• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 01/12/2003
UBND TỈNH VĨNH LONG
Số: 4320/2003/QĐ.UB
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Vĩnh Long, ngày 1 tháng 12 năm 2003

QUYẾT ĐỊNH

Về việc ban hành kế hoạch thực hiện chương trình hành động số 13-CTr/TU của Tỉnh ủy Vĩnh Long về công tác Tôn giáo

_______________

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG

- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Nhân dân và ủy ban Nhân dân ngày 21 tháng 6 năm 1994;

- Căn cứ Nghị định số 26/1999/NĐ-CP ngày 19/4/1999 của Chính phủ về Tôn giáo; Pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nước của ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 28 tháng 12 năm 2000;

- Căn cứ Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban chấp hành trung ương Đảng về công tác tôn giáo và chương trình hành động số 13-CTr/TU ngày 09/5/2003 của Tỉnh ủy Vĩnh Long;

QUYẾT ĐỊNH

Điều I: Nay ban hành kèm theo quyết định "Kế hoạch thực hiện chương trình hành động số 13-CTr/TU ngày 09/5/2003 của Tỉnh ủy Vĩnh Long:

Điều II: Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Trưởng Ban Tôn giáo - Dân tộc, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

 

KT. CHỦ TỊCH

 

PHÓ CHỦ TỊCH

 

(Đã ký)

 

Đặng Vãn Việt

KẾ HOẠCH

“Thực hiện chương trình hành động số 13-CTr/TU của Tỉnh ủy Vĩnh Long về công tác Tôn giáo"

(Ban hành kèm theo Quyết định số 4230 /2003 / QĐ.UB ngày 1/12/2003 của UBND tỉnh)

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

Tỉnh Vĩnh Long có 5 tôn giáo lớn: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài và Phật giáo Hòa hảo. Với tổng sô 293 cơ sở thờ tự (CSTT) 945 chức sắc, 859 chức việc và 331.979 tín đồ, chiếm 32,85% dân sô" trong tỉnh. Trong đó, Phật giáo có 182 CSTT; 363 chức sắc, 235.727 tín dồ; Công giáo có 62 CSTT, 50 chức sắc, 556 chức việc, 42.560 tín đồ; Tin lành có 10 CSTT, 12 chức sắc, 120 chức việc, 4.709 tín đồ; Cao đài có 44 CSTT, 520 chức sắc, 183 chức việc, 20.648 tín đồ; Phật giáo Hòa Hảo: 28.335 tín đồ.

Qua những năm thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng về công tác tôn giáo cũng như các nghị định của Chính phủ về các hoạt động tôn giáo, ủy ban Nhân dân tỉnh đã chỉ đạo cho các địa phương, các ngành chức năng thực hiện sự phối hợp dồng bộ trong việc quản lý hành chính nhà nước của các hoạt động tôn giáo bình thường dúng pháp luật, phát huy truyền thống yêu nước của đồng bào có đạo có những đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc cũng như các phong trào cách mạng ở địa phương, giúp đồng bào có đạo và các chức sắc, chức việc các tôn giáo sống "tốt đời, đẹp đạo", tháo gỡ những băn khoăn, củng cố được niềm tin trong đồng bào có đạo cũng như các chức sắc, chức việc các tôn giáo đối với sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước. Đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả những hành vi vi phạm chính sách tôn giáo, đồng thời ngăn chặn những ý đồ lợi dụng tôn giáo của các phần tử xấu, cực

