìnhtrạng khẩn cấp có trách nhiệm:
a)Thi hành các nhiệm vụ khắc phục hậu quả thảm hoạ, dịch bệnh theo sự phân côngcủa Ban chỉ đạo, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
b)Tổ chức sơ tán người, tài sản kịp thời theo kế hoạch, phương án của Uỷ ban nhândân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
c)Thường xuyên báo cáo Ban chỉ đạo, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương về kết quả khắc phục hậu quả thảm hoạ, dịch bệnh trên địa bàn;
d)Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định tại các điểm a, b, d, đ, g, h và ikhoản 1 Điều này trong phạm vi địa bàn thuộc quyền quản lý của mình.
3.Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp cótrách nhiệm:
a)Thi hành các nhiệm vụ khắc phục hậu quả thảm hoạ, dịch bệnh theo sự phân côngcủa Uỷ ban nhân dân cấp trên;
b)Trực tiếp thực hiện việc sơ tán người, tài sản theo kế hoạch, phương án và sựchỉ đạo của Uỷ ban nhân dân cấp trên;
c)Tổ chức, hỗ trợ nhân dân trên địa bàn do mình quản lý duy trì các dịch vụ sinhhoạt thiết yếu trong thời gian có tình trạng khẩn cấp;
d)Thường xuyên báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp trên về kết quả khắc phục hậu quả thảmhoạ, dịch bệnh trên địa bàn;
đ)Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định tại các điểm a, b, đ, g và h khoản 1Điều này trong phạm vi địa bàn thuộc quyền quản lý của mình.
4.Uỷ ban nhân dân các cấp ngoài địa bàn có tình trạng khẩn cấp có trách nhiệmthông báo ngay cho nhân dân địa phương về việc ban bố tình trạng khẩn cấp vàcác biện pháp được quyết định áp dụng tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp; hướngdẫn nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp, các quyếtđịnh, mệnh lệnh, chỉ thị của Ban chỉ đạo và của Trưởng Ban chỉ đạo; động viênnhân dân đóng góp nhân lực, vật lực cứu trợ nhân dân tại địa bàn có tình trạngkhẩn cấp; đáp ứng kịp thời yêu cầu của Ban chỉ đạo về huy động lực lượng, phươngtiện, vật tư, trang thiết bị khắc phục hậu quả thảm hoạ, dịch bệnh và các yêucầu khác của Ban chỉ đạo.
Điều 8.Giải quyết việc hoàn trả hoặc bồi thường phương tiện, tài sản đã trưng dụng saukhi tình trạng khẩn cấp được bãi bỏ
1.Sau khi tình trạng khẩn cấp được bãi bỏ, các cơ quan đã trưng dụng phương tiện,tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thời gian có tình trạng khẩn cấp cótrách nhiệm hoàn trả ngay phương tiện, tài sản đó cho chủ sở hữu hoặc ngườiquản lý, sử dụng hợp pháp; trong trường hợp cơ quan trưng dụng bị giải thể, thìtrước khi giải thể, cơ quan đó có trách nhiệm bàn giao toàn bộ hồ sơ, giấy tờvề trưng dụng và các phương tiện, tài sản bị trưng dụng chưa kịp hoàn trả choUỷ ban nhân dân cấp tỉnh, nơi lưu giữ phương tiện, tài sản đó để tiếp tục giảiquyết việc hoàn trả.
2.Trong trường hợp phương tiện, tài sản bị mất mát, hư hỏng hoặc không thể hoàntrả lại được, thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có phương tiện, tài sản đó được bồithường theo quy định của pháp luật.
Kinhphí bồi thường được cấp từ ngân sách nhà nước.
3.Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan hướng dẫn thi hành quyđịnh tại Điều này.
