Sign In

THÔNG TƯ

CỦA TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

Quy định đối tượng và nội

dung của kiểm toán nhà nước đối với Bộ quốc phòng

Thi hành Nghị định số 70/CP ngày 11 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ về nước thành lập cơ quan Kiểm toán Nhà nước và Quyết định số 61/TTg, ngày 24 tháng 1 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước.

Căn cứ vào đặc điểm về tổ chức và quản lý Tài chính - Kế toán trong ngành Quốc phòng, Kiểm toán Nhà nước quy định đối tượng và nội dung kiểm toán đối với Bộ Quốc phòng trong thời gian trước mắt như sau:

I. Những quy định chung:

1. Thực hiện công tác kiểm toán trong ngành Quốc phòng là công tác thường xuyên được Chính phủ giao cho Kiểm toán Nhà nước, giúp Thủ tướng Chính phủ thực hiện chức năng kiểm tra, xác nhận tính đúng đắn, hợp tác của tài liệu và số liệu kế toán, báo cáo quyết toán của Bộ và các đơn vị thuộc Bộ Quốc phìng quản lý có sử dụng kinh phí và vốn do Ngân sách Nhà nước cấp, các chương trình, dự án, các công trình, dự án, các công trình đầu tư của Nhà nước... giao cho Quốc phòng thực hiện.

2. Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán đối với Bộ và các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng theo kế hoạch kiểm toán hàng năm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và nhiệm vụ đột xuất do Thủ tướng Chính phủ giao hoặc do Quốc hội yêu cầu.

3. Căn cứ vào kế hoạch kiểm toán hàng năm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Kiểm toán Nhà nước thông báo cho Bộ Quốc phòng biết các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng được kiểm toán để chỉ đạo thực hiện và tạo điều kiện cho Kiểm toán Nhà nước hoàn thành nhiệm vụ được Chính phủ giao.

4. Khi thực hiện nhiệm vụ, Kiểm toán Nhà nước tuân thủ pháp luật và chế độ của Nhà nước về Tài chính - Kế toán và kiểm toán, đồng thời dựa vào các chế độ, quy định của Bộ Quốc phòng ban hành (theo phân cấp, hoặc được Chính phủ uỷ quyền) để xem xét đánh giá công tác quản lý, sử dụng, kiểm và quyết toán vốn và các khoản kinh phí thuộc NSNN của đơn vị được kiểm toán.

5. Các số liệu, tài liệu và báo cáo kết quả kiểm toán của các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng được quản lý theo chế độ bảo mật và được sự quản lý theo quy chế riêng do Thủ tướng Chính phủ quy định.

II. Những quy định cụ thể

1. Đối tượng và nội dung kiểm toán thường xuyên theo kế hoạch hàng năm.

Cácđơn vụ hành chính sự nghiệp (khối Ngân sách đảm bảo) từ Bộ... đến Tỉnh đội, thành đội, huyện đội (theo hệ thống tổ chức Quốc phòng).

Các doanh nghiệp đã, đang và chưa thành lập lại theo Nghị định số 388/HĐBT ngày 20 tháng 11 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng (này là Chính phủ) gồm các doanh nghiệp làm kinh tế, kết hợp quốc phòng và kinh tế, doanh nghiệp quốc phòng.

Các chương trình, dự án, các công trình đầu tư của Nhà nước giao cho quốc phòng thực hiện.

Phầm kinh phí thuốc Ngân sách địa phương hỗ trợ Quốc phòng (ở các tỉnh, thành) hàng năm đã ghi trong kế hoạch NSĐP và được bổ sung.

Các khoản viện trợ vủa nước ngoài cho Quốc phòng thông qua ký kết hiệp định của Nhà nước và các Bộ.

2. Không kiểm toán đối với các đối tượng, nội dung sau: Vốn ngân sách Nhà nước cấp chi cho các công việc: đặc biệt của Tổng cục II, mật phí, Ngân sách Q5, các công trình XDCB loại 1.

Các xí nghiệp liên doanh với nước ngoài do Bộ Quốc phòng thực hiện theo luật đầu tư nước ngoài.

Thông tư này được áp dụng thi hành từ ngày 1 tháng 01 năm 1995.

 

Kiểm toán Nhà nước

Đang cập nhật

(Đã ký)

 

Vương Hữu Nhơn