đoan, góp phần giữ vững và ổn định tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tại địa phương.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một số phần tử xấu lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để lôi kéo tín đồ, chức sắc, chức việc chống lại sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Các thế lực phản động quốc tế hiện đang tập trung sức chống phá cách mạng Việt Nam, chúng tìm mọi cách tác động vào nhân dân, trong đó có các tôn giáo, tập hợp một số phần tử lạc hậu, cực đoan có cả một sô chức sắc, chức việc bất hợp pháp, tuyên truyền xuyên tạc chế độ XHCN tiếp tay cho những phần tử xâu trong nước hòng gây nên những biến động, kích động quần chúng chống lại Đảng và nhà nước ta. Vĩnh Long nằm trong bôi cảnh quôc tế và trong nước như trên nên cũng có một số tác động nhất định đến một bộ phận đồng bào có đạo gây nên tâm lý hoài nghi, thiếu lòng tin vào sự thắng lợi trong công cuộc đổi mới của Đảng và nhà nước ta. Trong khi đó một số cán bộ, Đảng viên trong các cấp ủy Đảng chính quyền, mặt trận đoàn thể và các ngành chưa đặt công tác tôn giáo thành trách nhiệm của cả hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo, thiếu quan tâm công tác tuyên truyền, vận động đồng bào có đạo thực hiện các chính sách về tôn giáo. Có nơi chủ quan nóng vội, giản đơn trong giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến tôn giáo, có nơi lại hữu khuynh thụ động buông lỏng quản lí, đồng thời thiếu quan tâm xây dựng bộ máy, đào tạo cán bộ làm công tác tôn giáo.

Với tình hình thực trạng trên, để thực hiện tốt chủ trương I chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước trên lĩnh vực tôn giáo. Thực hiện nghị định số 26/1999/NĐ-CP của Chính phủ. UBND tỉnh đã ban hành chỉ thị số 32/CT/UBT ngày 28/7/1999 chí dạo các ngành chức năng thực hiện chính sách về quản lí các hoạt dộng tôn giáo bình thường đúng pháp luật. Để thực hiện khối dại doàn kết toàn dân tộc, phấn đấu vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh"; phát huy lòng yêu nước của đồng bào có đạo sống "tốt đời, đẹp dạo" chấp hành tốt chính sách và pháp luật nhà nước. Để dưa Nghị quyết số 25 Hội nghị Ban chấp

hành Trung ương Đảng lần thứ 7 (khóa IX) và Chương trình hành động sô" 13/CTr/TU của Tỉnh ủy về Công tác tôn giáo đi vào cuộc sông. UBND tỉnh Vĩnh Long xây dựng kế hoạch nhằm thực hiện như sau:

II. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Làm cho cán bộ, Đảng viên, người có đạo quán triệt sâu sắc quan điểm, chính sách đổi mới về công tác tôn giáo của Đảng và Nhà nước: Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Coi công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thông chính trị và vấn đề cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng.

- Tăng cường đoàn kết dồng bào các tôn giáo trong khôi đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

- Bảo đảm quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật; khuyến khích hoạt động tôn giáo vì lợi ích Tổ quốc và nhân dân; tôn trọng, phát huy những giá trị tích cực về văn hóa, đạo đức của tôn giáo; chăm lo phát triển kinh tế, văn hóã và nâng cao đời sống của đồng bào các tôn giáo. Chông mọi lợi dụng các hoạt động tôn giáo để xuyên tạc chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh, phá hoại thuần phong mỹ tục, truyền bá mê tín, hủ tục.

III. NHIỆM VỤ CÔNG TÁC TÔN GIÁO TỪ NAY ĐẾN NĂM 2005:

1. Quán triệt trong nội bộ và quần chúng về chủ trương, chính sách về công tác tôn giáo của Đảng và Nhà nước.

2. Tăng cường công tác vận động quần chúng. Đẩy mạnh cuộc vận động "toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư " và các phong trào cách mạng ở địa phương, xây dựng cuộc sống "tốt đời đẹp đạo" trong quần chúng tín đồ, chức sắc, nhà tu hành ở cơ sở. Củng cố khôi đoàn kết lương giáo. Tăng cường công tác vận động chính trị trong chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

3- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo. Đảm bảo cho các tôn giáo hoạt động bình thường, đúng pháp luật.

4- Củng cố, kiện toàn bộ máy làm công tác tôn giáo. Thực hiện công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

5- Thực hiện có hiệu quả chương trình phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sông vật chất, văn hóa, thực hiện tốt các chính sách xã hội cho đồng bào có đạo.