CHƯƠNG III
CÁC BIỆN PHÁP ĐẶC BIỆT ĐƯỢC ÁP DỤNG TRONG TÌNH TRẠNGKHẨN CẤP
MỤC 1
CÁC BIỆN PHÁP ĐẶC BIỆT TRONG TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP VỀ THẢMHỌA LỚN
Điều 9. Tổ chức cấp cứu và cứu hộ người bị nạn, tạm thời sơ tánnhân dân ra khỏi nơi nguy hiểm, trợ giúp nhân dân ổn định đời sống
Tạiđịa bàn có tình trạng khẩn cấp có thể áp dụng các biện pháp sau đây để tổ chứccấp cứu và cứu hộ người bị nạn, tạm thời sơ tán nhân dân ra khỏi nơi nguy hiểm,trợ giúp nhân dân ổn định đời sống:
1.Huy động mọi nguồn lực để cứu hộ, tổ chức cấp cứu kịp thời người bị nạn;
2.Lập các trạm cấp cứu tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp để tiếp nhận, cấp cứungười bị nạn;
3.Thành lập các đội cấp cứu lưu động được trang bị dụng cụ y tế, thuốc men, phươngtiện để phát hiện và cấp cứu tại chỗ người bị nạn, sẵn sàng chuyển người bị nạnvề các trạm cấp cứu hoặc cơ sở khám chữa bệnh gần nhất;
4.Tổ chức việc tiếp nhận, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phícho nhân dân tại các trạm cấp cứu, cơ sở khám chữa bệnh; huy động các cơ sởkhám chữa bệnh tư nhân tham gia cứu chữa cho người bị nạn;
5.Huy động lực lượng và phương tiện cần thiết để nhanh chóng sơ tán nhân dân rakhỏi nơi nguy hiểm;
6.Cấp phát nguyên vật liệu, huy động nhân lực dựng các lán trại để bố trí chỗ ởtạm thời cho nhân dân ở nơi sơ tán;
7.Cấp phát miễn phí lương thực, thực phẩm, quần áo, chăn màn và những thứ thiếtyếu khác để giúp nhân dân ổn định cuộc sống trong thời gian sơ tán;
8.Các biện pháp cần thiết khác.
Điều 10. Cứu hộ và tăng cường bảo vệ các công trình phòng, chốngthiên tai đang bị sự cố hoặc có nguy cơ xảy ra nguy hiểm
Tạiđịa bàn có tình trạng khẩn cấp có thể áp dụng các biện pháp sau đây để cứu hộ,tăng cường bảo vệ các công trình phòng, chống thiên tai đang bị sự cố hoặc cónguy cơ xảy ra nguy hiểm, bảo vệ an toàn các khu vực xung yếu, hạn chế đến mứcthấp nhất những thiệt hại đối với tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, thiệthại đến tính mạng và tài sản của nhân dân:
1.Huy động mọi nguồn lực để cứu hộ khẩn cấp những công trình phòng, chốngthiên tai đang bị sự cố;
2.Nhanh chóng sửa chữa các công trình phòng, chống thiên tai bị hư hỏng; khẩn trươnggia cố các công trình có nguy cơ xảy ra nguy hiểm;
3.Tăng cường tuần tra, canh gác tại các công trình phòng, chống thiên tai để sớmphát hiện và xử lý các sự cố;
4.Các biện pháp khác để bảo vệ, cứu hộ công trình phòng, chống thiên tai.
Điều 11.Phân lũ, chậm lũ để giảm bớt hậu quả thảm hoạ
1.Tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp có thể áp dụng các biện pháp phân lũ, chậmlũ sau đây để giảm bớt hậu quả lũ lụt:
a)Điều tiết các hồ nước có liên quan trong khu vực để cắt, giảm lũ;
b)Phân lũ vào các sông khi các hồ nước trong khu vực đã sử dụng hết khả năng cắt,giảm lũ mà mực nước vẫn tiếp tục tăng nhanh;
c)Sử dụng các vùng chậm lũ theo phương án đã được duyệt;
d)Trong trường hợp đã áp dụng các biện pháp quy định tại các điểm a, b và c khoản1 Điều này mà vẫn còn nguy cơ đe doạ trực tiếp các khu vực xung yếu cần bảo vệthì tiến hành cho tràn hoặc phá những đoạn đê nhất định để phân lũ vào các khuvực chậm lũ khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2.Ban chỉ đạo phòng, chống lụt bão Trung ương xây dựng phương án phân lũ, chậm lũcụ thể áp dụng trong tình trạng khẩn cấp trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Điều 12. Bảo vệ hoặc di chuyển tài sản, kho tàng, di sản văn hoára khỏi nơi nguy hiểm
Tạiđịa bàn có tình trạng khẩn cấp có thể áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệhoặc di chuyển tài sản, kho tàng, di sản văn hoá ra khỏi nơi nguy hiểm:
1.Huy động lực lượng, phương tiện để di chuyển tài sản, kho tàng, di sản văn hoára khỏi nơi nguy hiểm và tổ chức lực lượng bảo vệ, tránh mất mát, hư hỏng;
2.Tăng cường bảo vệ những tài sản, kho tàng, di sản văn hoá không thể di chuyểnngay được ra khỏi nơi nguy hiểm;
3.Cấm người không có nhiệm vụ vào khu vực bảo vệ các tài sản, kho tàng; tạm thờiđình chỉ việc tham quan những khu vực có di sản văn hoá cần bảo vệ;
4.Các biện pháp cần thiết khác.
