Sign In

CHỈ THỊ

Về việc tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

________________________

Trong thời gian qua việc khai thác sử dụng tài nguyên nước nói chung và nước ngầm dưới đất nói riêng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã được các ngành, các cấp quan tâm, đáp ứng được nhu cầu nước sinh hoạt và sản xuất của nhân dân ... Tuy nhiên, hiện nay do nhu cầu cấp nước ngày càng trở nên bức xúc, đòi hỏi cao cả về số lượng lẫn chất lượng của nguồn nước sinh hoạt và sản xuất, đã gây ra áp lực rất lớn khó có thể đáp ứng đầy đủ trong thời gian ngắn. Vì thế, nhiều tổ chức, cá nhân đã tự ý thi công, khai thác sử dụng tài nguyên nước, nhất là khai thác tràn lan nước ngầm dưới đất, không chấp hành các quy định của Nhà nước trong quản lý tài nguyên nước, đã gây ra không ít khó khăn cho công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước. Bên cạnh đó, công tác quản lý tài nguyên nước cũng còn nhỉêu bất cập, chưa sát với thực tế, chưa điều tra đánh giá được trữ lượng tài nguyên nước, trong đó có nước dưới đất; chưa lập quy hoạch, kế hoạch phát triển tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh, cũng như chưa có biện pháp khai thác, sử dụng tiết kiệm và bảo vệ nguồn tài nguyên nước hiệu quả theo hướng phát triển bền vững.

Căn cứ Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; Nghị định số 34/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước; Thông tư 02/2005/TT-BTNMT ngày 24/6/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ và Chỉ thị số 02/2004/CT-BTNNMT ngày 02 tháng 6 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước dưới đất, Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ thị:

1. Các ngành, các cấp tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về tài nguyên nước rộng rãi trong nhân dân, chấp hành nghiêm túc các quy định của Nhà nước trong việc khai thác và bảo vệ nguồn nước phục vụ phát triển kinh tế- xã hội trước mẳt và lâu dài; nâng cao nhận thức của nhân dân, các tổ chức, đoàn thể trong kiểm tra, giám sát các hoạt động thi công các công trình thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước tiên địa bàn toàn tỉnh, phối hợp với các cơ quan chức năng trong quản lý, bảo vệ nguồn tài nguyên nước có hiệu quả.

- Nghiêm cấm mọi tổ chức, cá nhân khoan giếng tầng nông dưới bất cứ hình thức nào trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, trường hợp đặc biệt khi có yêu cầu thì phải được Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép mới được thực hiện.

- Hạn chế khoan giếng tầng sâu trong phạm vi nội ô thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công và thị trấn các huyện.

- Ưu tiên khai thác nước dưới đất có chất lượng nước tốt để phục vụ cho ăn uống, sinh hoạt, chế biến lương thực, thực phẩm. Chỉ xem xét cho khai thác nước dưới đất phục vụ chăn nuôi, sản xuất, kinh doanh dịch vụ và phục vụ cho các mục đích khác khi khu vực xin khai thác không thể sử dụng được nước mặt, không có hệ thống cấp nước hoặc hệ thống cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung không đáp ứng được nhu cầu cung cấp nươc.

- Ưu tiên việc cải tạo mở rộng giếng khoan đã có để tăng công suất khai thác, không được khoan giếng mới (trừ trường hợp những giếng đã có không thể cải tạo nâng cấp được).

- Nhà nước khuyến khích các hộ tập thể (Hợp tác xã, Tổ hợp tác) và các hộ tư nhân có vốn đầu tư kinh doanh nước sinh hoạt nông thôn theo giá cả do Sở Tài chính quy định.

- Các tổ chức, cá nhân thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước trên địa bàn tỉnh Tiền Giang chỉ được tiến hành thi công các công trình thăm dò, khai thác, sư dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước và kể cả các công trình cải tạo nâng cấp công suất khai thác khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép và chỉ hợp đồng thi công với các đơn vị có giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất.

- Các tổ chức, cá nhân không có giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất không được thi công các công trình thăm dò, khai thác tài nguyên nước và khoan cải tạo giếng khoan nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

- Các tổ chức, cá nhân đang hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước trên địa bàn tỉnh chưa đăng ký, chưa có giấy phép thì phải lập thủ tục xin phép theo quy định gửi Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét, đề xuất Uỷ ban nhân dân tỉnh để giải quyết từng trường hợp, thời gian giải quyết đối với từng trường hợp trên đây được thực hiện đến cuối năm 2005, nếu những tổ chức, cá nhân cố tình không lập thủ tục xin phép đúng thời gian quy định thì sau năm 2005 Uỷ ban nhân dân tỉnh sẽ không giải quyết và tiến hành đình chỉ, xử lý theo quy định của pháp luật.

- Việc khai thác nước tầng sâu để phục vụ yêu cầu sinh hoạt nông thôn phải có dự án cụ thể gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định. Khoan khai thác nước tầng sâu để phục vụ yêu cầu dịch vụ công cộng và kinh doanh phải có phương án cụ thể gửi Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh và thực hiện ngay một số việc sau:

- Nghiêm cấm mọi tổ chức, cá nhân khoan giếng tầng nông dưới bất cứ hình thức nào trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, trường hợp đặc biệt khi có yêu cầu thì phải được Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép mới được thực hiện.

- Hạn chế khoan giếng tầng sâu trong phạm vi nội ô thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công và thị trấn các huyện.