6- Ngăn chặn và đấu tranh chống những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc, vu khống của các phần tử xấu lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo cấu kết với các thế lực thù địch trong và ngoài nước gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chống phá chế độ. Nghiêm cârn các hình thức hoạt động mê tín dị đoan, truyền đạo trái phép, tà đạo.

IV. CÁC GIẢI PHÁP:

1. Công tác tuyên truyền, giáo dục: để nâng cao nhận thức, thống nhất quan điểm, trách nhiệm của hệ thống chính trị và của toàn xã hội về vấn đề tôn giáo.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quan điểm, chủ trương, chính sách về tôn giáo của Đảng, Nhà nước trong cán bộ, đảng viên, nhân dân, nhất là trong chức sắc, chức việc, nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo.

Giáo dục truyền thống đoàn kết, yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập thông nhất của Tố quốc, làm cho các tôn giáo gắn bó với dân tộc,

đất nước và chủ nghĩa xã hội, hăng hái thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nội dung triển khai:

- Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 (khóa IX) Ban Chấp hành Trung ương Đảng và chương trình hành động sô’ 13-CTr/TU ngày 09/5/2003 của Tỉnh ủy Vĩnh Long.

- Nghị định 26/NĐ/CP ngày 26/4/1999 của Chính phủ Quy định về các hoạt động tôn giáo.

- Kế hoạch của UBND tỉnh về việc thực hiện chương trình hành động số 13 của Tỉnh ủy Vĩnh Long về công tác tôn giáo.

2. Tăng cường công tác vận động quần chúng:

Tăng cường công tác dân vận của cơ quan, địa phương, thực hiện tốt việc tiếp dân, giải quyết dứt điểm các khiếu nại tố cáo có liên quan đến tôn giáo ngay tại cơ sở không đùn đẩy.

Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở xã để phát huy tốt quyền làm chủ của nhân dân và động viên nhân dân tích cực tham gia các phong trào cách mạng ở địa phương. Các cơ quan chức năng và UBND địa phương tồ’ chức tốt việc tiếp xúc định kỳ và dột xuất (khi cần thiết) giữa lãnh đạo các cơ quan chính quyền và người đứng đầu các tố' chức tôn giáo để nắm bắt tâm tư nguyện vọng và giải quyết kịp thời nhu cầu chính đáng của tổ chức tôn giáo, đồng thời thông báo tình hình, nhiệm vụ và bàn bạc những công việc ích nước lợi dân, tạo ra sự đồng thuận xã hội, phát huy nguồn lực của các tổ chức và cá nhân tôn giáo trong sự nghiệp phát triển của đất nước.

3. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo:

a. Tín ngưỡng, tôn giáo:

Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng tôn giáo trên cơ sở tự nguyện, có pháp nhân, đúng pháp luật. Bảo đảm giữa lương và giáo; giữa tôn giáo này và tôn giáo khác; công dân có tôn giáo và công dân không có tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Chống mọi lợi dụng tín

ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật; chông hành vi lôi kéo, khuyến dụ người đi theo một tôn giáo nào; chống lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo gây chia rẽ khôi đại đoàn kết toàn dân tộc.

b. Cơ sở vật chất:

- Đất cơ sở thờ tự và đất cơ sở tôn giáo:

+ Cơ quan có thẩm quyền hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của cơ sở thờ tự tôn giáo theo đúng luật định.

+ Cơ sở thờ tự và cơ sở tôn giáo được nhà nước giao quyền sử dụng phải có trách nhiệm sử dụng đất đúng với mục đích được giao, không dược chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê, thừa kế QSDĐ, thế chấp góp vốn bằng giá trị QSDĐ và không được nhận chuyển nhượng QSDĐ.