Điều 13. Dành và ưu tiên chuyên chở vật tư, nguyên liệu, thuốcphòng bệnh, thuốc chữa bệnh, hoá chất xử lý dịch bệnh, lương thực, thực phẩm,hàng hoá cần thiết đến những nơi bị thảm họa
Khicó tình trạng khẩn cấp có thể áp dụng các biện pháp sau đây để dành và ưu tiênchuyên chở vật tư, nguyên liệu, thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh, hoá chất đểxử lý dịch bệnh và ô nhiễm môi trường, lương thực, thực phẩm, hàng hoá cầnthiết (sau đây gọi là vật tư, hàng hoá) đến những nơi bị thảm họa:
1.Xuất kho dự trữ quốc gia và huy động từ các nguồn khác vật tư, hàng hoá để cứutrợ và chữa trị cho nhân dân ở những nơi bị thảm họa;
2.Tổ chức tiếp nhận hàng cứu trợ, viện trợ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong vàngoài nước để chuyên chở đến những nơi bị thảm họa;
3.Huy động mọi phương tiện cần thiết và ưu tiên chuyên chở vật tư, hàng hoá đếnnhững nơi bị thảm họa;
4.Tạm đình chỉ các chuyến vận chuyển hàng hoá theo lịch trình để dành phương tiệnchuyên chở vật tư, hàng hoá đến những nơi bị thảm họa;
5.Tăng cường các chuyến vận chuyển hàng hoá cần thiết bằng đường không, đường bộ,đường thuỷ đến những nơi bị thảm họa;
6.Áp dụng các loại ưu tiên về giaothông, miễn các loại phí giao thông đối với phương tiện làm nhiệm vụ vận chuyểnvật tư, hàng hoá đến những nơi bị thảm họa;
7.Các biện pháp cần thiết khác.
Điều 14. Tăng cường các biện pháp phòng, chống cháy, nổ
1.Tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp có thể áp dụng các biện pháp phòng, chốngcháy, nổ sau đây:
a)Bố trí lực lượng bảo vệ nghiêm ngặt các kho xăng dầu, kho chứa chất nổ, hoáchất hoặc các chất đặc biệt nguy hiểm cháy, nổ hoặc di chuyển kho chứa các chấtđó đến nơi an toàn;
b)Huy động lực lượng, huy động hoặc trưng dụng phương tiện, tài sản để hỗ trợ lựclượng phòng cháy, chữa cháy ngăn chặn cháy lan và dập tắt đám cháy, cứu người,cứu tài sản;
c)Đặt lực lượng phòng cháy, chữa cháy trong tình trạng trực chiến;
d)Lực lượng, phương tiện khi làm nhiệm vụ chữa cháy được hưởng mọi ưu tiên vềgiao thông theo quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
đ)Tạm đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, cơ sở sảnxuất, kinh doanh, dịch vụ khi cần thiết;
e)Ngừng cấp điện ở những nơi có nguy cơ xảy ra cháy, nổ điện;
g)Các biện pháp phòng, chống cháy nổ cần thiết khác.
2.Việc chữa cháy trụ sở và nhà ở của các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quanlãnh sự và cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế được thực hiện theo quyđịnh của Luật Phòng cháy và chữa cháy.
Điều 15. Các biện pháp quản lý đặc biệt về giá
Tạiđịa bàn có tình trạng khẩn cấp có thể áp dụng các biện pháp quản lý đặc biệt vềgiá sau đây đối với lương thực, thực phẩm, thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh vàmột số hàng hoá thiết yếu khác:
1.Quyết định mức giá tối đa đối với từng loại hàng hoá;
2.Quy định điều kiện hoặc hạn mức phân phối đối với từng loại hàng hoá;
3.Phát hành tem, phiếu, tích kê hoặc áp dụng các biện pháp khác để kiểm soát việcphân phối hàng hoá;
4.Quyết định nơi phân phối hàng hoá;
5.Tăng cường việc kiểm tra, kiểm soát giá cả;
6.Xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, mua vét hàng hoá hoặc các hành vi khác vi phạmquy định về giá tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp;
7.Các biện pháp quản lý đặc biệt khác.
