Sign In

CHỈ THỊ

Về việc tăng cường công tác quản lý và bảo vệ động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

________________________

Trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh Tiền Giang hoạt động gây nuôi sinh sản, nuôỉ thương phẩm , trồng cấy nhân tạo các loài động vật hoang dã phát triển nhanh, mở ra thêm ngành nghề, đối tượng nuôi mới, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, việc mua bán, vận chuyển, nuôi nhốt, tiêu thụ và chế biến động vật hoang dã không có nguồn gốc; hợp pháp và tình tình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ động vật hoang dã vẫn còn xảy ra ở một số địa phương đã ảnh hưởng đến công tác quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên của tỉnh.

Thực hiện Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004; Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; Nghị định số 82/2006/NĐ-CP ngày 10/8/2006 của Chính phủ về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm; Chỉ thị số 3417/CT-BNN-KL ngày 21/10/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường công tác quản lý động vật hoang dã; để quản lý và bảo vệ động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị:

1. Nghiêm cấm mọi hình thức quảng cáo việc sản xuất kinh doanh động vật hoang dã hoặc sản phẩm động vật hoang dã quý hiếm có nguồn gốc từ tự nhiên.

Nghiêm cấm việc nuôi nhốt, nuôi thả động vật hoang dã trái phép với bắt cứ mục đích gì tại các khu du lịch, khu vui chơi giải trí, các khu di tích lịch sử, văn hóa, trong khuôn viên các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể, trong doanh trại các đơn vị quân đội, công an, trụ sở các doanh nghiệp, hộ gia đình trong địa bàn tỉnh.

2. Việc gây nuôi phát triển động vật hoạng dã phải được tổ chức quản lý theo đúng các quy định tại Nghị định số 82/2006/NĐ-CP ngày 10/8/2006 của Chính phủ về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quả cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm.

Việc kinh doanh, vận chuyển, tiêu thụ, chế biến động vật hoang dã hoặc sản phẩm của chúng phải có đầy đủ hồ sơ, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp theo quy định của pháp luật và phải đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường.

Tại các quán ăn, nhà hàng, khách sạn, điểm sản xuất, bán hàng lưu niệm, bán thuốc đông y, khu du lịch…, phải cam kết không mua bán, nuôi nhốt, trưng bày tàng trữ, sử dụng trái phép động vật hoang dã và chế biến các biến ăn từ sản phẩm động vật hoang dã.

Cán bộ, công chức, viên chức, các tổ chức đoàn thể, lực lượng vũ trang có trách nhiệm tuyên truyền đến người thân, gia đình gương mẫu chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã, kiên quyết không sử dụng sản phẩm động vật hoang dã có nguồn gốc trái phép.

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:

- Chủ trì phối hợp với các ngành: Công an; Quân đội, Bộ đội Biên phòng, Quản lý thị trường, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Báo Ấp Bắc, các tổ chức, đoàn thể trong tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến cán bộ và nhân dân về lợi ích của việc bảo vệ các loài  động, thực vật hoang dã; các chủ trương chính sách của Nhà nước về bảo vệ các loài động, thực vật hoang dã nhằm từng bước chấm dứt và ngăn chặn có hiệu quá tình trạng săn bắt động vật hoang dã tự nhiên, đồng thời nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ và phát triển các lọai động vật hoang dã.

- Hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân đang nuôi sinh sản nuôi sinh trưởng các loài động vật hoang dã đăng ký và thực hiện việc quản lý trại nuôi theo quy định của pháp luật. Tổ chức cấp giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi sinh sản, sinh trưởng đối với các loài động vật hoang dã thông thường cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh khi đầy đủ các thủ tục theo quy định.

- Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm lập kế hoạch phối hợp với các ngành có liên quan như: Công an tỉnh,  Bộ đội Biên phòng tỉnh, Quản lý thị trường ... các cơ quan chuyên môn của Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh như: Cảng vụ Mỹ Tho, Chi cục Hải quan cửa khẩu Mỹ Tho để kiểm tra, ngăn chặn việc xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển, tàng trữ, chế biến, kinh doahh trái phép động, thực vật hoang dã và các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã, kịp thời xử lý các đối tượng vi phạm theo đúng pháp luật.

- Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm phối hợp với chi cục Thú y thực hiện nhiệm vụ có liên quan đối với việc bảo vệ động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh.

4. Chủ tịch Ủỵ ban nhân dân các huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công có trách nhiệm.

- Quản lý việc gây nuôi, mua bán, vận chuyển, tiêu thụ động vật hoang dã theo đúng quy định của pháp luật;

- Tăng cường công tác quản lý và bảo vệ các loại rừng hiện có của địa phương để bảo vệ động vật hoang dã, khắc phục và chấm dứt tình trạng phá rừng bừa bãi chặt phá rừng, đễ lấy đất canh tác, chăn nuôi chiếm đất rừng làm đất ở đối với đất rừng thuộc Nhà nước quản lý khi chư được cấp có thẩm quyền cho phép.

- Tập trung vào việc kiểm tra các điểm mua, bán, tàng trữ trái phép gỗ, động vật hoang dã, các cơ sở sản xuất, mua bán hàng lưu niệm, bán thuốc đông y và các nhà hàng, quán ăn đặc sản có trưng bày, chế biến món ăn từ sản phẩm động vật hoang dã.

- Tổ chức tuyên truyền và hướng dẫn các cơ sở có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có liên quan đến sản phẩm của rừng và động vật hoang dã cam kết thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về bảo vệ rừng và động vật hoang dã.

5. Các sở ngành: Công an, Quân đội, Bộ đội Biên phòng, Quản lý thị trường tỉnh có trách nhiệm:

- Phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm các quy định về quản lý bảo vệ .và phát triển rừng, lâm sản và động vật hoang dã; hỗ trợ lực lượng, phương tiện (khi cần thiết) trong công tác quản lý bảo vệ rừng, động vật hoang dã và chữa cháy rừng.

- Căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của mình có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm về quản lý, bảo ,vệ rừng và kinh doanh, vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh.

6. Sở Tài chính cân đối và bố trí kinh phí hàng năm cho các ngành có liên quan và địa phương thực hiện chỉ thị này.

7. Giám đốc các sở, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố theo chức năng nhiệm vụ đựợc giao có kế hoạch triển khai, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này.

8. Đề nghị các đoàn thể, Báo Ấp bắc và yêu cầu Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Đài truyền thanh các huyện, thành phố, thị xã tổ chức tuyên truyền và vận động nhân dân chấp hành nghiêm nội dụng Chi thị này.

9. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi, tổng hợp và báo cáo tình hình thực hiện Chỉ thị này về Ủy ban nhân dân tỉnh để theo dõi, chỉ đạo kịp thời./.

Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang

Phó Chủ tịch

(Đã ký)

 

Lê Văn Hưởng