- Ưu tiên khai thác nước dưới đất có chất lượng nước tốt để phục vụ cho ăn uống, sinh hoạt, chế biến lương thực, thực phẩm. Chỉ xem xét cho khai thác nước dưới đất phục vụ chăn nuôi, sản xuất, kinh doanh dịch vụ và phục vụ cho các mục đích khác khi khu vực xin khai thác không thể sử dụng được nước mặt, không có hệ thống cấp nước hoặc hệ thống cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung không đáp ứng được nhu cầu cung cấp nước.

- Ưu tiên việc cải tạo mở rộng giếng khoan đã có để tăng công suất khai thác, không được khoan giếng mới (trừ trường hợp những giếng đã có không thể cải tạo nâng cấp được).

- Nhà nước khuyến khích các hộ tập thể (Hợp tác xã, Tổ hợp tác) và các hộ tư nhân có vốn đầu tư kinh doanh nước sinh hoạt nông thôn theo giá cả do Sở Tài chính quy định.

- Các tổ chức, cá nhân thăm đò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước trên địa bàn tỉnh Tiền Giang chỉ được tiến hành thi công các công trình thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước và kể cả các công trình cải tạo nâng cấp công suất khai thác khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép và chỉ hợp đồng thi công với các đơn vị có giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất.

- Các tổ chức, cá nhân không có giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất không được thi công các công trình thăm dò, khai thác tài nguyên nước và khoan cải tạo giếng khoan nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quỵ định của pháp luật.

- Các tổ chức, cá nhân đang hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước trên địa bàn tỉnh chưa đăng ký, chưa có giấy phép thì phải lập thủ tục xin phép theo quy định gửi Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét, đề xuất Uỷ ban nhân dân tỉnh để giải quyết từng trường hợp; thời gian giải quyểt đối với từng trường hợp trên đây được thực hiện đến cuối năm 2005, nếu những tổ chức, cá nhân cố tình không lập thủ tục xin phép đúng thời gian quy định thì sau năm 2005 Uỷ ban nhân dân tỉnh sẽ không giải quyết và tiến hành đình chỉ, xử lý theo quy định của pháp luật.

- Việc khai thác nước tầng sâu để phục vụ yêu cầu sinh hoạt nông thôn phải có dự án cụ thể gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định. Khoan khai thác nước tầng sâu để phục vụ yêu cầu dịch vụ công cộng và kinh doanh phải có phương án cụ thể gửi Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh và thực hiện ngay một số việc sau:

- Điều tra, đánh giá tình hình khai thác, sử dựng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước, lập quy hoạch, kế hoạch khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước và cấp nước cho sản xuất sinh hoạt trên địa bàn toàn tỉnh.

- Xây dựng mạng quan trắc nước dưới đất trên địa bàn tỉnh để có những thông tin kịp thời về diễn biến chất lượng nước và mực nước nhằm có giải pháp hợp lý để điều chỉnh khối lượng khai thác, tránh hiện tượng khai thác quá mức làm suy thoái, cạn kiệt, sụp lún mật đất và ô nhiễm nguồn nước do quá trình khai thác gây ra.

- Phối hợp với Sở Tài chính xây dựng quy định tạm thời về thu phí, lệ phí cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước đối với các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ... kể cả đối với các đơn vị hành nghề khoan nước dưới đất đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định.

- Xây dựng quy định về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước quy mô hộ gia đinh phải đăng ký, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành.

- Thường xuyên phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công, các xã, phường, thị trấn và các ngành có liên quan tiến hành kiểm tra, thanh tra việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước và hành nghề khoan nước dưới đất, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong lĩnh vực tài nguyên nước theo quy định hiện hành; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thi công các công trình thăm dò, khai thác tài nguyên nước; đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh đình chỉ hành nghề đối với các tổ chức, cá nhân không đủ năng lực kỹ thuật hành nghề khoan nước dưới đất, không thực hiện việc bảo vệ nguồn nước theo quy định của pháp luật.

3. Sở Y tế tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về chất lượng nước các trạm cấp nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.

4. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành kiểm tra chất lượng nước tất cả các công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh, xử phạt các chủ đầu tư cung cấp nước sinh hoạt không đạt tiêu chuẩn quy định.

5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về quy hoạch và kế hoạch cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở, ngành có liên quan trong việc xem xét thẩm định các dự án đầu tư cấp nước phục vụ cho sinh hoạt nông thôn và kể cả các dự án đầu tư cấp nước phục vụ cho sinh hoạt nông thôn có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước.

6. Sở Khoa học và Công nghệ chuyển giao các hồ sơ, tài liệu liên quan đến các đề tài đã nghiên cứu đánh giá về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh cho Sở Tài Nguyên và Môi trường đế phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên nước. Tiến hành nghiên cứu và ứng dụng công nghệ xử lý nước phù hợp với điều kiện của tỉnh để phục vụ cung cấp nước cho nhân dân.

7. Sở Xây dựng hướng dẫn trình tự, thủ tục xây dựng hệ thống tháp đài, bơm điện, hệ thống chuyển tải các hệ thống cấp nước tập trung.

Chị thị này thay thế Chỉ thị số 16/CT-UB ngày 20/8/1998 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Tiền Giang về việc tổ chức quản lý nước sinh hoạt nông thôn.

Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang

Phó Chủ tịch

(Đã ký)

 

Nguyễn Văn Phòng