Điều 16. Huy động nhân lực, vật tư, phương tiện, tài sản để cứuhộ và khắc phục hậu quả thảm hoạ
1.Tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp có thể áp dụng các biện pháp huy động nhânlực, vật tư, phương tiện, tài sản sau đây để cứu hộ và khắc phục hậu quả thảmhoạ:
a)Huy động lực lượng quân đội, công an, dân quân tự vệ để cứu người, sơ tán nhândân, cứu tài sản của Nhà nước, của tổ chức và nhân dân, ngăn chặn, khắc phụchậu quả thảm hoạ. Việc điều động lực lượng vũ trang ngoài địa bàn có tình trạngkhẩn cấp trong trường hợp cần thiết được thực hiện theo quyết định của Chủ tịchnước;
b)Huy động cán bộ, công chức và nhân dân để cứu người, sơ tán nhân dân, cứu tàisản của Nhà nước, của tổ chức và nhân dân, ngăn chặn, khắc phục hậu quả thảmhoạ;
c)Huy động vật tư, phương tiện của các cơ quan, tổ chức, cá nhân để cứu người, sơtán nhân dân, cứu tài sản của Nhà nước, của tổ chức và nhân dân, ngăn chặn vàkhắc phục hậu quả thảm họa. Trong trường hợp cần thiết thì trưng dụng phươngtiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2.Việc huy động lực lượng, huy động hoặc trưng dụng vật tư, phương tiện, tài sảnđược thực hiện tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp; nếu vẫn chưa đáp ứng đượcyêu cầu, thì có thể huy động hoặc trưng dụng thêm từ các cơ quan, tổ chức, cánhân ngoài địa bàn có tình trạng khẩn cấp.
3.Việc trưng dụng phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân phải được cơquan trưng dụng xác nhận theo quy định của Bộ Tài chính.
Phươngtiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân được trưng dụng theo quy định tạiĐiều này được hoàn trả ngay cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc sử dụng hợp phápkhi không còn nhu cầu sử dụng nữa hoặc khi tình trạng khẩn cấp đã được bãi bỏ;nếu mất mát hoặc hư hỏng thì giải quyết bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 17. Chế độ thông tin liên lạc và sử dụng phương tiện thôngtin liên lạc
Tạiđịa bàn có tình trạng khẩn cấp có thể áp dụng các quy định đặc biệt sau đây vềthông tin liên lạc và sử dụng phương tiện thông tin liên lạc:
1.Thiết lập đường dây nóng giữa Thủ tướng Chính phủ và Ban chỉ đạo;
2.Lập các trạm, tuyến thông tin liên lạc bảo đảm hoạt động của Ban chỉ đạo từ trụsở tới các khu vực xảy ra thảm hoạ;
3.Ưu tiên sử dụng miễn cước dịch vụ viễn thông phục vụ các hoạt động khắc phụchậu quả thảm hoạ, dịch bệnh tại trụ sở Ban chỉ đạo;
4.Huy động cán bộ, nhân viên cơ quan bưu chính viễn thông trực 24/24 giờ để bảođảm thông tin thông suốt trên toàn tuyến và sẵn sàng khắc phục kịp thời các sựcố về thông tin;
5.Huy động hoặc trưng dụng các phương tiện thông tin liên lạc của cơ quan, tổchức hoặc cá nhân khi cần thiết;
6.Các quy định đặc biệt khác về thông tin liên lạc và sử dụng phương tiện thôngtin liên lạc trong tình trạng khẩn cấp.
Điều 18. Bảo đảm an ninh, trật tự tại địa bàn có tình trạng khẩncấp
Tạiđịa bàn có tình trạng khẩn cấp có thể áp dụng các biện pháp bảo đảm an ninh,trật tự an toàn xã hội sau đây:
1.Huy động lực lượng quân đội, công an, dân quân tự vệ và quần chúng nhân dântham gia tuần tra, canh gác, bảo vệ an ninh, trật tự; thành lập các Tổ công tácduy trì an ninh, trật tự khi cần thiết;
2.Ngăn chặn mọi hành vi gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự và việc khắc phục hậuquả thảm họa;
3.Ngăn chặn, bắt giữ ngay người gây rối trật tự ở nơi có tình trạng khẩn cấp hoặccó hành vi khác vi phạm pháp luật;
4.Các biện pháp cần thiết khác để bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội.