- Về xây dựng và sửa chữa:

+ Tu bổ, sửa chữa nhỏ không ảnh hưởng đến kết cấu công trình các nhà lân cận và bộ mặt đường phô" gồm những việc như trát vá, quét vôi, thay ngói, lát nền, thay cửa và cải tạo sửa chữa, lắp dặt thiết bị đường ống trong nhà và trong khuôn viên, trang trí nội thất. Thì người chủ trì cơ sở tôn giáo không phải xin phép (được miễn giấy phép xây dựng). Trước khi tu bổ, sửa chữa phải thông báo cho Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn sở tại.

+ Việc sửa chữa lớn và xây mới cơ sở tôn giáo, người chủ trì cơ sở tôn giáo phải làm hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng gửi chủ tịch UBND tỉnh. Thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại thông tư liên tịch số 09/1999/TTLB-BXD-TCĐC ngày 10/12/1999 của Bộ xây dựng và Tổng cục địa chính hướng dẫn cấp giấy phép xây dựng.

+ Riêng đối với những cơ sở tôn giáo chưa được nhà nước công nhận tư cách pháp nhân thì không được sửa chữa lớn và xây dựng mái.

c. In, xuất bản, phát hành các loại kinh sách:

+ Nhà nước cho phép các tổ chức tôn giáo, tổ chức cơ sở tôn giáo được in, xuất bản, phát hành các loại kinh sách nhưng phải được sự chấp thuận, cho phép của Nhà xuất bản tôn giáo trực thuộc Ban tôn giáo chính phủ.

d. Chức sắc, chức việc, tu sĩ.

+ Chức sắc.

- Được thực hiện chức trách, chức vụ tôn giáo của mình trong phạm vi trách nhiệm đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động tôn giáo trong phạm vi trách nhiệm đó.

- Được hưởng các quyền lợi về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của công dân, được nhà nước xét khen thưởng công lao đóng góp trong sự nghiệp đoàn kết toàn dân, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

- Có trách nhiệm động viên tín đồ thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước.

+ Chức việc:

- Chức việc là người có uy tín, được tập thể đề cử và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.

-Thực hiện nhiệm vụ của mình được tập thể giao, không trái với pháp luật và giáo luật quy định. Có trách nhiệm quản lí tốt cơ sở thờ tự, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư theo tinh thần chỉ thị 01 CT/TU của Tỉnh ủy.

+ Tu sĩ:

- Hoạt động tôn giáo tại nơi cơ sở thờ tự bình thường đúng pháp luật, thực hiện tu hành thuần túy theo đúng giáo lý, giáo luật, không hoạt động mê tín dị đoan làm ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội tại địa phương.

* Việc phong chức, bổ nhiệm, thuyên chuyển chức sắc, chức việc, tu sĩ được thực hiện theo đúng điều 20, 21 của nghị định 26/CP của Chính phủ về hoạt động tôn giáo.

* Các hoạt động tôn giáo tại cơ sở thờ tự tôn giáo như: các buổi cầu nguyện, hành lễ, giảng đạo, học tập giáo lý, đã đăng ký hàng năm và thực hiện trong khuôn viên cơ sở thờ tự thì không phải xin phép.

* Các hoạt động tôn giáo vượt ra ngoài khuôn viên cơ sở thờ tự hoặc chưa được đăng ký hàng năm phải được phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

* Tổ chức tôn giáo được tạo nguồn tài chính từ sự ủng hộ tự nguyện của cá nhân, tổ chức từ những thu nhập hợp pháp khác. Việc tố’ chức quyên góp phải được Chủ tịch UBND cấp tỉnh cho phép. Nghiêm cấm việc ép buộc tín đồ đóng góp.

4. Tổ chức thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào tôn giáo:

Thực hiện có hiệu quả chương trình 135 cho vùng đồng bào dân tộc có tôn giáo để nâng cao đời sống vật chất, văn hóa của dồng bào trong các vùng này theo các giải pháp đã đề ra trong Kế hoạch số 2147 ngày 10 tháng 9 năm 2003 của ủy ban Nhân dân tỉnh về công tác dân tộc.