Điều 19. Hạn chế người, phương tiện vào những khu vực nguy hiểm
1.Tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp có thể áp dụng các biện pháp sau đây để hạnchế người, phương tiện vào những khu vực nguy hiểm:
a)Đặt các biển báo hiệu và lập các trạm canh gác, kiểm soát cố định hoặc lưu độngtại những khu vực nguy hiểm;
b)Cấm người, phương tiện không có nhiệm vụ vào những khu vực nguy hiểm;
c)Kiểm soát chặt chẽ người, phương tiện vào những khu vực nguy hiểm;
d)Hạn chế ra khỏi khu vực nguy hiểm quy định tại các điểm d, đ và e khoản 2 Điềunày;
đ)Các biện pháp hạn chế cần thiết khác.
2.Những khu vực sau đây có thể được tuyên bố là khu vực nguy hiểm:
a)Khu vực có nhà cửa, công trình xây dựng đang có nguy cơ sập đổ;
b)Khu vực đang có cháy lớn;
c)Khu vực đang có bão, lũ lớn, nước xoáy hoặc có nguy cơ lở đất;
d)Khu vực có tác nhân hoá học độc hại, nguy hiểm không kiểm soát được;
đ)Khu vực xuất hiện các loại dịch bệnh nguy hiểm;
e)Khu vực có các yếu tố khác nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ con người.
Điều 20. Vệ sinh môi trường sống, phòng, chống dịch bệnh ở nơicó thảm hoạ
Tạiđịa bàn có tình trạng khẩn cấp có thể áp dụng các biện pháp sau đây để vệ sinhmôi trường sống, phòng, chống dịch bệnh:
1.Tổ chức xử lý y tế và chôn cất người chết, xác động vật;
2.Xác định các nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm bẩn và có biện pháp xử lý vệ sinhkịp thời;
3.Cung cấp kịp thời các loại hoá chất, thuốc men cần thiết để đáp ứng yêu cầu vệsinh môi trường sống, phòng, chống dịch bệnh;
4.Các biện pháp vệ sinh môi trường sống, phòng, chống dịch bệnh cần thiết kháctheo quy định của pháp luật.
MỤC 2
CÁC BIỆN PHÁP ĐẶC BIỆT
trong tìnhtrạng khẩn cấp về dịch bệnh nguy hiểm
Điều 21. Tổ chức cấp cứu, khám chữa bệnh
Tạiđịa bàn có tình trạng khẩn cấp có thể áp dụng các biện pháp sau đây để tổ chứccấp cứu, khám chữa bệnh cho người bị nhiễm bệnh và có nguy cơ bị nhiễm bệnh:
1.Phân loại, sơ cứu, cấp cứu kịp thời người bị nhiễm bệnh theo phác đồ hướng dẫnthống nhất của Bộ Y tế;
2.Tổ chức điều trị miễn phí cho những người bị nhiễm bệnh;
3.Lập các trạm chống dịch tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp để tiếp nhận, cấpcứu người bị nhiễm bệnh;
4.Thành lập các đội cấp cứu lưu động được trang bị dụng cụ y tế, thuốc men, phươngtiện để phát hiện và cấp cứu tại chỗ người bị nhiễm bệnh, sẵn sàng chuyển ngườibị nhiễm bệnh về các trạm chống dịch nơi gần nhất;
5.Tập trung phương tiện, thuốc men, trang thiết bị y tế, chuẩn bị giường bệnh,phòng khám, điều trị và bố trí cán bộ y tế chuyên môn trực 24/24 giờ để sẵnsàng cấp cứu, khám chữa bệnh miễn phí cho người bị nhiễm bệnh và người có nguycơ bị nhiễm bệnh;
6.Huy động các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân tham gia cấp cứu, khám chữa bệnh chongười bị nhiễm bệnh, người có nguy cơ bị nhiễm bệnh;
7.Các biện pháp cần thiết khác.