Thực hiện tốt các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh ở địa phương. Vận động, phôi hợp tốt với các chức sắc, chức việc tôn giáo để thực hiện các phong trào cách mạng ở địa phương nhất là thực hiện cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng dời sống văn hóa ở khu dân cư, thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo và việc làm, xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương trong các vùng có tôn giáo.

5. Tích cực gìn giữ và phát huy truyền thống văn hóa tốt dẹp của dân tộc trong lĩnh vực sinh hoạt tín ngưỡng, tôn

giáo:

Đẩy mạnh cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư ở các vùng có tôn giáo. Phát huy những giá trị truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh những người có công với

Tổ quốc, dân tộc và nhân dân, xây dựng thành những quy ước văn hóa phù hợp với từng khu vực và cộng đồng.

Tạo điều kiện để các tôn giáo tham gia các hoạt động xã hội hóa trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, từ thiện xã hội đúng theo luật pháp và truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

6. Bài trừ mê tín dị đoan, phòng ngừa chống truyền dạo trái phép.

Bảo đảm các hoạt động tôn giáo hợp pháp của các tổ chức tôn giáo, cá nhân tôn giáo, những sinh hoạt tôn giáo không đi ngược lại với thuần phong, mỹ tục, lợi ích của Tổ quốc, dân tộc và nhân dân.

- Kiên quyết ngăn chặn các hoạt động mê tín dị đoan, các hoạt động tôn giáo trái phép, truyền đạo trái quy định của pháp luật.

7. Tăng cường công tác tổ chức, cán bộ, đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo.

a/ Công tác tổ chức, cán bộ:

Cấp tỉnh: Ban tôn giáo - Dân tộc.

Cấp huyện, thị xã: 01 chuyên viên phụ trách về công tác Tôn giáo - Dân tộc của Văn phòng UBND huyện.

Cấp xã, phường, thị trấn: Đồng chí phó chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn phụ trách công tác tôn giáo.

b/ Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo:

Ban Tôn giáo Dân tộc tỉnh phối hợp với Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh xây dựng và thực hiện tốt công tác quy hoạch đào tạo, sử dụng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo. Xây dựng chương trình để đưa đi đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên trách về công tác tôn giáo, chú trọng chương trình đào tạo cán bộ cơ sở ở những vùng đồng bào dân tộc, những nơi có vấn đề tôn giáo phát sinh.

V. Tổ CHỨC THựC HIỆN:

Các Sở, Ban ngành, đoàn thể các cấp chính quyền tổ chức triển khai sâu rộng trong cán bộ công nhân viên, công chức nhà nước; chức sắc, chức việc, tín đồ và trong nhân dân nhằm quán triệt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác tôn giáo cụ thể như sau:

- Ban Tôn giáo - Dân tộc kết hợp với Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các đoàn thể, Ban ngành có liên quan tổ chức triển khai cho tất cả cán bộ công chức nhà nước trong tỉnh và chức sắc, chức việc, tín đồ của các tôn giáo.

Chính quyền địa phương kết hợp với Mặt trận, ban ngành đoàn thể tổ chức triển khai trong nhân dân.

Trưởng Ban Tôn giáo - Dân tộc phối hợp với các ngành chức năng và Chủ tịch UBND các Huyện, thị xã chịu trách nhiệm thực hiện kế hoạch này của UBND tỉnh và phải xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể.

Ban tôn giáo - dân tộc chịu trách nhiệm thường xuyên theo dõi trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch này. Hàng năm có sơ kết và tổng kết vào năm 2005.

Trên đây là nội dung kế hoạch thực hiện chương trình hành động số 13 CTr/TU của Tinh ủy Vĩnh Long về công tác tôn giáo, yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành tỉnh tổ chức thực hiện tốt kế hoạch này.

Trong quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc báo cáo về Thường trực UBND tỉnh kịp thời uốn nắn để tổ chức thực hiện đạt kết quả tốt./.

 

Phó Chủ tịch

(Đã ký)

 

Đặng Văn Việt

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.