Điều 22.Hạn chế ra, vào vùng có dịch bệnh; thực hiện kiểm dịch, xử lý y tế đốivới người, phương tiện ra vào vùng có dịch bệnh
Tạiđịa bàn có tình trạng khẩn cấp có thể áp dụng biện pháp sau đây để hạn chế việcra, vào vùng có dịch bệnh, thực hiện kiểm dịch và xử lý y tế đối với người, phươngtiện ra, vào vùng có dịch bệnh:
1.Cấm hoặc hạn chế người, phương tiện không có nhiệm vụ ra, vào vùng có dịchbệnh; trường hợp cần thiết phải ra, vào vùng có dịch bệnh thì phải thực hiệnbiện pháp kiểm dịch y tế bắt buộc;
2.Lập trạm gác, trạm kiểm dịch liên ngành hoặc bố trí các Đội công tác chống dịchkhẩn cấp tại các đầu mối giao thông ra, vào vùng có dịch bệnh để kiểm tra, giámsát và xử lý y tế đối với người, phương tiện ra vào;
3.Tổ chức tuần tra, kiểm soát trên dọc ranh giới địa bàn có tình trạng khẩn cấp,kịp thời ngăn chặn các trường hợp ra, vào trái phép vùng có dịch bệnh và chủđộng phòng, chống dịch có khả năng lan rộng;
4.Thực hiện các biện pháp dự phòng đối với người vào vùng có dịch bệnh theo hướngdẫn của cơ quan y tế;
5.Thực hiện kiểm dịch bắt buộc đối với hàng hoá, vật phẩm, động vật, thực vật,thực phẩm, đồ uống đưa vào hoặc đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh;
6.Kiểm tra và xử lý y tế đối với tất cả các phương tiện ra khỏi vùng có dịchbệnh; chỉ cho phép các phương tiện đã được cấp giấy chứng nhận kiểm dịch y tếra khỏi vùng có dịch bệnh;
7.Các biện pháp cần thiết khác.
Điều 23. Thực hiện các biện pháp ngăn ngừa lây lan dịch bệnh
Tạiđịa bàn có tình trạng khẩn cấp có thể áp dụng các biện pháp sau đây để ngănngừa lây lan dịch bệnh:
1.Cấm đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh những hàng hoá, vật phẩm, động vật, thực vật,thực phẩm, đồ uống có khả năng truyền dịch bệnh;
2.Cấm người, phương tiện không có nhiệm vụ vào nơi có người hoặc động vật ốm,chết do dịch bệnh;
3.Cấm đưa người bị nhiễm bệnh ra khỏi vùng có dịch bệnh; trường hợp phải chuyểnlên tuyến trên phải được phép của Đội trưởng Đội công tác chống dịch khẩn cấp;
4.Các biện pháp ngăn ngừa lây lan dịch bệnh cần thiết khác.
Điều 24.Các biện pháp chống dịch khẩn cấp
1.Tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp có thể áp dụng các biện pháp chống dịch khẩncấp sau đây:
a)Tổng tẩy uế, diệt khuẩn, khử độc ổ dịch;
b)Tổ chức cách ly và điều trị triệt để cho người bị nhiễm dịch bệnh, tiến hànhtheo dõi chặt chẽ sau điều trị đề phòng dịch bệnh tái phát;
c)Tăng cường kiểm tra, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở dịch vụ ănuống công cộng;
d)Tiêu huỷ ngay hàng hoá, vật phẩm có mang tác nhân gây bệnh;
đ)Tổ chức xử lý y tế và chôn cất người chết, xác động vật theo quy định của phápluật;
e)Tăng cường các biện pháp kiểm tra y tế đối với người, phương tiện nhập cảnh,xuất cảnh, hành lý, hàng hoá nhập khẩu, xuất khẩu theo quy định của pháp luật.
2.Ngoài những biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này, tuỳ theo loại dịch bệnh,có thể tiến hành các biện pháp chống dịch bắt buộc khác sau đây:
a)Uống thuốc dự phòng;
b)Sử dụng vắc xin hoặc kháng huyết thanh;
c)Phun hoá chất để diệt véc tơ truyền bệnh;
d)Cách ly, tránh tiếp xúc với nguồn bệnh;
đ)Thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, vệ sinh nước sinh hoạt, vệ sinh môi trườngtheo đúng quy định của pháp luật.
Điều 25.Kiểm tra chặt các cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng; đóng cửa các cơ sởphát hiện có tác nhân gây bệnh
Tạiđịa bàn có tình trạng khẩn cấp có thể áp dụng các biện pháp sau đây để kiểm trachặt các cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng, đóng cửa các cơ sở phát hiện có tácnhân gây bệnh:
1.Kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ của các loại thực phẩm, đồ uống và kiểm dịch cácloại thực phẩm, đồ uống, dụng cụ chế biến dùng trong các cơ sở dịch vụ ăn uống côngcộng;
2.Kiểm tra việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm ở các cơ sở dịch vụ ăn uốngcông cộng; phát hiện và cách ly người bị nhiễm bệnh làm việc trong các cơ sởdịch vụ ăn uống công cộng;
3.Buộc cơ quan, tổ chức, đơn vị kinh tế hoặc cá nhân thực hiện các biện pháp khắcphục tình trạng lây lan dịch bệnh, tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ conngười;
4.Tịch thu và tiêu huỷ những thực phẩm, đồ uống mang tác nhân gây dịch bệnh;
5.Tạm thời đình chỉ hoạt động của các cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng không đủđiều kiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm;
6.Đóng cửa các cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng phát hiện có tác nhân gây bệnh;
7.Các biện pháp cần thiết khác.
Điều 26.Thực hiện biện pháp vệ sinh, phòng, chống dịch bắt buộc trong vùng códịch bệnh
Tạiđịa bàn có tình trạng khẩn cấp có thể áp dụng các biện pháp vệ sinh, phòngchống dịch bắt buộc sau đây:
1.Tổ chức xử lý y tế và chôn cất người chết, xác động vật;
2.Xác định các nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm bẩn và có biện pháp xử lý vệ sinhkịp thời;
3.Kịp thời phát hiện và xử lý y tế những nơi có mầm bệnh;
4.Các biện pháp vệ sinh, phòng, chống dịch bệnh bắt buộc cần thiết khác theo quyđịnh của pháp luật.
Điều 27.Dành và ưu tiên chuyên chở thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh, hoá chất xửlý dịch bệnh, lương thực, thực phẩm, hàng hoá cần thiết đến những vùng có dịchbệnh
Tạiđịa bàn có tình trạng khẩn cấp có thể áp dụng các biện pháp sau đây để dành và ưutiên chuyên chở thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh, hoá chất xử lý dịch bệnh, lươngthực, thực phẩm, hàng hoá cần thiết (sau đây gọi là thuốc men, hàng hoá) đếnnhững vùng có dịch bệnh:
1.Xuất kho dự trữ quốc gia hoặc huy động từ các nguồn khác thuốc men, hàng hoá đểchữa trị và cứu trợ cho nhân dân ở vùng có dịch bệnh;
2.Huy động mọi phương tiện cần thiết và ưu tiên chuyên chở thuốc men, hàng hoáđến vùng có dịch bệnh;
3.Tăng cường các chuyến vận chuyển bằng đường không, đường bộ, đường thuỷ để đưacác loại thuốc men, hàng hoá đến vùng có dịch bệnh;
4.áp dụng các loại ưu tiên về giao thông, miễn các loại phí giao thông đối với phươngtiện làm nhiệm vụ vận chuyển thuốc men, hàng hoá đến vùng có dịch bệnh;
5.Các biện pháp cần thiết khác.
Điều 28.Tổ chức Đội công tác chống dịch khẩn cấp
1.Tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp có thể tổ chức các Đội công tác chống dịchkhẩn cấp thuộc cơ quan y tế, cơ quan kiểm dịch y tế với sự tham gia của cácthầy thuốc, nhân viên y tế thuộc lĩnh vực y tế dự phòng, khám chữa bệnh, xétnghiệm và các thành phần khác.
2.Đội công tác chống dịch khẩn cấp có nhiệm vụ triển khai các biện pháp chốngdịch khẩn cấp và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quyết định và sự điều độngcủa Ban chỉ đạo.
CHƯƠNG IV
KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 29. Khen thưởng
Cơquan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân và cá nhân có thành tích trong việcthực hiện các quy định về tình trạng khẩn cấp được khen thưởng theo quy địnhchung của Nhà nước.
Điều30. Xử lý vi phạm
1.Người nào vi phạm các quy định của Nghị định này và các quy định khác của phápluật về tình trạng khẩn cấp thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xửphạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2.Người nào trong khi thi hành nhiệm vụ được giao vi phạm các quy định của Nghịđịnh này và các quy định khác của pháp luật về tình trạng khẩn cấp thì tuỳ theotính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hìnhsự.
CHƯƠNG V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 31. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
1.Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
2.Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ,Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu tráchnhiệm thi hành Nghị định này./.